Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Thành ngữ- Điển cố trong VHTĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.09 KB, 28 trang )


THỰC HÀNH VỀ
THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Nguyễn Tất Đông
11/6
THPT Quốc Học

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mày,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.
Vân Tiên tả đột hữu xông,”
(Lục Vân Tiên)
 Thành ngữ “Tả đột hữu xông”:đánh vào
bên trái, xông thẳng bên phải, ý nói thế chủ
động tung hoành khi lâm trận.

“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.”
(Lục Vân Tiên)
Thành ngữ “liễu yếu đào thơ”: nói
thể chất của người con gái mềm mại,
yếu ớt.

“ Gặp đây đương lúc giữa đàn,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
(Lục Vân Tiên)
Thành ngữ “ Báo đức thù công”: báo


trả ơn đức, đền đáp công lao.

Làm ơn há để trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
(Lục Vân Tiên)
 Thành ngữ “Kiến nghĩa bất vi”: thấy việc
nghĩa không làm. Ý nói thấy việc nghĩa mà
bỏ qua không làm thì không phải là người
anh hùng.

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”
(Truyện Kiều)
 Điển tích, điển cố “Một hai nghiêng
nước nghiêng thành”: Câu này Nguyễn
Du lấý ý của thơ Lý Diên Niên " bắc
phương hữu giai nhân, tuyệt thế nhi độc
lập, nhất cố khuynh nhân thành, tái cố
khuynh nhân quốc" , nghĩa là " phương
bắc có người đẹp, nhất đời không ai
bằng, liếc trông một lần nghiêng thành,
trông hai lần nghiêng nước"

“Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình có lục còn truyền sử xanh”
 Điển tích, điển cố "Cảo thơm" ở đây lấy bởi chữ
"phương cảo" , pho sách thơm tức là pho sách hay. "

Cổ nhân dụng phương thảo tàng thư trung, dĩ tị đố
ngư, vị chi vân biên", nghĩa là: người đời xưa lấy cỏ
thơm để vào trong sách cho đỡ mối mọt, gọi là vân
biên". "Cảo thơm" trong câu thơ này có nghĩa là bản
sách hay, để tiếng thơm về sau.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau
như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột
da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta
phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa,
cũng nguyện xin làm.”
(Hịch tướng sĩ)
Điển tích “nghìn thây ta bọc trong da ngựa”:lấy từ
cân của Mã Viên thời Hán: Bậc trượng phu nên
chết ở giữa chiến trường, lấy da ngựa mà bọc
thây; ý nói làm trai phải đánh đông dẹp bắn, xả
thân nơi chiến trường vì nghĩa lớn.

“Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc “đặt mồi
lửa dưới đống củi” là nguy cơ; nên lấy điều “kiềng
canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.”
(Hịch tướng sĩ)

Điển tích:“đặt mồi lửa dưới đống củi”: lấy từ một
câu văn của Hán thư: Ôm mồi lửa mà đặt dưới
đống củi rồi nằm lên trên, lửa chưa kịp cháy vẫn
cho là yên; ý nói phải cảnh giác như nằm trên đống
củi mà có mồi lửa ở dưới.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
(Truyện Kiều)
 Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: mùa hè
trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa
đông trời giá lạnh thì nằm vào trước trong
giường để khi cha mẹ ngủ chỗ đã ấp sẵn. Ý
cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ
phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ.

“Nàng rằng: "Nghĩa nặng tình non,
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?”
(Thúy Kiều)
 Thành ngữ “ nghĩa nặng nghìn non”:
Ý nói tình nghĩa rất là sâu đậm, tựa
như sức nặng của nghìn quả núi.

×