Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Biện pháp rèn cho hs kỹ năng làm bài môn Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.21 KB, 2 trang )

Biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng
trình bày bài làm môn Toán
Học Toán cũng nhưng học các môn khoa học khác, việc rèn cho học sinh có thói quen
trình bày bài làm một cách logic, khoa học và chặt chẽ là cần thiết. Quan trọng hơn, qua
việc rèn luyện đó, học sinh dần dần thói quen suy nghĩ nghiêm túc, cẩn thận và tác
phong làm việc khoa học.
Qua thực tế giảng dạy môn Toán, tôi nhận thấy một số biện pháp/yêu cầu đơn giản và
hiệu quả cao. Đặc biệt, các biện pháp này tỏ ra rất hiệu quả với đối tượng học sinh có
tư duy tốt nhưng cách trình bày bài làm và kĩ năng tính toán thì ẩu thả. Thú vị hơn nữa,
ngay cả với những học sinh có chữ viết xấu, rất xấu, sau một thời gian rèn theo các biện
pháp này thì chữ viết được cải thiện đáng kể.
Buổi học đầu tiên của khóa học/năm học, bạn hãy dành một lượng thời gian thỏa đáng
để bạn và các học sinh có thể hiểu nhau, bạn hãy "thỏa thuận" với học sinh một cách rõ
ràng và nghiêm túc các yêu cầu dưới đây, có thể yêu cầu các em ghi ngay vào trang đầu
của quyển vở. Trong quá trình giảng dạy của mình, bạn thường xuyên nhắc nhở và
kiểm tra việc học sinh thực hiện các yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là các buổi học
đầu tiên.
Các yêu cầu
1. Vở nháp phải dày, thước kẻ phải có
2. Ghi chép đầy đủ, chính xác những gì giáo viên yêu cầu ghi chép.
3. Không tẩy, xóa trong bài làm, dù trong vở ghi hay trong bài làm
kiểm tra. Mỗi chỗ tẩy, xóa đều bị trừ điểm.
4. Trình bày hay, được làm mẫu, bài làm có lối trình bày hay được
biểu dương và trình bày trước tập thể.
5. Khuyến khích phong cách riêng, hãy đề cao việc học sinh có lối,
phong cách trình bày riêng của mình.
Giải thích các yêu cầu
Yêu cầu (1) là tiền đề bắt buộc để thực hiện các yêu cầu khác. Hãy nhấn mạnh cho học
sinh rằng, KHÔNG được xé vở nháp. Hãy phân tích cho các em hiểu rằng, vở nháp còn
giá trị hơn cả vở ghi, vì vở nháp thể hiện cả quá trình tư duy, tìm tòi lời giải bài toán
còn vở ghi chỉ thể hiện được kết quả của cả quá trình đó. Ví dụ dễ hiểu là, hãy so sánh


2 bài làm cùng được điểm 10 có cùng cách giải giống nhau của hai học sinh khác nhau,
vậy bạn nào học tốt hơn. Câu trả lời là, chỉ căn cứ vào bài làm thì không phân biệt được
ai hơn ai, nhưng nếu tham khảo thêm vở nháp ta sẽ biết ai giỏi hơn! Nhưng nếu cả hai
đều không ghi nháp thì sao?
Yêu cầu (2) là mức độ thấp nhất, mức độ bắt chước chính xác những chuẩn mực về
cách trình bày của giáo viên. Giáo viên nên chuẩn bị sẵn và có thói quen trình bày các
bài giải một cách mẫu mực.
Yêu cầu (3), nghe có vẻ lạ. Một yêu cầu không có trong bất cứ quy chế nào, vì thế
chúng ta mới "thỏa thuận" với học sinh về điều này, hãy làm cho các em hiểu giá trị của
nó và chấp nhận nó một cách tự nhiên. Đây là yêu cầu "cốt lõi" trong tất cả các yêu cầu,
học sinh sẽ phải nháp, nháp và nháp trước khi nhấc bút ghi vào bài làm. Nếu coi quá
trình nháp chính là quá trình phân tích, mày mò, tìm tòi lời giải thì việc chép vào bài
làm là tổng hợp, nhìn lại tư duy. Nó không chỉ giúp bài làm của học sinh mạch lạc,
sạch sẽ mà còn giúp học sinh kiểm tra lại, chính xác hóa lời giải và đôi khi là phát hiện
hướng đi, lời giải khác.
À, bạn sẽ thắc mắc rằng việc mỗi chỗ tẩy, xóa đều trừ điểm là "hơi quá", là "phạm
luật". Hãy thảo luận trực tiếp qua email, tôi sẽ giải thích giúp bạn rằng việc đó hoàn
toàn "hợp pháp".
Thêm nữa, với học sinh "ẩu thả", nếu có điều kiện thời gian, bạn hãy thường xuyên yêu
cầu các em trình bày ra nháp và bạn kiểm tra, đến khi nào các em trình bày trong vở
nháp mà cũng không hề có tẩy xóa và hợp lý thì mới cho trình bày vào vở ghi. Hãy lặp
lại yêu cầu này, càng nhiều lần càng tốt ngay từ những buổi học đầu tiên.
Yêu cầu (4), ồ thật hiển nhiên. Hãy dạy cho các em biết trân trọng cái hay cái đẹp và
ghi nhận những nỗ lực, cố gắng tạo ra cái hay, cái đẹp và có thái độ, việc làm tích cực
tạo cái hay, cái đẹp.
Yêu cầu (5), đây là yêu cầu cao nhất là kết quả cần đạt tới của cả quá trình học tập, yêu
cầu thể hiện tính sáng tạo, thể hiện cái tôi. Nếu như các yêu cầu (2), (3), (4) ít nhiều vẫn
mang tính "bắt chước", thì yêu cầu này là "thói quen". Tư duy là tư duy của cái tôi, mỗi
người đều có lối tư duy khác nhau, học sinh cũng vậy. Nhiệm vụ của các nhà giáo
chúng ta là phát hiện ra đặc thù tư duy của các em, giúp các em hoàn thiện và phát triển

nó một cách phù hợp nhất.

×