MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2
NỘI DUNG.................................................................................................................................3
Phần I: Khái niệm chung và hoạt động của báo chí với các lĩnh vực của đời sống xã hội.........3
1. Các khái niệm:...................................................................................................................3
2. Hoạt động của báo chí đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội:......................................4
Phần II: Những khuyến điểm, tồn tại và giải pháp nhằm phát huy hoạt động của báo chí với
các lĩnh vực của đời sống xã hội...............................................................................................14
1. Những khuyết điểm, tồn tại:.............................................................................................14
2. Giải pháp phát huy hoạt động của báo chí với các lĩnh vực của đời sống xã hội............15
KẾT LUẬN...............................................................................................................................18
1
MỞ ĐẦU
Trải qua 9 thập niên, báo chí cách mạng nước ta đã thể hiện là công cụ sắc
bén của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân đoàn kết, vượt qua khó khăn, đưa sự nghiệp cách mạng
nước ta giành những thắng lợi to lớn. Hệ thống báo chí ở Việt Nam trong những
năm qua đã có sự phát triển toàn diện cả về số lượng cơ quan báo chí, chất lượng
nội dung thông tin và đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần xây dựng, củng cố đường lối
của Đảng, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa
xã hội, góp phần củng cố, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Báo chí là cầu nối quan
trọng giữa doanh nghiệp và nhà quản lý, hoạch định chính sách giúp nhà nước
điều chỉnh những chủ trương, đường lối cho phù hợp với thực tiễn. Báo chí còn
tham gia trên mặt trận đấu tranh tham nhũng, chống tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Báo chí đang ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn những nhân tố tích cực và
nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất và chiến đấu, góp phần đưa nền kinh tế
đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới.
Hiện nay, báo chí nước ta có sự phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và
hình thức, từng bước đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông hiện đại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước, báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu chung
của công cuộc đổi mới đất nước. Với 838 cơ quan báo chí in, 67 đài phát thanh,
truyền hình, 92 báo, tạp chí điện tử, 01 hãng Thông tấn quốc gia, báo chí đã trở
thành lực lượng hùng hậu, thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của
đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; là tiếng nói của Đảng,
Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Để hiểu hơn
về hoạt động báo chí hiện nay có tác động như thế nào đến đời sống xã hội hiện
nay, học viên chọn đề tài tiểu luận của mình về “Hoạt động của báo chí với các
lĩnh vực của đời sống xã hội”.
2
NỘI DUNG
Phần I: Khái niệm chung và hoạt động của báo chí với các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
1. Các khái niệm:
1.1 Khái niệm báo chí
Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời
cũng là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh
chống tiêu cực bảo vệ lợi ích của nhân dân. 89 năm qua, kể từ số báo Thanh niên
đầu tiên (21-6-1925), báo chí Việt Nam không ngừng phát triển, nâng cao chất
lượng nội dung, phong phú và đa dạng về hình thức... góp phần to lớn trong sự
nghiệp cách mạng của đất nước. Từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều khái niệm về
báo chí được đưa ra, tuy nhiên trong tiểu luận này, chỉ xin đưa ra khái niệm theo
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta:
Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân
dân.
1.2 Hoạt động của báo chí :
Ngay từ khi xuất hiện, báo chí luôn hoạt động trong khuôn khổ xã hội và
giai cấp. Do đó, báo chí không chỉ liên quan mà còn mang tính giai cấp. Nói
cách khác, báo chí nào thì giai cấp đó. Trên phương diện chính trị, báo chí thực
hiện 2 nhiệm vụ cơ bản, đó là góp phần xây dựng và bảo vệ thành quả, sự
nghiệp của đảng, giai cấp cầm quyền. Trước hết, báo chí truyền bá những tư
tưởng, quan điểm cơ bản của hệ tư tưởng chính thống của chế độ xã hội tới quần
chúng, làm cho hệ tư tưởng này trở thành hệ tư tưởng toàn dân. Việc truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới quan khoa học của
chủ nghĩa xã hội cho quần chúng luôn được báo chí Cách mạng Việt Nam duy
3
trì, đẩy mạnh. Báo chí cũng tuyên truyền, giải thích cho quần chúng đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những
kỳ họp Quốc hội, những văn bản pháp luật mới... đều được báo chí thông tin,
đăng tải, phổ biến cho nhân dân, đồng thời tuyên truyền, phân tích để quần
chúng tin tưởng và tự giác chấp hành những đường lối, chủ trương đó. Mặt khác,
báo chí còn trang bị cho quần chúng nhân sinh quan, thế giới quan tiến bộ, tích
cực giúp quần chúng nhận thức đúng đắn các hiện tượng, bản chất, sự kiện đang
diễn ra xung quanh và định hướng một cách hợp lý. Mặt khác, báo chí cũng phát
động các phong trào thi đua yêu nước, học tập gương sáng của các anh hùng dân
tộc. Cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam hay phong trào thi đua, học tập làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do báo chí phát động đã có sức lan tỏa
mạnh mẽ trong công chúng suốt nhiều năm qua. Không chỉ góp phần ổn định,
xây dựng, phát triển đất nước, báo chí còn đấu tranh chống lại các quan điểm
phản động, các động thái gây hấn từ bên ngoài để bảo vệ đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
2. Hoạt động của báo chí đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì nhà báo rất quan trọng, vì
đây là yếu tố quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin
một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước. Do
có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò của
mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội.
2.1 Hoạt động của báo chí trong lĩnh vực chính trị:
Là người sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò to lớn của báo chí trong tiến trình
cách mạng. Theo Người quan trọng nhất là Đảng phải làm cho tất cả những
người làm báo có lập trường chính trị vững chắc, chính trị phải làm chủ.
Trong sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã có trên hai
nghìn bài báo. Toàn bộ hoạt động báo chí đã thể hiện rõ quan điểm của Người về
báo chí cách mạng. Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
4
về báo chí vô sản, Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp
cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân
tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
người làm báo là để làm cách mạng và để làm cách mạng Người đã trở thành
một nhà báo. Mác-Lênin khẳng định: Đảng phải lãnh đạo báo chí; đó là nguyên
tắc “bất di bất dịch”. Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí gắn liền với các
nguyên tắc hoạt động của báo chí. Sự nghiệp báo chí phải trở thành một bộ phận
khăng khít của công tác có tổ chức, có kế hoạch thống nhất của Đảng, gắn bó
mật thiết với các công tác khác. Các nhà báo nhất thiết phải tham gia các tổ chức
của Đảng và do Đảng lãnh đạo. Tiêu chuẩn hàng đầu của tính Đảng trong báo
chí được thể hiện trong mối quan hệ giữa báo chí với chính trị, đó là sự gắn bó
cuả báo chí với đường lối chính trị và tổ chức của Đảng vô sản. Báo chí cách
mạng phải trung thành và thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước,
góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối quan điểm đó trong thực tiễn. Tính
chất cách mạng và tính tiên phong về chính trị là các yếu tố, tiêu chuẩn hàng đầu
của báo chí.
Kế thừa quan điểm của Mác- Lênin về báo chí cách mạng, cùng với thực
tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là
một thứ vũ khí sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền
cách mạng và vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng.
Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Hội nghị
Trung ương 5 khoá X đã ra nghị quyết về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới; Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chỉ thị, quyết
định, thông báo, thông tri, kế hoạch nhằm chỉ đạo tăng cường công tác quản lý
báo chí, xuất bản, với các nguyên tắc: tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước với công tác báo chí, xuất bản; phát triển đi đôi với
quản lý tốt; nâng cao vai trò của cấp uỷ đảng, cơ quan tham mưu của Đảng, các
cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chủ quản trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo quản lý báo chí, xuất bản; xử lý nghiêm minh các sai phạm; rà
5
soát, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, bảo
đảm không có báo chí tư nhân, làm tốt công tác tư tưởng và giữ vững trận địa tư
tưởng trong bối cảnh tình hình bên ngoài và trong nước có những diễn biến mới,
phức tạp.
Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí là tất yếu khách quan, là
xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo, từ yêu cầu xây
dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và từ nhu cầu
của bản thân sự phát triển báo chí. Trong đó, báo chí cần nắm vững và tuyên
truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, nghị quyết của Đảng, đặc biệt
là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay". Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến kịp thời chính sách, pháp luật
của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ
thành tựu của công cuộc đổi mới. Cùng với đó, báo chí cần coi trọng đúng mức
việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu quả
những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận
địa tư tưởng của Đảng.
Bên cạnh đó, những nghị quyết và các văn bản chỉ đạo của Đảng về báo
chí đã định hướng phát triển với tầm nhìn bao quát, góp phần nâng cao nhận
thức cho các cấp uỷ đảng về lĩnh vực tư tưởng quan trọng này. Cụ thể, các văn
bản của Đảng thời gian gần đây đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan quản
lý nhà nước về báo chí là việc rà soát quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các cơ
quan báo chí thuộc tất cả các loại hình, bảo đảm tổ chức và hoạt động đúng với
Luật Báo chí; tổng kết, nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi Luật Báo chí theo
hướng giữ vững bản chất của báo chí cách mạng và tăng cường trách nhiệm của
cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí và người làm báo trước Đảng, Nhà nước và
nhân dân... Những nghị quyết và văn bản chỉ đạo của Đảng đã góp phần quan
6
trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về
báo chí. Có thể nêu một số văn bản quan trọng gần đây như:
Về mặt pháp luật, đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách
về hoạt động báo chí, cần sớm ban hành Luật Báo chí để thay thế Luật Báo chí
năm 1989, được sửa đổi, bổ sung năm 1999. Trong đó, kiến nghị các cơ quan
hữu quan ở Trung ương cần thống nhất xây dựng cơ chế để bảo vệ nhà báo khi
tác nghiệp điều tra các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong xã hội, bởi lẽ ranh
giới của pháp luật trong vấn đề này chưa thực sự giúp cho những người cầm bút
chân chính yên tâm khi dấn thân vào “nghề nguy hiểm”!
Thực hiện tốt chức năng tư tưởng, báo chí nước ta đã chủ động, tích cực
và có nhiều sáng tạo, góp phần vào việc truyền bá, bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa đường lối, quan điểm của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Bên cạnh khẳng định
những thành tựu to lớn, toàn diện của sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng lãnh
đạo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh và đối
ngoại, báo chí còn đi đầu trong đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật
của các tổ chức, cá nhân, tệ nạn xã hội; phản bác các thông tin, quan điểm sai
trái, thù địch,… Qua đó, góp phần quan trọng vào công tác tổng kết thực tiễn,
làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Có thể khẳng định rằng: báo chí nước ta đã quan tâm, xử lý tốt mối quan
hệ giữa tính định hướng chính trị, tư tưởng và việc đáp ứng nhu cầu thông tin
của công chúng; phát huy được vai trò, vị thế trong việc thông tin, tuyên truyền,
định hướng tư tưởng, dư luận xã hội. Nhà báo Hữu Thọ cho rằng: nền báo chí
muốn chuyên nghiệp, trước hết người làm báo phải là những người chuyên
nghiệp. Để rèn luyện tính chuyên nghiệp của người làm báo Việt Nam trước hết
là rèn luyện tinh thần vì Tổ quốc, vì nhân dân, phải hiểu luật và quy chế nghề
nghiệp khi hành nghề và phải xem xét hiệu quả khi công bố tác phẩm báo chí.
Trong quá trình tìm hiểu sự thật, bên cạnh bản lĩnh và trí tuệ nhiều lúc
phải trải qua khó khăn, nguy hiểm, do đó chỉ có lòng say mê nghề nghiệp chân
7
chính và tinh thần trách nhiệm cao mới có thể trở thành nhà báo chuyên nghiệp.
Nhà báo cần không ngừng học tập chính trị, văn hoá, ngoại ngữ, thường xuyên
trau dồi kiến thức, đắm mình trong thực tiễn, nhất là trong thời đại bùng nổ
thông tin như hiện nay. Người làm báo phải phụng sự sự tiến bộ và công bằng xã
hội, phục vụ đông đảo công chúng trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì
vai trò của báo chí ngày càng cao, điều đó được thể hiện rõ qua sự đánh giá của
xã hội, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với báo chí. Từ đó, những người
làm báo cần thấy trách nhiệm nặng nề của mình, mỗi khi đặt bút hoặc bấm máy
cần thấy trách nhiệm với con người, với xã hội, vì sự công bằng tiến bộ xã hội.
Không có nhà báo toàn cầu, chỉ có nhà báo thuộc về một dân tộc, một quốc gia.
Trước hết những nhà báo Việt Nam phải phụng sự đất nước mình và bên cạnh
trách nhiệm xã hội còn nghĩa vụ công dân. Báo chí đóng vai trò to lớn trong việc
tư vấn, tham mưu cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc tạo dư luận xã hội,
định hướng dư luận, nâng cao nhận thức nhân dân. Đồng thời là cơ quan phản
biện xã hội, để các nhà lãnh đạo có sự điều chỉnh chính sách, đường lối phù hợp
với thực tiễn đời sống.
Những năm qua, các cơ quan báo chí Việt Nam không chỉ kịp thời đưa tin
về sự kiện hàng ngày, báo chí còn tham gia vào việc tạo nên các phong trào tốt,
trở thành cầu nối giữa Đảng - Nhà nước và nhân dân.
Báo chí đã đi vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, trở thành người
bạn tri kỷ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, trở thành “cầu nối” giữa nhân
dân với Đảng, Nhà nước; là kênh giao tiếp giữa cử tri, nhân dân với Quốc hội,
Chính phủ, nhất là mỗi khi Quốc hội họp và thực hiện phiên chất vấn và trả lời
chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Nhìn một cách tổng thể, báo chí của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã thực sự là “phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của đảng, cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”. Nền báo chí cách mạng của nước nhà đã
8
và đang vận hành theo đúng định hướng của Đảng và theo quy định của pháp
luật về báo chí.
Trên thực tế, hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn hành vi tham nhũng
có tinh vi, phức tạp đến đâu, cũng khó qua được tai mắt của nhân dân, trong đó
có báo chí. Báo chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng. Có thể thấy, báo chí không chỉ làm tốt công tác giám sát mà còn là công
cụ phục vụ đắc lực cho công tác điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước. Sức
lan toả của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng
toàn cầu. Báo chí không chỉ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước mà còn phát hiện, điều tra các hành vi tham nhũng,
định hướng dư luận và cung cấp chứng cứ ban đầu để các cơ quan chức năng
vào cuộc điều tra, xử lý.
Nhờ có sự tham gia tích cực, trách nhiệm, dũng cảm của báo chí nói
chung và các nhà báo nói riêng mà trong thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng,
tiêu cực đã được phát hiện và xử lý. Qua báo chí, những ý kiến tham vấn xác
đáng về những "lỗ hổng” của cơ chế, chính sách đã phần nào giúp cho các nhà
quản lý kịp thời khắc phục, hoàn thiện chúng nhằm nâng cao năng lực quản lý,
điều hành đất nước. Có thể kể ra đây hàng loạt vụ tham nhũng tiêu cực được báo
chí phanh phui trong những năm qua như vụ việc ở PMU 18, vụ án Vinasin
được “phanh phui” những sai phạm... Cũng nhờ báo chí mà nhiều mảnh đời
chìm nổi, oan sai đã thoát khỏi vòng lao lý như câu chuyện của bà Ba Sương ở
Nông trường Sông Hậu…; Sự vào cuộc của báo chí trong vụ cưỡng chế thu hồi
đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, chỉ tính riêng vụ
việc ở Tiên Lãng đã có tới hơn 1 nghìn bài báo thuộc đủ các loại hình được đăng
tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ghi nhận những đóng góp của báo
chí, khi kết luận về vụ việc Tiên Lãng, Thủ tướng Chính phủ đã hoan nghênh
các cơ quan thông tin đại chúng góp phần tích cực để các cơ quan chức năng
làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này. Sự ghi nhận của người
đứng đầu Chính phủ là "phần thưởng” cho những tờ báo, nhà báo biết đứng về
9
phía chính nghĩa. Đây cũng chính là nguồn động viên to lớn đối với những
người làm báo; giúp họ có thêm niềm tin để đi đến tận cùng trong cuộc chiến
chống tiêu cực. .
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, mỗi nhà báo cần
ý thức trách nhiệm của mình trước nhân dân, trong đó trang bị cho mình kiến
thức; tăng cường phẩm chất chính trị để đứng trên lập trường đúng đắn để phản
ánh vấn đề. Để báo chí hoàn thành tốt “vai trò giám sát”, từng cơ quan báo chí
nên “tự soi lại mình”, nêu cao tinh thần “tự phê bình”, trước hết từ ban biên tập
xuống tới từng cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên trong tòa soạn.
Trong đó, cần coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo
chí; đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị
lãnh đạo. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, phát huy những mặt tốt và
khắc phục cho được những tồn tại, khuyết điểm (nếu có) ngay trong từng đơn vị,
cơ quan mình.
Ngoài ra, báo chí còn giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng
cho quần chúng nhân dân, ủng hộ chế độ XHCN. Hiện nay, việc định hướng
nhân dân có tư tưởng chính trị vững vàng thông qua nội dung của một số hội
thảo để nhân dân hiểu và ủng hộ đi theo con đường XHCN trong báo chí đang
ngày càng thực hiện tốt để chống lại các luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
2.2 Hoạt động báo chí trong lĩnh vực kinh tế:
Báo chí là cơ quan truyền thông cung cấp thông tin cho người tiếp
nhận thông tin. Ngoài ra, báo chí còn có khả năng quảng cáo sản phẩm,
tạo điều kiện cho các nhà sản xuất quảng bá các sản phẩm của mình tới người
tiêu dùng để sản phẩm có sức tiêu thô lớn hơn, thúc đẩy sản xuất để đem lai lợi
nhuận lớn hơn. Ngoài ra, báo chí còn đưa ra giá cả thị trường để ổn định thị
trường trong nước và thế giới. Cụ thể nhue: Tạp chí tiếp thị và gia đình
hay chuyên mục thị trường 24h để đưa ra giá của một số loại giá nông
sản, thực phẩm, điện tử v v…
10
Báo chí còn bảo vệ các quyền lợi của các doanh nghiệp, tránh tình
trạng doanh nghiệp bị vu khống hoặc thông tin sai. Báo chí là cầu nối giữa các
doanh nghiệp. Đồng thời, góp phần tích cực vào việc tạo ra bầu không khí xã hội
và môi trường kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh việc cung cấp thông tin kinh tế,
báo chí còn giới thiệu các mô hình kinh doanh thành đạt, các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, các nhà đầu tư và doanh nhân chân chính đã được báo chí động
viên kịp thời để nâng cao năng lực và phát triển hơn nền kinh tế. Cụ thể như
chương trình “Chìa khóa thành công” của VTV1, chuyên mục kinh tế của các
báo hàng ngày…
Báo chí còng quan tâm tới việc giới thiệu các làng nghề truyền thống.
Nhìn chung, ở lĩnh vực này báo chí thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, thời lượng và
số lượng trên báo chí chưa nhiều. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần sớm triển khai
tăng thêm thời lượng và số lượng phát sang để tạo điều kiện quan trong cho kinh
tế phát triển.
2.3 Hoạt động báo chí trong lĩnh vực văn hóa xã hội:
Từ khi hình thành báo chí đã rất quan tâm đến vấn đề bản sắc Việt
Nam như: văn nghệ, hát chèo, quan họ…v.v… Trên truyền hình thì các trương
trình văn nghệ cũng hoạt động tương đối tốt, một trương trình như : Live show
bài hát việt, Trò chơi âm nhạc, Sao mai điểm hẹn v.v…
Ngoài ra, báo chí cung quan tâm đến bản sắc dân téc bằng việc giới thiệu
lịch sư Việt Nam như : Báo an ninh, báo nhân dân, Báo điện tử Đảng Cộng Sản
Việt Nam v.v… Những tờ báo này đang ngày càng thực hiện tốt chức năng của
mình để gìn giữ truyền thông dân tộc, nhất là Chủ nghĩa yêu nước anh hùng
cách mạng.
Báo chí cũng viết về những anh hùng dân tộc có công với đất nước
như: Tạp chí xưa và nay, báo Hà Nội, ..v.v…Việc các báo viết về các danh nhân,
anh hùng dân tộc là rất quan trong vì đã khơi gợi tinh thần yêu nước của lớp
trẻ và coi đó là một tấm gương để thanh niên trẻ chóng ta noi gương học tập.
11
Mặt khác báo chí cũng quan tâm giữ gìn bản sắc dân tộc qua văn hoá ăn
ẩm thực và một số mãn ăn truyền thống của nhân dân ta, để các nước trong khu
vực và trên thế giới hiểu sâu về văn hoá Việt Nam. Có một số tờ có chuyên mục
món ăn Việt Nam như : “Sức sống mới”, Chương trình bếp Việt, Tạp chí tiếp thị
và gia đình v.v… Hơn nữa, báo chí còn đóng vai trò trong việc cung cấp nguồn
tin tức, thông tin trong nước và quốc tế. Trong lĩnh vực này hầu hết tất cả các
báo đều cung cấp thông tin khác nhau ở trong nước và quốc tế, vì nhà báo là
người cung cấp thông tin một cách sát thực và tạo độ tin cậy cao trong quần
chúng nhân dân. Hy vọng, trong lĩnh vực này báo chí sẽ ngày càng thực hiện tốt
hơn nữa để cung cấp thông tin cho quần chúng nhân. Trong lĩnh vực văn hoá xã
hội báo chí đóng vai trò cần thiết, đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng của
quần chúng.
2.4. Các hoạt động khác của báo chí trong đời sống xã hội:
Báo chí bảo vệ quyền lợi của người lao động, góp phần phát triển doanh
nghiệp. Trong lĩnh vực này báo chí đã đưa ra thực tế việc làm, thực tế của đời
sống nhân dân lao động trong các cơ quan doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài luôn được cập nhật thời sự bằng tư duy
nghỊ nghiệp nghiêm túc đầy đủ trách nhiệm.
Báo chí đấu tranh tệ nạn mại dân và tôn trọng danh dự, nhân phẩm của
người phụ nữ. Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu về văn hoá giải trí
ngày càng tăng nên cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, đi kèm theo đó là sự
mất trật tự của xã hội và nhất là sự sai lệch của chuẩn mực đạo đức xã hội con
người, trong đó nạn mại dâm đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều biểu
hiện và biến tướng đáng lo ngại. Do đó, nói lên vấn đề này báo chí cần nhận rõ
vai trò của mình nhằm đấu tranh chống tệ nạn xã hội.
Báo chí trong việc nâng cao vai trò của tuyên truyền về người tốt việc tốt.
Khi xây dựng một hình ảnh con người tốt, một việc làm tốt là những tấm gương
để các cá nhân trong xã hội học tập và noi theo. Khi trong xã hội đang xảy ra
những tệ nạn và suy đồi về đạo đức thì việc đưa ra các gương người tốt việc tốt
12
là rất hợp lý. Hiện nay, số lượng các báo nói về vấn đề này ngày càng được đề
cập nhiều như: Chuyên mục Người xây tổ ấm, Việc tử tế... những hoạt động này
cần phát để hoàn thiện hơn một nền báo chí chân chính.
13
Phần II: Những khuyến điểm, tồn tại và giải pháp nhằm phát huy hoạt
động của báo chí với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1. Những khuyết điểm, tồn tại:
Thời gian qua, báo chí đã cung cấp thông tin kịp thời về các hoạt động,
đời sống xã hội để các nhà lãnh đạo có bức tranh toàn cảnh, thấy được tâm tư,
nguyện vọng của nhân dân. Những tác phẩm báo chí có tính định hướng dư luận
xã hội để đúng với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời báo
chí cũng là kênh thông tin, phản hồi lại những ý kiến của nhân dân để Nhà nước
điều chỉnh, sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn xã hội. Báo chí là công
cụ để Đảng và Nhà nước truyền tải đường lối, chính sách đến nhân dân và ngược
lại giám sát, phản biện để đường lối đúng đắn hơn.
Mặc dù báo chí đã làm khá tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phản ánh nhiều
hoạt động của báo chí với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, vẫn tồn
tại một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư
tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà
nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính xác, phản
ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến,
gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước; khuynh hướng tư
nhân hoá, thương mại hoá báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh báo
chí ngày càng tăng…
Biểu hiện rõ nhất là việc không ít cơ quan báo chí “ngại” phản ánh những
nhân tố điển hình, gương người tốt, việc tốt, thay vào đó là những thông tin giật
gân, câu khách. Đơn cử khi phản ánh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhiều
phóng viên báo chí chỉ nhăm nhăm tìm những mặt trái để thông tin và chủ yếu
tập trung ở các đô thị lớn, trong khi rất nhiều những tấm gương hy sinh đưa tri
thức lên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thì ít khi được xuất hiện trên các ấn
phẩm báo chí. Hoặc, trong lĩnh vực an ninh trật tự, nhất là khi có những vụ án
14
giết người đặc biệt nghiêm trọng, đã có cơ quan báo chí dành cả hai hoặc ba
trang để miêu tả hành vi giết người man rợ để rồi lấn át hết các sự kiện lớn khác
diễn ra cùng thời điểm. Trong đó phải kể đến vụ nữ sinh giết người trên xe
Luxus tại Hà Nội tháng 2/2009; hay vụ án giết người tại khu chung cư Hà Nội
tháng 5/2010, theo đó có báo đã cử nhiều phóng viên viết phóng sự dài kỳ và đặt
tên là vụ án “xác chết không đầu”. Sau đó là vụ Lê Văn Luyện giết người dã
man tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) tháng 8/2011… Nhân những sự kiện
này, nhiều tờ báo đã tung phóng viên nội chính vào cuộc để rồi cho ra những tác
phẩm đậm màu chém giết…
Cùng với việc “chạy đua” tìm kiếm thông tin giật gân, có không ít phóng
viên viết bài đã làm thay công việc của tòa án, trong đó đã vô tư “kết tội” các
nhân vật được nêu trong các bài báo. Hiện tượng một số nhà báo viết ẩu, viết
không đúng sự thật, viết theo lối suy diễn vẫn còn.
2. Giải pháp phát huy hoạt động của báo chí với các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
Để báo chí hoàn thành tốt hoạt động của báo chí với các lĩnh vực của đời
sống xã hội thì các nhà lãnh đạo, quản lý điều hành đất nước, từng cơ quan báo
chí nên “tự soi lại mình”, nêu cao tinh thần “tự phê bình”, trước hết từ ban biên
tập xuống tới từng cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên trong tòa
soạn. Trong đó, cần coi trọng, chăm lo công tác xây dựng Đảng trong các cơ
quan báo chí; đề cao trách nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người
giữ cương vị lãnh đạo.
Về mặt pháp luật, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về hoạt
động báo chí, cần sớm ban hành Luật Báo chí để thay thế Luật Báo chí năm
1989, được sửa đổi, bổ sung năm 1999. Trong đó, các Bộ, ngành Trung ương
cần nghiên cứu, ban hành cơ chế mới tạo điều kiện thuận lợi hơn về chính sách
thuế đối với cơ quan báo chí, nhất là đối với báo in trong điều kiện công in, giá
giấy liên tục tăng. Cùng với đó, cơ quan hữu quan ở Trung ương cần thống nhất
xây dựng cơ chế để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp điều tra các hành vi tiêu cực,
15
tham nhũng trong xã hội, bởi lẽ ranh giới của pháp luật trong vấn đề này chưa
thực sự giúp cho những người cầm bút chân chính yên tâm khi dấn thân vào
“nghề nguy hiểm”!
Để làm tốt vai trò hoạt động của mình ở các lĩnh vực của đời sống xã hội,
báo chí cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia xây dựng
pháp luật, Quốc hội với cơ quan tham mưu của Đảng để các loại văn bản quy
phạm pháp luật về báo chí được ban hành bảo đảm tiến độ thời gian, không để
xảy ra tình trạng văn bản chỉ đạo của Đảng ban hành ra nhưng lại không được
thể chế hoá trong các quy định của pháp luật hoặc không ban hành văn bản quy
phạm pháp luật nên những nguyên tắc, chỉ đạo trong văn bản của Đảng không
đến được với thực tiễn của đời sống xã hội.
Báo chí nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, đồng thời phải đối
mặt những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, phục vụ
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập
quốc tế… Do đó, Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức trong các cơ quan báo chí. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt
động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy
theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ.
Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ
quan báo chí, để báo chí thật sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước; các tổ chức
chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan báo chí Trung
ương, các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương với ban tuyên giáo, sở văn hóa thông tin, hội nhà báo các địa phương trong việc quản lý, giám sát hoạt động của
phóng viên lưu động, phóng viên thường trú, văn phòng đại diện các cơ quan
báo chí; nâng cao chất lượng chính trị, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp
luật, đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng này; xử lý nghiêm minh những người
lợi dụng danh nghĩa nhà báo hoặc cơ quan báo chí để nhũng nhiễu, thực hiện các
hành vi tiêu cực; chấm dứt tình trạng buông lỏng quản lý như vừa qua.
16
Phân chia các cơ quan báo chí thành hai bộ phận tùy theo tôn chỉ, mục
đích, đối tượng phục vụ: bộ phận thông tin, tuyên truyền và bộ phận thương mại.
Bộ phận thông tin tuyên truyền được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà
nước, nhất là báo, đài của các tổ chức chính trị và chính trị - xã hội. Sắp xếp lại
hệ thống các đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh; chấn chỉnh hoạt động các đài
truyền thanh, truyền hình cấp huyện; tăng cường quản lý nội dung và tài chính
các đài truyền hình cáp, truyền hình trả tiền. Từng bước xóa bỏ bao cấp ở hầu
hết các cơ quan báo đài, trừ một số ít đơn vị làm nhiệm vụ công ích mang tính
đặc thù. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và
cơ quan chủ quản của báo chí. Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng mọi mặt
của các báo, đài do các cơ quan Ðảng, Nhà nước quản lý: Báo Nhân Dân, Thông
tấn xã Việt Nam, Ðài Tiếng nói Việt Nam, Ðài Truyền hình Việt Nam, Tạp chí
Cộng sản, Báo điện tử Ðảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống báo Ðảng và đài phát
thanh truyền hình địa phương. Chủ động, tích cực hội nhập báo chí thế giới trên
cơ sở giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản chất cách mạng của báo chí
Việt Nam. Tăng cường trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác, tiếp thu thành tựu,
bài học tốt của báo chí các nước….
17
KẾT LUẬN
Suốt 90 năm đồng hành cùng đất nước, cùng dân tộc vượt qua muôn vàn
khó khăn, thử thách, chúng ta có đầy đủ sự tự tin về một nền báo chí cách mạng
Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững bản chất của một nền báo chí do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện. Báo chí cách mạng Việt Nam sẽ tiếp tục là lực
lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa và giữ vững vai trò, chức năng
là “phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan
ngôn luận của các tổ chức của đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn
đàn của nhân dân”.
Có thể khẳng định rằng Đảng, Nhà nước, pháp luật Việt Nam luôn khẳng
định vai trò của báo chí việc góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Thực
tế ở nước ta báo chí đang làm tốt vai trò đó. Song, báo chí, nhà báo cũng cần
nhất thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật, cần có nghiệp vụ cao và đạo
đức nghề nghiệp trong sáng mới có thể làm tốt vai trò trong của mình trong việc
tư vấn tham mưu cho các nhà lãnh đạo, quản lý- lý luận và thực hiện.
Nhá báo muốn có tính chuyên nghiệp, trước hết phải có quan điểm đúng
về nghề báo. Người làm báo phải phụng sự sự tiến bộ và công bằng xã hội, phục
vụ đông đảo công chúng trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của
báo chí ngày càng cao, điều đó được thể hiện rõ qua sự đánh giá của xã hội, sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với báo chí. Từ đó, những người làm báo cần
thấy trách nhiệm nặng nề của mình, mỗi khi đặt bút hoặc bấm máy cần thấy
trách nhiệm với con người, với xã hội, vì sự công bằng tiến bộ xã hội. Không có
nhà báo toàn cầu, chỉ có nhà báo thuộc về một dân tộc, một quốc gia. Trước hết
những nhà báo Việt Nam phải phụng sự đất nước mình và bên cạnh trách nhiệm
xã hội còn nghĩa vụ công dân./.
18