LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN
Người viết :Trương Văn Lữ -PHT THCS Lương Thế Vinh
I / CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1- Đặt vấn đề :
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội
hiện đại . Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành ,
trường THCS Lương Thế Vinh đang thực hiện chủ trương cải tiến phương
pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về
cách thức nâng cao chất lượng chuyên môn đối với một đơn vị còn nhiều
khó khăn.
Trước đây người ta ít than phiền về “sản phẩm” giáo dục do số lượng ít
nhưng hiện nay việc phát triển ào ạt về qui mô các loại hình giáo dục và đào
tạo thì vấn đề chất lượng giáo dục được mọi người có tâm huyết về giáo dục
đặt ra để xem xét sự yếu kém của nó.
Trên thực tế từ đơn vị có tỉ lệ tốt nghiệp THCS thấp nhiều năm , chính
vì vậy việc lựa chọn hướng đi, các giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn
vị là suy nghĩ và trăn trở đầu tiên cuả tôi tại trường :
“Làm thế nào để nâng chất lượng chuyên môn ?”
2- Phạm vi đề tài :
- Trong đề tài này chỉ áp dụng cho đơn vị còn khó khăn về điều kiện cơ sở
vật chất, với đội ngũ giáo viên tương đối ổn định và đặc biệt khó khăn về
trình độ dân trí điạ phương thấp.
- Đề tài xin được phép trình bày các vấn đề sau : Cơ sở lí luận – Thực trạng
vấn đề – Kết hợp với các giải pháp – Bài học kinh nghiệm và đề xuất.
II / THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP:
1 / Thực trạng vấn đề :
Trường THCS Lương Thế Vinh thuộc phường Hưng Lợi , tiếp giáp
với phường Hưng Thạnh , quận Cái Răng , đa số là nông dân , lao động làm
thuê , buôn bán nhỏ , tạm trú đông do địa bàn có nhiều nhà trọ và nhiều khu
dân cư mới .Những năm trước 2006 trường có nhiệm vụ phổ cập THCS cho
học sinh của địa bàn Hưng Thạnh .
Tỉ lệ Hs yếu lưu ban và tốt nghiệp của các năm trước 2002 luôn thấp .
Về phía đội ngũ Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp
“Lấy học sinh làm trung tâm”.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh
chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay:
- PHHS chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác
giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục HS ở
gia đình mang tính áp đặt, ít để HS thể hiện quan điểm của mình, sử dụng
mệnh lệnh, roi vọt, …và thiếu làm gương tốt cho HS noi theo.
- Nhu cầu về kinh tế , mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “ Lo
cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại
khá phổ biến và những bất cập khác.
Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn , còn một số phòng học
chắp vá, thiết kế không đúng quy cách .
Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải
pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng
mình nhằm giúp đơn vị giảm bớt yếu kém về chất lượng chuyên môn.
2 / Giải pháp giải quyết vấn đề :
2.1 – Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học :
Trường lớp , thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng
trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều
mặt cho cả thầy và trò. Trong những năm trước do khó khăn về kinh tế của
đất nước nên việc phát triển hệ thống trường lớp của Phường Hưng Lợi rất
chậm. Trường THCS Lương Thế Vinh hoạt động trong một điều kiện môi
trường chưa thuận lợi. Chẳng hạn trường lớp không đúng qui cách, hàng rào
trường chưa hoàn chỉnh do có sự tranh chấp . Nhà thờ bao bọc quanh trường,
….
Do đó một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định nâng cao chất
lượng dạy và học là trang thiết bị CSVC để phục vụ công tác dạy học. Quá
trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện dạy
học. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt
động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học
tập thì mới phát sinh tri thức cho người học.
Từ khi về nhận công tác quản lí năm 2002, bản thân nhận thấy điều kiện
cơ sở vật chất ở một số phòng lớp ( dãy phòng học cũ ) qúa thiếu thốn từ
bảng lớp, phòng ốc tối tăm, ẩm thấp …. Tôi đã mạnh dạn bàn bạc trong Ban
giám hiệu đầu tư trang bị ngay một số vật dụng cơ bản , tối thiểu như : thay
100% đồng loạt các bảng từ , đóng bục giảng . Quét vôi, tăng cường ánh
sáng lớp học, chống thấm , ngập nước phòng học . Do vậy, tập thể sư phạm
đã một phần nào bớt đi mặc cảm do cơ sở vật chất thiếu thốn và từ đó họ đã
có nhiều nỗ lực trong công tác giảng dạy.
Phát huy nhiều nguồn lực tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Sử
dụng triệt để nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Ngoài ra
phải kết hợp “nguồn lực “ từ phía PHHS và địa phương để xây dựng CSVC.
Nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất hàng năm .
2.2 – Bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn cho đội ngũ :
a) Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho đội ngũ :
Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố
con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã
nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo
dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách
mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kĩ sư tâm
hồn “.
Mặt khác , nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức
đúng thì việc làm đúng là điều tất nhiên. Vì vậy với một đội ngũ có mặc cảm
“ trường không đẹp” , cơ sở vật chất thiếu thốn , đội ngũ giáo viên đã từng
bước xoá bỏ ý nghĩ này để giúp đơn vị đi lên. Tôi thường xuyên an ủi và
luôn gợi cho đội ngũ thấy được sự phát triển về qui mô trường lớp, niềm tin
về mái trường khang trang đẹp là điều sắp xảy ra.
Bản thân người quản lí cũng luôn không hài lòng về những gì đạt được ,
luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho CB-GV-CNV. Luôn tìm cách tác
động vào đội ngũ như đưa ra nhiều đợt thi đua theo chủ đề kết hợp với các
ngày lễ truyền thống của ngành , phát động những phong trào hỗ trợ chuyên
môn thật phù hợp với điều kiện của đơn vị . Ví dụ : Trong tuần lễ thi đua thì
chào mừng ngày 20/11 , hàng năm phần chuyên môn đặt cao hơn những mục
khác như mỗi GV đăng ký 2 tiết dạy tốt và dự giờ 4 tiết ; tổ chức thi đua “
Hai tốt” ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy , phong trào đăng ký
thi GV dạy giỏi cấp cơ sở , cấp quận và thành phố đều tham gia đông , hàng
năm tăng thêm điều kiện cao để từng bước nâng chất lượng đội ngũ . Nếu
đạt được thành tích về từng mặt đều được khen thưởng . Nói chung tùy theo
tình hình đội ngũ mà đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ , nếu đội ngũ “ổn
định còn yếu chuyên môn thì tăng yêu cầu phần chuyên môn và ngược lại
đội ngũ thường xuyên vi phạm kĩ luật thì xoáy vào phần chính trị tư tưởng &
việc thực hiện qui chế chuyên môn,….Thay đổi hình thức thi đua : kết hợp
xét thi đua theo tổ khối với các phong trào chung của nhà trường .
Trong cách quản lí đối với đội ngũ tri thức cũng lưu ý : Góp ý xây dựng
cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm. Và đặc biệt hạn chế
nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm, điều đó dễ
gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.
Tóm lại ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền
thống dân tộc , … người quản lí phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự
trọng , ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp.
b) Bồi dưỡng về công tác chuyên môn :
Qua công tác tại trường , tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên là
trước hết cần tập trung dồn nổ lực vào công tác chuyên môn. Tìm ra vấn đề
để giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy, để từ đó từng bước lấy uy tín
với Phụ huynh Học sinh và uy tín với địa phương, với ngành .
Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lí như sắp
xếp lớp học, bố trí nhận sự trong các nhóm chuyên môn phải có trẻ có già &
có người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nhiệm xen kẻ, phân công đội ngũ
phù hợp sở trường và năng lực của mỗi người. Ví dụ : ưu tiên lớp cuối cấp
và đầu cấp học bố trí giáo viên có năng lực và điều kiện về thời gian để dạy
lớp này.Việc bố trí GV cũng cần phải lưu ý phân công số tiết cho đồng đều ,
không để người thừa , kẻ thiếu , dẫn đến tình trạng so bì , hạn chế chi tiêu
ngân sách cho việc tăng thêm giờ , trong khi ngân sách nhà nước đang còn
nhiều khó khăn .
Đặt ra những yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh : Giáo viên phải thay
đổi cách dạy cũ, học sinh phải có kĩ luật thì mới dạy tốt & học tốt “ thầy ra
thầy- trò ra trò”.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các họat động dạy học,
khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, dạy học tập trung vào học sinh
tạo điều kiện cá thể hóa người học để phát triển mọi năng lực của học sinh,
tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của
mình tự tin và có niềm vui trong lao động học tập chủ động sáng tạo.
Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi
đã đặt ra những yêu cầu cho GV khi tổ chức một tiết dạy :
a / Đối với thầy :
Nghiên cứu kĩ bài và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể là:
Soạn kế hoạch lên lớp , xác định trọng tâm kiến thức , kĩ năng bài học và
các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy .
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó , mục đích giải quyết ở
lớp, ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng
khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh (nếu có ) và cách khắc
phục .
Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ , dân số , môi
trường….
Chuẩn bị phiếu giao việc : Việc dùng phiếu trong tiết dạy hạn chế bớt
bệnh nói nhiều , giảng nhiều , lấn át phần luyện tập của học sinh , phiếu giao
việc là bản thiết kế hành động học tập của học sinh theo ý định sư phạm của
giáo viên trong tiết dạy nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò
theo cùng một nhịp điệu. Giúp học sinh làm những gì có thể làm được nhờ
sự giúp đỡ của giáo viên, đó là một cách để các em tự làm được những công
việc khó hơn , tự khẳng định mình. Giảm bớt thời gian chép đề. Tuy nhiên
nếu làm dụng phiếu giao việc thì học sinh sẽ mất dần kỉ năng trình bày sáng
tạo, chữ viết ,…
Căn cứ vào những hướng dẫn trong phiếu giao việc , GV tổ chức cho học
sinh làm việc cá nhân với SGK, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi nhóm
hay học tập tòan lớp .
Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện CSVC của trường ,
phù hợp với nội dung bài dạy và môn dạy.
Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài
dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả
cao nhất.
Ví dụ : Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu để rèn luyện kỉ năng hoặc
kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh.. Nếu
đối tượng nhận thức quá mới mẽ với học sinh cần vai trò chủ đạo của giáo
viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo
lớp.Còn đối với những bài có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít
nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa
thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải… chúng ta tổ chức cho học
sinh học nhóm để kích thích họat động từng cá nhân. Nhờ việc thảo luận
trong nhóm nhỏ, kiến thức các em sẽ lướt phần chủ quan, phiến diện làm
tăng thêm tính khách quan khoa học . Việc học tập theo nhóm càng chứng tỏ
quan điểm “ học thầy không tày học bạn ” qua việc trao đổi, hợp tác với bạn
mà trí thức trở nên sâu sắc, bền vững , dễ nhớ và nhớ nhanh hơn. Khi mỗi
nhóm trình bày xong để khắc sâu kiến thức , GV bao giờ cũng phải kết luận
ngắn gọn ý kiến nào đúng, sai , vì sao và đưa ra bài học. Chú ý tuyên dương,
khen thưởng, động viên, các em kịp thời.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học : nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh THCS
là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã
thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy , giúp các em nắm vững kiến
thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho HS trong tiết
dạy. Chú ý bố trí bàn ghế phù hợp với hình thức tiết dạy.
Chọn phương pháp đặc trưng của bộ môn : Vận dụng và phối hợp
các phương pháp truyền thống với phương pháp “ Lấy HS làm trung tâm “
luôn phải hết sức linh hoạt , uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng
dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh.
Ngoài ra phải chú trọng tạo điều kiện cho CB-GV- CNV học nâng chuẩn
trình độ để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nhận thức cho
đội ngũ.
Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ thường
được đặt ra trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở , những câu hỏi cần
xoáy sâu vào nghiệp vụ chuyên môn . Nói tóm lại, tùy theo tình hình đội ngũ
để đặt ra những vấn đề cho đội ngũ suy nghĩ , tìm tòi , những yêu cầu cần