ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************
TRẦN THỊ HOA
PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
TIỂU HỌC TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHẢO SÁT BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI, TIA SÁNG, SÀI GÒN GIẢI
PHÓNG, TUỔI TRẺ TP.HCM, HÀ NỘI MỚI TỪ 2008-2011)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**************
TRẦN THỊ HOA
PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
TIỂU HỌC TRÊN BÁO IN VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHẢO SÁT BÁO GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI, TIA SÁNG, SÀI GÒN GIẢI
PHÓNG, TUỔI TRẺ TP.HCM, HÀ NỘI MỚI TỪ 2008-2011)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG
Hà Nội - 2013
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 8
1.1. Phản biện xã hội và vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng
phản biện xã hội 8
1.1.1. Khái niệm Phản biện xã hội 8
1.1.2. Chức năng của phản biện xã hội 10
1.1.3. Vai trò của báo chí trong hoạt động phản biện xã hội 12
1.1.3.1. Báo chí tạo ra trục phản biện xã hội gồm 3 nhóm Cộng đồng báo
giới- Cộng đồng trí thức- Dư luận xã hội 12
1.2.1. Khái niệm đổi mới giáo dục 17
1.2.2. Sự cần thiết của đổi mới giáo dục ở các cấp học phổ thông từ tiểu
học 17
1.3. Thế mạnh của báo in trong hoạt động phản biện xã hội 24
1.3.1. Đặc trưng của báo in 24
1.3.2. Khái quát về các báo in được khảo sát 26
1.3.3. Khả năng tạo diễn đàn phản biện xã hội trên báo in 28
CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC TIỂU HỌC TRÊN BÁO IN KHẢO SÁT 31
2.1. Chủ thể của hoạt động phản biện xã hội trên báo in 31
2.1.1. Nhà báo thông tin 32
2.1.2. Nhà chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục lên tiếng 36
2.1.3. Độc giả của các báo phản hồi 37
2.1.4. Nhà quản lý ra quyết sách 38
2.2. Nội dung phản biện 45
2
2.2.1. Phản biện về đổi mới tư duy, nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục tiểu học
45
2.2.2. Phản biện về đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục bậc tiểu học 59
2.2.3. Phản biện về đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học 66
2.2.4. Phản biện về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo đối với đổi mới giáo
dục tiểu học 76
2.2.5. Phản biện về việc quản lý, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục tiểu
học 80
2.3. Hình thức tổ chức các bài báo 84
2.3.1. Về chuyên mục và thể loại 85
2.3.2. Về thiết kế, trình bày trang báo 87
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM PHẢN BIỆN XÃ HỘI TỪ CHỦ THỂ
BÁO CHÍ, CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHẢN BIỆN XÃ HỘI VỀ
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN BÁO IN 93
3.1. Kinh nghiệm phản biện xã hội từ chủ thể báo chí 93
3.1.1. Kinh nghiệm phát hiện vấn đề 93
3.1.2. Kinh nghiệm tổ chức vấn đề phản biện 95
3.1.3. Kinh nghiệm cụ thể hóa vấn đề bằng tác phẩm báo chí, kích thích chủ
thể tham gia phản biện xã hội 96
3.2. Các giải pháp phát triển phản biện xã hội trên báo in 97
3.2.1. Đối với nhà báo 97
3.2.2. Đối với ban biên tập 102
3.2.3. Đối với nhà Quản lý 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
3
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH
Đại học
GD
Giáo dục
GD&TĐ
Giáo dục và Thời đại
HNM
Hà Nội mới
SGGP
Sài Gòn giải phóng
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTĐC
Truyền thông đại chúng
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Báo chí là loại hình thông tin mang tính chính trị- xã hội, chức năng
giáo dục là một trong những chức năng quan trọng của báo chí. Đặc biệt ở
nước ta hiện nay - một nước đang trong quá trình phát triển, đứng trước nhiều
thách thức và cơ hội khi hội nhập với thế giới, vấn đề giáo dục luôn trở thành
tâm điểm của dư luận với vô số bất cập và hạn chế. Bằng cách cung cấp thông
tin các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, đem lại tri thức nhiều mặt
cho con người, chức năng giáo dục đã được báo chí thực hiện. Song tập trung
vào chính năng lực phản biện xã hội về giáo dục trên báo chí thì chức năng
giáo dục của báo chí mới thực sự được thực hiện một cách triệt để và sâu sắc.
Để hạn chế những bất cập trong giáo dục, nhiều năm nay chúng ta tiến
hành đổi mới giáo dục ở nhiều cấp học, ngành học nhưng việc làm đó chưa
thực sự hiệu quả. Đổi mới giáo dục ở bậc tiểu học (bậc học có thể nói là đầu
tiên đặt những viên gạch nền móng cho việc hình thành nhân cách cũng như
trí tuệ) cũng chưa được quan tâm và nhìn nhận đúng đắn. Gánh nặng đặt lên
vai trẻ em nhiều hơn hứng thú mang lại cho các em trong quá trình học tập.
Trong khi chúng ta loay hoay tìm đường đi đúng cho giáo dục nước nhà thì áp
lực và thiệt thòi dồn về phía các em– thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai
ngày một nhiều lên.
Sự chậm chễ trong việc tìm ra đường đi đúng cho giáo dục có nhiều
nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, trong đó nguyên nhân từ chính
ngành giáo dục cũng như từ lịch sử dân tộc. Tuy nhiên chúng ta không thể lấy
những lí do đó để biện hộ cho sự yếu kém của nền giáo dục nước nhà. Báo chí
- mặt trận thông tin với khả năng tạo dư luận xã hội, có sức mạnh định hướng
dư luận đã có nhiều đóng góp không thể phủ nhận đối với sự phát triển chung
của xã hội trong những năm qua, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục. Tuy vậy, đối
5
với sự nghiệp đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới giáo dục tiểu học, báo chí vẫn
chưa tạo ra một một diễn đàn có sức mạnh phản biện tổng lực làm thay đổi
hiện trạng yếu kém của lĩnh vực này.
Đề tài Phản biện về đổi mới giáo dục tiểu học trên một số báo in hiện
nay (Khảo sát sát báo Giáo dục và Thời dại, Tia sáng, Sài Gòn giải phóng,
Tuổi trẻ tp HCM, Hà Nội mới từ 2008-2011) không đi vào khai thác, tìm hiểu
vấn đề đổi mới giáo dục dưới con mắt của nhà giáo dục học hay nhà nghiên
cứu xã hội học. Tập trung vào việc đổi mới giáo dục ở bậc tiểu học trên báo
in, người viết luận văn này chỉ hi vọng sẽ cung cấp một cách nhìn khách quan
và thực tế hơn đối với hiện trạng giáo dục tiểu học hiện nay mà báo in phản
ánh. Qua đó để có thể hiểu rõ hơn về chính chức năng giáo dục và năng lực
thực hiện phản biện xã hội trên báo chí, một trong những hoạt động chủ đạo
của TTĐC.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu đề tài sử dụng là: khảo sát, thống kê, tổng
hợp, phỏng vấn, phân tích, đối chiếu so sánh để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu trong hoạt động phản biện về đổi mới giáo dục các báo in tiến hành. Trên
cơ sở những thành công và hạn chế của hoạt động phản biện xã hội về đổi
mới giáo dục tiểu học, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp để báo in nói
riêng, báo chí nói chung nâng cao vai trò định hướng dư luận xã hội trong lĩnh
vực giáo dục tiểu học cũng như toàn hệ thống giáo dục của nước ta.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hiểu rõ hơn thực tiễn đổi mới
giáo dục ở bậc tiểu học cũng như cách thức báo in tổ chức hoạt động phản
biện xã hội về vấn đề này. Đi sâu phân tích cách thức báo chí đưa tin, cách
thức tổ chức diễn đàn dư luận xã hội để có cứ liệu đánh giá, tìm giải pháp để
6
nâng cao hiệu quả thông tin báo chí và làm tốt chức năng giáo dục của hoạt
động báo chí.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách thức báo in thực hiện hoạt
động phản biện xã hội về vấn đề đổi mới giáo dục tiểu học. Do thời gian của
người viết có hạn, luận văn này chỉ tập trung khảo sát trên 5 tờ báo: Giáo dục
thời đại, tạp chí Tia sáng, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ Tp.
HCM; thời gian khảo sát là 4 năm từ 2008 – 2011.
5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu báo chí về vấn đề giáo dục không phải là đề tài mới. Đã có
một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đi theo hướng này. Cho đến nay,
đi vào nghiên cứu giáo dục ở khía cạnh đổi mới giáo dục có các đề tài sau:
1. Vấn đề đổi mới giáo dục – đào tạo trên báo Giáo dục & Thời đại và
báo Khuyến học – Đoàn Mạnh Hùng, K39A, ĐH KHXH & NV
2. Tuyên truyền đổi mới giáo dục trên báo Giáo dục & Thời đại–
Nguyễn Thanh Hương, K45, ĐH KHXH & NV.
3. Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới Giáo dục hiện nay – Văn
Phương Hoa, K11CH, ĐH KHXH & NV.
Tuy nhiên, vấn đề các khóa luận hay luận văn nói trên đặt ra tập trung
vào giáo dục nói chung; hoặc phạm vi nghiên cứu tập trung vào các báo của
ngành giáo dục; chưa chỉ ra khâu quan trọng của đổi mới giáo dục là cần có
tiếng nói phản biện mạnh mẽ tạo động lực đổi mới từ gốc, từ chính bậc tiểu
học.
Trên cơ sở tham khảo cách triển khai các đề tài liên quan, việc bổ sung
ý tưởng cũng như khắc phục thiếu sót từ các đề tài đó sẽ giúp luận văn được
hoàn chỉnh hơn. Đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là thách thức lớn đối với
tác giả trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
7
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những dẫn chứng, số liệu, phân tích trong luận văn là cứ liệu quan
trọng cung cấp cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn đối với vấn đề đổi mới
giáo dục tiểu học mà báo chí (cụ thể là báo in) hiện nay đề cập đến thông qua
hoạt động chính là phản biện xã hội. Đặt trong bối cảnh xã hội và giáo dục
hiện nay thì đó là một phần việc cần cả báo chí và giáo dục nhìn nhận lại, một
chặng của con đường đúng đòi hỏi báo chí và giáo dục song hành.
Trên cơ sở đó, các biện pháp điều chỉnh, định hướng thông tin của báo
chí đối với đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục tiểu học nói riêng
trở nên phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Điều này sẽ góp phần định hướng chính
sách xã hội về giáo dục một cách đúng đắn.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương. Trong đó nội
dung chính của mỗi chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát chuức năng của phản biện xã hội, vai
trò của báo chí trong hoạt động phản biện xã hội; sự cần thiết của đổi mới
giáo dục phổ thông bắt đầu từ cấp tiểu học trong thập niên đầu thế kỉ XXI;
khẳng định báo in với đặc trưng loại hình và khả năng tạo diễn đàn phản biện
xã hội của nó.
Chương 2: Đi vào nghiên cứu cách thức phản biện xã hội về vấn đề đổi
mới giáo dục tiểu học trên một số tờ báo in khảo sát. Nghiên cứu cách thức
phản biện tập trung vào những vấn đề bất hợp lý của đổi mới giáo dục bậc
tiểu học: đó là Vấn đề về đổi mới giáo dục tiểu học có được phản biện trên
báo in không, chủ thể của hành động phản biện, và cách thức phản biện được
thể hiện như thế nào trên những tờ báo in đó.
Chương 3: Trên cơ sở cái nhìn tổng quan của chương 1, việc phân tích
chương 2, từ những thành công cũng như thất bại của hoạt động phản biện xã
hội trên báo in, chương 3 rút ra những kinh nghiệm phản biện xã hội từ chủ
thể báo chí và đề xuất các giải pháp phát triển phản biện xã hội trên báo in.
8
CHƯƠNG 1
PHẢN BIỆN XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG
Chương này trình bày cơ sở lý luận về phản biện, phản biện khoa học,
phản biện xã hội và vai trò của báo chí trong việc thực hiện chức năng phản
biện xã hội; lí giải sự cần thiết tiến hành đổi mới giáo dục ở bậc học phổ
thông (trong đó đổi mới giáo dục tiểu học được coi là căn bản và nền tảng);
trên cơ sở đó khẳng định báo in là loại hình báo chí có đặc trưng riêng có đầy
đủ năng lực thực hiện phản biện xã hội đối với những vấn đề phức tạp cuộc
sống đặt ra, đặc biệt là những bất cập trong hệ thống giáo dục ở nước ta hiện
nay.
1.1. Phản biện xã hội và vai trò của báo chí trong việc thực hiện
chức năng phản biện xã hội
1.1.1. Khái niệm Phản biện xã hội
Cho đến nay đã có một số khái niệm về Phản biện và Phản biện xã hội.
Trong phạm vi giáo dục -đào tạo, khái niệm Phản biện được dùng để chỉ hành
động đánh giá, thẩm định chất lượng luận văn tốt nghiệp Đại học, luận án trên
Đại học trước hội đồng chấm. (Phản biện ở đây phân biệt với Phản bác, khác
Phản bác ở chỗ: Phản bác là phủ nhận, gạt bỏ bằng lí lẽ, bằng cơ sở thực tiễn)
[24, tr. 1316]
Trong khoa học, khái niệm Phản biện được Từ điển tiếng Việt 2004-
Viện Ngôn ngữ học trình bày: Phản biện là đánh giá chất lượng một công
trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ lấy học vị trước hội đồng
chấm thi
Theo sách Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng: Phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận,
thẩm định công trình khoa học, dự án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau.
9
Còn Phản biện xã hội: là sự phản biện nói chung nhưng có quy mô và
lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội
dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung
toàn xã hội, Nhà nước và các tổ chức liên quan.
Theo tác giả Nguyễn Trần Bạt, thì Phản biện xã hội là một hoạt động
khoa học, phản biện là tranh luận một cách khoa học… Về bản chất chính trị,
phản biện là một quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn
luận. Ngôn luận là bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học.
Đấy là một hoạt động của xã hội dân sự, nhưng không phải là hoạt động
nhân dân đơn giản mà là hoạt động thông qua một hệ thống tranh luận
chuyên nghiệp. [1, tr. 565]
Dễ dàng nhận thấy, điểm giống nhau căn bản của phản biện trong khoa
học – giáo dục và phản biện xã hội là: cả hai hoạt động này đều là các hoạt
động khoa học, dùng lý lẽ, lập luận một cách có hệ thống và khoa học để nhìn
nhận, đánh giá về một vấn đề được nêu ra.
Tuy nhiên khác biệt căn bản của phản biện trong khoa học – giáo dục
và phản biện xã hội lại ở chính đặc tính xã hội của nó. Nếu như phản biện
trong khoa học – giáo dục đơn thuần là việc thẩm định, đánh giá chất lượng
công trình khoa học – giáo dục trong một lĩnh vực, phạm vi hẹp của nó thì
phản biện xã hội lại là một hoạt động hướng đến nhiều lĩnh vực, vấn đề trong
cuộc sống, được cả xã hội quan tâm.
Chính vì hướng tới những lĩnh vực cả xã hội quan tâm, hoạt động phản
biện xã hội mang những đặc điểm chính trị, đòi hỏi “xã hội phải giải quyết
các vấn đề của nó” hay ít nhất đòi hỏi có sự điều chỉnh về chủ trương, chính
sách, giải pháp mang tầm vĩ mô, theo đó “Nhà nước là một bộ phận của xã
hội nhằm giải quyết những vấn đề có chất lượng chiến lược của đời sống”.
10
Trong khi đó, phản biện khoa học không đặt ra những tiêu chí ít nhiều mang
đặc điểm chính trị rõ nét này.
Như vậy, hiểu một cách khái quát nhất, Phản biện xã hội là hoạt động
xã hội thể hiện công khai những quan điểm, cách nhìn hay đánh giá về một
hay nhiều vấn đề mà chính xã hội đó quan tâm. Việc trình bày quan điểm hay
cách nhìn phải được nghiên cứu kĩ lưỡng trên cơ sở thực tế, đưa ra được
bằng chứng xác thực với lí lẽ, lập luận chặt chẽ, khoa học. Phản biện xã hội
hướng tới lợi ích chung của xã hội và là thước đo thể hiện sự tiến bộ của xã
hội đó.
1.1.2. Chức năng của phản biện xã hội
Trong một xã hội nhiều nhóm lợi ích khác nhau, với những quyền và
nghĩa vụ khác nhau, phản biện xã hội là một hoạt động cần thiết để đảm bảo
xã hội đó vận hành theo chiều hướng phát triển. Phản biện xã hội chính là nhu
cầu của xã hội, “một cử chỉ” của xã hội khi đứng trước những vấn đề phức tạp
cản trở sự phát triển của xã hội. Bởi với một vấn đề xã hội quan tâm, thì nhất
thiết cần mổ xẻ, soi xét kĩ lưỡng, thậm chí phải “nói ngược” nếu đó là điều
cần thiết nhằm tìm ra tận cùng bản chất vất đề, đi đến giải quyết vấn đề. Như
vậy, phản biện xã hội đã thực hiện chức năng của mình:
Phản biện xã hội giúp điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội
để tạo ra đồng thuận xã hội
Xã hội là một tập hợp của nhiều nhóm lợi ích. Trong quá trình phát
triển, các nhóm có nguy cơ mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến những ẩn ức, ức
chế xã hội (trong trường hợp không được giải tỏa); cao hơn, có thể dẫn đến
tình trạng căng thẳng xã hội thường trực, thậm chí là tiền đề cho các cuộc
khủng hoảng chính trị - xã hội trên diện rộng.
Trạng như vậy diễn ra là bởi xã hội đã thiếu đi một cơ chế đối thoại,
phản biện để điều hòa mâu thuẫn, cân đối lợi ích giữa các nhóm liên quan.
11
Nếu chúng ta xem xã hội như một chỉnh thể toàn vẹn thì vận động xã hội là
quá trình “trao đổi chất” giữa các lực lượng xã hội. Mâu thuẫn/xung đột xã
hội sẽ làm gián đoạn phương thức trao đổi này cho đến khi cơ chế đối thoại,
phản biện xã hội xuất hiện.
Phản biện xã hội góp phần tái tạo, phục hồi trạng thái cân bằng vốn đã
bị phá vỡ trước đó, mở đường cho trạng thái đồng thuận xã hội xuất hiện.
Khi một xã hội trở nên đồng thuận, bản thân nó đã tự tạo cho mình
những tiền đề phát triển mới. Vì đồng thuận xã hội là điều kiện cần để phát
triển các nguồn vốn cộng đồng, mở rộng mạng lưới xã hội mà ở đó, các thành
viên dễ dàng tương tác với nhau nhờ cùng chia sẻ những niềm tin và giá trị
chung.
Phản biện xã hội góp phần khắc phục những khiếm khuyết của các kiến
tạo chính sách - thể chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà
nước
Khi hoạt động phản biện diễn ra, người ta hiểu rằng, trước đó, đã tồn tại
một số vấn đề nhất định trong sự kiến tạo chính sách của cơ quan nhà nước
chuyên trách công việc này và khiếm khuyết ấy có thể làm cho bản thân chính
sách, quyết định đó trở nên bất khả thi khi áp dụng vào điều kiện thực tế. Cho
nên, phản biện xã hội thực chất là đưa ra một cách nhìn khác của cộng đồng
đối với chất lượng và triển vọng của chính sách vừa được ban hành - một cách
nhìn mang tính ngoại thể so với cách nhìn mang tính nội thể của người trong
cuộc.
Trong ý nghĩa tích cực của nó, phản biện xã hội không có mục đích phủ
định sạch trơn hay tìm cách đánh đổ kiến tạo chính sách của cơ quan công
quyền. Ngược lại, nó giúp cơ quan kiến tạo chính sách nhận ra những vết rạn
hay lỗ hỏng của bản thân chính sách, kể cả việc đề xuất các hướng đi hay giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế ấy.
12
Rõ ràng, việc bổ sung cách nhìn ngoại thể đưa đến một tác động kép:
một mặt, nó trực tiếp nâng cao tính hiệu quả của quá trình lập định chính
sách; mặt khác từng bước thay đổi tư duy kiến tạo chính sách, kể cả tư duy
quản lí của giới kĩ trị theo hướng bám sát thực tiễn hơn.
Phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng
đồng, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ của người công dân, qua đó
từng bước hình thành môi trường xã hội dân chủ, tiến bộ.
Do bản chất xã hội của nó, các hoạt động phản biện thường gây ảnh
hưởng đáng kể lên đời sống cộng đồng. Trong thời đại bùng nổ thông tin ngày
nay, vai trò tích cực của cộng đồng truyền thông càng giúp đẩy mạnh quá
trình xã hội hóa các hoạt động phản biện. Thông qua quá trình này, cộng đồng
dần nắm bắt được căn nguyên xuất hiện của hoạt động phản biện, từ đó dấy
lên nhu cầu quan tâm, nhận thức vấn đề đang được đặt ra. Phản biện xã hội là
thước đo sự văn minh, tiến bộ của xã hội. [36]
1.1.3. Vai trò của báo chí trong hoạt động phản biện xã hội
1.1.3.1. Báo chí tạo ra trục phản biện xã hội gồm 3 nhóm Cộng đồng báo
giới- Cộng đồng trí thức- Dư luận xã hội
Như đã đề cập đến ở mục 1.1.2, một trong những chức năng của phản
biện xã hội là: “Phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của
cộng đồng, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ của người công dân”. Để
nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng với vấn đề xã hội đặt ra, trước
tiên cộng đồng phải được tiếp cận với thông tin về vấn đề đó.
Báo chí, loại hình thông tin mang tính chính trị- xã hội cao là diễn đàn
tốt nhất để cộng đồng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin được tiếp nhận,
thông qua hoạt động phản biện bày tỏ thái độ một cách trách nhiệm nhất với
về vấn đề được đặt ra.
13
Nói như tác giả Nguyễn Trần Bạt, điều kiện để phản biện xã hội trở
thành một hoạt động có chất lượng khoa học, ngoài điều kiện thứ nhất cần
phải thực thi tự do ngôn luận, thì phản biện xã hội cần đạt đến trạng thái
chuyên nghiệp của quá trình thảo luận. Tức là trạng thái chuyên nghiệp của
quá trình thảo luận cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất
là để nói một cách chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là để nghĩ một cách
chuyên nghiệp. Trước khi nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức
và nói chuyên nghiệp là giới báo chí.
Phản biện xã hội là sự tranh luận một cách chuyên nghiệp giữa các lực
lượng xã hội với nhau hoặc là với nhà cầm quyền để tạo sự chính xác chính trị
của mỗi một hành động có chất lượng chính sách hoặc định hướng, cho nên,
nếu không có sự tham gia của hai lực lượng này thì quá trình còn lại là quá
trình phản ứng xã hội chứ không phải là phản biện xã hội. [1, tr. 571 – 572]
Theo tác giả Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang, hoạt động phản biện
luôn “ủ sẵn khả năng” tạo ra một trường tương tác xã hội (social interaction
sphere) giữa cộng đồng trí thức (phát hiện và lí giải vấn đề), cộng đồng truyền
thông (phổ quát thông tin) và cộng đồng xã hội (hưởng ứng thông tin và hình
thành dư luận).
Nếu một vấn đề đặt ra được xã hội quan tâm, thì hoạt động phản biện
không thể được coi là phản biện xã hội nếu nó chỉ đơn thuần là ý kiến hay
tranh luận của một nhóm nhỏ lợi ích, diễn ra trong một phạm vi nhỏ, vì lợi ích
cục bộ. Cộng đồng truyền thông mà cốt lõi là TTĐC (nền tảng là báo chí), có
vai trò quan trọng trong tiến hành, thực hiện hoạt động phản biện xã hội trên
trục chính gồm 3 thành phần công chúng chính: Cộng đồng báo giới – Cộng
đồng trí thức– Dư luận xã hội. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là huy
động sự tham gia của toàn xã hội, thông qua thảo luận, thỏa thuận tạo sự đồng
thuận trong xã hội nhằm hướng tới lợi ích chung của xã hội
14
1.1.3.2. Báo chí phản ánh và định hướng dư luận xã hội thông qua hoạt động
phản biện xã hội
Từ chính khả năng kết nối 3 nhóm công chúng là cộng đồng trí thức,
cộng đồng báo giới, dư luận xã hội kết hợp với những đặc điểm chủ đạo của
TTĐC, TTĐC (báo chí là nền tảng) có khả năng tạo ra dư luận xã hội.
Dư luận xã hội ở đây được hiểu là một cấu trúc tinh thần, thể hiện tâm
trạng xã hội, phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của nhân dân
nói chung về các hiện tượng đại diện cho cho lợi ích xã hội cấp bách trên cơ
sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. [29, tr. 4].
Trả lời câu hỏi TTĐC sinh ra để làm gì, thực chất TTĐC sinh ra để
cung cấp thông tin, nó cung cấp thông tin bằng cách tạo nên giao tiếp của các
nhóm xã hội lớn, để tổ chức và kiểm soát xã hội.
Đặc điểm chủ đạo của TTĐC (Giao tiếp đại chúng):
• Giao tiếp gián tiếp bằng các phương tiện kĩ thuật (Không có liên hệ
ngược trực tiếp giữa nhà truyền thông và công chúng trong quá trình giao
tiếp)
• Là giao tiếp của các nhóm xã hội lớn.
• Thể hiện định hướng xã hội rõ ràng trong giao tiếp.
• Có tính tổ chức, chịu tác động của thiết chế xã hội trong giao tiếp
• Yêu cầu tuân theo các chuẩn mực chung trong giao tiếp cao.
• Tính tập thể của nhà truyền thông thể hiện rõ nét
• Thông tin mang đến cho công chúng (đại chúng). Những người này có
thể phân bố rải rác và ngẫu nhiên.
• Thông tin có tính chất định kì
[32, tr. 5]
Quá trình truyền thông trong TTĐC là quá trình thông tin hai chiều, từ
nguồn tới người tiếp nhận và người tiếp nhận tác động trở lại với nguồn gửi
15
thông điệp. Vì đối tượng tiếp nhận (R –receiver) thông tin trong truyền thông
đại chúng là số đông (những nhóm xã hội lớn) nên quá trình phản hồi thúc
đẩy sự tương tác xã hội giữa nguồn phát và người nhận, tạo môi trường cho
hoạt động phản biện xã hội tiến hành, hình thành dư luận xã hội .
Các giai đoạn hình thành dư luận xã hội với tác động của hệ thống
TTĐC diễn ra theo những bước sau:
- Công chúng làm quen với vấn đề được báo chí gợi ý hoặc đề xuất
- Đăng bài của các chuyên gia am hiểu về một chủ đề nào đó nhằm kích
thích lợi ích xã hội về một chủ đề nào đó. Việc trình bày các quan điểm khác
nhau trong cách nhìn nhận đánh giá để tạo nên cơ sở cho tranh luận.
- Tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng.
[31, tr. 5]
Ba loại thông tin với mức độ cần thiết là: rất cần thiết, có thể cần thiết,
không cần thiết. Ba loại thông tin này quy định nhu cầu tiếp nhận thông tin
của công chúng trên 3 cấp độ: rất quan tâm, có quan tâm, không quan tâm.
Thông tin mà công chúng không quan tâm sẽ không có hiện tượng phản
hồi, điều này có thể coi là một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả của hoạt
động truyền thông đại chúng trong việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Ở bước thứ ba, tiến hành tranh luận trên phạm vi đại chúng là khâu
quyết định cuối cùng tạo nên dư luận xã hội. Tiến hành tranh luận trên phạm
vi đại chúng thực chất là thực hiện hoạt động phản biện xã hội.
Như vậy, phản biện xã hội phản ánh trực tiếp dư luận xã hội đang diễn
ra trong chính xã hội đó. Bằng việc tiến hành tranh luận trên phạm vị đại
chúng, TTĐC là môi trường lí tưởng để phản biện xã hội thực hiện chức năng
của mình, quay trở lại định hướng dư luận xã hội. Dư luận xã hội được định
hướng tốt thì các quan hệ xã hội được điều hòa (làm giảm bớt những căng
16
thẳng xã hội,bảo vệ hành vi vì lợi ích chung,vì tiến bộ chung), hoạt động kiểm
soát xã hội cũng được thực hiện triệt tể, thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ.
Có thể nói “Tính phản biện xã hội, suy cho cùng, cũng chính là tính
chiến đấu của báo chí hiện đại”. Bởi vì “Phản biện trên báo chí làm cho cái
đúng được bảo vệ, được làm sáng tỏ, cái sai bị đẩy lùi”. [15, tr. 12].
Tuy nhiên không phải tất cả những bài phản biện xã hội trên báo chí
đều có giá trị xác đáng, bởi trước hết nó xuất phát từ những cá thể trong cộng
đồng công chúng. Tác giả Đỗ Minh Tuấn chỉ ra những lệch chuẩn trong phản
biện xã hội trên báo chí như “phản biện loạn tiêu chí và loạn hướng”, “phản
biện vuốt đuôi và phản biện nặc danh”. Theo đó “ Những phản biện kiểu này
thiếu tính khoa học, nặng tính kích động xã hội, thiếu tầm chiến lược, nặng về
tiểu tiết cảm tính, thậm chí thể hiện trình độ thấp và thái độ thực dụng, bè
cánh tinh xảo của những người viết” .
Nếu phản biện xã hội đúng đắn, khoa học thì việc định hướng dư luận
sẽ đóng vai trò tích cực trong giải quyết vấn đề đặt ra, nếu hoạt động phản
biện xã hội không đúng đắn, không khoa học thì không những vấn đề đặt ra
không được giải quyết mà còn để lại hậu quả khôn lường cho xã hội.
Muốn phản biện xã hội trên báo chí không “loạn hướng”, mang tính
chủ quan thì cần tập hợp nhiều luồng ý kiến, quan điểm, tạo diễn đàn tranh
luận công khai về vấn đề đặt ra. Trên cơ sở nhìn nhận đa chiều về vấn đề, tìm
ra bản chất vấn đề để đi đến một thỏa thuận chung, một giải pháp chung giải
quyết vấn đề đó chứ không dừng ở việc khơi gợi vấn đề rồi bỏ lửng nó. Có
như vậy báo chí mới thực hiện vai trò phản biện xã hội một cách triệt để, thúc
đẩy xã hội phát triển.
1.2. Đổi mới giáo dục và sự cần thiết của đổi mới giáo dục phổ
thông trong thập niên đầu thế kỉ XXI
17
1.2.1. Khái niệm đổi mới giáo dục
Khái niệm đổi mới gần với cải cách: Cải cách là sửa đổi cho hợp lý
hơn, phù hợp hơn với tình hình mới.
Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn hiệu
quả hơn so với trước. [24, tr. 657]
Theo đó có thể hiểu đổi mới giáo dục là hệ thống việc làm để nền giáo
dục thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn, hiệu quả hơn trước, phù hợp với nền giáo
dục chung của thế giới và sự phát triển chung của thời đại.
Đổi mới giáo dục muốn hiệu quả và đúng hướng cần một tư duy mới,
tiến hành một cách hệ thống, phát triển từ mô hình thực tế đã nghiên cứu lâu
dài và có hiệu quả, có cơ sở lý luận, có tầm nhìn chiến lược; không thể là các
giải pháp tình thế, tức thời và chắp vá.
1.2.2. Sự cần thiết của đổi mới giáo dục ở các cấp học phổ thông từ tiểu
học
1.2.2.1. Sự cần thiết của đổi mới giáo dục phổ thông
Cho đến nay, nước ta đã tiến hành 3 lần cải cách giáo dục: lần 1 (1950 -
1951), lần 2 (1956 -1957), lần 3 (1979 -1980), tuy nhiên cho đến nay nền giáo
dục sau 3 lần cải cách và nhiều lần đổi mới vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của người học và tình hình phát triển chung của xã hội.
Cuộc cải cách giáo dục lần 1 chuyển hệ thống tú tài cũ của chế độ Thực
dân sang hệ thống phổ thông 9 năm với phương châm Dân tộc, khoa học, đại
chúng. Cuộc cải cách giáo dục lần 2 chuyển từ hệ thống phổ thông 9 năm
sang hệ thống phổ thông 10 năm và lấy nhiệm vụ xóa nạn mù chữ, góp phần
đẩy mạnh sản xuất và nâng cao giác ngộ chính trị của nhân dân, phát triển
mạnh mẽ quy mô, xây dựng nền giáo dục phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược xây
dựng miền Bắc, thống nhất nước nhà, chủ yếu là hoàn chỉnh hệ thống giáo
dục quốc dân. Và cuộc cải cách giáo dục lần 3 chuyển hệ thống phổ thông 10
18
năm sang 12 năm, từng bước thực hiện sự thống nhất hệ thống giáo dục và
sau năm 1986 cải cách giáo dục bắt đầu điều chỉnh, đổi mới Các cuộc cải
cách đã đáp ứng tình hình của xã hội vào thời điểm trước và sau khi nó ra đời.
Theo luật giáo dục năm 2005 (số 38/2005/QH11), hệ thống giáo dục
quốc dân hiện nay gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Trong
đó các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiểu
học, THCS,THPT; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề; Giáo dục ĐH và sau ĐH (gọi chung là giáo dục ĐH) đào tạo trình độ
cao đẳng, trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: Trường tiểu học; Trường THCS;
Trường THPT; Trường phổ thông có nhiều cấp học; Trung tâm kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp.
Về giáo dục Phổ thông, Luật giáo dục 2005 cũng nêu rõ trong điều 26,
27, 28, 29 như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn
diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
19
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa:
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục
phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của
giáo dục phổ thông.
Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ
năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của
giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ
thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong
giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của
Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo
khoa.
Sang thập niên đầu thế kỉ XXI, nhân loại đã bước vào kỉ của nguyên
thông tin, tri thức, công nghệ, điều này tạo ra những cơ hội cũng như thách
thức không nhỏ cho các quốc gia. Với những nước đang trong quá trình phát
triển như nước ta hiện nay, giáo dục dường như là con đường duy nhất, có vai
trò tiên quyết đưa xã hội phát triển theo kịp xu hướng thời đại. Tuy nhiên qua
3 lần cải cách, với phương châm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, những
đường lối đặt ra trong luật giáo dục 2005 và một số văn bản pháp quy khác
20
chưa làm thay đổi diện mạo nền giáo dục nước ta, chưa tạo nguồn nhân lực có
chất lượng phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước.
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa
hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân
hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các
nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dân số được học trong thời gian trên 13
năm. Xét trong độ tuổi từ 20-24 chỉ có 10% học lên tới đại học (trong đó
Trung quốc là 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89 %).
Cũng theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) năm 2005, chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát. Việt
Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm,
Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm (Theo đánh giá của
Liên Hợp quốc) [28, tr. 12-13]
Năm 2007, Bộ GD&ĐT đã đề xuất hàng loạt sáng kiến: Phong trào
“Nói không với tiêu cực”, “Đề án tăng học phí”, “Đào tạo 20.000 tiến sĩ”,
“Đại học đẳng cấp quốc tế”, “Hỗ trợ dạy nghề và đào tạo việc làm cho thanh
niên”, “Cổ phần hóa các đại học công”… [34, tr. 18] nhưng tất cả các sáng
kiến đó không tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: “Đổi mới có tính cách
mạng nền gáo dục đào tạo của nước nhà”. Để đưa đất nước phát triển nhanh
với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỉ nguyên thông tin và
tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để
có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.
Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và
đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương
pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lee và hệ thống chính
21
sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại. [28, tr. 16]
Để có sự đổi mới cách mạng đó, trước tiên cần đánh giá lại vai trò, vị
trí của giáo dục bậc phổ thông. Vì giáo dục phổ thông là nền tảng của chung
của toàn bộ hệ thống giáo dục. Chúng ta không thể có giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục ĐH và sau ĐH có chất lượng cao nếu giáo dục ở bậc phổ thông còn
yếu kém, bất cập. Nhìn nhận đúng vai trò của giáo dục phổ thông trong hệ
thống giáo dục thì các chính sách mang tầm vĩ mô chiến lược mới có thể đặt
ra đúng đắn, thúc đẩy giáo dục và xã hội phát triển theo kịp xu thế thời đại.
1.2.2.2. Sự cấp bách của đổi mới giáo dục tiểu học
Như đã trình bày ở trên, giáo dục phổ thông được coi là nền tảng của
giáo dục nói chung. Trong nền tảng đó, giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên
đặt cơ sở nền móng, là gốc của giáo dục và “của công cuộc xây dựng đất
nước”.
Luật giáo dục năm 2005 đề cập đến giáo dục tiểu học: “Giáo dục tiểu
học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định
kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo
dục trong cả nước” (Điều 11 luật giáo dục)
Điều 26 luật giáo dục quy định: “Giáo dục tiểu học được thực hiện
trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp
một là sáu tuổi”.
Trong phần trình bày về Giáo dục phổ thông, Luật giáo dục 2005 trình
bày Mục tiêu giáo dục tiểu học: giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung
học cơ sở.
22
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, riêng giáo dục
tiểu học: Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản,
cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói,
đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu
biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Ngoài luật giáo dục 2005, một số văn bản pháp quy khác về giáo dục và
đổi mới giáo dục tiểu học đã được Bộ GD&ĐT ban hành:
Năm 2000, ban hành Điều lệ Trường tiểu học; ban hành quy chế đánh
giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học; Năm 2002 Quyết
định Về việc sửa đổi các khoản 2 và 3 của Điều 11 trong Quy chế thi tốt
nghiệp tiểu học. Năm 2005 Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học;
năm 2007 Quyết định ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu
học.
Hiện thực hóa văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nói chung, giáo
dục tiểu học nói riêng, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội,
Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg Về việc đổi mới chương trình SGK Phổ thông,
Chương trình Tiểu học 2000 cũng đã được thực thi.
Chương trình Tiểu học 2000 triển khai với việc làm là cả nước dùng1
bộ SGK (năm 2002) không mang lại hiểu quả tích cực và đã vấp phải sự phản
đối của xã hội.
Với Chương trình cả nước dùng một bộ sách giáo khoa, thành quả của
Phương án Công nghệ giáo dục (thực nghiệm từ 1978) triển khai từ lớp 1 đến
lớp 5 trên phạm vi 43 tỉnh/thành cả nước đã bị xóa bỏ, “thế chỗ là Quyển sách
e/b đầy tai tiếng ở lớp Một, rồi các quyển “đồng loại” tuần tự thế chỗ ở các
lớp Hai, Ba, Bốn, Năm”. Tháng 5/2008, Công nghệ giáo dục đã chính thức bị
“khai tử”.
23
Tuy nhiên cũng trong năm 2008, trước tình trạng “đáng buồn triền
miên” của giáo dục ở vùng sâu, vùng xa thuộc 3 Tây (Tây Bắc / Tây Nguyên /
Tây Nam Bộ), Bộ GD&ĐT cho phép đưa Phương án Công nghệ giáo dục về
với 10 ngàn học sinh lớp Một ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, KonTum, Tây
Ninh, An Giang, Kiên Giang.
Hiện nay, vấn đề quá tải về nội dung chương trình sách giáo khoa phổ
thông trong đó có bậc tiểu học không thể giải thích bằng việc: "Một chương
trình, một bộ sách không thể phù hợp với tất cả các nhóm đối tượng HS, nên
việc quá tải đối với một số bộ phận HS là không thể tránh khỏi". Nạn dạy
thêm tràn lan ở bậc học này, đặc biệt là việc tổ chức ôn luyện cho học sinh
trước khi vào lớp 1 không thể là việc làm nhằm giúp học sinh theo kịp
chương trình học…
Trong khi thực tế hiện nay, cấp học ở bậc phổ thông được được báo chí
cũng như dư luận quan tâm nhiều nhất không phải là giáo dục tiểu học, mà
chủ yếu là giáo dục bậc THPT, bậc cao hơn lại chú trọng tới giáo dục ĐH.
Bởi đây là cấp học bước ngoặt, được chọn lọc thông qua các kì thi tuyển chọn
gắt gao nhằm tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới
con đường sinh tồn cũng như hoạt động nghề nghiệp mỗi cá nhân.
Tuy nhiên đó là cách nhìn ngắn hạn và thiếu tầm nhìn chiến lược về
một nền giáo dục, về vai trò của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng phục vụ xã hội. Để một nền giáo dục phát triển thì nó phải được
phát triển bền vững, có nền tảng vững chắc. Muốn như vậy, đối diện với
những vấn đề yếu kém dứt khoát cần có những biện pháp cụ thể, tích cực,
mang tầm chiến lược để đổi mới chính nền giáo dục đó. Việc đổi mới cần tiến
hành trên một hệ thống thống nhất, triệt để, tuyệt đối không dừng lại ở việc
đưa ra những quyết sách nhằm sửa chữa lỗ hổng của giáo dục một cách chắp
vá, tạm bợ.