Chuyªn ®Ị trêng thcs hång léc
Chuyªn ®Ị
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY VÀ HỌC
PHẦN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ MÔN THỂ DỤC LỚP 6.7.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
- Chương trình thể dục 6.7 giúp học sinh hiểu biết về kiến thức, kỹ năng, thái độ
trong học tập vì độ tuổi của các em rất thích tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo.
Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Các em thường
ham chơi, ưa thích hoạt động, thích bắt chước và cố gắng làm theo đúng động tác, điệu
bộ, hành vi của giáo viên. Ở lớp 6.7 , học sinh đã có thể thực hiện được một số kỹ năng
vận động cơ bản ở mức độ khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối
tốt, mức độ phức tạp của động tác kỹ năng và biên độ vận động của các động tác được
các em thực hiện cao hơn so với các lớp dưới. Tuy nhiên kỹ năng đó còn ở mức độ thấp
mang nặng tính tự nhiên và chưa bền vững.
- Khả năng thích ứng của cơ thể các em với môi trường sống còn nhiều hạn chế,
sức chòu đựng đối với sự thay đổi thởi tiết còn thấp, ý thức hiểu biết liên quan về vệ
sinh và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ còn yếu ...
- Hình thức tổ chức kỷ luật,tính tự giác, tính thẫm mỹ chưa cao, nhận thức về tinh
thần tập thể còn nhiều hạn chế...
Vì vậy : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phần đội hình đội ngũ môn
thể dục lớp 6.7” là yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên và học sinh trong quá trình
giảng dạy bộ môn thể dục ở THCS hiện nay.
- Chương trình thể dục lớp 6.7 phần đội hình đội ngũ nhằm củng cố và nâng cao
những kỹ năng đã học ở các lớp tiĨu häc như : tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang,
dóng hàng, dồn hàng, điểm số, báo cáo, tư thế nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, dàn
hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái, giậm chân... Biết các khẩu lệnh
và thực hiện các động tác trên ở mức độ tương đối chính xác, đều, đẹp, nhanh, không
mất trật tự, không chen lấn xô đẩy nhau ...
- Đội hình đội ngũ là tổ chức sắp xếp trong tập thể nhằm đảm bảo hoạt động
thống nhất trong hàng ngũ. Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức kỷ kuật. Khẩn trương
nhanh nhẹn về nề nếp lớp học làm thế nào mỗi học sinh trong lớp hiểu và đạt được kỹ
năng đó.
- Rèn cho học sinh có tư thế, tác phong đúng đắn, ngay ngắn chính xác và chấp
hành nghiêm về mệnh lệnh. Đội hình đội ngũ được sử dụng rộng rãi trong khi lên lớp
thể dục, diễu hành và trong các cuộc buổi biểu diễn thể dục khác.
Kiến thức :
Giúp họs sinh có những hiểu biết nhất đònh về nguyên nhân và phong cách phòng
chống một số bệnh tật, biết cách hổ trợ kỷ thuật, vận dụng các trò chơi hiểu biết những
điều luật thi đấu và phương pháp tập luyện hợp lý...
1
Chuyªn ®Ị trêng thcs hång léc
Kỹ năng :
- Học sinh biết thực hiện các động tác ở mức độ tương đối chính xác, nhanh,
không chen lấn, xô đẩy nhau, các động tác theo từng khẩu lệnh cụ thể : Tập hợp hàng
dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải, đi đều,
đứng lại, đổi chân khi sai nhòp, xin phép ra vào lớp ...
- Biết vận dụng các kỹ năng đã học vào các hoạt động chung của trường và
ngoài nhà trường ...
Thái độ hành vi :
- Học sinh có ý thức tự giác trong tập luyện, có tinh thần kỹ luật cao. Tác phong
nhanh nhẹn, có thái độ giữ vệ sinh chung thực hiện nếp sống lành mạnh ...
- Học sinh nhận thức được tập thể dục thường xuyên, có kế hoạch giúp các em có nếp
sống lành mạnh, vui chơi, chống lại bệnh tật và học tốt các môn học khác ...
II. THỰC TRẠNG :
1. Đối với giáo viên :
- Chưa tổ chức cho các em học theo tổ, nhóm ở từng lứa tuổi và giới tính ...
- Giáo viên khi giảng dạy có nêu vấn đề nhưng chưa kết hợp tốt với tranh ảnh để
các nhóm tự thảo luận và làm theo .
- Cách tổ chức lớp học chưa hợp lý, cán bộ lớp quản lý lớp học chưa thật tốt.
- Giáo viên chưa tập trung sửa sai, uốn nắn kòp thời những lỗi mà học sinh mắc
phải. Chẳng hạn : Khi chia nhóm tập luyện, giáo viên quan sát không hết cả lớp,
giáo viên bao quát lớp chưa tốt .v.v...
2. Đối với học sinh :
- Trang phục thể dục thể thao chưa đồng bộ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình học tập.
- Tư thế đứng trong tập luyện còn gò bó, không tự nhiên hoặc xô đẩy nhau khi
tập hợp lớp.
Chẳng hạn :
+ Quay sau : Khi quay làm mất thăng bằng hoặc không hết biên độ động tác, tay cón cử
động mạnh ...
+ Đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại
Đi đều chỗ vòng em bên trong thì đi quá nhanh, làm cho các em bên ngoài đi theo
không kòp, gây rối loạn đội hình.
+ Đổi chân khi sai nhòp :
Khi thực hiện động tác học sinh thường hay nhảy lên hoặc bước bước đệm quá dài...
3. Đối với sân bãi và cơ sở vật chất :
- Sân bãi quá hẹp, thường bò ngập vào mùa mưa chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện
của học sinh.
- Các điểm lẻ thường không có bóng mát để tập luyện hoặc gần lộ giới ảnh
hưởng đến việc học của các em.
2
Chuyªn ®Ị trêng thcs hång léc
- Tranh ảnh phục vụ cho dụng cụ trực quan trong từng tiết học còn thiếu nhiều ...
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
1. Yêu cầu :
Ở học sinh lớp 6.7. yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác,
nhanh, không chen lấn, xô đẩy nhau các động tác theo từng khẩu lệnh cụ thể : Tập hợp
hàng dọc, tập hợp hàng ngang, dàn hàng, dóng hàng, điểm số,báo cáo, xin phép ra vào
lớp, thực hiện nghi thức trên lớp ... các động tác nghỉ, nghiêm, quay trái, quay phải,
quay đằng sau, giậm chân tại chổ, đi đều vòng trái, vòng phải và đứng lại ...
Từ những động tác trên học sinh muốn thực hiện được đòi hỏi có những biện
pháp cụ thể từ phía nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất phải thật sự đáp ứng được nhu
cầu cho một tiết dạy để góp phần “Rèn kỹ năng học đội hình đội ngũ” mang tính kỷ
luật và tinh thần tập thể cao.
2. Đối với giáo viên :
- Ngay từ đầu năm học khi giáo viên giới thiệu về môn học cần hình thành nhóm
và có kế hoạch bồi dưỡng các nhóm trưởng hoạt động theo quy trình cụ thể từng phần,
từng nội dung của tiết dạy. Nên chia nhóm nam riêng và nữ riêng.
- Khi soạn bài lên lớp giáo viên cần quan tâm đến tranh ảnh, thiết bò phục vụ cho
tiết học, giúp học sinh thực hiện bài giảng tốt hơn.
- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ về nội dung tiết dạy, có sự bố trí hợp lý về thời
lượng vận động theo từng nhóm, từng nội dung cụ thể cái gì tập trước và cái gì tập sau
theo hệ thống bài .
- Khi lên lớp giáo viên có sự bao quát lớp tốt, chú ý những lỗi sai mà học sinh
mắc phải từ đó có hướng uốn nắn, sửa sai kòp thời .
Chẳng hạn : Dạy : Quay đằng sau : Giáo viên làm mẫu động tác chậm cho
học sinh xem và tập chậm 2 cử động .
+ Cử động 1 : Lấy gót chân phải và nửa bàn chân trái làm trụ quay người qua bên
phải – ra sau.
+ Cử động 2: Thu chân trái về sát chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Sau đó
cho học sinh tập lại phối hợp hai cử động lại .
+ Khẩu lệnh giáo viên hô rõ ràng, có dự lệnh và động lệnh tương đối chậm.
Dạy : Đi đều, vòng phải, vòng trái ... đứng lại
- Giáo viên sửa sai bằng cách : Làm mẫu động tác chậm kết hợp với phân tích kỹû
thuật động tác, sau đó cho tổ mẫu tập. Tiếp theo, cho các tổ học sinh tập luyện theo đội
hình hàng dọc.
- Khi học sinh đã biết đi đều vòng bên phải hoặc bên trái, đứng lại theo hàng
dọc, Giáo viên cần nhận xét nhắc nhỡ sửa sai.
Dạy : Đổi chân khi đi đều sai nhòp
Giáo viên làm mẫu động tác chậm và giảng giải cách bước theo nhòp hô, sau đó
cho học sinh tập theo các cử động .
3
Chuyªn ®Ị trêng thcs hång léc
+ Cử động 1 : Bước chân trái lên phía trước một bước ngắn.
+ Cử động 2 : Chân phải lướt sát gót chân trái, đồng thời chân trái bước tiếp một
bước ngắn về trước, giữ nguyên tư thế của hai tay khi thực hiện lướt đệm.
+ Cử động 3 : Chân phải bước lên phía trước một bước bình thường vào nhòp hô 2
3. Đối với học sinh :
Đầu năm giáo viên thể dục kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xin ý kiến Ban giám
hiệu vận động học sinh trang bò trang phục thể dục thể thao theo yêu cầu nhằm giúp
các em học tốt môn thể dục khi vận động ngoài sân. - Giáo dục các em về tính kỷ luật,
tính tự giác, tinh thần đoàn kết trong tập thể ... Để tránh những trường hợp xô đẩy nhau
làm ảnh hưởng đến nội dung bài học và không có tính thẩm mỹ cao trong đội hình.
4. Đối với sân bãi – cơ sở vật chất :
- Đề nghò nhà trường nâng cấp sân trường, trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát,
đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh.
- Đề xuất với chuyên môn xếp thời khoá biểu tránh những tiết thứ nhất ở buổi
chiều và năm vào buổi sáng để tránh nắng ...
- Bàn bạc trao đổi với tổ chuyên môn làm thêm một số tranh, ảnh, dụng cụ học
tập để đáp ứng nội dung tiết dạy.
NGêi thùc hiƯn chuyªn ®Ị
4