Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận cao học môn xã hội học thực trạng “sống thử” của sinh viên khoa tuyên truyền của học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.17 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặt trong hoàn cảnh đất nước đang trong tiến trình hội nhập và phát
triển, cùng với đó là sự du nhập của các trào lưu văn hóa,tư tưởng lối sống
khiến cho giới trẻ ngày nay có cái nhìn đa chiều, mở rộng hơn về các vấn đề
tình yêu, hôn nhân và giới tính. Chính điều ấy đã làm nảy sinh không ít những
hiện tượng tiêu cực có, tích cực có trong cuộc sống. Một trong số đó là hiện
tượng “sống thử”.
Hiện tượng “sống thử” trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là sinh viên tuy
không còn là vấn đề mới mẻ, song nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã
hội. Bởi vấn đề này không còn là hiện tượng mang tính trào lưu như lúc mới
xuất hiện, mà nó đang dần đang trở thành lối sống của các bạn trẻ nói chung
và của sinh viên nói riêng hiện nay.
“Sống thử” đang dần gặm nhấm và ngày một ăn sâu vào lối sống của
những con người non nớt như sinh viên chúng ta. Vậy chúng ta cần nhìn nhận
về vấn đề này như thế nào? Việc sống thử của sinh viên đem lại những lợi ích,
những hậu quả gì? Giải quyết nó ra sao? Lối sống này tích cực hay tiêu cực,
nó có vi phạm pháp luật hay không? “Sống thử” có thực sự phù hợp với sinh
viên? Nhằm tìm hiểu và làm rõ những thắc mắc đó cũng như nắm dược thái
độ, quan điểm, suy nghĩ và hành động của các bạn sinh viên, cụ thể ở đây là
các bạn sinh viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng “sống thử” của sinh
viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” để
từ đó phần nào định hướng và đưa ra một vài giải pháp có thể giúp các bạn
sinh viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có cái
nhìn đúng đăn hơn về vấn đề này.


Cùng với sự du nhập của các nền ,văn hóa phương Tây, vấn đề “sống
thử” của sinh viên nói chung và của sinh viên khoaTuyên truyền của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng hiện nay đã và đang thu hút được rất


nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà lý luận, của các học giả. Tuy họ chưa
viết thành các đề tài khoa học. Song khi đề cập tới vấn đề “sống thử” trong
sinh viên thì hơn ai hết họ lại chính là những người đưa ra những ý kiến cùng
sự nhìn nhận đúng đắn nhất.
Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền, chủ nhiệm khoa tâm lý giáo dục học
Việt Nam thì: “Việc các bạn “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, phóng túng của các
bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ đã
quan niệm về tình yêu “rất hiện đại”.
Bên cạnh đó thì đề tài “sống thử” này cũng được rất nhiều các bạn
trẻ, các bạn sinh viên lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.


2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Sống thử không còn là vấn đề mới mẻ trong giới sinh viên hiện nay. Các
mặt lợi và hại của sống thử ngày càng được xã hội quan tâm, đánh giá. Đề tài
nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng sống thử của
sinh viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cùng với
đó là các ý kiến phân tích giúp chúng ta thấy được các mặt tồn tại của vấn đề
này.
3. Đối tượng, khách thể,phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vấn đề sống thử trong sinh viên khoa
Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền và các quan điểm liên
quan đến vấn đề này.
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Về thời gian


: Nghiên cứu vấn đề sống thử trong những năm trở lại đây.

4. Thao tác hóa khái niệm liên quan đến đề tài.
Đề tài sử dụng khái niệm sau:
“Sống thử” hay “sống thử trước hôn nhân” là một hiện tượng xã hội, theo
đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ
chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn.
Trong khoa học “sống thử” được gọi là “liên minh tự do”. “Liên minh tự
tự do” là sự giao kết không ràng buộc bởi yếu tố pháp lý nào, hai chủ thể
tham gia “liên minh tự do” không bị ép buộc hay cấm đoán bởi bất kì yếu tố
nào và xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên.

5. Giả thuyết nghiên cứu.


Đề tài đưa ra giả thuyết sau đây:
Giả thuyết mô tả: Chỉ ra đặc trưng và thực trạng vấn đề sống thử.
_ Sống thử là tình trạng phổ biến của sinh viên hiện nay. Đây là hiện tượng
đang dần trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là với thế hệ trẻ.
Đây là kết quả của việc hội nhập, phát triển, giao thoa văn hóa giữa Đông và
Tây, nó xảy ra như một tất yếu của xã hội.
6. Phương pháp thu thập thông tin.
Đề tài sử dụng một số phương pháp sau đây để thu thập thông tin.
Trong cuộc diều tra về “Vấn đề sống thử của sinh viên khoa Tuyên
truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay” phương pháp nghiên
cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp anket.
Phương háp anket được sử dụng trong nghiên cứu này, bởi đay là
phương pháp thu thập thông tin gián tiếp qua bảng câu hỏi. Phương pháp
nghiên cứu định lượng, đi sau vào thu thập các thông tin về hành vi, sự việc…
Ngoài ra còn áp dụng thêm một vài phương pháp khác như: Phương

pháp thống kê, phương pháp phân tích tài liệu.
7. Phương pháp chọn mẫu điều tra.
_ Việc chọn mẫu để thực hiện đề tài nghiên cứu là phương pháp chọn
mẫu hạn ngạch.
_ Trong quá trình điều tra xã hội học nhóm đã nghiên cứu được:
Khoa tuyên truyền có 550 sinh viên, trong đó:
Sinh viên k31: 27% (32% nam; 68% nữ)
Sinh viên k32: 25% (40% nam; 60% nữ)
Sinh viên k33: 25% (30% nam; 70% nữ)
Sinh viên k34: 23% (35% nam; 65% nữ)
Trong tổng số 550 sinh viên khoa Tuyên truyền thì nhóm nghiên cứu chọn ra
100 sinh viên để phát phiếu điều tra.
Nam k31 = 32% . 27% .100 = 9(sv)
Nữ k31 = 68% . 27% .100 =18(sv)


Nam k32= 40% . 25% . 100=10(sv)
Nữ k32 = 60% . 25% . 100=15(sv)
Nam k33= 30% . 25% . 100=8(sv)
Nữ k33= 70% . 25% . 100=17(sv)
Nam k34= 35% . 23% . 100= 8(sv)
Nữ k34 = 65% . 23% . 100 = 15(sv)
Sau khi tính toán trong tổng số 100 sinh viên phát bảng hỏi có 27% sinh viên
K31; 25% sinh viên K32; 25% sinh viên K33; 23% sinh viên K34 .
Sinh viên K31: 9 nam ; 18 nữ.
Sinh viên K32: 10 nam ; 15 nữ.
Sinh viên K33: 8 nam ; 17 nữ.
Sinh viên K34 : 8 nam ; 15 nữ.



Giới tính nam , nữ đúng tổng thể.

8. Bảng hỏi điều tra
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Khoa Tuyên truyền
BẢNG HỎI ĐIỀU TRA
Xin chào các bạn!
Chúng tôi đến từ lớp Quản lý văn hóa tư tưởng K33A2, hiện tại chúng tôi
đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng “sống thử” của sinh viên khoa
Tuyên truyền của Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay nhằm đề xuất
các giải pháp giải quyết các vấn đề cơ bản đang đặt ra đối với sinh viên về


vấn đề sống thử. Chúng tôi rất mong các bạn vui lòng trả lời một số câu hỏi
được in sẵn trong bảng hỏi này. Ý kiến các bạn sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn vì sự hợp tác của bạn.

Câu 1: Giới tính?
A.
B.

Nam
Nữ
Câu 2: Bạn là sinh viên năm thứ mấy?

A.
B.
C.
D.


Năm I
Năm II
Năm III
Năm IV
Câu 3: Bạn là sinh viên khoa nào?
………………………………………………………
Câu 4: Định nghĩa “sống thử” là việc sống chung với một người khác giới
như vợ chồng trong cùng một căn phòng, có sinh hoạt vật chất và tinh thần
chung. Theo bạn là đúng hay sai?

A.
B.

Đúng
Sai
Câu 5: Hiện tại bạn đang ở với ai?

A.
B.
C.
D.

Ở với bố mẹ, gia đình, họ hàng
Ở trọ với bạn
Ở kí túc xá
Ở một mình.
Câu 6: Bạn có người yêu chưa?

A.

B.


Chưa.
Câu 7: Nếu người yêu của bạn đề nghị bạn sống thử, bạn có đồng ý không?

A.




B.
C.

Không
Tùy vào hoàn cảnh.
Câu 8: Bạn có hoặc biết ai đang sống thử trong trường không?

A.
B.


Không.
Câu 9: Chỉ những sinh viên học xa nhà mới sống thử, bạn có suy nghĩ như
thế nào về ý kiến này?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….............................
...................................
Câu 10: Bạn thấy tình trạng sống thử của sinh viên khoa Tuyên truyền của

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có phổ biến không?

A.
B.
C.
D.

Phổ biến
Ít phổ biến
Không có
Không quan tâm đến vấn đề này.
Câu 11: Theo bạn vì sao có hiện tượng sống thử trong sinh viên Học viện Báo
chí và Tuyên truyền? ( Có thể chọ một hoặc nhiều phương án).

A.
B.
C.
D.
E.
F.

Muốn thử cảm giác sống với người mình yêu
Giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng ngày
Do chưa có kinh nghiệm sống, nhẹ dạ cả tin
Chạy theo trào lưu, cho rằng sống thử là sành điệu
Tất cả các nguyên nhân trên
Ý kiến khác ( nêu rõ)………
Câu 12: Bạn đánh giá thế nào về cuộc sống của những sinh viên sống thử?
A. Tốt
B. Tương đối tốt

C. Xấu
D. Rất xấu


Câu 13: Bạn thấy những người đang sống thử thì việc học của họ như thế
nào?
A.
B.
C.
D.

Ngày càng tốt
Không có gì thay đổi
Kém đi một chút
Kém đi rất nhiều
Câu 14: Những sinh viên sống với nhau theo bạn gia đình của những sinh
viên đó có biết không?

A.
B.


Không

Câu 15: Theo bạn sống thử có lợi ích và hậu quả gì?
A.
B.
C.
D.
E.

F.
G.
H.
I.
J.
K.
L.

Cùng nhau trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày
Cùng giúp đỡ nhau trong học tập
Việc học sa sút
Học được cách nhường nhịn, tha thứ cho những người xung quanh
Tạo chỗ dựa về đời sống tình cảm
Có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn
Dẫn đến việc lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục
Làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội
Học được cách quản lý một gia đình cho tương lai
Trở nên dễ dãi trong tình yêu
Đạo đức cá nhân đi xuống
Hiểu hơn về người mình yêu, tránh được nguyên nhân đổ vỡ khi mai này cưới
nhau.
M .Ý kiến khác (nêu rõ)……………
Câu 16: Nếu đặt mình trong hoàn cảnh là một người sống thử với người khác.
Khi bị gia đình phát hiện và ngăn cản, bạn sẽ xử lý như thế nào?

A.

Vẫn tiếp tục sống như vậy, bản thân đã lớn có thể tự quyết định được cuộc

B.

C.
D.

sống của mình.
Phân tích cho gia đình hiểu và chấp nhận.
Ngoài mặt nghe lời gia đình nhưng vẫn tiếp tục sống thử.
Nghe lời gia đình, chấm dứt sống thử.


E.

Ý kiến khác (nêu rõ)………..
Câu 17: Bạn đánh giá thế nào về việc sống thử?

A.
B.
C.
D.

Đi ngược lại với đạo đức, truyền thống của dân tộc.
Tùy vào hoàn cảnh của từng người để xem xét.
Là điều bình thường, các nước trên thế giới đều có.
Ý kiến khác ( nêu rõ)……

Câu 18: Nếu gia đình có anh(chị,em) của bạn sống thử? Bạn sẽ xử sự như thế
nào?
A.
B.
C.
D.


Tuyệt đối không chấp nhận, ra sức phản đối.
Xem xét hoàn cảnh của người đó rồi mới quyết định.
Nói với người lớn trong gia đình để tìm cách ngăn cản.
Không quan tâm, đó là chuyện riêng tư của anh, chị.
Câu 19: Bạn thấy thái độ của xã hội và những người xung quanh về sóng thử
như thế nào?

A.
B.
C.
D.

Phản đối, lên án.
Chỉ lên án những người sống thử mà gây ra hậu quả, còn lại không thái độ gì.
Lảng tránh vấn đề này.
Không để ý.
Câu 20: Theo bạn sống thử có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?

A.
B.


Không
Câu 21: Nếu nhà tổ chức một buổi nói chuyện về việc sống thử, bạn sẽ tham
gia chứ?

A.
B.
C.


Chắc chắn sẽ tham gia.
Không tham gia.
Nếu có thời gian sẽ tham gia.
Câu 22: Trong buổi nói chuyện về vấn đề sống thử đó bạn mong muốn được
học và chia sẻ những gì?

A.
B.
C.
D.

Cách quản lý cuộc sống cá nhân.
Cách xử sự khi chung sống với nhau.
Các biện pháp để chung sống an toàn.
Ý kiến khác (nêu rõ)…………


Xin cảm ơn đã hợp tác để chúng tôi có thể hoàn thành bảng khảo sát
này.

9. Kết quả xử lý bảng hỏi phỏng vấn
Câu 1: Có 35/100sv (35) chọn phương án A
65/100sv (65) chọn phương án B
Câu 2: Có 27/100sv (27%) chọn phương án A
25/100sv (25%) chọn phương án B
25/100sv (25%) chọn phương án C
33/100sv (23%) chọn phương án D
Câu 4: Có 100 sinh viên (100%) chọn phương án A
Câu 5: Có 14% chọn phương án A

26% chọn phương án B
27% chọn phương án C
33% chọn phương án D
Câu 6: Có 51% chọn phương án A
49% chọn phương án B
Câu 7: Có 3% chọn phương án A
80% chọn phương án B
17% chọn phương án C
Câu 8: Có 10% chọn phương án A
90% chọn phương án B
Câu 10: Có 7% chọn phương án A
45% chọn phương án B
30% chọn phương án C


18% chọn phương án D
Câu 11: Có 7% chọn phương án A
8% chọn phương án B
15% chọn phương án C
7% chọn phương án D
56% chọn phương án E
7% chọn phương án F
Câu 12: Có 0% chọn phương án A
0% chọn phương án B
45% chọn phương án C
55% chọn phương án D

Câu 13: Có 0% chọn phương án A
5% chọn phương án B
15% chọn phương án C

80% chọn phương án D
Câu 14 : Có 100% chọn phương án B.
Câu 16 : Có 3% chọn phương án A
5% chọn phương án B
2% chọn phương án C
60% chọn phương án D
30% chọn phương án E
Câu 17: Có 60% chọn phương án A
30% chọn phương án B
10% chọn phương án C
0% chọn phương án D
Câu 18: Có 65% chọn phương án A
20% chọn phương án B


10% chọn phương án C
5% chọn phương án D
Câu 19: Có 25% chọn phương án A
35% chọn phương án B
25% chọn phương án C
15% chọn phương án D
Câu 20: Có 45% chọn phương án A
55% chọ phương án B
Câu 21: Có 20% chọn phương án A
50% chọn phương án B
30% chọn phương án C
Câu 22: Có 35% chọn phương án A
22% chọn phương án B
33% chọn phương án C
10% chọn phương án D.


Tổng kết:
Từ kết quả điều tra thông qua bảng hỏi cũng như phỏng vấn về :
Thực trạng sống thử của sinh viên khoa Tuyên truyền của Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay, ta có thể thấy một số vấn đề nổi cộm như sau:
_ Có sự quan tâm nhất định về việc sống thử của sinh viên trong trường.
_ Các bạn sinh viên có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề “sống thử” ,đặc biệt
là các bạn nam sinh.
_ Nhận thức được những lợi ích cũng như tac hại mà sống thử mang lại.
_ Đều có mong muốn tìm hiểu giao lưu, trao đổi bày tỏ quan điểm bản
thân về vấn đề sống thử.


1.

Kết luận
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó
vẫn thu hút được sự quan tâm của xã hội. Mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt
Nam từ những năm 90 nhưng đối với vân đề này còn rất nhiều quan điểm, ý
kiến trái chiều. Có quan điểm đồng tình, ủng hộ với cách nhìn “thoáng” hơn,
bên cạnh đó là những quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn
theo truyền thống đạo đức, văn hóa phương Đông.
Bên cạnh những mặt tích cực về vật chất cũng như tinh thần mà sống
thử mang lại nhưng cũng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là
rất lớn đối với các cặp sinh viên đang sống thử. Không những thế lối sống
được coi là “mốt” này đang làm đảo lộn các giá trị chuẩn mực đạo đức trong
xã hội.
Đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình và xã hội
nhưng đây vẫn là vấn đề còn tồn tại khó có thể chấm dứt trong sinh viên nên
cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiesn thức hơn nữa để hạn

chế đến mức tối đa những hậu quả mà sống thử mang lại.




×