Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá những thay đổi hình thái và chức năng thất trái trên siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.26 KB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ NHỮNG THAY ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT
TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI
KHOA TIM MẠCH BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Lý Việt Hải1, Nguyễn Thị Linh2
TÓM TẮT
Chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang đối với 108 bệnh nhân THA điều trị nội
trú tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 1/2013 đến hết tháng 9/2013. Sử dụng Siêu âm tim nhằm
các mục tiêu sau:
1. Đánh giá những thay đổi hình thái và rối loạn chức năng thất trái trên siêu âm tim
Doppler ở bệnh nhân THA.
2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với chức năng thất trái trên siêu âm tim Doppler ở
bệnh nhân THA.
Kết quả chúng tôi thu được như sau: Đường kính thất trái chưa có sự biến đổi nhiều nhưng
đã có sự phì đại vách liên thất và thành thất trái, tỷ lệ dày thất trái là 60,2%, chưa có sự biến đổi
nhiều về chức năng tâm thu thất trái.
Rối loạn chức năng tâm trương thất trái với tỷ lệ khá cao chiếm 81,5%. Trong đó rối loạn
độ 1 chiếm 68,5%, độ 2 chiếm 11,1%, và độ 3 chiếm 1,9%. Hầu hết các bệnh nhân THA có dày
thất trái đều có biểu hiện RLCNTTr (96,4%).
Thời gian THA, HATTh, HATTr tương quan thuận với LVMI, IVRT. Tuổi tương quan
thuận với VE, VA, DTE; tương quan nghịch với E/A. IVRT tương quan thuận với LVM, LVMI.
Từ khóa: Tăng huyết áp; siêu âm tim.
ABSTRACT

STUDY ON MORPHOLOGY AND FUNCTION OF LEFT VENTRICLE IN
HYPERTENTION AT THANH NHAN HOSPITAL
Ly Viet Hai1, Nguyen Thi Linh2
We use a cross describe research on the patient’s progession in 108 patients with
hypertension received resident treatment at Thanh Nhan hospital from January 1, 2013 through
December 9, 2013. Using echocardiography to the following objectives:
1. Evaluate the changes about size and left ventricular dysfunction on Doppler
echocardiography in hypertensive patients.


2. The relationship between some factors and left ventricular function on Doppler
echocardiography in hypertensive patients.
1 ,2
1,2

Bệnh viện Thanh nhàn Hà Nội
Thanh nhàn Hospital-Ha Noi

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

381


The results we obtained: Left ventricular diameter haven’t had significantly chanced but
ventricular septal and left ventricle wall were hypertrophic. The rate of left ventricular
hypertrophy was 60.2 %. Left ventricular systolic function has not much changed.
Left ventricular diastolic dysfunction was high rate accounted for 81,5%. In there, the first
degree disorder was 68,5%, the second degree disorder was 11,1% and the third degree disorder
was 1,9%. Most hypertensive patients who had left ventricular hypertrophy had left ventricular
diastolic dysfunction (96,4%).
The during of hypertension, systolic blood pressure, diastolic blood pressure were
correlated with LVMI, IVRT. Age was correlated with VE, VA, DTE and inversely correlated
with E/A ratio. IVRT was correlated with LVM, LVMI.
Keywords: Hypertension; echocardiography.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê của WHO, tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ
người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch
vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính[6], [7]. Tại Việt Nam, tần suất tăng
huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng.Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ
sẽ có nhiều biến chứng nặng nề, đứng đầu vẫn là các biến chứng về tim mạch [9], [13]. Trong số

các biến chứng về tim mạch thì những thay đổi về hình thái và rối loạn chức năng thất trái là hay
gặp và xuất hiện sớm [9], [13]. Do vậy, việc đánh giá hình thái và chức năng tim ở bệnh nhân có
tăng huyết áp là rất cần thiết. Siêu âm tim đã trở thành phương pháp thăm dò có ưu thế vì đây là kỹ
thuật không xâm nhập, có độ chính xác cao, chi phí thấp, dễ thực hiện và có thể lặp lại nhiều lần.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: "Đánh giá những thay đổi hình thái và chức năng thất trái trên
siêu âm ở bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa Tim Mạch bệnh viện Thanh Nhàn".
Mục tiêu nghiên cứu cần đạt được:
1. Đánh giá những thay đổi hình thái và rối loạn chức năng thất trái trên siêu âm tim
Doppler ở bệnh nhân THA.
2. Mối liên quan giữa một số yếu tố với chức năng thất trái trên siêu âm tim Doppler ở
bệnh nhân THA.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Được chẩn đoán THA theo JNC VII điều trị nội trú tại khoa
Tim mạch.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân mắc các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim thiếu
máu cục bộ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn vận động vùng, cửa sổ siêu âm hạn chế.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2013 đến hết tháng 11 năm 2013.
- Địa điểm: Tại Khoa Tim mạch Bệnh viện Thanh Nhàn.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

382


2.3. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn tất cả các bệnh nhân THA đủ tiêu chuẩn nghiên cứu từ tháng 01/2013 đến hết tháng

9/2013.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Lâm sàng: Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, trong đó ghi đầy đủ các mục:
lâm sàng, cận lâm sàng siêu âm tim Doppler.
- Cận lâm sàng: Siêu âm Doppler tim: Thực hiện trên máy Vivid 7 Pro, đầu dò 3S (1.5  3.6 MHz)
được làm cho tất cả các bệnh nhân nghiên cứu do các bác sĩ khoa tim mạch thực hiện.
2.6. Một số định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán THA: [6], [7].
Bệnh nhân được chẩn đoán THA khi có trị số HA ≥ 140/90 khi được khám ít nhất 2-3 lần
khác nhau và mỗi lần đo ít nhất 2 lần. Không điều trị THA nếu chỉ dựa vào 1 lần đo HA duy nhất.
Phân loại THA theo JNC VII:
Phân loại

Bình thường

HA tâm thu

HA tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

< 120



< 80

Tiền tăng huyết áp


120-139

hoặc

80-89

Tăng huyết áp độ 1

140-159

hoặc

90-99

Tăng huyết áp độ 2

> 160

hoặc

> 100

- Thay đổi hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân THA:
+ LVDd (mm): Đường kính thất trái cuối tâm trương.
Bình thường: 36 – 56 mm.
+ LVSd (mm): Đường kính thất trái cuối tâm thu.
Bình thường: 20 – 40 mm.
+ IVSd (mm): Đường kính vách liên thất.
Bình thường chiều dày vách liên thất cuối tâm trương 7,7 ± 1,3mm, cuối tâm thu là

10,4 ± 1,8mm.
+ LVPWd (mm): Đường kính thành sau thất trái.
Bình thường chiều dày thành sau thất trái cuối tâm trương là 7,14 ± 1,8mm, cuối tâm
thu là 11,74 ± 1,56mm.
+ Khối cơ tim thất trái (g) (LVM):
LVM(g)= 0,8 x 1,04 x [ (LVDd+ IVSd+ LVPWd)3- LVDd3]+ 0,6

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

383


+ Chỉ số khối cơ thất trái (g/m2) (LVMI): LVMI(g/m2)= LVM/ BSA.
+ Phì đại thất trái: Theo khuyến cáo của ASE (2005), đánh giá dày thất trái khi:
 LVMI> 115 (g/m2) đối với nam.
 LVMI> 95 (g/m2) đối với nữ.
+ Đánh giá chức năng tâm thu thất trái theo ASE (2005) [4]
Phân suất tống máu thất trái (EF: Ejection Fraction):

Giá trị bình thường của EF% theo một số tác giả là > 55%, Nhưng cũng có người công nhận
> 50% là bình thường. Theo số liệu của Viện tim mạch EF% bình thường của người Việt Nam là
63±7% [4].
+ Đánh giá chức năng tâm trương: Rối loạn chức năng tâm trương thất trái dựa theo
Appleton (dựa vào E/A, EDT, IVRT) [1], [2]:
 Độ 1: E/A < 1, EDT > 220ms và IVRT > 100ms.
 Độ 2: E/A # 1-2, EDT # 150-220 ms, tỷ lệ E/A giảm > 40% khi làm nghiệm pháp Valsalva.
 Độ 3-4: E/A >2, EDT < 150ms, IVRT < 60ms.
2.7. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tổng số

N

100%

Nam

42

38,9

Nữ

66

61,1

Tuổi trung bình

66,65 ± 10,17

BMI

23,19 ± 2,50


HATT (mmHg)

163,8 ± 13,02

HATTr (mmHg)

87,4 ± 10,0

Tần số tim

86,52 ± 14,83

Nhận xét: Trong số 108 bệnh nhân số bệnh nhân nữ chiếm 61,1% gần gấp 2 lần số bệnh
nhân nam chiếm 38,9%. BMI trung bình 23,19 ± 2,50.
Huyết áp tâm thu tăng chủ yếu, trung bình HATT là 163,8 ± 13,02.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

384


Bảng 2. Hình thái tim đo trên siêu âm TM và 2D của đối tượng NC
Chỉ số

Trung bình (X ± SD)

LVDd (mm)

43,78 ± 6,86


LVDs (mm)

27,07 ± 6,22

IVSd (mm)

11,95 ± 2,72

LVPWd (mm)

12,41 ± 2,79

LVMI (g/m2)

117,43 ± 36,8

Phì đại thất trái (%)

65 (60,2%)

Nhận xét: LVDd, LVDs bình thường; còn chỉ số IVSd, LVPWd, và LVMI đều tăng hơn so
với giá trị bình thường.
Bảng 3. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái của đối tượng nghiên cứu
Chỉ số

THA

Bình thường


p

Tỷ lệ co ngắn sợi cơ (%D)

38,21 ± 9,69

34 ± 6

< 0,01

Phân số tống máu (EF%)

67,57 ± 12,61

63 ± 7

< 0,05

Nhận xét: % D và EF của bệnh nhân THA đều tăng hơn ở người bình thường.

Biểu đồ 1. Phân bố rối loạn chức năng tâm thu thất trái

Nhận xét: Phần lớn là CNTTh thất trái trong giới hạn bình thường, chiếm 88%.

Biểu đồ 2. Tỷ lệ và phân loại rối loạn CNTTr thất trái trên SA tim Doppler

Nhận xét: RLCNTTr thất trái: 81,5%, chậm thư giãn: 67,6%, đổ đầy hạn chế: 1,9%.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014


385


Bảng 4. Các thông số siêu âm Doppler dòng qua van 2 lá
Thông số

THA

Bình thường

P

Ve (cm/s)

60,5 ± 12

78 ± 0,17

< 0,01

Va (cm/s)

61,6 ± 11

62 ± 4

> 0,05

IVRT (ms)


127,9 ± 57,4

79,4 ± 4,4

< 0,05

DTE (ms)

223,3 ± 38,8

187 ± 16

< 0,01

Nhận xét: Ve của nhóm THA giảm có ý nghĩa so với bình thường.
IVRT, DTE nhóm THA đều tăng có ý nghĩa so với bình thường.
Bảng 5. Mối liên quan giữa đặc điểm dày thất trái với chức năng tâm thu thất trái (phân suất tống máu EF)
Dày thất trái
Chỉ số EF



Tổng số

Không

n

%


n

%

n

%

Bình thường (≥ 56%)

34

35,8

61

64,2

95

100

Rối loạn nhẹ-vừa (40% ≤ EF< 56%)

5

55,6

4


44,4

9

100

Rôi loạn nặng (< 40%)

1

25

3

75

4

100

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa dày thất trái với CNTTh thất trái, P > 0,05.
Bảng 6. Mối liên quan giữa đặc điểm dày thất trái với CNTTr thất trái
Dày thất trái
Cn tâm trương thất trái

Không

Tổng số




n

%

n

%

n

%

Bình thường

18

34,6

2

3,6

20

18,5

Rối loạn độ 1

33


63,5

41

73,2

74

68,5

Rối loạn độ 2

1

1,9

11

19,6

12

11,1

Rối loạn độ 3

0

0


2

3,6

2

1,9

Tổng số

52

100

56

51,9

108

100

Nhận xét: Dày thất trái và CNTTr thất trái liên quan có ý nghĩa thống kê với nhau. Bệnh
nhân THA có dày thất trái gặp tỷ lệ rối loạn CNTTr là 96,4%.
Bảng 7. Tương quan giữa các yếu tố với hình thái thất trái
Thông số

Tuổi


Giới

Thời gian

HATTh

HATTr

BMI

LVDd

r = - 0,19
p > 0,05

r = 0,03
p > 0,05

r = -0,06
p > 0,05

r = - 0,02
p > 0,05

R = 0,08
p > 0,05

r = 0,11
p > 0,05


LVDs

r = -0,05
p > 0,05

r = - 0,19
p > 0,05

r = -0,04
p > 0,05

r = - 0,14
p > 0,05

R = 0,15
p > 0,05

r = 0,21
p < 0,05

LVMI

r = 0,22
p < 0,05

r = - 0,15
p > 0,05

r = 0,25
p < 0,05


r = 0,18
p < 0,05

R = 0,06
p < 0,05

r= -0,28
p > 0,05

Nhận xét: Thời gian THA, HATT, HATTr tương quan thuận với LVMI, BMI tương quan
thuận với LVDs.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

386


Bảng 8. Tương quan giữa các yếu tố với CNTTr thất trái
Thông số
VE

VA

E/A

DTE

IVRT


Tuổi

Giới

TG THA

HATTh

HATTr

Nhịp tim

r = 0,35

r = 0,05

r = -0,03

r = -0,22

r = 0,24

p < 0,05

p > 0,05

p > 0,05

r = -0,06
p > 0,05


p > 0,05

p > 0,05

r = 0,25

r = 0,15

r = -021

r = -0,18

r = 0,02

r =0,08

p < 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

p > 0,05

r = -0,20


r = 0,21

r = -0,20

r = -0,21

r = -0,04

r = 015

p < 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

r = 0,05

r = 0,18

r = -0,05

r = 0,15


r = 0,35

r = -0,15

p < 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

p > 0,05

r = 0,32

r = -0,19

r = 0,20

r = 0,21

r = 0,27

r = -0,02

p > 0,05


p > 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p < 0,05

p > 0,05

Nhận xét: Tuổi tương quan thuận với VE, VA, DTE; tương quan nghịch với E/A. Thời gian
THA, HATTh, HATTr tương quan thuận với IVRT.
Bảng 9. Tương quan giữa KLCTT và chỉ số KLCTT với CNTTr thất trái
Thông số
LVM (g)

LVMI (g/m2)

VE (cm/s)

VA (cm/s)

E/A

DTE (ms)

IVRT (ms)

r = -0,12


r = 0,04

r = 0,01

r = 0,18

r = 0,25

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

r = -0,15

r = 0,05

r = 0,29

r = 0,19

r = 0,27

p > 0,05


p> 0,05

p > 0,05

p > 0,05

p < 0,05

Nhận xét: IVRT tương quan thuận với LVM, LVMI.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Qua nghiên cứu 108 bệnh nhân THA điều trị nội trú tại khoa tim mạch từ tháng 6/2013 đến
hết tháng 11/2013 chúng tôi nhận thấy tuổi trung bình 66,65 ± 10,17, tuổi thấp nhất là 45 và tuổi
cao nhất là 94. Số bệnh nhân nữ là 66 chiếm tỷ lệ 61,1% gần gấp 2 lần số bệnh nhân nam
(42 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 38,9%). Có thể thấy đa số các bệnh nhân nghiên cứu đều cao tuổi,
bệnh nhân nữ nhiều hơn nam có thể do bệnh nhân nữ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.
Phần lớn các bệnh nhân là thừa cân và béo phì với BMI trung bình 23,19 ± 2,50. Theo nghiên
cứu của Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Thị Quyên thì tỷ lệ BMI của bệnh nhân THA là 24,6 ± 2,4 [5].
Theo Châu Trần Phương Tuyến thì tỷ lệ này là 22,4 ± 2,78 [10]. Điều này chứng tỏ thừa cân và
béo phì làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tăng yếu tố nguy cơ bệnh THA. Người có BMI càng cao thì càng
ảnh hưởng nhiều đến chức năng tim.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

387


Huyết áp tâm thu trung bình là 163,8 ± 13,02mmHg, huyết áp tâm trương trung bình là 87,4 ±
10,0mmHg. Kết quả này cũng gần giống với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng với HATTh là

154,8 ± 2,78mmHg, HATTr là 95,05 ± 7,19mmHg [5], của tác giả Châu Trần Phương Tuyến
HATTh là 154,3 ± 11,99 mmHg, HATTr là 85,38 ± 7,72mmHg [10].
4.2. Hình thái thất trái
Kích thước thất trái không biến đổi nhiều, IVSd và LVPWd đã tăng lên lần lượt là 11,95 ± 2,72mm
và 12,41 ± 2,79mm dẫn đến tăng LVMI là 117,43 ± 36,8mm. Kết quả của chúng tôi cũng tương
tự như kết quả của tác giả Nguyễn Tiến Dũng [5] (IVSd: 12,35 ± 3,29, LVPWd: 9,89 ± 3,24,
LVMI: 130,78 ± 55,13), tác giả Lê Thành Ấn [1] (IVSd: 11,11 ± 1,2, LVPWd: 10,8 ±1,5, LVMI:
124,7 ± 10).
Tỷ lệ dày thất trái theo nghiên cứu của chúng tôi là 60,2%. Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự với kết quả của tác giả Prakash O, Karki P, Sharma SK (2009) có tỷ lệ dày thất trái là
64% [15], cao hơn so với tác giả Muiesan et al (tỷ lệ dày thất trái 44%) [13], còn theo tác giả
Nguyễn Tiến Dũng thì tỷ lệ này là 40,52% [5].
4.3. Chức năng tâm thu thất trái
Chúng tôi đánh giá chức năng tâm thu thất trái dựa trên 2 chỉ số đó là FS và EF. Kết quả
chúng tôi thu được FS: 38,21 ± 9,69%, và EF: 67,57 ± 12,61%, cả 2 chỉ số này đều tăng hơn có ý
nghĩa thống kê so với người bình thường với p < 0,05.
Tỷ lệ giảm EF trong nghiên cứu của chúng tôi là 12% tương đương với kết quả của tác giả
Nguyễn Bá Thành Chương và cộng sự (10,1%), cao hơn kết quả của Nguyễn Tiến Dũng (7,5%) [5],
nhưng thấp hơn kết quả của Nguyễn Thanh Sơn (16,83%) [8], A Sato và cộng sự (26%), theo tác
giả Rasmus Mogelvang và cs thì EF<50% chiếm 0,9% [16]. Trong nghiên cứu của chúng tôi
phần lớn là chức năng tâm thu thất trái bình thường (88%), trường hợp có giảm chức năng tâm
thu chỉ chiếm rất ít. Như vậy THA chỉ làm thay đổi hình thái và tăng khối lượng cơ tim chứ chưa
làm thay đổi có ý nghĩa chức năng tâm thu thất trái.
4.4. Chức năng tâm trương thất trái
Nghiên cứu các chỉ số đánh giá chức năng tâm trương thất trái chúng tôi nhận thấy Ve của
nhóm THA (60,5 ± 12ms) giảm có ý nghĩa so với bình thường(78 ± 0,17ms) với p < 0,01. IVRT
(127,9 ± 57,4) và DTE (223,3 ± 38,8) của nhóm THA đều tăng có ý nghĩa so với bình thường
với p < 0,05. Kết quả này cũng tương tự như của tác giả Nguyễn Tiến Dũng với DTE tăng
(241,54 ± 23,16) và IVRT kéo dài (121,64 ± 14,32) [5], với tác giả Nguyễn Thành Ấn với DTE
là 197 ± 18ms và IVRT là 100,54 ± 6,5ms [1].

Về tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái chúng tôi gặp rối loạn độ 1 (chậm thư giãn)
có 74 bệnh nhân chiếm 68,5%, độ 2 (giả bình thường) có 12 bệnh nhân chiếm 11,1%, và độ 3
(đổ đầy hạn chế) có 2 bn chiếm 1,9%. Tổng số bn có suy chức năng tâm trương thất trái là
81,5%. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của Nguyên Tiến Dũng tỷ lệ rối loạn
chức năng tâm trương thất trái là 78,75% [5], tác giả Lê Thành Ấn tỷ lệ này là 61,5% trong đó
kiểu hay gặp là chậm thư giãn chiếm 48% [1], theo tác giả Soike and Voikeh thì tỷ lệ RLCNTTr

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

388


là 82,86% [17], tác giả GU Adamu và cs tỷ lệ RLCNTTr thất trái là 62% trong đó suy tâm
trương độ 1 chiếm 84,9% [12], tác giả Tạ Mạnh Cường thì khi lâm sàng chưa phát hiện được
những dấu hiệu của suy tim ứ huyết, phân suất tống máu thất trái chưa giảm hoặc giảm ở mức độ
nhẹ, thì đã có tới 89,3% bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm trương thất trái [2]. Qua đó có thể
thấy tỷ lệ gặp RLCNTTr thất trái ở bệnh nhân THA là rất cao, xuất hiện sớm và rõ nét hơn kể cả
khi chưa có giảm sút về chức năng tâm thu thất trái.
Theo kết quả của chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa dày
thất trái với chức năng tâm thu thất trái với p > 0,05.
Theo kết quả của chúng tôi thì dày thất trái và RLCNTTr thất trái liên quan có ý nghĩa
thông kê với p < 0,001. Bệnh nhân THA có dày thất trái gặp tỷ lệ RLCNTTr thất trái là 96,4%.
Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự với kết quả của Tạ Mạnh Cường: 100% bệnh nhân
THA có phì đại thất trái đều có biểu hiện rối loạn chức năng tâm trương, đồng thời những rối
loạn này tỏ ra nhiều hơn, rõ nét hơn so với những bệnh nhân chưa phì đại thất trái [2].
4.5. Mối tương quan giữa một số yếu tố với hình thái và chức năng thất trái
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy:
- Thời gian THA, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương tương quan thuận với LVMI:
nghĩa là khi thời gian THA càng dài, HATTh và HATTr càng cao thì LVMI càng tăng.
- Tuổi tương quan thuận với VE, VA, DTE; tương quan nghịch với E/A: Tuổi càng cao thì VE,

VA, DTE càng tăng, ngược lại tuổi càng cao thì tỷ lệ E/A càng giảm (bình thường E/A # 1-2)
Thời gian THA, HATTh, HATTr tương quan thuận với IVRT: Thời gian THA càng dài,
HATTh, HATTr càng cao thì IVRT càng kéo dài (chức năng tâm trương thất trái càng giảm)
- IVRT tương quan thuận với LVM, LVMI: IVRT tăng khi LVM và LVMI tăng, tức là ở
bệnh nhân THA phì đại thất trái càng nhiều thì IVRT càng kéo dài (CNTTr thất trái càng giảm).
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở 108 bệnh nhân
THA điều trị nội trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
(1) Đường kính thất trái chưa có sự biến đổi nhiều nhưng đã có sự phì đại vách liên thất và
thành thất trái.
- Tỷ lệ dày thất trái là 60,2%.
- Chưa có sự biến đổi nhiều về chức năng tâm thu thất trái.
- Rối loạn chức năng tâm trương thất trái với tỷ lệ khá cao chiếm 81,5%. Trong đó rối loạn
độ 1 chiếm 68,5%, độ 2 chiếm 11,1%, và độ 3 chiếm 1,9%. Hầu hết các bệnh nhân THA có dày
thất trái đều có biểu hiện RLCNTTr (96,4%).
(2) Các yếu tố tương quan đến hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân THA:
- Thời gian THA, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương tương quan thuận với LVMI.
- Tuổi tương quan thuận với VE, VA, DTE; tương quan nghịch với E/A.
Thời gian THA, HATTh, HATTr tương quan thuận với IVRT.
- IVRT tương quan thuận với LVM, LVMI.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

389


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thành Ấn (2001), Bước đầu tìm hiểu suy tim tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp
tại khoa nội A bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, Tạp chí Y Dược Học, số 8, 2001, tr. 110-115.
2. Tạ Mạnh Cường (2001), Nghiên cứu chức năng tâm trương thất trái và thất phải ở người

bình thường và người bệnh tăng huyết áp bằng phương pháp siêu âm Doppler tim, Luận án tiến
sỹ y học.
3. Tạ Mạnh Cường, Chẩn đoán suy chức năng tâm trương thất trái (bằng phương pháp siêu
âm tim Doppler). Tạp chí Tim Mạch Học 1999; 17: 64-72.
4. Tạ Mạnh Cường, Nguyễn Ngọc Tước, Phạm Gia Khải: Chẩn đoán và điều trị suy tim
dựa theo các hình thái rối loạn chức năng thất trái. Tạp chí Tim Mạch Học 1997; 11: 21-25.
5. Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Thị Quyên (2012), Đánh giá hình thái và chức năng thất trái
ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có Tăng huyết áp bằng siêu âm Doppler tim, Tạp chí Y học
thực hành, số 10 (843): 18-22.
6. Phạm Gia Khải, Đặc điểm dịch tễ học Tăng huyết áp tại Hà Nội, Tạp chí Tim mạch học
Việt Nam, (1999), 22-24.
7. Phạm Khuê, Tăng huyết áp, Bách khoa toàn thư bệnh học, NXB Từ điển Bách Khoa, tập
1 (2000), 265-268
8. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Hải Thủy (2004), nghiên cứu suy tim ở bệnh nhân đái tháo
đường có tăng huyết áp tâm thu, Đại học Huế.
9. Nguyễn Đức Trường (2011), Nghiên cứu chức năng tâm thu của thất trái bằng phương
pháp siêu âm tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có dày thất trái, tập 15 – số 2.
10. Châu Trần Phương Tuyến (2007): Khảo sát hình thái và chức năng tâm trương thất trái
bằng siêu âm tim ở bệnh nhân THA có ĐTĐ típ 2, Tạp chí Y học thực hành, số 12 (645): 20-24.
11. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn, Đặng Việt Sinh, Phạm Gia Khải: Các
thông số siêu âm – Doppler tim của dòng chảy qua van hai lá và ba lá ở người lớn bình thường. Tạp
chí Tim Mạch Học 2000; 21: 25-37.
12. Adamu, G.U, Katibi, Opadijo, George O, Motoso, Araoye, Prevalence of left ventricular
diastolic in newly diagnosed Nigerians with systemic hypertension: A pulse wave Doppler
echocardiographic study, African Health Sciences, Vol. 10, No. 2, 2010, pp. 177-182.
13. Agabiti-Rosei E, Muiesan ML. Hypertension and diastolic function. Drugs.
1993;46(suppl 2):61-67.
14. Levy D, Garrison RJ, Savage DD, Kannel WB, Castelli WP. Prognostic implication of
echocardiographically determined Left Ventricular Mass in the Framingham Heart Study. New
Eng. J. of Med. 1990; 322:1561-6.

15. Prakash O1, Karki P2, Sharma SK2, Left ventricular hypertrophy in hypertension:
Correlation between electrocardiography and echocardiography, Kathmandu University Medical
Journal (2009), Vol. 7, No. 2, Issue 26, 97-103.
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

390


16. Ramus Mogelvang, Peter Sogaard, Sune A. Pedersen, Niels T. Olsen, Peter Schnohr,
and Jan S. Jensen, Tissue Doppler echocardiography in persons with hypertension, diabetes, or
ischaemic heart disease: the Copenhagen City Heart Study, European Heart Journal (2009) 30,
731-739.
17. Soike and Voikeh (2006), Prognostic significance of left ventricular diastolic
dysfunction in essential hypertension. J Am Coll Cardiol. 2002;39:2005-2011.
18. Vittorio Palmieri, MD, Bjorn Dahlof, Vincent DeQuatt, N Sharpe, J N Bella, G de Simone,
M Paranicas, D Fishman, R B Devereux, Reliability of echocardiographic assessment of left
ventricular structure and function, The PRESERVE study, J Am Coll Cardiol. 1999; 34 (5): 1625.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM SỐ 66 – 2014

391



×