Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận cao học QUẢN lý KINH tế báo CHÍ và TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG KINH tế báo CHÍ tại đài TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.19 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Hệ thống đài truyền hình trung ương và địa phương được coi là xương
sống của thị trường truyền hình. Trong số 706 cơ quan báo chí cả nước hiện
nay thì đã có 2 đài truyền hình quốc gia phủ sóng tồn quốc, 5 đài khu vực và
63 đài truyền hình tỉnh – thành phố.
Là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan thuộc Chính phủ, trước năm
2009 Đài Truyền hình Việt Nam vẫn hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp
có thu. Với mơ hình này tồn bộ các nguồn thu sau khi trừ đi các khoản chi
phí liên quan và thuế đều phải nộp ngân sách nhà nước. Theo cơ chế phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước, căn cứ theo kế hoạch tài chính hằng năm được
Bộ Tài chính phê duyệt, nguồn thu trên được cấp trở lại để đầu tư cho Đài
trên cơ sở các dự án đầu tư đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ chế tài
chính xét duyệt này trong một thời gian dài là một lực cản đối với sự phát
triển của cơ quan truyền hình lớn nhất Việt Nam, không tạo họ những chức
năng, quyền hạn của một doanh nghiệp. Họ không được chủ động quyết định
kinh doanh những dự án có tính đột phá trong cơ chế thị trường.
Điểm mới của Thông tư số 09/2009/TT-BTC đã quy định Đài Truyền
hình Việt Nam tổ chức hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính, lao động, tiền lương; cơ chế hoạch toán
kinh doanh như đối với doanh nghiệp, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách
nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành. Với cơ chế quản lý tài chính
mới, Đài Truyền hình Việt Nam đã thực sự chủ động trong việc quản lý sử
dụng vốn tài sản, quản lý doanh thu và chi phí, tự chịu trách nhiệm về hiệu
quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về chế độ kế tốn, thống kê, kiểm
tốn và cơng khai tài chính như một doanh nghiệp với đầy đủ chức năng kinh
doanh trong cơ chế thị trường.

1



Sau đây là một số nghiên cứu của học viên về nguồn thu của Đài truyền
hình Việt Nam trong 5 năm từ 2010 - 2015.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I. HỆ THỐNG NGUỒN THU CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM
Truyền hình Việt Nam đã có 40 năm hình thành và phát triển, ngoài thực
hiện chức năng quan trọng nhất là thơng tin, tun truyền đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ
đời sống tinh thần của nhân dân, truyền hình cịn cung ứng các dịch vụ cơng
theo cơ chế tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định
của pháp luật.
Ngoài một số điểm tương đồng với các hệ thống truyền hình trên thế
giới như thu từ quảng cáo, từ phí thuê bao, đặt hàng, tài trợ, …, hệ thống
truyền hình Việt Nam có những điểm khác biệt mang tính căn bản, thơng qua
đó có thể để xác định sự khác biệt về chức năng nhiệm vụ mơ hình tổ chức,
định hướng hoạt động của loại hình truyền thơng đặc biệt này.
1.1. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước
Đây là một trong những nguồn thu cơ bản nhất đối với đài truyền hình
trung ương và hệ thống các đài truyền hình địa phương, dù rằng trên thực tế
có thể đây khơng phải là nguồn thu lớn nhất. Đối với Đài Truyền hình Việt
Nam, là đài truyền hình quốc gia – cơ quan thuộc Chính phủ, căn cứ Nghị
định số 18/2008/NDD-CP, Đài được chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan
xây dựng có chế tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy
định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan,
đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Thơng tư số 09/2009/TT-BTC của
Bộ Tài chính cũng quy định cơ chế tài chính cho Đài Truyền hình Việt Nam.

Trong cơ chế tài chính này, hằng năm, Đài được nhà nước cấp kinh phí để
thực hiện các nội dung:

3


- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước (các dự án nhóm
A) đến hết năm 2010 (sau năm 2010 Đài Truyền hình Việt Nam phải tự đảm
bảo kinh phí đầu tư phát triển, trong trường hợp khơng tự đảm bảo được kinh
phí phải xin ý kiến của Chính phủ).
- Chi các hoạt động do Nhà nước đặt hàng.
- Chi chương trình mục tiêu quốc gia.
- Chi nghiên cứu khoa học chương trình cấp nhà nước.
- Chi đào tạo theo chương trình, kế hoạch của nhà nước.
Việc lập dự toán ngân sách chi tiêu, quyết toán ngân sách nhà nước đối
với các khản chi trên được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước và các văn bản hiện hành liên quan.
Đối với hệ thống 63 đài phát thanh – truyền hình tỉnh – thành phố địa
phương, căn cứ Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ
Nội vụ số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV, là đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban
nhân dân tỉnh – thành phố, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng. Đối với nguồn thu tài chính từ ngân sách nhà nước, theo quy định các
Đài có nhiệm vụ lập kế hoạch hằng năm và dài hạn, trình Uỷ ban nhân dân
tỉnh – thành phố và cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.
1.2. Quảng cáo
Quảng cáo là nguồn thu đem lại lợi nhuận kinh tế lớn nhất và mang tính
truyền thống nhất của hệ thống truyền hình, đây là một trong những yếu tố
quyết định đến sự thành cơng của các kênh sóng và là tấm gương phản chiếu
rõ ràng nhất số lượng và tính chất của khán giả. Thu nhập của truyền hình từ
nguồn quảng cáo phụ thuộc nhiều vào thực tế phát triển của nền kinh tế.

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thị trường truyền thông
Việt Nam là ngân sách chi trả cho quảng cáo truyền hình ln chiếm phần tỷ
trọng tuyệt đối, kể cả trong thời điểm kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều
khó khăn trong các năm từ 2007 – 2009. Theo nghiên cứu của công ty điều tra
thị trường TNS Việt Nam, năm 2009, truyền hình vẫn là kênh thu hút quảng
4


cáo hàng đầu, với 75% thị phần và dự báo còn phát triển mạnh trong thời gian
tới.
Nếu so sánh lĩnh vực quảng cáo truyền hình với sự tăng trưởng của lĩnh
vực truyền thông số trên internet sẽ thấy mức chênh lệch rất lớn. Internet là
phương tiện duy nhất có sự tăng trưởng khi trung bình mỗi người xem 21
phút/ngày từ năm 2006, thế nhưng truyền hình vẫn là kênh thu hút quảng cáo
hàng đầu với 75%, trong khi internet là kênh hút quảng cáo thấp nhất trong thị
trường truyền thông với tỷ lệ 0,4%. Điều này có nguyên nhân từ sự đánh giá
của các nhà quảng cáo, cho rằng truyền hình vẫn ln là kênh thơng tin có vị
thế quan trọng nhất trong xã hội.
1.3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Tài trợ là nguồn thu quan trọng của hệ thống truyền hình Việt Nam. Có
thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của tài trợ thông qua các logo nhãn hiệu doanh
nghiệp, các TVC (đoạn băng) quảng cáo và thông tin doanh nghiệp xuất hiện
trong rất nhiều chương trình. Nhờ có nguồn thu tài trợ mà nhiều chương trình
truyền hình được thực hiện khơng phải trơng chờ vào kinh phí hạn hẹp từ
ngân sách nhà nước. Tài trợ cũng là một trong những nội dung thể hiện mối
quan hệ giữa đài truyền hình với các tổ chức doanh nghiệp bên ngoài, đây
cũng là một trong những hình thức xã hội hố cơ bản. Theo đó, các cơng ty
truyền thơng với vai trị là người đại diện quyền lợi cho các nhà quảng cáo sẽ
đứng ra đàm phán với đài truyền hình để thực hiện kế hoạch phát sóng. Quyền
lợi về phía đài bao gồm nhiều yếu tố như: tài chính, hỗ trợ về kỹ thuật, nhân

lực, cơ sở vật chất, đi lại, … Đổi lại, các công ty truyền thông hoặc các doanh
nghiệo trả chi phí sẽ nhận được quyền lợi phát sóng các TVC quảng cáo
thương hiệu, giới thiệu những nội dung cần thông tin tuyên truyền, hoặc xuất
hiện các gương mặt đại diện thơng qua hình thức phỏng vấn, toạ đàm hoặc
phóng sự, …

5


1.4. Tiền thuê bao
Ở Việt Nam nguồn thu từ thuê bao chỉ thể hiện là hình thức quan hệ
kinh tế trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ - chủ yếu là các hệ thống truyền
hình cáp CATV, vệ tinh DTH, truyền hình internet IPTV với người tiêu dùng khản giả. Khác với nhiều kênh truyền hình nước ngồi khi coi tiền thuê bao là
một dạng “thuế” truyền hình, tất cả các kênh truyền hình ở Việt Nam về bản
chất vẫn khơng thu phí trực tiếp từ người xem, chỉ có nhà cung cấp hạ tầng
truyền hình và viễn thơng đảm nhận cơng việc này.
Truyền hình trả tiền tại Việt Nam bắt đầu hình thành phát triển từ tháng
9/2003. Trong thời kỳ đầu, lượng thuê bao truyền hình trả tiền chỉ có 80.000
th bao (khai thác trên cơng nghệ cáp) với hai nhà cung cấp chính là Đài
Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV).
Sáu năm sau, cũng theo số liệu của Cục Phát thành truyền hình và Thơng tin
điện tử, số th bao truyền hình trả tiền đã vượt qua 4,2 triệu, trong đó, truyền
hình cáp và truyền hình số mặt đất, mỗi cơng nghệ khoảng 2 triệu th bao,
cịn lại là số thuê bao của truyền hình vệ sinh và truyền hình internet (IPTV).
Tính đến thời điểm cuối năm 2010, bình qn phí một thuê bao là
650.000 đ/năm, doanh thu mỗi năm của truyền hình trả tiền đạt trên 2.500 tỷ
đồng. Tuy nhiên, nguồn thu phí thuê bao chủ yếu hiện nay vẫn là truyền hình
cáp tương tự (analog) và truyền hình kỹ thuật số mặt đất, trong thời gian tới
với sự cạnh tranh của các hệ thống truyền hình IPTV của FPT, VTC, Viettel
và truyền hình vệ tinh K+ (một liên doanh giữa VTV với Canal Plus

International Development – Pháp) và AVG, thị trường truyền hình trả tiền sẽ
khơng ngừng tăng nhanh.
1.5. Nguồn thu từ liên doanh, liên kết
Hệ thống truyền hình Việt Nam có một nguồn thu tương đối đặc thù từ
hoạt động liên doanh, liên kết - một trong những hình thức xã hội hố truyền
hình. Theo đó các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài được phép vận dụng năng

6


lực đầu tư tài chính, nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý và
các mối quan hệ kinh doanh của mình để phát triển các dự án đặc thù.
Mơ hình liên kết thường thất ở hình thức phối hợp sản xuất và khai thác
các chương trình truyền hình theo đơn đặt hàng hoặc khai thác phát triển tồn
bộ kênh truyền hình cáp chun biệt. Các đài truyền hình với tư cách là cơ
quan báo chí và là đơn vị cung cấp hạ tầng truyền dẫn phát sóng sẽ quản lý
định hướng nội dung, kiểm duyệt chương trình. Các đối tác liên kết vừa giữ
nhiệm vụ là nhà sản xuất, vừa khai thác các giá trị kinh tế như quảng cáo, tài
trợ, dịch vụ truyền hình trên kênh sóng. Mơ hình liên doanh liên kết này mang
đặc thù Việt Nam, yêu cầu các nhà sản xuất chương trình vừa phải trả chi phí
để sản xuất chương trình, vừa đồng thời phải trả chi phí để được phát sóng.
Khác với ở các nước trên thế giới, khi nhà sản xuất chương trình sẽ có nguồn
thu từ bản quyền bán nội dung cho các đài truyền hình. Thực tế cho thấy, việc
liên doanh liên kết này đã giúp các đài truyền hình vừa có nội dung phong
phú hấp dẫn, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất mà nguồn thu từ xã hội hố kênh
sóng – chương trình ngày một gia tăng.
Mơ hình liên doanh điển hình mới xuất hiện ở Việt Nam, đó là liên
doanh K+ (Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền hình số vệ tinh Việt Nam)
gồm hai thành viên: Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp Việt Nam (VCTV)
thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và Canal Plus International Development

(CO) một công ty tư nhân của nước Pháp với vốn điều lệ là 20.143.000 USD,
trong đó CO góp 9.870.000 USD chiếm 49%. Góp bằng tiền mặt + VCTV
góp 10.273.000 USD chiếm 51% bằng tất cả các thiết bị DTH (truyền hình
qua vệ tinh) hiện có của VCTV cùng với chuyển nhượng hợp pháp các hợp
đồng thuê bao tích cực và quyền nghĩa vụ với các kênh hiện có của VCTV
[100]. Điểm gây tranh cãi là VTV đưa số lượng khán giả của mình trở thành
yếu tố để góp vốn trong doanh nghiệp này.

7


1.6. Bán thiết bị đầu cuối
Đây là một trong những nguồn thu lớn và tương đối khác biệt giữa
truyền hình Việt Nam với các nước trên thế giới. Thiết bị đầu cuối được bán
ra thị trường khá đa dạng về chủng loại và bắt kịp với sự phát triển công nghệ
trên thế giới, ví dụ như: các bộ giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất (setupbox), bộ thu tín hiệu vệ dinh DTH, tivi tích hợp bộ thu kỹ thuật số, điện thoại
di động xem truyền hình, …
Trong lĩnh vực bán thiết bị đầu cuối, Tổng Công ty truyền thông đa
phương tiện VTC là một trong những doanh nghiệp đầu tiên có mặt trên thị
trường. Khởi đầu từ những sản phẩm như bộ giải mã tín hiệu truyền hình số
digital cho tivi thơng thường, VTC đã từng bước xây dựng hệ thống sản xuất,
lắp ráp và phân phối nhiều sản phẩm mới hướng đến thế hệ truyền hình độ nét
cao HD và truyền hình 3D.
1.7. Trả tiền để xem (pay-per-view)
Đây là một nguồn thu rất mới của hệ thống truyền hình Việt Nam, được
hình thành dựa trên sự hội tụ công nghệ viễn thông – công nghệ thông tin và
truyền hình. Thơng qua hạ tầng thiết bị cơng nghệ như mạng điện thoại di
động 3G hoặc truyền hình qua giao thức IP trên Internet (IPTV), khán giả có
thể “mua” bất kể chương trình nào mà mình thích vào bất cứ thời điểm nào.
Kể từ cuối năm 2009, lần lượt các hệ thống viễn thông Vinaphone,

Mobifone và Viettel khi ra mắt mạng 3G đều đã tung ra các gói dịch vụ truyền
hình di động “mobitv” dành cho các thuê bao của mình. Với dịch vụ này,
khán giả có thể được theo dõi hàng chục kênh truyền hình live tv của VTV,
HTV, VTC, các đài địa phương và nhiều kênh truyền hình nước ngồi ra điện
thoại. Các gói cước dịch vụ khác nhau được xây dựng theo nguyên tắc “xem
bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu”. Ưu điểm của công nghệ viễn thông giúp cho
thuê bao điện thoại - đồng nghĩa với khán giả truyền hình có thể lựa chọn xem
các đoạn (clip) truyền hình trên nhiều lĩnh vực nội dung: thời sự, giải trí, thể
thao; có thể lưu trữ, gửi tặng người thân hoặc phản hồi tương tác. Khi số
8


lượng thuê bao sử dụng mạng 3G tại Việt Nam dần tăng cao thì các nguồn thu
từ hình thức trả tiền để xem này sẽ còn tăng nhanh.
1.8. Các nguồn thu khác
Hệ thống truyền hình cịn có các nguồn thu khác, bao gồm doanh thu từ
hoạt động tài chính, các khoản thu từ bản quyền, phát hành băng đĩa, tổ chức
sự kiện, cho thuê sử dụng tài sản, các lợi nhuận đầu tư từ doanh nghiệp khác,

Mặc dù sở hữu nhiều nguồn thu khác nhau, nhưng trên thực tế, nguồn
thu chính của Đài Truyền hình Việt Nam vẫn dựa trên cơ sở chủ yếu là nguồn
thu từ doanh thu bán quảng cáo và dịch vụ. Sau đây là một số thống kê về
hoạt động kinh doanh quảng cáo và dịch của Đài truyền hình Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2015 cũng những thuậ lợi và khó khăn mà Đài Truyền hình Việt
Nam gặp phải.

9


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NGUỒN THU QUẢNG CÁO TẠI

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.
1.1. Doanh thu Quảng cáo của Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 2010 2015
ĐVT: triệu đồng
TT

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Quảng cáo

2.273.15

2.396.52

2.816.03

3.634.51


3.758.42

(Khơng có

5

6

4

3

9

2.500.47

2.636.17

3.097.63

3.997.96

4.134.27

1

9

8


4

2

5,4%

17,5%

29,1%

3,4%

Chỉ tiêu

Năm
2015
(KH)

Doanh thu
1

VAT)
Doanh thu
2

Quảng cáo
(Có VAT)
Tăng

3.968.901


4.365.791

trưởng so
3

với năm
trước liền
kề (%)

BIỂU ĐỒ : DOANH THU QUẢNG CÁO GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012


10

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015
(KH)

5,6%


2.2. Doanh thu Dịch vụ của Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 2010 –
2015
ĐVT: triệu đồng
TT
1
2

3

Chỉ tiêu
Doanh thu Quảng cáo
(Khơng có VAT)
Doanh thu Quảng cáo
(Có VAT)
Tăng trưởng so với


Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015
(KH)

35.329

53.224

42.946

44.107

41.023


40.000

39.027

58.288

47.228

48.329

45.106

44.000

50,7%

-19,3%

2,7%

-7,0%

-2,5%

năm trước liền kề
(%)

BIỂU ĐỒ : DOANH THU DỊCH VỤ GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
60000
50000

40000
30000
20000
10000
0

Năm Năm
2010 2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm Năm
2014 2015
(KH)

Doanh thu Dịch vụ của Đài truyền hình Việt Nam hiện tại vẫn ở mức
khiêm tốn, thậm chí những năm gần đây có dấu hiệu sụt giảm do việc thu hẹp
phạm vi kinh doanh: chuyển chức năng khai thác doanh thu giải trí truyền
hình cho VTV Digital; Đài Truyền hình Việt Nam khơng thực hiện kinh
doanh in sang băng trong liên hoan truyền hình tồn quốc, phát hành đĩa táo
qn, …

11


Tuy nhiên, theo trung tâm quảng cáo TVAd, họ sẽ vẫn tiếp tục nỗ lực

trong việc khai thác mảng doanh thu dịch vụ này để tăng doanh thu cho Đài
Truyền hình Việt Nam.

2.3. Thuận lợi
Qua số liệu chi tiết cũng như biểu đồ trên có thể thấy doanh thu quảng
cáo giai đoạn năm 2010 – 2015 vẫn duy trì được sự tăng trưởng, đặc biệt là
doanh thu năm 2012 và 2013 có sự tăng trưởng đáng kể so với năm trước liền
kề (17,5% và 29,1%). Lý giải cho thành công trên do Đài Truyền hình Việt
Nam vẫn tận dụng được những thuận lợi của mình, cụ thể như sau:
- Truyền hình vẫn là phương tiện truyền thơng được ưu tiên đầu tư để
quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
- Truyền hình vẫn giữ được mức độ ổn định về lượng khán giả và thời
gian bình quân dành xem truyền hình so với các phương tiện truyền thông đại
chúng khác như báo in và phát thanh.
- VTV là thương hiệu lớn trên thị trường truyền hình cả nước. Thị phần
khán giả của Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục được sự ổn định. Kênh VTV3
(đứng thứ nhất) và kênh VTV1 (đứng thứ hai) dẫn đầu thị trường 4 thành phố
lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ) trong 5 tháng đầu năm
2015 về lượng khán giả.
- Luôn giữ vững được mối quan hệ vững chắc với nhiều khách hàng lớn
như Công ty Unilever, Công ty P&G, Công ty ADT, Công ty
Saatchi&Saatchi, Công ty Cổ phần Quảng cáo Truyền thông Đại Dương
Xanh, Công ty Đất Việt, Công ty Truyền thông Vàng, …, đảm bảo được
nguồn thu quảng cáo ổn định từ những khách hàng dài hạn trên.
- Chủ động khai thác, tìm kiếm nguồn phim, chương trình chất lượng
cũng như thu thập các thông tin về thị trường nội dung chương trình thế giới,
khu vực, mở rộng quan hệ với các đối tác cung cấp thông qua công tác tham
gia các triển lãm, hội chợ.
12



- Cơng tác PR cho các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam tiếp
tục được đẩy mạnh.
- Xây dựng giá, các chính sách về giá quảng cáo phù hợp với thị trường
quảng cáo, sát với tình hình thực tế.
- Các chiến lược kinh doanh đã thành công trong các năm qua tiếp tục
được áp dụng hiệu quả, tạo điều kiện tăng thu cho Đài Truyền hình Việt Nam.
2.4. Khó khăn
Tuy nhiên, bên cạnh đó Đài Truyền hình Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với những khó khăn, cụ thể như sau:
- Doanh thu quảng cáo đang được chia sẻ bởi rất nhiều kênh truyền
hình. Xu hướng hiện nay là quảng cáo đang chuyển mạnh sang các kênh
cab/sat (pay TV).
- Unilever là công ty quảng cáo nhiều nhất trên truyền hình (chiếm
21,7% tổng chi quảng cáo tồn thị trường truyền hình trong 5 tháng đầu năm
2015), bỏ xa cơng ty đứng thứ 2 là Vinamilk (7,1%) và P$G (5,3%). Việc
Unilever cắt giảm ngân sách trong 05 tháng đầu năm 2015 (giảm 18% so với
cùng kỳ năm 2014) đã ảnh hưởng tới thị trường quảng cáo nói chung và đặc
biệt là quảng cáo truyền hình.
- Thị phần doanh thu quảng cáo truyền hình của Đài Truyền hình Việt
Nam hiện nay đã ở mức cao và khó có thể tăng trưởng vượt bậc.
- Mức độ cạnh tranh giành thị phần khán giả giữa các đài, các kênh
ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chi Minh. Mặt khác, các kênh truyền hình khơng chỉ cạnh tranh với nhau, mà
còn phải cạnh tranh với các phương tiện giải trí khác như Internet, điện thoại
di động, các thiết bị xem video tại gia đình, hay thậm chí các rạp chiếu phim.
Theo số liệu nghiên cứu khán giả sử dụng các phương tiện truyền
thông, Interrnet & điện thoại di động tiếp tục tăng trưởng, đứng hàng thứ 2
sau truyền hình là phương tiện được sử dụng nhiều nhất và cung cấp nhiều
thơng tin hữu ích cho người sử dụng.

13


- Thị trường bản quyền cạnh tranh ngày gay gắt, chi phí sản xuất các
chương trình và giá bản quyền ngày một tăng, đặc biệt các chương trình có
định dạng HD, phim truyền hình dài tập của Hàn Quốc, Đài Loan và chương
trình thể thao.
- Tình trạng vi phạm bản quyền các chương trình của Đài Truyền hình
Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra theo nhiều hình thức: Tiếp và phát sóng đồng
thời, biên tập hoặc thu hình phát lại mà chưa được sự đồng ý của Đài Truyền
hình Việt Nam, phát tán và khai thác trái phép trên Internet…

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG NGUỒN THU TỪ
QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ CHO ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

14


3.1. Duy trì và tăng thị phần khán giả
- Khai thác thế mạnh tồn quốc hiện có của các kênh VTV: Đài THVN
có độ phủ rộng khắp trong cả nước, do đó các kênh VTV hiện là các kênh duy
nhất có khán giả ở tất cả các vùng.
- Có chiến lược nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng khán giả,
đảm bảo duy trì thị phần VTV ở mọi khung giờ, không chỉ ở khung giờ vàng.
- Hoạch định chiến lược trong việc xây dựng khung chương trình
khơng chỉ các kênh VTV mà cả các kênh khu vực trong bối cảnh cạnh tranh
giành thị phần khán giả khốc liệt hiện nay.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác chiến lược với các đối tác mạnh về cung
cấp nội dung. Đồng thời có cơ chế đặc thù trong việc quản lý “sao”, đảm bảo
chỉ VTV khai thác độc quyền về hình ảnh trên sóng truyền hình với các nhân

vật có độ “hot” trong lĩnh vực truyền thơng, giải trí.
- Tiếp tục phát triển, xây dựng đội ngũ biên tập và sản xuất chương
trình của VTV mạnh về tay nghề. Ngồi ra có thể hiểu thêm về số liệu nghiên
cứu khán giả để biết được nhu cầu của khán giả, từ đó có kế hoạch định
hướng nội dung sản xuất.
- Tăng cường việc bảo vệ bản quyền các chương trình của Đài Truyền
hình Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam .
- Đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá thương hiệu VTV, các
chương trình của VTV.
3.2. Duy trì và tăng thị phần doanh thu quảng cáo
Như đã đề cập ở trên, thị phần doanh thu quảng cáo của Đài Truyền hình Việt
Nam hiện nay đã ở mức cao và khó có thể tăng trưởng vượt bậc nếu khơng
khai thác các hình thức quảng cáo khác hay tạo thêm giá trị cho các nhãn
hàng quảng cáo.

15


- Xây dựng các chương trình chất lượng phục vụ cho một số nhóm đối
tượng mục tiêu nhất định phù hợp với một số nhãn hàng kén khách, đặc biệt
là phân khúc khán giả khó tính, có nhu cầu cao.
- Nâng cao uy tín của VTV và các quảng cáo trên sóng VTV đối với
dân chúng, tạo thêm giá trị vơ hình cho các nhà quảng cáo đồng hành với
VTV, từ đó có thể tăng giá quảng cáo và đưa thêm tiêu chí đánh giá hiệu quả
quảng cáo khơng chỉ trên “rating”, mà còn cả yếu tố tin tưởng và “yêu thích”.
- Thành lập tổ nghiên cứu chiến lược với nhiệm vụ hoạch định, xây
dựng các phương thức kinh doanh với từng đối tượng khách hàng quảng cáo;
xây dựng và phát triển các hình thức quảng cáo mới.
3.3. Phát triển và khai thác các chương trình độc quyền chỉ có trên
VTV

Qua kết quả nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nội dung nào được khản
giả quan tâm nhiều nhất khi xem truyền hình thì Tin tức, Thời sự được khản
giá quan tâm nhất, đứng thứ 2 là phim Việt Nam. Và đây là 2 mảng thế mạnh
của Đài Truyền hình Việt Nam so với các đài, các kênh truyền hình khác.
3.4. Tận dụng ưu thế của Internet & Điện thoại di động để củng cố
vị thế của VTV trên thị trường
Cần có chiến lược tận dụng Internet và điện thoại di động để thu hút
khán giả về với VTV. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả kinh doanh quảng cáo
trên truyền hình, cần sử dụng Internet, điện thoại di động như một phương
tiện hỗ trợ cho truyền hình, chứ khơng phải cạnh tranh với truyền hình.

16


KẾT LUẬN
Kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình ngày nay đã khơng cịn đơn giản
như cách đây hơn 10 năm, khi truyền hình mới được xã hội hóa bắt đầu từ
hình thức nhận tài trợ hay bán quảng cáo trên sóng. Cơng nghệ kinh doanh
truyền hình hiện nay và tương lai ở Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng,
phức tạp. Là một đơn vị tự chủ về kinh tế, Đài Truyền hình Việt Nam đang có
nhiều bước chuyển mình để phù hợp với xu thế của thị trường đồng thời vẫn
giữ vững được vai trị chức năng thơng tin, tuyên truyền đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các dịch vụ cơng; góp phần
giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các
chương trình truyền hình. Đó là những khó khăn, thách thức, nhưng cũng mở
ra nhiều hướng đi mới cho việc kinh doanh quảng cáo và dịch vụ của Đài
truyền hình Việt Nam.

17



MỤC LỤC

NỘI DUNG........................................................................................................................3
1.1. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước..............................................................................3
1.2. Quảng cáo...................................................................................................................4
1.3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.................................5
1.4. Tiền thuê bao..............................................................................................................6
1.5. Nguồn thu từ liên doanh, liên kết...............................................................................6
1.6. Bán thiết bị đầu cuối...................................................................................................8
1.7. Trả tiền để xem (pay-per-view)..................................................................................8
1.8. Các nguồn thu khác....................................................................................................9
1.1. Doanh thu Quảng cáo của Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015...........10
2.2. Doanh thu Dịch vụ của Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015...............11
2.3. Thuận lợi...................................................................................................................12
2.4. Khó khăn...................................................................................................................13
3.1. Duy trì và tăng thị phần khán giả.............................................................................15
3.2. Duy trì và tăng thị phần doanh thu quảng cáo..........................................................15
3.3. Phát triển và khai thác các chương trình độc quyền chỉ có trên VTV......................16
3.4. Tận dụng ưu thế của Internet & Điện thoại di động để củng cố vị thế của VTV trên
thị trường..........................................................................................................................16

18



×