Chuyªn ®Ò: “tæ chøc kiÓm
tra, ®¸nh gi¸ theo chuÈn
kiÕn thøc kÜ n¨ng”.
1. Cần nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy
học bộ môn:
Thực tế dạy học công tác kiểm tra, đánh giá có tác động rất lớn tới
các khâu của quá trình dạy học, tới chất lượng giáo dục. "Thi gì- học
nấy".
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK và phương pháp dạy học
cần phải đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá bao gồm cả hai khía cạnh: Nội
dung, hình thức và phương pháp tiến hành.
Về nội dung: trước kia thường chỉ chú ý tới kiểm tra về kiến thức
(ghi nhớ kiến thức là chủ yếu) . Nay cần chú trọng hơn tới việc kiểm
tra, đánh giá về kĩ năng, thái độ.
Về phương pháp kiểm tra: trước kia thường đơn điệu chỉ bằng câu
hỏi theo dạng "tự luận". Nay cần đưa thêm các dạng câu kiểm tra
trắc nghiệm .
Mặt khác, trước đây HS hoàn toàn bị động, công việc kiểm tra đánh
giá cho do giáo viên tiến hành. Nay cần chú ý để HS tham gia vào
công tác kiểm tra đánh giá một cách chủ động
2. Xác định rừ mục đích của việc kiểm tra, đánh giá:
-
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của
đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện,
những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
-
Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức,
kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra
-
Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả
học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ
cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó
khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.
-
Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết mức
độ đạt được của học sinh so với mục tiêu môn học để
họ có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
-
Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương
trình, sách giáo khoa, nếu cần thiết có thể kiến nghị
điều chỉnh lại.
2. Nắm vững nội dung cần kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt
kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra,
đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS phổ thông cần được đánh giá theo 6 mức độ:
(1) Nhận biết
(2) Thông hiểu
(3) Vận dụng
(4) Phân tích
(5) Tổng hợp
(6) Đánh giá
Về kĩ năng
Căn cứ vào nội dung của chương trình SGK và cách trình bày nội dung
trong SGK (không chỉ cung cấp kiến thức qua kênh chữ mà còn chú
trọng cung cấp kiến thức qua kênh hình: tranh ảnh...), việc kiểm tra,
đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, vận dụng
kiến thức)
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông
tin lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cần hạn chế
kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ
hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư
duy của HS.
3. Nắm vững phương pháp, hình thức kiểm tra đánh
giá:
- Kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tự luận với câu hỏi mở
Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí
tuệ, khả năng diễn đạt của HS.
+ Trắc nghiệm khách quan
Loại trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể
kiểm tra được một phạm vi rất rộng của chương trình môn
học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao hơn và
khuyến khích HS tích luỹ nhiều kiến thức. Kết quả kiểm tra,
đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ
quan của người chấm bài.