Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIEU LUAN CAO học DAO DUC NGHE NGHIEP NHA BAO những quy ước về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.48 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Mở đầu..................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
3. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................4
Chương 1. Những khái niệm chung...................................................................4
1.1. Đạo đức.......................................................................................................4
1.2. Đạo đức nghề nghiệp..................................................................................4
1.3. Đạo đức nghề nghiệp báo chí......................................................................5
Chương 2. Những đóng góp tiêu biểu của báo chí cách mạng Việt Nam hay
diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay..................................................................6
2.1. Những đóng góp tiêu biểu...........................................................................6
2.2. Những sai phạm, thiếu xót của báo chí Việt Nam hiện nay........................8
Chương 3. Quy ước 9 điều về đạo đức nghề nghiệp của những người làm
báo Việt Nam......................................................................................................14
Kết luận..............................................................................................................16

1


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Báo chí Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã góp phần to lớn
trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cũng như chống tiêu
cực góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Ngày nay vị trí
vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nâng lên, trở
thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần
của nhân dân, ở một khía cạnh nào đó, báo chí tham gia vào tiến trình
lịch sử của thời đại. Xã hội càng phát triển thì vai trò xã hội của báo


chí càng phát triển và thể hiện phong phú, đa dạng.
Xét một cách toàn diện, ngành nghề nào cũng cần có đạo đức
nhưng đối với nhà báo, phóng viên – những người luôn được coi là đại
diện cho tiếng nói của nhân dân thì đạo đức nghề nghiệp lại càng cần
phải được đề cao. Đảng và nhà nước ta đã xác định người làm báo là
chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. Để thực hiện được điều đó
đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức sâu rộng, giỏi nghiệp vụ mà
còn phải có cái tâm trong sáng. Vì vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo luôn được coi là một trong những vấn đề then chốt nhất.
Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ở Việt Nam được xác lập trên
cơ sở thực tiến hoạt động báo chí Thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn
hoạt động báo chí Việt Nam. Vì vậy bên cạnh những nguyên tắc,
chuẩn mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các
quốc gia thì còn có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề báo
riêng của từng quốc gia, từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời
2


kì phát triển lịch sử của quốc gia và cơ quan báo chí đó đảm bảo cho
những họat động của nhà báo hòa đồng với xã hội nhưng cũng không
vượt quá giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung,
đạo đức nghề báo. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: “Những quy ước về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam có ý nghĩa như thế
nào trong thực tiễn tác nghiệp của anh (chị) ” cho bài tiểu luận của
mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những tác động của quy ước về đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đối với thực tiễn tác nghiệp
của bản thân. Phạm vi nghiên cứu là thực tiễn hoạt động của bản thân
- một phóng viên của Đài PT – TH Phú Thọ.

3. Mục tiêu của đề tài.
Xác định được quy ước về đạo đức nghề nghiệp của người làm
báo Việt Nam có những tác động và ý nghĩa như thế nào tới thực tiễn
tác nghiệp của bản thân từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm thực
tiễn về việc áp dụng quy ước về đạo đức nghề nghiệp của người làm
báo Việt Nam trong quá trình công tác của bản thân. Làm thế nào để
trở thành một nhà báo giỏi nghiệp vụ lại có cái tâm trong sáng giúp
ích cho sự phát triển ổn định của xã hội và đất nước.

3


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Những khái niệm chung

1.1. Đạo đức
Đạo đức là một hính thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng
xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ xã hội. Chúng
được thực hiện bởi niềm tin các nhân, bởi truyền thống và sức mạnh
của dư luận xã hội.
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách. Giúp cá nhân có ý thức
và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu thương đối với
tổ quốc, đồng bào và toàn nhân loại. Đạo đức là nền tảng của hạnh
phúc gia đình, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình.
Một xã hội muốn phát triển bền vững thì các quy tắc, chuẩn mực đạo
đức phải được tôn trọng và luôn được củng cố phát triển.
1.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo
đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo

đức nghề ngiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc
và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định nhằm điều chỉnh
hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với
lợi ích và sự tiến bộ của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp mang ý nghĩa
quan trọng trong việc tồn tại nghề nghiệp đó. Mỗi nghề nghiệp mang

4


một đặc thù riêng vì vậy cũng mang theo những yêu cầu riêng về đạo
đức cho phù hợp với nghề nghiệp ấy.
1.3. Đạo đức nghề nghiệp báo chí
Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực
quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ
nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gắn liền với đạo đức
nói chung. Cốt lõi của của đạo đức chính là cái tâm của nhà báo. Đạo
đức nghề nghiệp của người cầm bút xét một cách toàn diện được nhìn
nhận ở sự ứng xử, thái độ và trách nhiệm của họ trong các mối quan
hệ giữa nhà báo với công chúng xã hội; nhà báo với nguồn tin; nhà
báo với toà soạn; nhà báo với đồng nghiệp v.v.

5


Chương 2.
Những đóng góp tiêu biểu của báo chí cách mạng Việt Nam
hay diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay.

2.1. Những đóng góp tiêu biểu.
Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí: báo viết, báo

nói, báo hình, báo điện tử với 838 tờ báo và 19000 nhà báo. Cả nước
hiện có 67 cơ quan báo chí, với hơn 700 ấn phẩm báo chí. Cùng
với 11 trạm phát sóng và phát qua vệ tinh của đài tiếng nói Việt Nam,
còn có 64 đài tỉnh- thành phố, 606 đài phát thanh- truyền hình cấp
huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM. Còn báo điện tử mấy năm
gần đây cũng có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ trên
32,5%/năm. Hiện nay ở nước ta có hơn 20 tờ báo điện tử và hàng trăm
trang thông tin điện tử, 26 nhà cung cấp dịch vu và kết nối Internet và
hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử trên Internet…
Thực tế cho thấy, báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không
thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân, báo chí thực sự đã đến với
nhiều đối tượng, trở thành người bạn thân thiết hàng ngày của họ. Có
được những điều ấy bởi lẽ, báo chí là tiếng nói của Đảng, nhà nước,
đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp, là tiếng nói của nhân
dân, là diễn đàn tin cậy của các tầng lớp quần chúng trong xã hội. Báo
chí đã và đang đáp ứng quyền và trách nhiệm được cung cấp thông
tin của đông đảo cán bộ, nhân dân trong toàn xã hội. Đồng thời thể
hiện tốt vai trò của mình trong việc quản lý các vấn đề văn hoá xã hội.
6


Trong những năm qua, báo chí luôn bám sát mục tiêu, tôn chỉ,
đường lối chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các giải pháp
định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ. Những sự kiện
quan trọng của đất nước được báo chí dành thời lượng, đăng tải nhanh
chóng, kịp thời tới nhân dân, như Đại hội Đảng lần thứ XI, bầu cử
Quốc hội và HĐND các cấp, các kỳ họp Trung ương, Quốc hội.
Trong quá trình đó, báo chí đặc biệt đi sâu phản ánh tình hình
phát triển kinh tế xã hội, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp của
Chính phủ, cùng cả nước vượt qua những khó khăn, thực hiện thắng

lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Có những lúc tình hình biên giới
biển đảo diễn biến phức tạp, báo chí đã vào cuộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào
dân tộc, bảo vệ chủ quyền, giữ gìn môi trường hòa bình trên cơ sở tôn
trọng chủ quyền các nước và công ước Liên Hợp Quốc về luật
biển, tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông.
Báo chí cũng đã dành nhiều tin bài về gương người tốt, việc tốt,
đẩy mạnh học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động
người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí
đấu tranh với luận điệu của những thế lực thù địch, bảo vệ thành quả
cách mạng, chống những hiện tượng thoái hóa, biến chất, tự diễn biến
trong cán bộ đảng viên và nhân dân, xây dựng môi trường xã hội lành
mạnh.
Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, báo chí đã đưa những thông
tin mới về phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa của các nước đến Việt
Nam, đồng thời giúp cho kiều bào và bạn bè quốc tế hiểu hơn về quan
7


điểm, thành tựu phát triển, nền văn hóa Việt Nam, vun đắp tình hữu
nghị với các nước.
2.2. Những sai phạm, thiếu xót của báo chí Việt Nam hiện nay
Người làm báo trong thời đại của nền kinh tế thị trường không
còn đơn giản chỉ là người truyền tải thông tin, truyền tải những diễn
biến muôn màu của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, mà còn mang
trên mình trọng trách định hướng dư luận và thúc đẩy sự phát triển
mọi mặt của đất nước. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị
trường, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo hiện nay đang
có dấu hiệu thoái hoá, xuống cấp nghiêm trọng.
Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực

chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo
đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay,
không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu
cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác
phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với
báo chí. Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm
đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo
tác phẩm báo chí. Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong
thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, chủ yếu thể hiện qua
các nội dung dưới đây:
Thứ nhất, nhà báo không nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để
phát hiện đề tài sáng tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt
thông tin, hư cấu chi tiết trong tác phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho
8


dư luận xã hội. Hiện nay, sở dĩ còn có những tác phẩm báo chí chưa
hấp dẫn hoặc làm mất niềm tin đối với công chúng là do tác giả bịa
đặt, sao chép, làm sai lệch thông tin về các sự kiện, vấn đề. Đây là kết
quả lao động của các phóng viên, cộng tác viên “sa lông”, tức là ngồi
tại tòa soạn, ở nhà để “sáng tạo”. Những phóng viên, cộng tác viên
lười lao động, thiếu trách nhiệm với nghề nghiệp và xã hội thường có
hành động này. Trong thực tế hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, đã
và đang xuất hiện không ít các “nhà báo sa lông”.
Thứ hai, tác phẩm báo chí sai số liệu, nhầm lẫn thông tin, nhà
báo bị kiện – lỗi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong sử
dụng các phương pháp thu thập thập thông tin, dữ liệu. Có thể đưa ra
một số ví dụ gần đây để minh chứng cho sự non yếu của nhà báo khi
quan sát thu thập thông tin, dữ liệu. Trên kênh Truyền hình ANTV của
bộ công an, có chuyên mục “Camera giấu kín”. Trong một kịch bản

phát sóng, nhóm làm chuyên mục đã mời một sinh viên người nước
ngoài đang học tập tại Việt Nam đóng vai người hành nghề “Xe ôm
Tây”. Nhà đài muốn xem “khách ta” và những người cùng hành nghề
chạy xe ôm của ta sẽ ứng xử ra sao với tình huống này. Nhóm làm
chuyên mục đã tổ chức ghi hình tại nhiều điểm khác nhau ở Hà Nội
như cổng trường đại học, cổng bệnh viện, bến xe… Ngay chiều hôm
đó, trên một số tờ báo mạng, trang tin điện tử đã xuất hiện các bài viết
về sự kiện này với những dòng tít mùi mẫm kiểu “Một tấm gương
sinh viên nước ngoài vượt khó”, “Xe ôm Tây”…. Hay trong một tình
huống ghi hình của kịch bản: nếu có một ai đó gửi nhờ mang hộ đồ
vật, trên đường đi bị công an kiểm tra, bắt giữ vì thấy có ma túy, nhân
9


vật sẽ ứng xử ra sao?. Chương trình đã bí mật chọn nghệ sĩ Quyền
Linh làm nhân vật ghi hình. Nhân vật đã bị một phen hú vía khi phải
đối phó với những rắc rối, chỉ khi biết đó chỉ là kịch bản của “Camera
giấu kín” nghệ sĩ Quyền Linh mới thở phào. Nhưng ngờ sau phen hú
vía với nhà đài, diễn viên Quyền Linh lại phải điên đầu với việc báo
chí và dư luận (chủ yếu báo mạng và các trang mạng xã hội) đưa tin
“Nghệ sĩ Quyền Linh bị bắt vì buôn ma túy”. Chỉ khi chương trình tình
huống trên, nghệ sĩ Quyền Linh mới được công chúng “giải oan”.
Để thu thập thông tin, dữ liệu, hiện nay vì sao nhiều người ngại
tiếp xúc với báo giới, vì nhiều nhân vật trả lời phỏng vấn đã trở thành
nạn nhân của báo chí, bị nhà báo “nhét miệng” những câu trả lời sai sự
thật. Một ví dụ cười ra nước mắt về một vị lãnh đạo cấp vụ ở Bộ Giáo
dục và Đào tạo – nạn nhân của báo chí bởi sự “nhét miệng” này.
Chuyện là trong một lần dự hội nghị tập huấn giáo viên dạy văn toàn
quốc được tổ chức tại Thừa Thiên – Huế. Phóng viên giáo dục của
một tờ báo nọ đã phỏng vấn vị vụ trưởng về chủ đề dạy và học văn

học ở nhà trường phổ thông. Vốn là giáo viên văn, vị lãnh đạo trả lời
đại ý là “các thầy cô dạy văn cần dạy học trò tình yêu quê hương, đất
nước… Ví dụ, các thầy cô dạy các em học sinh ở Huế phải biết yêu
dòng sông Hương thơ mộng, dạy học sinh ở Nghệ An phải biết yêu
dòng sông Lam”. Hôm sau, trên trang “Giáo dục” của tờ báo nọ đăng
tải bài viết về sự kiện tập huấn này và đã trích lời vị vụ trưởng nọ
“… lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các thầy cô dạy văn
phải dạy cho học trò đã yêu sông Hương phải biết yêu cả… sông

10


Lam”. Vị lãnh đạo nọ điếng người, không biết giải thích ra sao vì bài
viết gán ghép nực cười này.
Trong thực tế hoạt động báo chí, khi sử dụng phương pháp
nghiên cứu tư liệu để thu thập thông tin, dữ liệu, một số nhà báo đã tự
khoe khả năng copy and paste lành nghề của mình trên Google của
internet. Đây cũng là câu chuyện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo hay mục đích thông tin không rõ ràng, lạm dụng những chi
tiết “hot”, giật gân, câu khách, tác phẩm thiếu tính khách quan, chân
thực và giá trị nhân văn – nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp
trong bước thể hiện tác phẩm báo chí. “Mối tình của Lượm” là trường
hợp được nhiều nhà báo dẫn ra tại hội thảo chống sai phạm trên báo
chí do Bộ Thông tin - truyền thông tổ chức ở Đồng Hới, Quảng Bình
ngày 24-8. Theo ông Hoàng Hữu Lượng - cục trưởng Cục Báo chí,
nhân vật Lượm trong chuyên mục “Người xây tổ ấm” của Đài truyền
hình VN phát sóng tháng 2-2011 là nhân vật hoàn toàn bịa đặt. Đây là
chương trình mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc, thu hút sự quan tâm của
nhiều tầng lớp nhân dân nhưng đưa thông tin thiếu kiểm chứng đã làm
niềm tin bị lung lay, tấm lòng chân thật bao dung bị lừa dối, xúc

phạm.
Thứ ba, không tự biên tập tác phẩm của mình, nhà báo vô tình
hoặc cố ý để lọt sai sót, đánh đố biên tập viên, đó cũng là sự vi phạm
đạo đức nghề nghiệp. Tự biên tập tác phẩm là bước không thể bỏ qua
đối với một nhà báo chuyên nghiệp. Không biên tập viên nào có thể
biên tập tác phẩm tốt hơn là do chính tác giả tự biên tập. Các biên tập

11


viên biên tập tác phẩm của phóng viên, cộng tác viên chỉ là để làm cho
các tác phẩm đó tốt hơn khi nó được tổ chức trên sản phẩm báo chí
Mặt khác vì lợi ích cá nhân, nhóm hoặc vì mục đích thương mại
mà coi nhẹ các chức năng, nguyên tắc hoạt động của báo chí khi tổ
chức tác phẩm trên các sản phẩm báo chí – đó là sự vi phạm pháp luật
và đạo đức nghề nghiệp. Trong thực tế hoạt động báo chí đã có những
tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký toà soạn chủ ý hoặc “hồn
nhiên” chỉ đạo phóng viên, cộng tác viên viết tin, bài giật gân, câu
khách, viết bài quảng cáo trá hình để đăng tải trên các sản phẩm báo
chí. Sở dĩ gần đây trên diễn đàn báo chí ở nhà bàn luận nhiều đến
thuật ngữ “báo lá cải” cũng là do bức xúc của báo giới và công chúng
xã hội về việc đang xuất hiện các sản phẩm báo chí chú trọng đăng tải
thông tin “cướp, giết, hiếp”. Vì chạy theo thị hiếu tầm thường của một
phận công chúng hoặc vì mục đích thương mại rẻ tiền mà một số lãnh
đạo cơ quan báo chí đã coi thường các nguyên tắc, chức năng hoạt
động của báo chí khi áp dụng cách làm này.
Chưa kể để việc, hiện nay có một số phóng viên, cộng tác viên
“canh ti” với người tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí để dành “đất”
đăng bài quảng cáo trá hình, bài viết doạ nạt, đánh đấm, tống tiền cơ
sở. Khi bài viết được tổ chức trên mặt báo, ban biên tập duyệt cũng đã

vô tình hoặc cố ý để lọt hoặc “cho qua”. Vô hình chung, cả lãnh đạo
và nhân viên của cơ quan báo chí đó đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức
nghề nghiệp.
Không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả,
hậu quả của tác phẩm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên,
12


biên tập viên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí. Cách đây ít
năm, Hà Nội có chỉ thị ngừng đăng ký môtô và xe gắn máy tại các
quận nội thành. Toà soạn báo đã cử phóng viên đi viết bài, chụp ảnh
phản ánh về vấn đề này. Sau khi số báo xuất bản, ban biên tập đã bị
kiện, vì lý do đã ám chỉ họ là “cò” đăng ký xe máy. Ban biên tập tìm
hiểu, nguyên do là bức ảnh minh hoạ mà phóng viên “zoom” có tiền
cảnh rất rõ chân dung một phụ nữ. Toà soạn đã in dòng chú thích rất
áp đặt dưới bức ảnh là “Các “cò” thường lởn vởn trước cổng các
điểm đăng ký xe máy”. Phụ nữ này đang là giảng viên của một trường
đại học lớn tại Hà Nội. Ban biên tập nhận thiếu sót và cho đính chính.
Tuy nhiên, biên tập viên lại cho in lời đính chính kiểu “Nói lại cho
rõ”. Rõ ràng đây là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở toà
soạn nọ trong tất cả các bước của quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Đối với một nhà báo, tác phẩm vi phạm đạo đức nghề nghiệp
không những gây hậu quả xã hội to lớn mà còn khó có thể lấy lại được
danh dự và uy tín của cơ quan báo chí, nền báo chí đối với công chúng
xã hội.

13


Chương 3. Quy ước 9 điều về đạo đức nghề nghiệp

của những người làm báo Việt Nam
Với hoạt động báo chí, bên cạnh việc chấp hành nghiêm pháp
luật về báo chí, đòi hỏi các nhà báo phải không ngừng tăng cường,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp – đạo đức báo chí Việt Nam. Người
làm báo có trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công
dân, chấp hành nghiêm pháp luật, chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí
và các luật khác. Đại hội VI Hội Nhà báo Việt Nam thông qua Quy
ước đạo đức báo chí Việt Nam. Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam
được Đại hội VI (năm 1995) thông qua và trở thành nghị quyết của
Đại hội. Tại Đại hội VII (năm 2000), các đại biểu quyết định tiếp tục
duy trì này trong hoạt động nghề nghiệp của báo chí Việt Nam. Đại
hội VIII (năm 2005) Hội Nhà báo Việt Nam, sau 10 năm đi vào cuộc
sống sống động của nền báo chí nước nhà, quy ước đạo đức báo chí
Việt Nam được cô đúc súc tích, ngắn gọn trong 9 điều quy định về đạo
đức báo chí Việt Nam mà mọi nhà báo hội viên Hội Nhà báo Việt
Nam phải tuân thủ và thực hiện đó là:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam;
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân;
3. Hành nghề trung thực khách quan, tôn trọng sự thật;
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để
vụ lợi và làm trái pháp luật;
14


5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân,
làm tốt trách nhiệm xã hội;
6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người
cung cấp thông tin;

7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt
động nghề nghiệp;
8. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa,
nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ;
9, Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có
chọn lọc các nền văn hóa khác.
Các cơ quan báo chí - loại hình báo chí, trên cơ sở 9 điều quy
định về đạo đức nghề nghiệp, các cơ quan báo chí có những quy định
riêng về đạo đức nghề nghiệp của từng cơ quan báo chí - báo nói, báo
hình, báo in, báo điện tử - phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan,
đơn vị mình.

15


Kết luận
Với nhà báo, danh tiếng là điều mà xã hội công nhận cho những
cống hiến của họ, những cống hiến ấy không tính bằng vài bài báo hay
vài tháng, vài năm mà phải bằng cả cuộc đời phấn đấu lao động không
mệt mỏi của họ. Nghành nghề nào cũng cần có đạo đức nhưng với
một nhà báo thì đạo đức nghề nghiệp lại càng cần phải đề cao. Lương
tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với sự thật là điều đầu tiên một nhà báo
phải nghĩ đến trước khi tác nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế để trở thành
một nhà báo có đạo đức nghề nghiệp không hề đơn giản. Không phải
cứ tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật là đã trở thành nhà báo
có đạo đức. Thựa tiễn cuộc sống là muôn hình muôn vẻ vì thế nhà báo
phải trau dồi đạo đức suốt đời thì mới đáp ứng được yêu cầu của
Đảng, của nhân dân, của xã hội.

16




×