Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Thạc sĩ báo chí học, tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử việt nam hiện nay” (khảo sát dangcongsan vn, tuoitre vn và vnexpress net từ tháng 1 122013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 122 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các
vùng biển và thềm lục địa khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác
trên biển Đông từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trò quan
trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị. Vì vậy, lịch sử phát triển của
đất nước ta luôn gắn chặt với việc bảo vệ các vùng biển và hải đảo thuộc chủ
quyền của đất nước. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện, Đảng ta đã
chỉ rõ: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng
điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia
mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc
tế; nhanh chóng phát triển kinh tế-xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh” [21].
Trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong hơn 20
năm đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, cùng với việc tuyên truyền toàn diện,
sâu rộng về công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo,
công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo được tiến hành thường xuyên và
đã có những hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân
và cả hệ thống chính trị về chủ quyền biển đảo. Thực tế cho thấy, công tác
tuyên truyền về chủ quyền biển đảo đã đóng góp tích cực vào việc đấu tranh
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trước các hành vi, thủ đoạn xâm lấn và
gây mất ổn định trên biển.
Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhận thức được
vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, từ hơn 80 năm trước, những
người cộng sản Việt Nam lớp đầu tiên mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc đã sớm khai thác, sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén phục vụ yêu



2
cầu, mục tiêu của cách mạng. Cũng từ đó, nền báo chí cách mạng nước ta,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, liên tục phát triển, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp chung của Đảng, của dân tộc.
Trong hơn 20 năm qua, song hành cùng công cuộc đổi mới của đất
nước, báo chí cách mạng nước ta đã có những bước phát triển, đổi mới mạnh
mẽ, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với sự tin cậy của
Đảng, Nhà nước và dân dân. Nhiều cơ quan báo chí vừa giữ vững tôn chỉ mục
đích, vừa không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí, thông qua đó,
góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc trong công chúng, đưa văn hóa trở
thành nguồn nội lực để phát triển bền vững.
Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử luôn là vấn đề có ý nghĩa
thời sự thiết thực với đông đảo công chúng báo chí. Tuyên truyền về biển đảo
đang là trọng tâm của Đảng và Nhà nước, thu hút sự quan tâm của dư luận
trong nước và quốc tế, thể hiện rõ bản lĩnh, chủ quyền Việt Nam.
Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020 đã khẳng định: công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức về chủ
quyền biển đảo là một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnh
trong hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện thành công Chiến lược [47].
Mục tiêu của công tác tuyên truyền về biển đảo chính là làm cho cộng
đồng quốc tế hiểu được lịch sử lâu đời và chủ quyền biển Việt Nam theo
Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982; hiểu được những quy định của
pháp luật Việt Nam khi tham gia giao thông hàng hải trong phạm vi các vùng
chủ quyền trên biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Công tác tuyên
truyền về biển đảo cũng làm cho người dân Việt Nam thấy được vị trí và tầm
quan trọng của biển đảo Việt Nam, hiểu được chủ quyền đất nước mình đối
với các vùng biển đảo để từ đó thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên biển. Tuy nhiên,



3
việc tuyên truyền về biển, đảo trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng
vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung và hình thức tuyên truyền còn chưa phong
phú, đa dạng; thông tin về biển đảo còn chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi chọn đề
tài “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” (Khảo sát
Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net từ tháng 1-12/2013) nhằm góp
phần làm rõ những kinh nghiệm lý luận và thực tiễn trong công tác tuyên
truyền của Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net về những nội dung
liên quan đến vấn đề tuyên truyền biển đảo trên báo điện tử, qua đó hy vọng
kiến giải những biện pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền biển đảo
trên báo điện tử hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trong nước, đã có không ít những tài liệu, những công trình nghiên cứu
về biển, đảo phản ánh những góc cạnh khác nhau về biển đảo, có thể kể đến
như: Đề tài “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã (năm 2003); Tài liệu của Bộ Ngoại
giao gồm: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa” (tháng 9/1979), sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 1/1982), “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và luật pháp quốc tế” (tháng 4/1988)…
Ở ngoài nước, cũng đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về biển,
đảo của các nhà khoa học nước ngoài được xuất bản và dịch sang tiếng Việt.
Với cách tiếp cận khác nhau, các công trình đã phân tích, làm rõ vị trí, tầm
quan trọng cả về địa kinh tế, địa chính trị - quân sự của những quốc gia có
biển, tiềm năng của biển, như: “Từ điển La tinh - An Nam” của Jean Louis
Taberd, (năm 1838); “Phương Đình địa dư chí” bản dịch của Ngô Mạnh
Nghinh, (năm 1960); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa” của nhà nghiên cứu người Pháp Monique Chemiller - Gendreu, (năm



4
1998); “Giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua biện pháp tài
phán” của Matthias Fueracker tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, (năm
2009); “Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của “đường lưỡi
bò” của Daniel Schaeffer tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông, (năm 2009);
“Những diễn biến gần đây ở Biển Đông: hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và
phát triển ở khu vực” của Giáo sư Carlyle A. Thayer tại Hội thảo quốc tế về
Biển Đông (2009)…
Về sách, có thể kể đến những cuốn như: “Biển Đông hợp tác vì phát triển
an ninh trong khu vực” của Đặng Đình Quý, Nhà xuất bản Thế giới
(2010);“Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa” của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam (2013); “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam”, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Trẻ (năm 2011); “Biển Đông yêu
dấu”, của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Toản, Nhà xuất bản Trẻ, (năm
2011). “Việt Nam đất biển trời” (năm 1990) và “Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (năm 1995) của Lưu Văn
Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội ấn hành; Các văn bản pháp
quy về biển và quản lý biển của Việt Nam, của Ban Biên giới Chính phủ do
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành (năm 1995)...
Liên quan đến chuyên ngành Báo chí học, có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu về biển đảo như: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: “So sánh phương
thức tuyên truyền về biển Đông giữa báo chí Việt nam và báo chí Trung
Quốc” của Văn Nghiệp Chúc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2012);
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Thông tin về Việt Nam trên báo điện tử Hoàn
Cầu (Trung Quốc) của Bùi Quỳnh Anh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(năm 2013); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Thông tin về chủ quyền biển đảo
trên kênh VTV Đà Nẵng” của Văn Công Nghĩa, Trường Đại học Khoa học xã


5

hội và Nhân văn (năm 2014); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Vấn đề chủ
quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” của Nguyễn Thị
Quỳnh Nga, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (năm 2013); Luận
văn Thạc sĩ Báo chí học “Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam với công tác
thông tin đối ngoại hiện nay” của Nguyễn Thùy Chi, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (năm 2012); Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Báo Biên phòng
với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia” của Phùng Quốc
Việt, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2004); Khóa luận tốt nghiệp
“Báo chí với vấn đề biển đảo và duyên hải Việt Nam” của Nguyễn Thị Thơm,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2014); Khóa luận tốt nghiệp “Công
tác tuyên truyền về biển đảo và bộ đội hải quân của báo Hải quân Việt Nam”
của Lưu Công Luật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2014)…
Như vậy, xét ở cả trong và ngoài nước cho đến nay, mặc dù đã có không ít
những đề tài, công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau về biển đảo
nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tuyên truyền về biển
đảo trên báo điện tử Việt Nam, vì vậy đề tài chúng tôi thực hiện là đề tài có
nội dung nghiên cứu rõ ràng và độc lập, không trùng với bất kì công trình
nghiên cứu khoa học nào đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử
Việt Nam hiện nay, luận văn sẽ chỉ ra những khó khăn và hạn chế khi thông
tin vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn triển khai một số nhiệm vụ chính
sau đây:


6

+ Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: một
số khái niệm về tuyên truyền, biển đảo, tuyên truyền biển đảo, báo điện tử.
Vai trò của báo điện tử trong tuyên truyền về biển đảo; Nội dung tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam; Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử
khi tuyên truyền về biển đảo; Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên
truyền về biển đảo trên báo điện tử…
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên
Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net, để chỉ ra những thành công và
hạn chế trong công tác tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam
hiện nay.
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền về
biển đảo trên báo điện tử trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tuyên truyền về biển đảo trên báo điện
tử Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyên truyền biển đảo trên Dangcongsan.vn,
Tuoitre.vn và Vnexpress.net (Khảo sát từ tháng 1 – 12/2013). Lý do mà tác giả
luận văn lựa chọn 3 tờ báo này để khảo sát vì: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt
Nam là tờ báo đại diện cho tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam trên mạng Internet; Báo Tuổi trẻ là tờ báo có nhiều bài viết về biển đảo
sâu sắc và VnExpress là tờ báo tiếng Việt được nhiều người xem nhất. Ba tờ
báo này cũng có đối tượng độc giả khác nhau, cách thức đưa tin khác nhau, do
đó việc khảo sát của tác giả sẽ có những dẫn chứng đa dạng và phong phú.
Tác giả luận văn lựa chọn thời gian khảo sát gần với thời điểm hiện tại, để
những số liệu và sự kiện được cập nhật và mang tính thời sự.


7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí. Cụ thể là lý luận chung về tác
phẩm báo điện tử, cấu trúc thông tin, nội dung trong trong tác phẩm báo điện
tử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, tác giả luận văn
đã sử dụng những phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để xem xét phân tích các thông
tin trong tài liệu, trên cơ sở đó kế thừa những giá trị vốn có, sau đó rút ra
những dữ liệu để so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích nội dung: được sử dụng để phân tích các văn
bản, tác phẩm báo chí trên Dangcongsan.vn, Tuoitre.vn và Vnexpress.net, qua
đó chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: được thực hiện với những cán bộ là
lãnh đạo quản lý các cơ quan báo chí và phóng viên các cơ quan báo chí
được khảo sát.
- Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng anket: Tác giả luận văn
tiến hành điều tra 250 người là phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo
chí được khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để đánh giá những kết quả
nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp cần thiết.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Với đề tài “Tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện
nay”, luận văn của tác giả được bạn bè, đồng nghiệp góp ý là lĩnh vực còn khá


8
mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy,

luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu mới mẻ và thiết thực.
- Qua nghiên cứu, khảo sát, điều tra, phân tích, so sánh... tác giả luận văn
đưa ra những nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế của việc tuyên
truyền biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu một số
giải pháp có tính lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền
về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung tuyên truyền biển đảo trên
báo điện tử; bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng của
báo điện tử trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo trên báo
điện tử. Chỉ ra biện pháp tuyên truyền trên báo điện tử đạt hiệu quả cao.
- Luận văn góp phần khẳng định tính ưu việt của báo điện tử và khẳng
định sự lớn mạnh nhanh chóng của nó trong thời gian tới như một xu thế phát
triển tất yếu của xã hội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần làm rõ nội dung nhận thức về vấn đề tuyên truyền
biển đảo trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt động
báo chí truyền thông. Qua đó khẳng định những đóng góp của báo điện tử
trong việc tuyên truyền biển đảo.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo; cho các
nhà quản lý, nhà báo và những người quan tâm tới các nội dung liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của luận văn được bố cục trong 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài


9
Chương 2: Thực trạng tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo
trên báo điện tử trong thời gian tới


10
CHƯƠNG 1:
TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tuyên truyền
Thuật ngữ “tuyên truyền” được ra đời từ rất lâu và cũng được tiếp cận
theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ
“tuyên truyền” đã được nhà thờ La Mã sử dụng từ gần bốn trăm năm về trước,
dùng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo với sứ mệnh thuyết phục, lôi
kéo những người khác phấn đấu theo đức tin của đạo Kitô. Về sau, thuật
ngữ tuyên truyền được sử dụng một cách rộng rãi nhằm biểu đạt các hoạt
động cụ thể (như ngôn ngữ, hình ảnh, đạo cụ…) nhằm tác động đến suy
nghĩ, tư tưởng tình cảm của người khác, hướng họ hành động theo một
khuynh hướng nhất định.
Theo tiếng Latinh, “tuyên truyền” (propaganda) là truyền bá, truyền đạt
một quan điểm nào đó. Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”
đăng trên báo Sự thật số 79 (từ ngày 26/6 đến ngày 9/7/1947), Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân theo, dân làm”.
Trong Từ điển Chính trị: “Tuyên truyền là giải thích phổ biến một tư
tưởng, học thuyết, lí luận chính trị nhất định nào đó” [5, tr.793].
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi
để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo" [72, tr 638].
Theo R. A. Nelson, tuyên truyền được định nghĩa một cách trung tính
như một dạng truyền thông có hệ thống, có chủ ý nhằm tác động đến cảm xúc,

thái độ, ý kiến và hành động của một nhóm người xác định vì các mục đích tư


11
tưởng, chính trị hay thương mại thông qua việc truyền các thông điệp một
chiều, được kiểm soát trên các phương tiện truyền thông.
Nhóm người xác định ở đây có thể là nhóm khách hàng mục tiêu của
một công ty, là tín đồ tiềm năng của một giáo phái, hay toàn bộ công dân của
một quốc gia.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tuyên truyền (chuyển đi, trao cho) đem
chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước phổ biến và giải
thích cho đông đảo quần chúng biết và động viên mọi người ra sức thực hiện”
[55, tr.791].
Trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, khi bàn về “người tuyên truyền và
cách tuyên truyền”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Tuyên truyền là đem
một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt
được mục tiêu đó là tuyên truyền thất bại” [44, tr.162].
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng
các khái niệm của các nhà khoa học đã nêu trên có những điểm chung là:
- Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể
về một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó với đối tượng tuyên
truyền.
- Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình
thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng
cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.
- Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng
hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra.
Từ những cách lý giải đã nêu trên, tác giả luận văn rút ra khái niệm
tuyên truyền như sau: Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải
thích của chủ thể tuyên truyền về một hệ tư tưởng, học thuyết hay một vấn đề

chính trị - xã hội nào đó đến với đối tượng tuyên truyền nhằm biến quan


12
điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của đối tượng
tuyên truyền và thúc đẩy tính tích cực hành động của họ.
Mục đích của tuyên truyền là không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ
chính trị, tính tích cực tự giác sáng tạo của quần chúng trong việc thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; góp phần tích cực trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí trong xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, cổ vũ những tập
thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.1.2. Biển đảo
Biển là một trong những khái niệm có nhiều cách định nghĩa khác
nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, “biển” có nghĩa là vùng nước mặn rộng lớn
trên bề mặt trái đất [73, tr 94].
Từ các định nghĩa khác nhau về biển nêu trên, đề tài xin sử dụng khái
niệm “biển” phù hợp nhất với nội dung nghiên cứu của đề tài: Biển là vùng
nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất.
Trong đó, Biển Đông là một trong sáu biển lớn nhất của thế giới, nằm ở
phía Đông Nam châu Á, nối liền hai đại dương trên thế giới là Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương, nằm trên ngã tư của tuyến hàng hải và hàng không
quốc tế, được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ: Việt Nam, Trung Quốc,
Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Xingapo và
Đài Loan.
Việt Nam giáp với Biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt
Nam là một phần của Biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của Biển Đông
(khoảng 1 triệu ki-lô-mét vuông), rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về “đảo” ở

điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - Từ điều 46


13
đến điều 54, quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoài
khơi thuộc nước lục địa). Theo đó, “đảo” là một vùng đất tự nhiên có nước
bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (Khoản 1 điều
121).
“Quần đảo” là tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ
đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lí, kinh tế, chính trị
hay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm b) [13].
Về địa lí, có những đảo và quần đảo xa bờ của nước ven biển và cũng có
những đảo và quần đảo ngoài khơi cách xa lục địa như: Quần đảo Trường Sa
cách bờ Việt Nam (Cam Ranh) khoảng 460 km, quần đảo Hoàng Sa cách bờ
Việt Nam (Đà Nẵng) khoảng 350 km.
Về mặt pháp lý, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia
được coi giống như đất liền. Trong trường hợp đảo hay quần đảo xa bờ, luật
quốc tế cho phép kéo đường cơ sở đi qua các đảo ngoài cùng, để vạch đường
cơ sở thẳng cho nước ven biển, từ đó định ra bề rộng của lãnh hải. Nhờ các
đảo gần bờ, vùng nước nội thủy ở phía trong đường cơ sở được nới rộng và
lãnh hải cũng mở rộng ra ngoài biển. Trường hợp đảo và quần đảo ở ngoài
khơi, xa đất liền thì người ta áp dụng chế độ pháp lí đảo theo Công ước Luật
Biển quy định. Theo đó, mỗi đảo đều có vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa riêng nó như đối với quốc gia lục địa ven biển.
Như vậy, nói đến “biển đảo” tức là nói đến những bộ phận không tách rời
khỏi chủ quyền quốc gia, hiểu như trên mới thấy ý nghĩa sâu sắc của việc
Hiến pháp năm 1980 của nước ta quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ,
bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo“ (Điều 1); đến Hiến



14
pháp năm 1992 thì sửa lại đoạn cuối như sau: “(…) bao gồm đất liền, các hải
đảo, vùng biển và vùng trời”.
Theo tài liệu học tập chính trị của Tổng cục Chính trị năm 2010, Việt
Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài
đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 27/157
nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/km bờ
biển, Việt Nam là 100 km2 đất liền/1 km bờ biển). Biển nước ta có khoảng
3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích
khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc,
Cái Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn
hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 hòn đảo chưa có tên.
Chủ quyền biển đảo
Chủ quyền biển đảo là một phần không thể tách rời trong chủ quyền
quốc gia. Cùng với các bộ phận lãnh thổ là: Vùng trời, vùng đất liền, và vùng
biển đảo là những bộ phận cấu thành lãnh thổ và ranh giới của các quốc gia.
Từ đó suy ra, “chủ quyền biển đảo” chính là việc thực hiện quyền lợi của
quốc gia đó đối với khách thể và hành vi của các thể nhân và pháp nhân trong
phạm vi vùng biển đảo quốc gia.
Biển đảo là một bộ phận không tách rời của chủ quyền quốc gia, cho nên
nó cũng mang đầy đủ các quyền của chủ quyền quốc gia. Đó là: Quyền tối
cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó về tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng… Trong phạm vi chủ quyền
biển đảo của quốc gia mình mà bất kì một quốc gia nào khác không được
quyền can thiệp. Bất kì một hành động nào của các quốc gia và vùng lãnh thổ
khác xâm phạm đến chủ quyền về biển đảo của một quốc gia khác đều được



15
coi là những hành động xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, vi phạm nghiêm
trọng đến pháp luật của nước sở tại và công ước quốc tế về biển đảo.
1.1.3. Tuyên truyền về biển đảo
Từ khái niệm về biển đảo và tuyên truyền, tác giả luận văn rút ra khái
niệm tuyên truyền biển đảo như sau: Tuyên truyền biển đảo là hoạt động có
mục đích của chủ thể tuyên truyền nhằm truyền bá, phổ biến, giải thích những
kiến thức, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về biển đảo
và chủ quyền biển đảo đến đối tượng tuyên truyền, biến các quan điểm, tư
tưởng đó thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể và thúc đẩy tính tích
cực hành động của đối tượng.
Tuyên truyền biển đảo là hoạt động tác động vào ý thức của con người,
mà bản chất của ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới
khách quan vào đầu óc của con người, cho nên việc tiếp thu nội dung tuyên
truyền biển đảo phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của đối tượng. Hiệu quả
tuyên truyền biển đảo còn phụ thuộc vào hệ thống giá trị, thái độ chính kiến,
động cơ và tính tích cực chính trị – xã hội của đối tượng, cùng với đó, còn
phụ thuộc vào nhu cầu, lợi ích và các đặc điểm tâm lý xã hội khác của đối
tượng. Một điểm đáng lưu ý là trình độ nhận thức, niềm tin và tính tích cực
chính trị – xã hội của đối tượng không phải là bất biến mà phụ thuộc vào thể
chất và tâm trạng của đối tượng ở thời điểm đánh giá.
Mục đích tuyên truyền biển đảo
Mục đích là một trong những căn cứ quan trọng để xác định kết quả, là
yếu tố quyết định đến tính chất, quy mô, loại hình của hiệu quả. Tùy theo mục
đích cần đạt tới của từng hoạt động cụ thể của công tác tuyên truyền biển đảo
mà hiệu quả là tri thức, thái độ hay hành vi của đối tượng. Mục đích có ảnh
hưởng đến hiệu quả còn thể hiện ở chỗ, nếu mục đích phù hợp sẽ mang lại
hiệu quả cao, mục đích đặt ra quá cao hoặc quá thấp đều không mang lại kết



16
quả như mong muốn. Do vậy, việc xác định mục đích đúng đắn có căn cứ
khoa học, phù hợp với đối tượng là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả
cao cho tuyên truyền biển đảo.
1.1.4. Báo điện tử
Báo điện tử: “Online Newspaper” được dịch là báo điện tử hay báo trực
tuyến. Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời sau báo in, phát thanh,
truyền hình, báo ảnh, nhờ sự xuất hiện của Internet. Khác với báo in, báo điện
tử tin tức được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin có được từ nhiều
nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập
nhật.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang, “Báo điện tử” là khái niệm
thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử
thuộc cơ quan báo in “Quê hương điện tử”, “Nhân dân điện tử”, “Lao động
điện tử”…Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng dung thuật
ngữ “báo điện tử” [25, tr 49-50].
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật Báo chí
năm 1992. Theo định nghĩa tại Luật này, “Báo điện tử là loại hình báo chí
được thực hiện trên hệ thống máy tính”. Thuật ngữ báo điện tử đang được sử
dụng được dịch từ các thuật ngữ “Online newspaper” (báo trực tuyến),
“Internet Newspaper” (báo Internet) hoặc “Electronic Newspaper” (báo điện
tử). Do quan niệm còn chưa hoàn toàn thống nhất, cả 3 thuật ngữ tiếng Anh
này vẫn được dùng song song trên các báo điện tử.
“Báo điện tử là sự hội tụ báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình
(video). Với báo điện tử, người đọc (lướt web) không chỉ cập nhật tin tức
dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe phát thanh và xem truyền hình ngay
trên các website báo chí. Sự phát triển mạnh của công nghệ kết nối giúp đẩy



17
nhanh tốc độ truy tải, tăng số lượng mạnh mẽ của báo chí điện tử, tạo điều
kiện cho độc giả tìm kiếm thông tin ngày càng dễ dàng hơn” [35, tr.2].
Từ điển Tin học định nghĩa báo điện tử là loại báo mà người ta có thể đọc
trên máy tính khi kết nối với đường truyền Internet qua modem (dial-up hoặc
ADSL) có dây hoặc không dây (Wi-Fi và Wimax) [74, tr 67].
Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, Tiến sĩ Nguyễn
Thị Trường Giang định nghĩa: Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây
dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet [25, tr
53]. Trong luận văn này tác giả sử dụng khái niệm báo điện tử của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Trường Giang.
Báo điện tử phát triển cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc
nó mà không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Báo điện tử có thể làm
thay đổi thói quen đọc báo và báo giấy truyền thống có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Xét về dung lượng truyền tải, báo điện tử có những lợi thế rất lớn so với
báo in, báo phát thanh, truyền hình. Báo điện tử hiện nay không phải là một
phiên bản rút gọn của báo in như người ta đã từng làm. Nhiều tờ báo thiết lập
một bộ phận riêng để phụ trách báo điện tử với số lượng phóng viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên và nhân viên thiết kế đồ họa đông đảo.
Về công nghệ, báo điện tử có thể đồng thời tích hợp hình thức đa phương
tiện – từ chữ viết, âm thanh cho đến hình ảnh động và tĩnh. Và nếu nói đến
tốc độ của thông tin thì báo điện tử đứng đầu các loại hình báo chí hiện có.
Chẳng cần chờ đến giờ ra báo, giờ phát sóng và thao tác đơn giản nhờ những
công nghệ hiện đại.
Từ khi ra đời, báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ
biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa
mãn nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân...



18
Báo điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh
chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Sự phát triển của báo
điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc
phát triển của các loại hình báo chí khác.
“Ở Việt Nam hiện có 68 cơ quan báo chí điện tử, gần 200 trang tin
của cơ quan báo chí và gần 300 trang thông tin điện tử tổng hợp. Có tất cả
63/63 tỉnh, thành phố, 22/22 bộ, ngành đã có Cổng thông tin điện tử hoặc
trang tin điện tử. Có hơn 20 nhà đăng ký tên miền Việt Nam, trên 100 nhà
đăng ký tên miền quốc tế và hơn 25 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ
hosting tại Việt Nam. Dự báo trong 3 năm tới, với sự phát triển mạnh mẽ của
hạ tầng công nghệ thông tin cùng khả năng đáp ứng ngày một tốt hơn về thiết
bị, số người sử dụng Internet ở nước ta sẽ đạt 40-45 triệu, chiếm gần 50% dân
số [33, tr.4]. Con số thống kê nêu trên cho thấy, tốc độ ứng dụng công nghệ
thông tin của Việt Nam là khá tốt và có kết quả rất đáng khích lệ, góp phần
tích cực nâng cao dân trí, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế, vì mục tiêu xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ quyền biển đảo và giải
quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông
Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày 23/6/1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp



19
về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông
thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn
trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài
phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục
địa.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán
triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về giữ gìn
hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát
triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân đã cố gắng, triển khai
một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa
bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc
gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và
các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát
triển.
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, Việt Nam đã
tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký
ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển
Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tác
nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…
Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông có ý nghĩa
rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp


20

bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải
pháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến
theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động vi phạm
chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Trung Quốc đã phản đối, tìm cách
ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác
dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, vừa
lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác
phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khí với
Việt Nam. Việt Nam đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại
giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý của
phía Trung Quốc. Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếp tục
hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam.
Trước những diễn biến khó lường trên Biển Đông, trong thời gian
tới, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình
hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời
đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng
cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng,
tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được.
1.2. Vai trò của báo điện tử trong tuyên truyền về biển đảo
Biển đảo có vai trò rất quan trọng trọng việc phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần
thứ X của Đảng đã xác định: “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng,


21
an ninh và hợp tác quốc tế” [21]. Trước yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế

và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông trong thời
kỳ đổi mới, mở cửa, hội nhập, công tác tuyên truyền biển đảo được Đảng ta
xác định là nhiệm vụ rất quan trọng của các cơ quan thông tin đại chúng cả
nước.
Trong thời gian qua, tuyên truyền về biển đảo luôn được hệ thống báo
chí trong nước quan tâm thực hiện. Hiện nay, nước ta có 4 loại hình báo chí
đang hoạt động, đó là báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo điện tử.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 3/2014, toàn
quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan
Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70
báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí. Báo chí đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của
tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần tích cực giữ
vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước đây, công tác tuyên truyền về biển đảo chưa được báo chí trong
nước quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, khi vấn đề về chủ quyền biển
đảo đang ngày càng “nóng” trên bàn nghị sự trong nước và quốc tế, trên báo,
đài phát thanh, truyền hình xuất hiện khá nhiều bài biết về chủ quyền biển
đảo, thậm chí ngày càng trở nên đậm đặc và đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công
nghệ thông tin trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan thông tấn, báo chí ngày càng thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình
trong việc tuyên truyền về biển đảo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá
trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của xã hội, hệ thống
báo chí trong nước đã có những chuyên trang, chuyên mục, những vệt bài


22
phản ánh đậm nét về biển đảo Việt Nam. Có thể kể đến những cơ quan thông

tấn, báo chí giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền về biển đảo như:
Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo điện tử
Đảng cộng sản Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, VnExpress, Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam...
Từ những lợi thế riêng của mình so với các loại hình báo chí khác,
các tờ báo điện tử đã trở thành một trong những phương tiện hữu hiện trong
việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo trên báo chí
hiện nay.
Phát huy thế mạnh có thể nhanh chóng tới mọi nơi trên thế giới với thời
gian nhanh nhất, không bị ngăn cản bởi các mục đích chính trị của các thế lực
chống phá Việt Nam, các báo điện tử là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh
chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng; kịp thời vạch trần những
luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, góp phần đấu tranh bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
Bên cạnh đó, nhờ thế mạnh có khả năng phản hồi trực tiếp và tương tác
hai chiều, sự tương tác với người đọc trong việc trao đổi, đánh giá, đưa ra ý
kiến... độc giả có thể phát biểu ý kiến, nhận xét, bình luận, đối chất thông tin
trên mạng. Nhờ đó, người làm báo điện tử có thể hiểu nhanh chóng tâm tư,
chính kiến, nguyện vọng, thị hiếu của độc giả để có những điều chỉnh cần
thiết, góp phần tăng hiệu quả trong việc tuyên truyền về biển đảo trên báo
điện tử. Đặc biệt, báo điện tử có sức chứa to lớn, dung lượng thông tin gần
như không hạn chế, nhờ vậy có thể chứa một cấu trúc rộng về không gian với
nhiều mảng khác nhau và có cấu trúc sâu về thời gian với nhiều sự kiện.
Bên cạnh những ưu thế, báo điện tử còn có những hạn chế nhất định.
Nếu thông tin trên các báo điện tử thiếu chuẩn xác sẽ để lại những hậu quả tai


23
hại, tác động trực tiếp đến lòng tin của công chúng với công tác tuyên truyền,

giáo dục về biển đảo, đặc biệt là lòng tin đối với các cơ quan, lực lượng quản
lý biển đảo. Và đây cũng chính là cơ hội mà các thế lực thù địch có thể lợi
dụng để tuyên truyền, kích động nhằm tạo ra sự bất ổn xã hội, chính trị, làm
xói mòn sức mạnh đoàn kết của cộng đồng... Do vậy, yêu cầu đặt ra với báo
chí nói chung và báo điện tử nói riêng hiện nay là phải tỉnh táo để tuyên
truyền quảng bá, đồng thời cũng phải tinh nhạy để nâng cao chất lượng công
tác tuyên truyền về biển đảo, góp phần đấu tranh dư luận, bảo vệ vững chắc
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
1.3. Nội dung tuyên truyền về biển đảo trên báo điện tử Việt Nam
Tuyên truyền về biển đảo là một trong những vấn đề trọng tâm trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, nội dung tuyên truyền về biển
đảo trên báo điện tử cần phải tập trung vào những vấn đề sau:
-Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển đảo:
Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản, phổ thông,
quan điểm của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta;
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Cách ứng
xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp lý
của các bên ở Biển Đông (COC); Tuyên truyền, phổ biến bản đồ cổ và tài liệu
khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam do Bộ Công an cung cấp, gồm
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc sản xuất năm 1904. “An
Nam đại quốc họa đồ”, “Đại Nam thống nhất toàn đồ” và bản đồ các đài khí
tượng Đông Dương với mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đồng thời duy trì môi trường hòa bình,
ổn định để tập trung phát triển đất nước; Tuyên truyền các chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải
quyết cơ bản những vấn đề về biên giới, biển đảo cũng như chức năng, nhiệm


24
vụ và phạm vi phụ trách của các lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên

giới, biển đảo.
- Tuyên truyền giải quyết tranh chấp và đảm bảo an ninh – an toàn hàng hải;
Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền
chủ quyền, tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh phản bác các luận điệu sai
trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam.
- Tuyên truyền vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển đảo Việt
Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó tập trung tuyên
truyền về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn an ninh trật tự, bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên tuyến biển đảo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng.
- Thành tựu kinh tế biển đảo, phát triển du lịch biển đảo: Tập trung
tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phát
triển kinh tế, an sinh xã hội, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ
quyền các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
1.4. Ưu điểm và hạn chế của báo điện tử khi tuyên truyền về biển đảo
1.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải và tốc
độ truyền tải mà báo in, phát thanh, truyền hình không thể có được. Báo điện
tử không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông
tin không giới hạn, có thể cung cấp một số lượng thông tin rất lớn, phong phú
và chi tiết. Những thông tin này còn được báo điện tử sâu chuỗi lại với nhau
theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp
cận thông tin của độc giả. Báo điện tử cũng không bị phụ thuộc vào khoảng


25
cách địa lý nên thông tin được truyền tải đi khắp toàn cầu, tiếp cận với độc giả

khắp mọi nơi, miễn nơi đó có đường truyền Internet, có di động hay phủ sóng
vệ tinh. Vì thế báo điện tử là một trong những phương tiện truyền tải thông tin
dễ dàng, sinh động và trực tiếp. Đặc biệt là ưu thế về tần suất thông tin, thông
tin trên báo điện tử luôn được cập nhật từng giờ, từng phút, có tính tức thời.
Thứ hai là khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin. Thông tin trên báo
điện tử được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày, tháng, năm, chủ đề,
chuyên mục... tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh
chóng và hiệu quả. Do đặc thù tiện dụng khi tra cứu thông tin trên mạng
Internet, người sử dụng không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm văn bản
như với báo viết, hay tìm các băng, đĩa tư liệu như truyền hình.
Thứ ba là khả năng tiếp cận độc giả của báo điện tử cũng được coi là
ưu thế vượt trội so với các thể loại khác. Để truy cập vào một tờ báo điện tử
hay trang tin, người đọc chỉ cần có thiết bị đọc (Máy tính, điện thoại,...) có kết
nối Internet. Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng như hiện
nay, người đọc có rất nhiều sự lựa chọn về phương thức liên kết đường truyền
mạng. Hình thức phổ biến nhất hiện nay vẫn là kết nối Internet với mạng
ADSL. Đặc biệt, với việc ra mắt giao thức truyền tin 3G của các nhà mạng
viễn thông hiện nay, người đọc có thể truy cập thông tin ở mọi nơi bằng máy
tính hoặc điện thoại có đăng ký 3G. Tính đến hết tháng 12/2013, số người sử
dụng Internet ở nước ta là hơn 31 triệu người (theo số liệu thống kê của Bộ
Thông tin và Truyền thông). Mức độ phổ biến thông tin từ mạng Internet tại
Việt Nam cho thấy triển vọng khổng lồ về lượng người đọc báo điện tử. Sự
năng động, đa dạng và tính mở của báo điện tử đã giúp mở rộng phạm vi xã
hội học của đối tượng độc giả.
Thứ tư, báo điện tử có thế mạnh rất lớn về khả năng tương tác thông tin
tới người đọc. Đơn giản nhất là khả năng tương tác hai chiều giữa công chúng


×