Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức sinh học tế bào vào liên hệ thực tiễn trong chương trình sinh học lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 103 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến
thức trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng
trong một thời gian nhất định ở trường phổ thông GV có thể cung cấp cho HS cả
một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm
vụ của GV hiện nay không chỉ cung cấp cho HS tri thức mà quan trọng là cung cấp
cho HS phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để HS chủ
động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn, qua đó giúp
phát triển năng lực và thái độ của người học. Để thực hiện được mục tiêu này thì
cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học... Trong đó, đổi mới phương pháp
dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược.
Vì vậy, để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn
cuộc sống và góp phần hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề của HS trung học, Bộ
Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động và tổ chức cuộc thi "Vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", cuộc thi "khoa học kĩ thuật cấp
quốc gia" dành cho HS trung học nhằm khuyến khích HS vận dụng kiến thức của
các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả
năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo của
học sinh, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với
hành".
Trong các PPDH tích cực phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS là vô
cùng quan trọng, đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết các
vấn đề thực tiễn, rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra
những vấn đề mới.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết
các GV chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho HS, rèn luyện kĩ năng
làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm ...theo logic,
khuôn mẫu nên việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn


đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được chú trọng, HS chưa
biết cách làm việc độc lập một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng
dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các
thành tựu khoa học vào thực tiễn.
Trong chương trình Sinh học lớp 10 - THPT, phần sinh học tế bào là một
phần kiến thức đại cương, nội dung trong mỗi bài học tương đối dài. Nắm vững
kiến thức này HS không chỉ biết cơ sở chung về tế bào học, sự phù hợp giữa cấu
trúc và chức năng của các thành phần cấu trúc của tế bào mà còn biết vận dụng vào


thực tiễn và hiểu sâu hơn các kiến thức sinh học khác, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho HS.
Xuất phát từ những lí do trên và dựa trên thực tiễn dạy học ở trường THPT,
tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến
thức sinh học tế bào vào liên hệ thực tiễn trong chương trình Sinh học lớp
10”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế được hệ thống CH - BT, BTTH phù hợp và đề xuất được các biện
pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn để sử dụng trong dạy
học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần Sinh học tế bào.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Quy trình thiết kế và sử dụng CH- BT, BTTH và các biện pháp phát triển
năng lực vận dụng kiến thức thực tiễn trong dạy học phần sinh học tế bào, Sinh học
10.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy học sinh học và phần sinh học tế bào.
1.4. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
STT
1


2

Thời gian
từ…đến…

Nội dung công việc

Từ 25 tháng 8 đến
25 tháng 9 năm
2018

Lập kế hoạch thực hiện

Bản kế hoạch chi tiết

Chọn đề tài, viết đề
cương nghiên cứu.

Bản đề cương chi tiết

Từ 26 tháng 9 đến
tháng 10 năm 2018

Khảo sát thực trạng,
tổng hợp số liệu khảo
sát thực tế.

- Tập hợp tài liệu lí thuyết


Áp dụng thử nghiệm ở
các lớp 10 (lần 1)
3

Sản phẩm

Tháng 11 năm
2018

Xử lí số liệu-> Kết quả thực
nghiệm

- Đọc tài liệu lí thuyết,
viết cơ sở lí luận
- Khảo sát thực trạng ở
trường học.
Tiếp tục thử nghiệm
trên các lớp 10 (lần 2)

Xử lí số liệu
Kết quả thực nghiệm


4

Tháng 12 năm 2018

- Trao đổi với đồng
nghiệp để xuất các biện
pháp, các sáng kiến.


- Tập hợp ý kiến của đồng
nghiệp.

5

Tháng 1 năm 2019

Tiếp tục thử nghiệm
trên các lớp 10 (lần 3)

Xử lí số liệu

Tiếp tục trao đổi với
đồng nghiệp để xuất
các biện pháp, các sáng
kiến.

Tập hợp ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp.

Viết báo cáo

- Bản thảo báo cáo.

Tham khảo ý kiến của
đồng nghiệp

- Tập hợp ý kiến của đồng
nghiệp.


6

7

Tháng 2 năm 2019

Tháng 3 năm 2019

Kết quả thực nghiệm.

Hoàn thiện bản báo cáo. Bản báo cáo chính thức.
Nạp SKKN lên Hội
đồng khoa học trường
xét cấp tổ, trường.
8

Tháng 4 năm 2019

Nạp SKKN gửi Sở GD
- ĐT Nghệ An.

Bản báo cáo chính thức.

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá lí thuyết về năng lực, các loại
năng lực phát triển cho HS.
1.5.2. Phương pháp điều tra:
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp

tổng kết kinh nghiệm.
1.5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các
tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được .
1.5.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính toán.


PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2. 3. Thiết kế các CH- BT, BTTH và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực
vận dụng kiến thức Sinh học tế bào liên hệ thực tiễn trong dạy học .
2.4. Thực nghiệm sư phạm
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Năng lực và năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
2.1.1.1. Năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân
khác như động cơ, thái độ, hứng thú, niềm tin, ý chí,...
Năng lực của cá nhân được hình thành qua hoạt động và được đánh giá qua
phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức,
lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người.
Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
- Năng lực có thể chia thành hai loại:
+ Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau
bao gồm: Năng lực phát hiện, Năng lực chủ động sáng tạo, Năng lực giải quyết
vấn đề, Năng lực độc lập trong suy nghĩ và làm việc, Năng lực hệ thống hoá kiến

thức, Năng lực định hướng kiến thức
Những năng lực đó là những tố chất để hình thành một KN tư duy sáng tạo
giúp người học sử dụng để tạo ra những cái mới từ những cái cũ.
+ Năng lực riêng: Là sự thể hiện có tính chuyên biệt nhằm đáp ứng yêu cầu
của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao. Năng lực chung và năng
lực chuyên biệt có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, bổ sung cho nhau, năng lực riêng
được phát triển dễ dàng và nhanh chóng hơn trong điều kiện tồn tại năng lực
chung. Năng lực có mối quan hệ biện chứng qua lại với tư chất, với thiên hướng cá
nhân, với tri thức kĩ năng, kĩ xảo và bộc lộ qua trí thức, kĩ năng, kĩ xảo. Năng lực
được hình thành và phát triển trong hoạt động, nó là kết quả của quá trình giáo dục,
tự phấn đấu và rèn luyện của cá nhân trên cơ sở tiền đề tự nhiên của nó là tư chất.


2.1.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bao gồm việc vận dụng kiến thức đã có để
giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn
sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm
thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồng trọt, giải thích các hiện


tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nông nghiệp, nảy sinh trong thực tiễn,
giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống.
Kết quả cuối cùng của việc học tập phải được thể hiện ở chính ngay trong
thực tiễn cuộc sống, hoặc là HS vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo
thực tiễn, hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá,
thu thập thêm kiến thức mới.
Năng lực vận dụng kiến thức thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực
hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo
phương châm "học đi đôi với hành".
Tóm lại, theo tôi năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn là năng lực hay

khả năng của chủ thể vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh
vực nào đó áp dụng vào thực tiễn. Qua đó tạo niềm vui, hứng thú yêu thích bộ môn
sinh học cho HS.
2.1.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực vận dụng kiến
thức liên hệ thực tiễn trong dạy học môn Sinh học
- Sử dụng CH-BT.
- Sử dụng BTTH.
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Dạy học thông qua thực hành thí nghiệm
- Dạy học dự án/ Trải nghiệm sáng tạo
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong phần Sinh học tế bào, sinh học 10, các bài học được cấu trúc theo hệ
thống. Từ cấu trúc của các thành phần tế bào dẫn đến sự phù hợp với chức năng
của nó. Và khi tổ chức dạy học trên lớp, đa số giáo viên luôn đi theo một trình tự
như vậy, theo lôgic của SGK. Và phương pháp dạy học truyền thống vẫn là
phương pháp được sử dụng phổ biến, GV hỏi HS theo hệ thống của SGK, HS có
thể trả lời hoặc không trả lời, vì GV sẽ cung cấp kiến thức đó cho HS, tức là Thầy
cung cấp - Trò thụ động lĩnh hội kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức để giải
quyết các tình huống thực tiễn còn ít. Chính vì vậy hiệu quả tiết học chưa cao, đặc
biệt là không hình thành được các năng lực cho HS như năng lực hợp tác nhóm,
năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng thực tiễn…
Qua quá trình giảng dạy và tham khảo ý kiến cũng như tiến hành dự giờ một
số giáo viên trong trường cho thấy còn nhiều GV dạy học theo phương pháp thuyết
trình, diễn giảng, giải thích minh họa, số GV sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực hóa hoạt động học tập của HS còn chưa nhiều, chưa thường xuyên, đặc
biệt là phương pháp dạy học có sử dụng các CH-BT, tình huống vận dụng kiến
thức vào thực tiễn như : Dạy học có sử dụng BTTH, dạy học có sử dụng TN-TH,


dạy học dự án, trải nghiệm sáng tạo…Trong quá trình giảng dạy hầu hết các thầy

cô thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kĩ năng cần nắm trong bài để phục vụ
cho kiểm tra, cho thi cử mà chưa thực sự quan tâm đếncác biện pháp nhằm phát
triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học liên hệ vào thực tiễn cho HS.
TIỂU KẾT
Từ nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài cho thấy nghiên cứu về
vận dụng kiến thức sinh học tế bào vào liên hệ thực tiễn trong dạy học chưa nhiều
và chưa thường xuyên, chưa có hệ thống. Từ đó yêu cầu GV phải nghiên cứu để
xây dựng các hệ thống CH-BT, BTTH có chất lượng hơn, đặc biệt là hệ thống CHBT,BTTH vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn để phục vụ quá trình giảng dạy của
chính mình, và cũng là để tạo sự chú ý và ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo của HS và
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
2.3. THIẾT KẾ CÁC CH – BT, BTTH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC SINH HỌC
TẾ BÀO VÀO LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH
HỌC LỚP 10.
2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần Sinh học tế bào.
Nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào được biên soạn theo hướng tiếp cận
hệ thống và phát huy tính tích cực của HS. Cụ thể là ở mỗi bài đều có lệnh để GV
tổ chức hoạt động cho HS, nhằm giúp HS có thể tự mình tìm ra nội dung kiến thức
của bài học. Có thể hình dung logic nội dung phần Sinh học tế bào (Cơ bản) ở
trường THPT như sau:
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào
Các nội dung của chương được xây dựng theo hệ thống, chủ yếu đề cập đến
sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
trong tế bào (bài 3, 4, 5, 6). Vai trò sinh học của nước đối với tế bào (bài 3). Các
thành phần hoá học là cơ sở để xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh của tế bào. Có thể
hình dung nội dung kiến thức chương I theo sơ đồ:


Hình 2.1. Sơ đồ nội dung về thành phần hóa học của tế bào
Chương 2: Cấu trúc của tế bào

Các nội dung kiến thức của chương cũng thể hiện cấu trúc hệ thống, các
kiến thức đó bao gồm: các thành phần cấu tạo chủ yếu của một tế bào, cấu trúc và
chức năng của các bộ phận cấu trúc nên tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực (bài 7,
8, 9, 10). Các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào (bài 11). Thực hành
co và phản co nguyên sinh (bài 12). Các nội dung kiến thức này thể hiện sự phù
hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan xây dựng nên tế bào,
điều kiện để các chất có thể đi qua màng tế bào. Các nội dung kiến thức của
chương thể hiện trong sơ đồ sau:


Hình 2.2. Sơ đồ nội dung về cấu trúc của tế bào
Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Các nội dung kiến thức của chương cũng thể hiện cấu trúc hệ thống, các
kiến thức đó bao gồm: sự chuyển hóa vật chất và năng lượng (năng lượng, thế
năng, động năng, chuyển hóa năng lượng, hô hấp, hóa tổng hợp, quang hợp- bài
13, 14, 16, 17) trong tế bào, thông qua các quá trình tổng hợp và phân giải các
chất. Các nội dung này thể hiện mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ, trong đó thể
hiện hai quá trình đồng hoá và dị hoá. Hai quá trình này luôn có sự tác động qua
lại với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho hoạt động của tế bào trong cơ thể sống
diễn ra bình thường. Các nội dung kiến thức của chương thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 2.3. Sơ đồ nội dung về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào


Chương 4: Phân bào
Các nội dung kiến thức của chương gồm các kiến thức: chu kì tế bào và quá
trình nguyên phân (bài 18), giảm phân (bài 19). Các nội dung của bài đi sâu vào
những diễn biến cơ bản và ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân. Đây là hai hình
thức phân chia tế bào rất quan trọng đối với sinh vật nhân thực, đảm bảo sự duy trì,
ổn định bộ nhiễm sắc thể và đặc trưng cho loài. Các nội dung kiến thức của

chương thể hiện trong sơ đồ sau:
G1
S
Chu kỳ
tế bào

Kỳ
trung
gian

Kỳ đầu

R

Kỳ giữa

G2

Diễn
biến
Kỳ sau

Nguyên
phân
Phân bào
có tơ

Chương 4 Phân
bào


Ý nghĩa

Giảm
phân 1

Giảm
phân

Kỳ cuối
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau

Các hình
thức phân
bào

Kỳ cuối
Kỳ đầu

Phân bào
không tơ

Trực
phân

Giảm
phân 2

Kỳ giữa

Kỳ sau

Hình 2.4. Sơ đồ nội dung về phân bào

Kỳ cuối

Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt và năng lực hướng tới để dạy phần Sinh
học tế bào.
CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Sinh học TB

Kiến thức

I. Thành
phần hoá học
của TB.

- Nêu được các thành phần hoá học của TB
- Trình bày được các vai trò của nước đối với
TB. Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật
chất sống, phân biệt được nguyên tố đa lượng

GHI CHÚ


và nguyên tố vi lượng.
- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat,

lipit, prôtêin, axit nuclêic và kể được các vai
trò sinh học của chúng trong TB.
Kiến thức

II. Cấu trúc
của TB

- Mô tả được các thành phần chủ yếu của một
TB. Mô tả được cấu trúc TB vi khuẩn. Phân
biệt được vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn
Gram âm; TB nhân sơ với TB nhân thực; TB
động vật và TB thực vật.
- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân
TB, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lạp thể, lưới
nội chất, bộ máy Gôngi, không bào, lizoxôm
...), TB chất, màng sinh chất.

- Chú ý sự phù
hợp giữa cấu
trúc và chức
năng.
- Có 1 bài thực
hành (bài 12)

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất
qua màng sinh chất.
- Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ
động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
- Biết và phân biệt được các khái niệm: khuếch
tán, thẩm thấu, ưu trương, nhược trương, đẳng

trương.
Kĩ năng
- So sánh, phân tích, khái quát hoá.
- Làm được thí nghiệm co, phản co nguyên
sinh trên đối tượng thực vật (lá thài lài tía).
III. Chuyển
hoá vật chất

năng
lượng trong
TB

Kiến thức

Có 1 bài thực
- Hiểu được các khái niệm liên quan đến hành (bài 15)
chuyển hoá vật chất và năng lượng trong TB
(năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá
năng lượng, hố hấp, quang hợp).
- Hiểu được cấu trúc và chức năng của ATP.
- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng.
- Nêu được vai trò của enzim trong TB, các
nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim.
- Phân biệt được từng giai đoạn chính và kết
quả của các quá trình quang hợp và hô hấp.


- Phân biệt được hô hấp và lên men.
Kĩ năng
- So sánh, phân tích, khái quát hoá.

- Làm được một số thí nghiệm về enzim.
Kiến thức
- Hiểu được chu kì TB.
- Nêu được những diễn biến cơ bản về sự vận
động của NSTqua các kì của nguyên phân,
giảm phân.
IV. Phân bào

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm
phân.
- Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
Kĩ năng
- Biết lập bảng so sánh giữa nguyên phân và
giảm phân.
- Biết và hiểu bản chất của nguyên phân và
giảm phân để giải các dạng bài tập.
- Quan sát tiêu bản phân bào trên tiêu bản rễ
hành.
Năng lực hướng tới:
+ Năng

lực chung: Năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực tính toán...
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực định nghĩa,
năng lực tìm kiếm mối liên hệ, năng lực phân
tích kênh hình và kênh chữ, năng lực giao tiếp,
làm việc theo nhóm nhỏ, năng lực TN-TH...
2.3.2. Những nội dung của phần Sinh học tế bào có thể thiết kế các hoạt động
dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS

Chương
I.
Thành

Nội dung
kiến thức

Nội dung cần vận dụng vào thực tiễn

- Vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng.
1.1. Các
nguyên tố hóa - Liên hệ trong chế độ ăn uống hàng ngày để đảm sức


phần
hóa học
của TB

học

khoẻ.
- Giải thích hiện tượng cơ thể sinh vật thiếu một số
nguyên tố như Iot gây bướu cổ ở người, thiếu Mg gây
vàng lá ở thực vật

1.2. Nước và
vai trò của
nước

- Liên hệ giải thích các hiện tượng như: giọt nước có

hình cầu; nước đá nổi trong nước thường; con nhện
nước (hoặc con gọng vó) có thể chạy trên mặt nước ...
- Vai trò của nước có liên hệ với các nội dung:
+ Sinh trưởng, phát triển, năng suất cây trồng, vật nuôi.
+ Bảo quản rau ,củ, quả ...
Liên quan đến các hiện tượng và vấn đề thực tiễn như:

1.3. Cacbon
hiđrat

+ Những người bị bệnh tiểu đường không nếu sử dụng
loại thức ăn như thế nào?
+ Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy ngọt?
Liên quan đến các hiện tượng và vấn đề thực tiễn như:
- Vì sao mỡ đa số động vật đông đặc và mỡ thực vật có
dạng lỏng (dầu thực vật).

1.4. Lipit

- Liên hệ khẩu phần ăn, nhất là cho người lớn tuổi, ở trẻ
em, người bị bệnh ...
- Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn liên quan
như: các động vật ngủ đông có lớp mỡ rất dày ...
Liên quan đến nhiều kiến thức thực tiễn như:
- Tại sao thịt của các loài động vật lại khác nhau.

1.5. Protêin

- Một số người dị ứng với những thức ăn như nhộng,
tằm, cua, tôm ...

- Khi đun nóng (nấu canh) thì prôtêin của cua đóng
thành từng mảng.
- Khi luộc trứng thì prôtêin sẽ đông đặc lại.

1.6. Axit
nucleic

- Dịch vụ xét nghiệm ADN để tìm thủ phạm trong các
vụ án, truy tìm hài cốt liệt sĩ hoặc tìm kiếm mối quan hệ
họ hàng.
-Bài tập xác định vật chất di truyền (ADN, ARN)

II. Cấu

2.1. TB nhân

- Phân biệt vi khuẩn Gram âm, Gram dương và ứng


trúc TB



dụng trong đời sống như sử dụng thuốc kháng sinh hợp
lí.
- Giải thích vì sao phải có chỉ định của bác sĩ dùng
thuốc kháng sinh khi bị ốm hoặc bị bệnh?
- Vận dụng muối dưa cà...
- Liên hệ cấu trúc và chức năng của các bào quan.
- Giải thích một số nội dung liên quan:


2.2. Cấu trúc + Nếu sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh thường
TB nhân thực xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc.
- Liên hệ việc cấy ghép mô tế bào trong y học: chữa
bỏng, cấy da...
- Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sức khoẻ
con người như:
+ Bệnh gout (gút), bệnh tiểu đường.
+ Chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là hàm lượng muối
liên quan đến thận. (Giải thích vì sao người bị bệnh thận
ăn rất nhạt?)
+ Sử dụng nước muối để rửa vết thương.
+ Vì sao tế bào hồng cầu của người luôn ở môi trường
ưu trương?
+ Sử dụng dung dịch ưu trương: chất điện giải, nước
nhỏ mắt sinh lí 0.9%...
- Ứng dụng trong trồng trọt, sinh hoạt hàng ngày:
2.3. Vận
chuyển các
chất qua
màng sinh
chất

+ Bón quá nhiều phân thì cây trồng bị chết.
+ Chẻ cọng rau muống thành nhiều mảnh nhỏ nếu để ở
môi trường ngoài thì không thấy gì xảy ra, nhưng nếu
đem ngâm trong nước thì thấy cọng rau muống cong ra
phía ngoài. Giải thích?
+ Ngâm rau sống vào nước muối pha loãng có thể sát
khuẩn?

+ Tại sao khi xào rau cho to lửa và nêm gia vị (muối,
hạt nêm...) sau cùng? Giải thích tại sao rau bị quắt lại
khi bỏ gia vị vào trước?
- Ứng dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm (mứt,
xiro...), muối dưa cà... bằng phương pháp ngâm muối,


đường.
+ Dưa muối có mùi chua, vị mặn và nhăn nheo.
+ Có người nói muối dưa hay bị khú có phải do tay
không? Giải thích?
3.1. Khát quát + Vì sao ATP được xem là đồng tiền năng lượng của tế
năng lượng bào? Liên hệ khả năng phát sáng của đom đóm.
và chuyển
hóa vật chất

+ Liên hệ chế độ ăn uống và khả năng hấp thụ các chất
dinh dưỡng của vận động viên.
Liên hệ vai trò của enzim với các hiện tượng như:
- Ăn một số loại thức ăn bị mẩn ngứa ...
- Không uống được sữa, bị sốc thuốc...

3.2. Enzim
Chương
III.
Chuyển
hóa vật
chất và
năng
lượng

trong
TB

- Liên hệ trong thực tiễn đời sống: xào thịt bò cùng dứa
tươi, nộm thịt với đu đủ...
- Ứng dụng trong công nghệ gen, kháng thuốc trừ sâu
của một số loài côn trùng.
- Giải thích một số hiện tượng liên quan như:
+ Tại sao phải khởi động trước khi luyện tập thể dục thể
thao?

3.3. Hô hấp
TB

+ Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì
các TB cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu
khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều
ATP hơn?
+ Tại sao rễ ngập úng lâu ngày cây bị héo và chết?
- Liên hệ quá trình lên men rượu, lên men lactic, bảo
quản thực phẩm ...
- Vì sao phải thắp đèn vào ban đêm cho vườn thanh
long?

3.4. Quang
hợp

- Mối liên hệ pha sáng, pha tối ...
- Lá cây có màu lục.
- Lá cây có màu vàng, đỏ có quang hợp được không?



- Liên hệ để tạo ra các loại đột biến nhân tạo đúng thời
điểm; kiểm soát quá trình phân chia TB, ứng dụng trong
y học, điều trị bệnh ung thư ...

Chương
IV.
Phân
bào

4.1. Chu kì
TB

- Giải thích tại sao có những tế bào không thể phân chia
(tb thần kinh, Tb hồng cầu...)

và quá trình
nguyên phân

- Liên hệ với các phương pháp nhân giống vô tính ở
thực vật: giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô, TB thực
vật; cấy truyền phôi, nhân bản vô tính ở động vật.
- Bài tập tính số NST đơn, NST kép, cromatit qua các kì
nguyên phân.

4.2. Giảm
phân

- Giải thích sự đa dạng của sinh vật qua sự xuất hiện

biến dị tổ hợp.
- Bài tập xác định số giao tử và tỉ lệ giao tử tạo thành,
kiểu sắp xếp NST ở kì giữa 1 của giảm phân.

Những đặc điểm cấu trúc, nội dung Phần Sinh học tế bào- Sinh học 10 đã
định hướng cho tôi thiết kế, bổ sung thêm các hoạt động khám phá để tổ chức học
sinh học tập, giúp các em nhận thức, lĩnh hội kiến thức tốt hơn, qua đó rèn luyện
cho học sinh một số kĩ năng và hình thành các năng lực trong học tập, tạo cho các
em lòng say mê và hứng thú với bộ môn.
Phần Sinh học tế bào trong chương trình sinh học phổ thông được bố trí với
thời lượng nhiều (khoảng 2/3 chương trình Sinh học 10) nên nó có một vị trí rất
quan trọng. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng hệ sống ở cấp độ cao hơn như cơ
thể -> quần thể-> quần xã-> hệ sinh thái -> sinh quyển.
2.3.3. Thiết kế hệ thống CH-BT, BTTH, TN-TH vận dụng kiến thức liên hệ
thực tiễn để dạy học phần Sinh học tế bào.
2.3.2.1. Nguyên tắc thiết kế CH-BT, BTTH vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
- Đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng Sinh học để có thể vận
dụng chúng vào thực tiễn.
- Chú trọng đến các kiến thức Sinh học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn;
2.3.2.2. Quy trình thiết kế CH- BT, BTTH vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
Quy trình thiết kế câu hỏi gồm các bước sau đây:
Bước 1:

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ dạy học

Bước 2:

Phân tích cấu trúc nội dung dạy học



Bước 3:

Xác định chủ đề có thể lựa chọn mã hóa thành CH – BT,
BTTH đáp ứng từng mục tiêu dạy học

Bước 4:

Diễn đạt thành CH – BT, BTTH để mã hóa nội dung kiến
thức đó được vận dụng trong thực tiễn

Hình 2.5. Quy trình thiết kế CH – BT, BTTH vận dụng kiến thức liên hệ
thực tiễn
2.3.4. Một số biện pháp phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức
Sinh học tế bào vào thực tiễn trong chương trình Sinh học 10.
2.3.4.1. Sử dụng CH - BT
2.3.4.1.1. Vai trò của CH-BT trong vận dụng kiến thức Sinh học vào liên hệ thực
tiễn để phát triển năng lực cho HS.
Trong dạy học, CH-BT luôn được sử dụng thường xuyên nhằm đạt được
những mục tiêu khác nhau. CH-BT vừa là nội dung, vừa là phương tiện, biện pháp
tổ chức quá trình dạy học tương ứng với PPDH phù hợp. Thông qua trả lời CH và
giải BT học sinh được hình thành phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực thích ứng cho HS, qua đó rèn luyện các kĩ năng cần thiết về kiến
thức cho HS, đặc biệt là năng lực tự nghiên cứu độc lập và năng lực vận dụng kiến
thức liên hệ vào thực tiễn một cách linh hoạt và hiệu quả.
Trong quá trình phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ vào thực tiễn
cho HS, CH-BT được sử dụng trong dạy học với nhiều mục tiêu khác nhau như:
- Sử dụng CH-BT để tạo tình huống học tập
- Sử dụng CH-BT để liên hệ với thực tiễn.
- Sử dụng CH-BT để kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Vì vậy, sử dụng CH-BT vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS trong

dạy học phần Sinh học tế bào được xem là biện pháp chủ yếu, được tôi sử dụng
nhiều nhất trong quá trình dạy học.
2.3.4.1.2. Một số CH-BT phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
cho HS trong dạy học phần Sinh học tế bào.
Qua nghiên cứu các tài liệu [6], [7], [8], [9], [11], [12], [13], [14], [15],[17]
tôi đã xây dựng hệ thống CH-BT và đáp án sử dụng trong quá trình dạy học nhằm


phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS trong dạy học phần
Sinh học tế bào (đáp án trình bày chi tiết ở phần Phụ lục). Cụ thể như sau:
Chương 1: Thành phần hoá học của tế bào
Ví dụ 1: Trong dạy học nội dung bài 3, trang 15 -18, SGK sinh học lớp 10 CB
"CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC" có thể sử dụng các câu hỏi sau để
phát triển năng lực cho HS qua vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn:
Câu 1: Ở thực vật, vì sao khi thiếu nguyên tố Mo thì cây trồng bị vàng lá, sinh
trưởng kém?
Câu 2: Ở người, vì sao khi thiếu Iốt gây bệnh bướu cổ?
Câu 3: Tại sao giọt nước có hình cầu?
Câu 4: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các
nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
Câu 5: Giải thích vì sao khi chạm tay hoặc vật cứng vào cây trinh nữ (cây xấu
hổ) thì lá cụp lại?
Câu 6: Giải thích vì sao nước đá nổi trong nước thường?
Câu 7: Hậu quả gì xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá trong tủ
lạnh?
Câu 8: Giải thích vì sao một số côn trùng (nhện nước, gọng vó) lại có thể
chạy trên mặt nước mà không bị chìm?
Ví dụ 2: Trong dạy học nội dung bài 4, trang 19- 22, SGK sinh học lớp 10 CB
"CACBONHIĐRAT VÀ LIPIT" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng
lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS:

Câu 9: Tại sao cơm nhai càng kĩ lại càng cảm thấy ngọt?
Câu 10: Vì sao TB thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?
Câu 11: Tại sao tinh bột và xenlulôzơ đều được cấu tạo từ đơn phân là
glucôzơ nhưng xenlulô có tính bền, dai và chắc còn tinh bột thì không?
Câu 12: Người có tiêu hoá được xenlulozơ không? Giải thích?
Câu 13: Cho các sinh vật sau: trâu, bò,cừu, ngựa, mối, hổ, sinh vật nào tiêu
hóa được xenlôluzơ? Giải thích?
Câu 14: Tại sao trẻ em ăn bánh kẹo vặt lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?
Câu 15 : Tại sao mặc dù người không tiêu hoá được xenlulozơ nhưng chúng
ta vẫn cần phải ăn rau xanh hàng ngày?
Câu 16: Vì sao người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có
đường (saccarozơ, tinh bột...)
Câu 17: Vì sao mỡ đa số động vật đông đặc và mỡ thực vật có dạng lỏng


(dầu thực vật).
Câu 18: Tại sao người già không nên ăn quá nhiều mỡ động vật?
Câu 19: Vì sao chúng ta không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm chiên,
rán?
Câu 20: Vì sao động vật ngủ đông (như gấu) lại có lớp mỡ rất dày?
Ví dụ 3: Trong dạy học nội dung bài 5, trang 23- 25, SGK sinh học lớp 10 CB
"PRÔTÊIN" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận dụng kiến
thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 21: Tại sao chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
Câu 22: Vì sao tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo
từ prôtêin nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính?
Câu 23: Tại sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng thịt trâu khác thịt bò?
Câu 24: Giải thích tại sao khi đun nóng (nấu canh) thì prôtêin của cua đóng
thành từng mảng?
Câu 25: Giải thích tại sao khi luộc trứng, prôtêin của trứng đông đặc lại?

Ví dụ 4: Trong dạy học nội dung bài 6, trang 26- 30, SGK sinh học lớp 10 CB
"AXIT NUCLÊIC" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 26: Xét nghiệm ADN để kiểm tra huyết thống là dịch vụ đang nở rộ tại
nước ta. Em hiểu gì về dịch vụ đó?
Câu 27: Tại sao chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có
những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
Câu 28: Khi phân tích thành phần % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các
loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số liệu sau:

Nu

A

G

T

X

U

I

21

29

21


29

0

II

29

21

29

21

0

III

21

21

29

29

0

IV


21

29

0

29

21

V

21

29

0

21

29

Loài

Hãy xác định vật chất di truyền (ADN, ARN) của 5 loài trên.


Câu 29: Một gen của E.coli dài 0,51μm. Mạch một của gen có tổng A và T là
40% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên mạch hai có hiệu giữa X với G là 20% tổng
số nuclêôtit của mạch, G gấp hai lần A. Xác định tỉ lệ % và số lượng nuclêôtit từng

loại trên mỗi mạch của gen.
(Trích đề thi HSG lớp 11Tỉnh Nghệ an năm học 2018 - 2019)
Chương 2: Cấu trúc tế bào
Ví dụ 5: Trong dạy học nội dung bài 7, trang 31- 35, SGK sinh học lớp 10 CB
"TẾ BÀO NHÂN SƠ" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 30: Vi khuẩn Echesrichia Coli (E. Coli) cứ 20 phút phân chia tạo số
lượng tế bào trong quần thể rất lớn. Vì sao vi khuẩn này lại phân chia nhanh như
vậy?
Câu 31: Dựa vào tiêu chí nào người ta phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram
dương? Ứng dụng trong y học như thế nào?
Câu 32: Vì sao sữa chua rất có lợi cho đường tiêu hoá ở người?
Câu 33: Tại sao trước khi ngủ mà không đánh răng dễ bị sâu ăn răng?
Câu 34: Vì sao khi muối Siro khoảng 3-4 ngày có mùi chua?
Ví dụ 6: Trong dạy học nội dung bài 8,9,10, trang 36- 46, SGK sinh học lớp
10 CB "TẾ BÀO NHÂN THỰC" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển
năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 35: Tại sao ở người, các TB gan có mạng lưới nội chất phát triển?
Câu 36: Một nhà khoa học tiến hành phá hủy nhân của TB trứng ếch thuộc
loài A, sau đó lấy nhân của TB sinh dưỡng thuộc loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí
nghiệm đã thu được các con ếch của loài nào? Hãy giải thích tại sao lại như vậy?
Câu 37: Giải thích tại sao khi quan sát tế bào gan một người bệnh dưới kính
hiển vi điện tử, người ta thấy hệ thống lưới nội chất trơn tăng lên một cách bất
thường?
Câu 38: Trong các TB sau: TB cơ, TB hồng cầu, TB bạch cầu và TB thần
kinh, loại TB nào có nhiều lizôxôm nhất? Tại sao?
Câu 39: Tại sao một số cánh hoa như hoa hồng, li li, lan được ví như túi đựng
mĩ phẩm?
Câu 40: Tại sao lá cây có màu lục? Lá của các loài thực vật có màu vàng, đỏ
có quang hợp được không?



Ví dụ 7: Trong dạy học nội dung bài 11 trang 47- 50, SGK sinh học lớp 10
CB "VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT" có thể sử dụng các
câu hỏi sau để phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 41: Tiến hành chẻ cọng rau muống thành nhiều mảnh nhỏ, nếu để ở môi
trường ngoài thì không thấy gì xảy ra, nhưng nếu đem ngâm trong nước thì thấy
cọng rau muống cong ra phía ngoài. Giải thích?
Câu 42: Giải thích vì sao sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để khử trùng và rửa
vết thương?
Câu 43: Vì sao tế bào hồng cầu của người luôn ở môi trường ưu trương?
Câu 44: Tại sao khi xào rau cho to lửa và nêm gia vị (muối, hạt nêm...) sau
cùng thì rau sẽ xanh mướt? Giải thích tại sao rau bị quắt lại khi bỏ gia vị vào
trước?
Câu 45: Vì sao khi muối dưa có mùi chua, vị mặn và nhăn nheo?
Có người nói muối dưa hay bị khú có phải do tay không? Giải thích?
Câu 46: Vì sao khi ngâm rau sống vào nước muối pha loãng phù hợp có thể
sát khuẩn?
Câu 47: Giải thích tại sao tại quản cầu thận của người, nồng độ Ure trong
nước tiểu gấp 65 lần trong máu nhưng ure vẫn được hấp thụ từ máu vào thận? Hậu
quả gì xảy ra nếu ure không được hấp thụ từ máu vào thận?
Câu 48: Giải thích tại sao tại quản cầu thận của người, nồng độ Glucôzơ
chiếm hàm lượng thấp (0,9 g/l) so với tế bào máu (1,2 g/l) nhưng vẫn được thu hồi
trở về máu? Hậu quả gì xảy ra nếu Glucôzơ không được thu hồi từ thận về máu?
Câu 49: Một số Amip được đưa vào môi trường chứa đầy mảnh vụn hữu cơ.
Hãy mô tả quá trình tiêu hoá các mảnh vụn hữu cơ đó của trùng Amip?
Câu 50: Vi khuẩn có khả năng thực bào không? Vì sao?
Chương 3: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào
Ví dụ 8: Trong dạy học nội dung bài 13 trang 53- 56, SGK sinh học lớp 10
CB "KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT" có thể

sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn
cho HS:
Câu 51: Vì sao ATP được gọi là "đồng tiền năng lượng" của tế bào?
Câu 52: Vì sao đom đóm có khả năng phát sáng?
Câu 53: Tại sao các vận động viên thể hình, bơi lội, bóng đá ... phải ăn khẩu
phần ăn nhiều năng lượng?


Ví dụ 9: Trong dạy học nội dung bài 14 trang 57- 60, SGK sinh học lớp 10
CB "ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ
VẬT CHẤT" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận dụng kiến
thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 54: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng không tiêu
hoá được xenlulozơ?
Câu 55: Tại sao người lớn không uống được sữa trẻ em hoặc không uống
được sữa?
Câu 56: Tại sao một số người khi tiêm một loại thuốc kháng sinh lại có thể bị
chết ngay lập tức vì sốc phản vệ nếu không thử thuốc trước?
Câu 57: Tại sao nhiều loài côn trùng (ruồi, châu chấu, bọ xít...) có thể nhanh
chóng trở nên kháng thuốc trừ sâu?
Câu 58: Tại sao một số người bị nổi mẩn ngứa khi ăn hải sản như cua, ghẹ,
tôm...?
Câu 59: Giải thích vì sao khi xào thịt bò người ta cho thêm mấy lát dứa tươi
vào cùng?
Câu 60: Thực hiện chuyển gen phát sáng từ đom đóm vào cây thuốc lá làm
cây thuốc lá có khả năng phát sáng. Quá trình này nhờ ”kéo” và ” keo dính” kì
diệu nào?
Câu 61: Hãy xác định enzim tương ứng với cơ chất sau
Cơ chất


Kết quả

Enzim

1. Ôxi già

A. Syntestaza

2. Protein (thức ăn ở dạ dày)

B. Mantaza

3. Ure

C. Saccaraza

4. Tinh bột

D. Ureaza

5.

E.

6. Mantozơ

F. Amilaza

7. Xenlulozơ


G. Catalaza

8. ATP

H. Pepsin

9. Saccarozơ

I. Xenlulaza


Ví dụ 10: Trong dạy học nội dung bài 16, trang 63- 66, SGK sinh học lớp 10
CB "HÔ HẤP TẾ BÀO" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 62: Tại sao phải khởi động trước khi luyện tập thể dục thể thao?
Câu 63: Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các TB cơ lại
sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm
tạo ra nhiều ATP hơn?
Câu 64: Bảo quản lương thực thực phẩm như ngô, lúa gạo trong buồng chứa
khí CO2 được xem là biện pháp bảo quản rất hiệu quả. Giải thích.
Câu 65 : Vì sao khi muối dưa, cà phải dùng vỉ đậy kín ?
Câu 66 : Giải thích vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị
nhạt, có những mẻ rượu bị chua ?
Câu 67 : Tính hiệu quả năng lượng tạo ra giữa hô hấp hiếu khí và lên men ?
Câu 68: Tính năng lượng thu được của quá trình hô hấp khi ôxy hóa hết 1 mol
glucôzơ.
Ví dụ 11: Trong dạy học nội dung bài 17 trang 67- 70, SGK sinh học lớp 10
CB "QUANG HỢP" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 69: Câu nói ” Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh

sáng” có chính xác không? Giải thích.
Câu 70: Trong quang hợp, Ôxi có nguồn gốc từ đâu? Có thể dùng chất gì để
nhận biết?
Câu 71: Vì sao phải thắp đèn vào ban đêm cho vườn thanh long?
Câu 72: Ở thực vật C3, để tổng hợp được 90 gam glucôzơ thì cần phải quang
phân li bao nhiêu gam nước? Biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ
được dùng cho pha tối để khử APG thành AlPG.

Chương 4: Phân bào
Ví dụ 12: Trong dạy học nội dung bài 18 trang 71- 75, SGK sinh học lớp 10
CB "CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN" có thể sử dụng các
câu hỏi sau để phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 73: Trong cơ thể người TB thần kinh, TB hồng cầu không phân bào. Tại
sao?


Câu 74: Người hút thuốc lá và người hít phải khói thuốc lá có thể gây ung thư
phổi.Tại sao?
Câu 75: Dựa vào diễn biến các pha trong kỳ trung gian, đề xuất thời điểm
gây đột biến gen và đột biến đa bội để có hiệu quả nhất. Vì sao?
Câu 76: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá
huỷ?
Câu 77: Vì sao cây chuối nhà có hoa mà sinh sản vô tính?
Câu 78: Công nghệ tế bào thực vật đã giúp con người tạo giống cây từ các tế
bào riêng lẻ. Phép màu nào giúp con người làm được điều đó?
Câu 79: Hiện nay, bệnh ung thư là căn bệnh khá phổ biến và chưa có thuốc
đặc trị. Nguyên nhân là do tổn thương vật chất di truyền (gen, NST) của tế bào làm
rối loạn quá trình điều hoà phân bào. Hãy giải thích?
Câu 80 : Ở lúa (2n = 24). Tính số NST đơn, NST kép, cromatit ở kì đầu, kì
sau và kì cuối của quá trình nguyên phân.

Ví dụ 13: Trong dạy học nội dung bài 1 trang 76- 80, SGK sinh học lớp 10
CB "GIẢM PHÂN" có thể sử dụng các câu hỏi sau để phát triển năng lực vận
dụng kiến thức liên hệ thực tiễn cho HS:
Câu 81: Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các loại giao tử khác nhau
về tổ hợp các NST?
Câu 82: Cho giao phối giữa chó đực màu lông vàng với chó cái màu lông
vàng được thế hệ con gồm chó màu lông vàng và lông nâu. Hãy giải thích. (Biết 1
gen qui định 1 tính trạng nằm trên NST thường, trội, lặn hoàn toàn).
Câu 83: Giải thích tại sao hội chứng Đao thường xuất hiện do nguyên nhân
chủ yếu từ người mẹ?
Câu 84: a. Ở loài động vật 2n, xét 1 TB có kiểu gen AaBb tiến hành giảm
phân bình thường tạo tối đa bao nhiêu giao tử? Viết kí hiệu các loại giao tử đó.
b. Ở loài động vật 2n, xét 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbddXEY tiến
hành giảm phân bình thường tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Viết kí hiệu các
loại giao tử đó.
Câu 85: Cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân bình thường có bao
nhiêu cách sắp xếp NST ở kì giữa của giảm phân I?
Câu 86: Cơ thể có kiểu gen AaBbdd tiến hành giảm phân bình thường tạo tối
đa bao nhiêu giao tử? Viết kí hiệu các loại giao tử đó.
Câu 87: Ở loài thú 2n, xét 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen được kí hiệu X AY
giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử, loại giao tử X A chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?


Câu 88: Ở loài thú 2n, xét 3 tế bào sinh trứng có kiểu gen được kí hiệu X AXa
giảm phân bình thường sẽ tạo ra bao nhiêu giao tử, loại giao tử Xa chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
Câu 89: (Trích đề thi HSG lớp 11 Tỉnh Nghệ an năm học 2018- 2019)
Khi quan sát tiêu bản NST của một tế bào, người ta thấy có 24 NST kép đang
sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào trên

đang ở kì nào và thuộc hình thức phân bào nào ? Giải thích ? Xác định bộ NST
lưỡng bội của loài.
Câu 90 (Trích đề thi HSG lớp 11 Tỉnh Nghệ an năm học 2018- 2019)
a. Khi quan sát tiêu bản NST của một tế bào, người ta thấy có 24 NST kép
đang sắp xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào
trên đang ở kì nào và thuộc hình thức phân bào nào? Giải thích. Xác định bộ NST
lưỡng bội của loài.
AB

b. Ở động vật, xét một cơ thể đực có kiểu gen Ddee. Một nhóm tế bào sinh
ab
tinh giảm phân bình thường tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử ? Nếu trong quá trình
giảm phân ở một số tế bào, cặp NST mang các cặp gen Aa và Bb không phân li ở
kì sau của giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các
tế bào còn lại giảm phân bình thường. Xác định số loại giao tử tối đa được tạo
thành và viết kiểu gen của các loại giao tử đột biến.
2.3.4.2. Sử dụng bài tập tình huống
2.3.4.2.1. Vai trò của BTTH phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực
tiễn cho HS.
BTTH là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy - học được cấu trúc
dưới dạng bài tập. Trong dạy - học các môn học, những tình huống được đưa ra là
tình huống giả định hay tình huống thực đã xảy ra trong thực tiễn dạy - học. HS
giải quyết được những tình huống trên, một mặt vừa giúp hình thành kiến thức
mới, vừa củng cố và khắc sâu kiến thức. Trong rèn luyện kĩ năng dạy - học, BTTH
vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là cầu nối giao tiếp giữa GV và HS.
Dạy - học bằng tình huống là một phương pháp mà GV tổ chức cho HS xem
xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các
tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu bài học đặt ra [10]. Đây là phương
pháp có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực, sáng tạo của HS vào
quá trình học tập; phát triển các kĩ năng học tập, giải quyết vấn đề, dự đoán kết

quả, phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn của HS.
BTTH có thể sử dụng để dạy bài mới, củng cố, ôn tập, kiểm tra đánh giá ...
2.3.4.2.2. Một số BTTH nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức Sinh học tế
bào vào liên hệ thực tiễn cho HS trong chương trình Sinh học lớp 10


×