Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.7 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 831 01 05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng – Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình

Phản biện 2: PGS. TS. Trương Tấn Quân

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 3 năm 2020.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


 Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
 Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Quảng Bình, việc thực hiện chính sách BHYT nói chung
và BHYT hộ gia đình nói riêng đã được quan tâm, tổ chức thực hiện
và từng bước đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, việc thực
hiện phát triển BHYT hộ gia đình trong thời gian qua còn nhiều tồn
tại, hạn chế cần tìm các giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là đối tượng tham
gia theo hộ gia đình mới chỉ đạt dưới 55% tính đến cuối năm 2016,
trong khi đó tổng số người dân tham gia BHYT trên địa bàn toàn tỉnh
đã đạt gần 89%; Mặt khác đối tượng này tham gia chưa thường
xuyên liên tục, chủ yếu là người có bệnh mãn tính và có nguy cơ mắc
bệnh cao; đối tượng tham gia BHYT chưa bền vững. Do đó những
giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình để hoàn thành mục tiêu của
BHYT toàn dân ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói
riêng trở nên cấp thiết. Đây là lý do cơ bản để tôi lựa chọn đề tài
“Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng đối tượng là hộ gia đình
tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2025.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Tổng hợp, hệ thống hóa, bổ sung và góp phần làm rõ thêm
những vấn đề lý luận và thực tiễn về đối tượng phát triển bảo hiểm y

tế theo hộ gia đình;
- Đánh giá thực trạng công tác phát triển đối tượng hộ gia đình
tham gia BHYT tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua;
- Đề xuất giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT là hộ


2
gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này giải quyết vấn đề nhằm trả lời những câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
tại Quảng Bình trong giai đoạn 2016 – 2018 như thế nào?
- Có những mặt hạn chế nào trong công tác phát triển đối
tượng tham gia BHYT hộ gia đình tại Quảng Bình thời gian vừa
qua?
- Nguyên nhân chính nào dẫn đến các hạn chế nêu trên? Trong
đó, nguyên nhân nào ảnh hưởng lớn nhất đến công tác phát triển đối
tượng tham gia BHTY hộ gia đình tại địa phương?
- Các giải pháp nào phù hợp và cần ưu tiên thực hiện trong thời
gian tới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phát triển đối tượng
tham gia BHTY hộ gia đình tại tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2020
– 2025?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn
vềphát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của
công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn

tỉnh Quảng Bình.
+ Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Thời gian: Nghiên cứu phân tích số liệu thực tế trong3 năm
2016-2018, đề xuất giải pháp đến 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


3
Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ Niên giám thống kê
các năm từ 2016 đến năm 2018; các báo cáo kết quả thực hiện chính
sách BHYT tự nguyện các năm từ 2016 đến năm 2018 của BHXH tỉnh
Quảng Bình; các giáo trình, tạp chí, công trình và đề tài khoa học.
5.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp thống kê so sánh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu nhằm kiểm chứng sự
phù hợp giữa các chính sách, công cụ hiện hành về BHYT của nhà
nước và thực tế đời sống xã hội, từ đó có các đề xuất, kiến nghị về
chính sách cũng như các giải pháp cho phù hợp về phát triển BHYT
hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, những kết
quả đạt được và hạn chế, các đề xuất giải pháp phát triển BHYT hộ
gia đình là tài liệu tham khảo tốt cho cac bên hữu quan nhằm thúc
đẩy nhanh lộ trình bao phủ BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu:
- Dữ liệu thống kê về bảo hiểm y tế hộ gia đình của BHXH
tỉnh Quảng Bình.

- Giáo trình Kinh tế Phát triển.
- Giáo trình Bảo hiểm y tế.
- Website của cơ quan, tạp chí BHXH.
8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu
Nghiên cứu trong nước:
Do tính thiết yếu của BHYT, các đề tài về BHYT cũng thu hút
được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Đã có những công trình nghiên
cứu khoa học pháp lý ở cấp độ các bài viết trên các báo, tạp chí


4
chuyên ngành như: “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn
thành phố Thái Nguyên”, của Hà Thị Thủy Tiên, Đại học Kinh tế và
quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên (2016). “Giải pháp tài
chính trong chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn tại bốn huyện
tỉnh Hải Dương và Bắc Giang” của Nguyễn Khánh Phương, Viện vệ
sinh Dịch tễ trung ương, Luận văn tiến sĩ y tế công cộng (2011),…
Nghiên cứu nước ngoài:
Các nghiên cứu nước ngoài có nhiều phần lớn tập trung vào
những nguyên lý chung, nhưng đây vẫn là nội dung quan trọng để hình
thành cơ sở lý luận của nghiên cứu. Ví dụ như nghiên cứu của Ngân
hàng thế giới (WB) do nhóm tác giả Aparnaa Somanathan, Ajay
Tandon, Đào Lan Hương, Kari L. Hurt, và Hernan L. FuenzalidaPuelma về đề tài: “Tiến tới bao phủ BHYT toàn dân ở Việt Nam”.
9. Kết cấu của luận văn
Nội dung của đề tài được chia thành 3 phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế hộ gia đình
Chương 2: Thực trạng phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y

tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế hộ gia đình
a. Bảo hiểm y tế
Luật BHYT số 25/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/11/2008 lại nêu:
"BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực
hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia”[12].
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm y tế hộ gia đình
a. Về đối tượng tham gia
Nhằm mục đích tăng độ bao phủ BHYT, nhà nướcta luôn
khuyến khích mọi hộ gia đình tham gia BHYT. Theo quy định của
Luật BHYT thì “khi các hộ gia đình tham gia phải bắt buộc toàn
thành viên trong hộ phải tham gia (trừ các thành viên đã tham gia
BHYT theo các đối tượng khác) và được giảm trừ mức đóng từng
thành viên”[12].
b.Về mức đóng, phương thức đóng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 và Điều 9 Nghị định
146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHYT, mức đóng và phương thức
đóng BHYT của đối tượng hộ gia đình đã được quy định cụ thể.
c. Về quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được hưởng các quyền
lợi sau:

- Được cấp thẻ BHYT.
- Được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi theo hướng dẫn của


6
cơ quan BHXH để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi
đăng ký ban đầu.
- Được quỹ BHYT chi trả các chi phí sau: khám bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con.
- Được quỹ BHYT thanh toán chi phí đi khám, chữa bệnh
1.2. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.2.1. Khái niệm phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm y
tế hộ gia đình
Căn cứ theo Luật bảo hiểm y tế 2008, “đối tượng tham gia
BHYT hộ gia đình là toàn bộ thành viên trong hộ gia đình chưa tham
gia BHYT và không thuộc các nhóm đối tượng tham gia BHYT
khác”[12].
1.2.2. Ý nghĩa phát triển đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế
hộ gia đình
Thứ nhất, đảm bảo quyền lợi về chăm sóc y tế và nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi chẳng
may bị ốm đau, bệnh tật.
Thứ hai, việc phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia
đình góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thứ ba, BHYT hộ gia đình góp phần thực hiện công bằng xã
hội trong chăm sóc sức khoẻ và tái phân phối thu nhập.
Thứ tư, việc phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
góp phần nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở.
Thứ năm, nâng cao tính cộng đồng, chia sẻ rủi ro của người

dân.
Thứ sáu, tạo điều kiện cho người dân chưa đủ điều kiện tham
gia BHYT bắt buộc vẫn được KCB bằng thẻ BHYT.


7
1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.3.1. Gia tăng quy mô đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia
đình
Theo chiều rộng, phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
là việc mở rộng độ “bao phủ”, nghĩa là mở rộng các loại đối tượng tham
gia BHYT, có thể từ nhóm lao động nông nghiệp, nông dân, đến lao động
tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do (còn gọi là lao động độc lập).
1.3.2.Phát triển sản phẩmbảo hiểm y tế hộ gia đình
Phát triển sản phẩm bảo hiểm y tế hộ gia đình được hiểu ở hai
khía cạnh là đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm y tế và nâng cao
chất lượng các sản phẩm BHYT [5].
1.3.3. Phát triển mạng lƣới bảo hiểm y tế hộ gia đình
a. Mạng lưới đơn vị thu
Thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội
Thông qua bưu điện
Thông qua Ngân hàng
Thông qua tổ chức hội, Đoàn thể
b. Mạng lưới tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ hộ gia đình
tham gia BHYT hộ gia đình
Nhân tố ảnh hưởng quan trọng, nhiều mặt đối với phát triển
BHYT hộ gia đình chính là công tác truyền thông, phổ biến pháp luật
về BHYT. Các thông tin từ Chính phủ đến người dân về chính sách,
cơ chế BHYT sẽ được truyền thông đảm nhận và ngược lại thu thập

và chuyển tải ý kiến người dân đến Chính phủ về các vấn đề thực thi
cơ chế, chính sách [5].
1.3.4. Phát triển chất lƣợng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Chất lượng dịch vụ được đánh giá trên hai khía cạnh, đó là
quá trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ.


8
1.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.4.1. Mức tăng số lƣợng ngƣời tham gia bảo hiểm y tế hộ
gia đình
Tỷ lệ người tham gia BHYT hộ gia đình trên tổng dân số là
tiêu chí được sử dụng để theo dõi và đánh giá cụ thể theo từng nhóm
đối tượng hoặc theo phạm vi địa phương.Ngoài ra, để đánh giá tính
hiệu quả của quá trình gia tăng quy mô đối tượng tham gia bảo hiểm
y tế hộ gia đình còn phải thông qua nhiều yếu tố như sự bao phủ về
dân số tham gia BHYT, tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối
tượng và độ bao phủ BHYT hộ gia đình theo địa bàn hành chính
(huyện/thị xã/thành phố).
1.4.2. Độ bao phủ về gói quyền lợi bảo hiểm y tế
- Cơ sở khám chữa bệnh BHYT: Tiêu chí này phản ánh độ
bao phủ của mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh BHYT hộ gia đình và
mức độ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh theo phân cấp và phân
tuyến phù hợp.
- Khám chữa bệnh BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế của người
tham gia BHYT theo hộ gia đình: Tiêu chí này phản ánh về các đơn
vị khám chữa bệnh, tuyến khám và điều trị mà người tham gia BHYT
hộ gia đình được hưởng.
1.4.3. Mức tăng số mạng lƣới bảo hiểm y tế hộ gia đình

Tỷ lệ tăng số lượng nhân viên phụ trách thu bao hiểm y tế hộ
gia đình tại các đại lý thu qua các năm theo đơn vị hành chính cấp
huyện.
Tỷ lệ tăng số lượng cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền,
quảng bá và hỗ trợ các hộ gia đình tham gia BHYT theo hộ gia qua
các năm.
Tỷ lệ tăng đơn vị khám chữa bệnh qua các năm trên địa bàn


9
tỉnh Quảng Bình.
1.4.4. Mức tăng chất lƣợng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Theo quan điểm này, chất lượng BHYT hộ gia đình được
đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
- Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế: người dân có thể tham gia
khám chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khi có yêu cầu.
- Chất lượng khám chữa bệnh bằng BHYT hộ gia đình: thủ
tục đăng ký, thời gian chờ khám, đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ
khám chữa bệnh.
- Công tác giải quyết chế độ BHYT hộ gia đình: thời gian
thực hiện thủ tục, hồ sơ giải quyết chế độ BHYT.
- Thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
1.5.1. Bối cảnh phát triển bảo hiểm xã hội địa phƣơng
1.5.2. Nhận thức của đối tƣợng thuộc diện tham gia
1.5.3.Năng lực bộ máy BHXH địa phƣơng


10

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNHTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH TỈNH QUẢNG BÌNH
Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình gồm có 11 phòng chức năng
và 08 BHXH huyện, thị xã & thành phố.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BHYT HỘ GIA ĐÌNH CỦA TỈNH
QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Số thu từ hoạt động BHYT hộ gia đình giai đoạn 2016 –
2018 tăng lêntừ22.938 triệu đồng vào năm 2016 lên 107.159 triệu
đồng vào năm 2018, nguyên nhân là do là do đối tượng tham gia lên
đáng kể. Qua cân đối thu - chi của 3 năm chi tiết của tất cả các huyện,
thị xã, thành phố nhận thấy số thu không đủ số chi KCB, bình quân
chỉ đáp ứng khoảng 66,66%, như vậy khoảng 33,34% kinh phí số chi
cho đối tượng này phải do các nhóm đối tượng khác bù đắp.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG BẢO HIỂM Y
TẾ HỘ GIA ĐÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.1. Gia tăng quy mô đối tƣợng tham gia bảo hiểm y tế hộ
gia đình
a. Thực trạng bao phủ BHYT trên tổng dân số
Tính đến 31/12/2018, tổng số người tham gia BHYT trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình là 835.410 người, tăng 58.637 người so với năm
2016, tương ứng tăng 6,06% và đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 94,36%.
Kết quả cụ thể tình hình thực hiện đối tượng tham gia được phản ánh
tại Bảng 2.4.


11
Bảng 2.4. Tình hình tham gia BHYT so với dân số năm 2016-2018

So sánh (%)
TT

Chỉ tiêu

Số đối tượng tham gia

1

BHYT (Người)

2

Dân số (Người)

3

Bao phủ về dân số tham
gia BHYT (%)

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

776.773


822.239

879.695
88,3

Năm
2017/
2016

Năm
2018/
2017

835.410

5,85

1,60

882.505

885.336

0,32

0,32

93,17


94,36

5,52

1,28

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)
Diện bao phủ BHYT cho người dân tỉnh Quảng Bình tăng
nhanh từ 88,3% năm 2016 lên 94,36% năm 2017. Đây là một nỗ lực
lớn trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
Bảng 2.5. Tình hình tham gia BHYT theo nhóm đối tượng trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình năm 2018
Tỷ lệ
Đối
Tỷ lệ ĐT chƣa
ĐT tham
% chƣa
tƣợng
% có tham gia
gia BHYT

BHYT
BHYT BHYT
BHYT

Chỉ tiêu

TT


Tổng số

885.336

835.410

94,36

49.926

5,64

I

Đối tƣợng có trách nhiệm
676.887
tham gia BHYT

664.377

98

12.510

2

1

NLĐ và người sử dụng lao
động đóng


77.295

69.802

90

7.493

10

2

Tổ chức BHXH đóng

46.628

46.628

100

0

0

3

Ngân sách nhà nước đóng 424.977

424.977


100

0

0

4

Đối tượng được NSNN hỗ trợ
127.987
đóng

122.970

96

5.017

4

II

Đối tƣợng tham
BHYT hộ gia đình

171.033

82


37.416

18

gia

208.449

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)


12
Nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình (nhóm 5) là
37.416 người, tương ứng 18% người chưa tham gia. Năm 2018 đối
tượng tham gia BHYT hộ gia đình có bước phát triển vượt bậc so với
năm 2016, tăng 107.454 người, tương ứng tăng 169% so với năm
2016.
b. Thực trạng bao phủ BHYT hộ gia đình theo địa bàn hành
chính (huyện/thị xã/thành phố)
Bảng 2.6. Số người tham gia BHYT hộ gia đình theo từng địa
phương
TT

Tiêu chí

Năm
2016

Năm
2017


Năm
2018

1

TP Đồng Hới

17.356

28.505

2

Minh Hóa

62

3

Tuyên Hóa

4

So sánh (%)
Năm
2017/2016

Năm
2018/2017


26.694

64,24

-6,35

120

107

93,55

-10,83

1.767

3.037

3.938

71,87

29,67

Quảng Trạch

4.145

31.915


30715

669,96

-3,76

5

Bố Trạch

15.021

42.543

47.565

183,22

11,80

6

Quảng Ninh

11.106

13.555

15.539


22,05

14,64

7

Lệ Thủy

9.617

21.823

25.778

126,92

18,12

8

TX Ba Đồn

4.505

18.364

20.697

307,64


12,70

Cộng

63.579

159.862

171.033

151,44

6,99

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)
Qua bảng 2.6, có thể thấy 2017 là năm gia tăng số lượng người
tham gia BHYT hộ gia đình một cách đáng kể. Đặc biệt có huyện
Quảng Trạch tăng từ hơn 4 ngàn người lên gần 32 ngàn người tham
gia loại hình BHYT này. Trong khi đó, tại thành phố Đồng Hới và
huyện Quảng Ninh có lượng gia tăng người tham gia BHYT hộ gia
đình không nhiều bằng các địa phương khác trong tỉnh Quảng Bình.


13
Bảng 2.7. Thực trạng bao phủ BHYT theo địa bànhành chính năm
2018
TT

Tên đơn vị


Dân số

Số BHYT

(ngƣời)

(ngƣời)

Chƣa
tham gia

Độ bao
phủ

(ngƣời)

(%)

I

Khu vực thị xã, TP

226.202

211.391

14.811

93,45


1

T.phố Đồng Hới

119.222

111.493

7.729

93,52

2

Thị xã Ba Đồn

106.980

99.898

7.082

93,38

II

Huyện đồng bằng

656.303


610.854

45.449

93,07

1

Huyện Quảng Trạch

106.947

99.638

7.309

93,17

2

Huyện Bố Trạch

184.371

170.592

13.842

92,49


3

Huyện Quảng Ninh

90.794

83.929

6.865

92,44

4

Huyện Lệ Thủy

143.453

132.709

10.744

92,51

III

Huyện miền núi

130.738


124.049

6.689

94,73

1

Huyện Minh Hóa

50.708

47.692

3.016

94,05

2

Huyện Tuyên Hóa

80.030

76.357

3.673

95,41


TỔNG CỘNG

882.505

822.245

60260

93,17

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)
Qua báo cáo số liệu bảng 2.7 cho thấy bao phủ về dân số có
thẻ BHYT giữa các địa bàn của tỉnh Quảng Bình có sự khác biệt, khu
vực thành thị,
2.3.2. Thực trạng phát triển sản phẩm bảo hiểm y tế hộ gia
đình
Trong thời gian qua, cơ quan BHXH tỉnh vẫn luôn thực hiện
tốt các gói sản phẩm bảo hiểm y tế hộ gia đình theo đúng quy định
trong luật BHYT năm 2008.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2016 – 2018, cơ quan BHXH tỉnh
đã thực hiện phát triển thêm một số gói sản phẩm BHYT dành cho
các hộ tham gia BHYT hộ gia đình liên quan đến:Thanh toán chi phí
vận chuyển;Sử dụng thuốc điều trị ung thư và chống thải ghép ngoài


14
danh mục; Tai nạn giao thông;KCB ngoài giờ hành chính ngày nghỉ,
ngày lễ
2.3.3. Thực trạng phát triển mạng lƣới bảo hiểm y tế hộ gia

đình
a. Mạng lưới đại lý thu
Bảng 2.10. Số lượng nhân viên đại lý thu của BHXH tỉnh
Số xã,
S
TT

Đơn vị

phƣờng,
TT

So sánh (%)
Năm

Năm

2017/
2016

2018/
2017

52

4,44

10,64

59


27

5,36

-54,24

57

56

91

-1,75

62,50

18

28

65

59

132,14

-9,23

16


23

76

71

230,43

-6,58

30

62

64

97

3,23

51,56

15

48

54

69


12,50

27,78

28

53

108

100

103,77

-7,41

159

372

529

566

4,44

10,64

2016

(ngƣời)

2017
(ngƣời)

2018
(ngƣời)

16

45

47

16

56

20

(đơn vị)
1
2
3
4
5
6
7
8


Thành phố
Đồng Hới
Huyện Minh
Hóa
Huyện
Tuyên Hóa
Huyện
Quảng Trạch
Thị xã Ba
Đồn
Huyện Bố
Trạch
Huyện
Quảng Ninh
Huyện Lệ
Thủy
Tổng cộng

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)
Đến cuối năm 2016, BHXH tỉnh đã triển khai tập huấn, cấp
chứng chỉ, chuyển đổi ký hợp đồng làm đại lý thu đối với 372 đại lý


15
thu của Bưu điện (thanh lý hợp đồng thu BHYT hộ gia đình với hệ
thống đại lý thu do UBND cấp xã giới thiệu). Hệ thống đại lý thu
BHYT hộ gia đình Bưu Điện được mở rộng lên 529 đại lý vào năm
2017 và đến hết năm 2018đã có 566 đại lý. .
b. Mạng lưới tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ hộ gia đình
tham gia BHYT hộ gia đình

Trong giai đoạn 2016 – 2018, số lượng đội ngũ tuyên truyền,
quảng bá và hỗ trợ hộ gia đình không có sự thay đổi. Đội ngũ cán bộ,
cộng tác viên tuyên truyền gồm: 01 cán bộ chuyên trách ở BHXH
tỉnh; 30 cộng tác viên, trong đó:
+ Trong ngành BHXH: 19 cộng tác viên là cán bộ viên chức
thuộc các phòng nghiệp vụ, BHXH cấp huyện của BHXH tỉnh
+ Ngoài ngành: 11 cộng tác viên, gồm 1 cộng tác viên tại Tạp
chí sinh hoạt Chi bộ - thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, 1 cộng tác viên
ở Báo Quảng Bình, 1 cộng tác viên ở Đài phát thanh - Truyền hình
tỉnh, 08 cộng tác viên ở Đài Truyền thanh cấp huyện.
c. Mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh bằng BHYT hộ gia đình
Hệ thống các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn tỉnh tổng cộng có 175
cơ sở. Hệ thống cơ sở KCB BHYT được phân bố đồng đều, cơ bản
đáp ứng toàn diện nhu cầu sử dụng dịch vụ BHYT, nguồn lực để đáp
ứng mục tiêu phát triển BHYT hộ gia đình.
Bảng 2.12. Thực trạng về cơ sở KCB BHYT
TT
1
2
3

Tiêu thức
Bệnh viện
Phòng khám đa
khoa khu vực
Trạm y tế xã

Năm
2016


Năm
2017

Năm
2018

9

9

9

7

7

7

159

159

159

So sánh (%)
Năm

Năm

2017/2016


2018/2017

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00


16
TT

Tiêu thức

Năm

Năm

Năm

2016

2017


2018

175

175

175

So sánh (%)
Năm

Năm

2017/2016

2018/2017

0,00

0,00

phường
Tổng cộng

(Nguồn: Niên giám thống kê và BHXH tỉnh Quảng Bình)
Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy số lượng đơn vị khám chữa
bệnh có sử dụng BHYT hộ gia đình không có sự tăng lên trong giai
đoạn nghiên cứu.
2.3.4. Phát triển chất lƣợng bảo hiểm y tế hộ gia đình

a. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
Người tham gia BHYT hộ gia đình được đăng ký nơi khám
chữa bệnh ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn.
Việc tổ chức KCB cho người tham gia BHYT được các cơ sở KCB
thực hiện đầy đủ, đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi cho người sử
dụng dịch vụ BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia
BHYT tiếp cận với các dịch vụ y tế.
b. Chất lượng khám chữa bệnh
Bảng 2.14. Thực trạng năng lực khám chữa bệnh BHYT
năm 2018
TT

Tiêu thức

Bệnh viện

Trạm y tế

1

Số y bác sỹ

362

159

2

Số giường bệnh


2.183

0

3

Thiết bị xét nghiệm

9

0

4

Thiết bị XQuang

9

0

5

Thiết bị CT Scan

3

0

6


Thiết bị cộng hưởng từ

1

0

7

Thiết bị phẩu thuật nội soi

4

0

8

Các thiết bị kỷ thuật cao khác

200

159

(Nguồn: BHXH tỉnh Quảng Bình)


17
Qua số liệu trên cho thấy đội ngũ bác sỹ và các trang thiết bị
kỷ thuật cao chủ yếu tập trung tại Bệnh viện, các cơ sở y tế tuyến
phường, xã chưa được trang bị những thiết bị cần thiếtchủ yếu để
khám, chẩn đoán. Năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế chưa

đáp ứng các yêu cầu điều trị kỷ thuật cao, thiết bị hiện đại.
c. Công tác giải quyết chế độ bảo hiểm y tế
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thực hiện thanh toán chi phí
KCB BHYT cho 959.258 lượt người, tăng 31.935 lượt người so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, KCB ngoại trú 811.551 lượt người,
tăng 26.334 lượt người so với cùng kỳ năm trước; KCB nội trú
147.707 lượt người, tăng 5.601 lượt người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ liên thông dữ liệu chi phí KCB BHYT đạt 100%, trong đó dữ
liệu gửi kịp thời trong ngày đạt 88,3%.
d. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công
nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ
- Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin:
Thực tế cho thấy công tác này vẫn chưa được chú trọng thực hiện.
- Cải cách thủ tục hành chính việc cấp thẻbảo hiểm y tế:
BHXH tỉnh đã phân cấp việc cấp thẻ BHYT hộ gia đình cho BHXH
các huyện, thị xã, thành phố nhằm đảm bảo tính khách quan và phù
hợp với năng lực của đơn vị, tạo thuận lợi cho người tham gia
BHYT.
- Cải cách hành chính công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế:
Gần đây, đã có sự phối hợp giữa BHXH tỉnh và Sở Y tế để phân
tuyến KCB BHYT. Các cơ sở KCB bố trí lại nơi tiếp đón, đăng ký
KCB; tinh giản các thủ tục hành chính; thay đổi lề lối, tác phong làm
việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Phân cấp cho BHXH các
huyện duyệt hồ sơ thanh toán trực tiếp chi phí KCB BHYT dưới 1
triệu đồng, tạo nhiều thuận tiện cho người tham gia BHYT, tiết kiệm


18
thời gian, quãng đường đi lại cho bệnh nhân khi thực hiện thanh toán
chế độ KCB BHYT.Triển khai hệ thống phần mềm giám định BHYT

tập trung mới do BHXH Việt Nam cung cấp cho toàn bộ các trạm y
tế xã, các phòng khám đa khoa, các bệnh viện ký hợp đồng KCB
BHYT.
2.4.ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Gia tăng đối tượng tham gia BHYT. Số người tham gia
BHYT hộ gia đình đã tăng nhanh trong những năm gần đây đa phần
do nhận thức của người dân về trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia
BHYT đã được nâng lên.
- Cơ quan BHYT đã phát triển thêm một số gói sản phẩm
BHYT hộ gia đình khác nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi và giúp giảm
chi phí cho người dân.
- Trong quá trình phát triển mạng lưới BHYT hộ gia đình,
công tác tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ hộ gia đình tham gia bảo
hiểm y tế hộ gia đình được tăng cường thực hiện và đạt nhiều kết quả
khả quan.
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại
- Sức hút của việc tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình đối với
người dân còn thấp.
- Việc phát triển các mạng lưới tham gia, kênh tiếp cận đối
tượng tham gia chưa đạt hiệu quả cao.
- Chất lượng BHYT hộ gia đình chưa phù hợp với điều kiện
tham gia. Nhìn chung chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Thứ nhất, về phía người dân:Nhận thức của người dân về
nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc tham gia BHYT hộ gia đình còn


19

hạn chế, chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước
về BHXH.
Thứ hai, về phía cán bộ BHXH:Nội dung công tác thông tin
tuyên truyền của BHXH Quảng Bình đến người dân về BHYT hộ
gia đình còn đơn giản, hình thức chưa hấp dẫn làm cho người dân
không mấy quan tâm.
Thứ ba, về các văn bản về chính sách:Chính sách về BHYT
hộ gia đình là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhưng
việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm.
Thứ tư, mức chi thù lao cho đại lý còn thấp, chưa hấp dẫn
đại lý thu.
Thứ năm, chất lượng KCB BHYT của một số cơ sở KCB
còn hạn chế.
Thứ sáu, ngân sách của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.


20
CHƢƠNG3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO
HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI
TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Quan điểm
3.1.2. Phƣơng hƣớng
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƢỢNG THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH
3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô đối tƣợng tham gia bảo

hiểm y tế hộ gia đình
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền riêng về chính sách BHYT
hộ gia đình, cụ thể theo từng tháng, quý, năm.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để tuyên
truyền.
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền.
3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm BHYT hộ gia
đình
Trong thời gian tới, cơ quan BHXH tỉnh Quảng Bình cần chủ
động trong việc ký hợp đồng khám chữa bệnh với phòng khám đa
khoa tư nhân có uy tín trên địa bàn và người dân vẫn được hưởng
quyền lợi quy định trên thẻ như khám chữa bệnh tại trạm y tế tuyến
xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện.Ngoài ra,
tạo điều kiện để người bệnh có thể mua thuốc tại bệnh viện hoặc các
trạm y tế sau khi khám ở phòng khám tư nhân theo chế độ BHYT.
Yêu cầu cơ sở KCB phải có trách nhiệm phải cung ứng thuốc đầy đủ,


21
kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh
BHYT theo danh mục thuốc đã xây dựng, không để người bệnh phải
tự mua.
3.2.3. Giải pháp phát triển các mạng lƣới tham gia bảo
hiểm y tế hộ gia đình hiệu quả
- Đẩy mạnh cải cách hành chính để người dân dễ tiếp cận
chính sách bảo hiểm y tế
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đại lý thu bảo
hiểm y tế
3.2.4. Nâng cao chất lƣợng BHYT hộ gia đình
- Nâng cao năng lực cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

- Đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán, giảm chi
tiêu từ tiền túi của người dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Nâng cao chất lượng giám định thanh toán khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế.
- Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng
cao chất lượng phục vụ.


22
KẾT LUẬN
BHYT hộ gia đình là một chính sách xã hội lớn của Đảng và
Nhà nước Việt Nam. Triển khai thực hiện chính BHYT hộ gia đình
để đảm bảo về mặt vật chất, tinh thần cho mọi người tham gia và
hưởng các chế độ BHYT ở mọi thành phần, khu vực kinh tế.
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHYT hộ gia đình và
an sinh xã hội tiến tới áp dụng chế độ BHYT cho mọi nhà là một chủ
trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy,
việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình là một trong
những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể
hóa chủ trương đó. Luật BHYT quy định về BHYT hộ gia đình cũng
đã được ban hành và thực hiện, tuy nhiên kết quả tham gia BHYT hộ
gia đình tại tỉnh Quảng Bình còn khá khiêm tốn.
Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả đề tài đã đi sâu phân tích,
chứng minh làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHYT hộ gia đình; Đánh
giá được thực trạng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải
pháp để phát triển đối tượng tham BHYT hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.
Với những giải pháp được đưa ra đồng bộ và cụ thể, cách thức
triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng thời điểm phát triển kinh tế, xã

hội của tỉnh, tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng tác giả hy vọng rằng
luận văn sẽ đóng góp một phần trong việc tìm ra giải pháp tối ưu nhất
để triển khai thực hiện tốt chính sách BHYT đặc biệt là việc phát
triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình cùng với sự tham gia của
cả hệ thống chính trị, đảm bảo chính sách BHYT thực sự góp phần
đảm bảo an sinh xã hội, công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân
dân, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể


23
nhân dân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, tuyên truyền một cách sâu
rộng và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT để
mọi người dân nắm được những nội dung cơ bản của Luật BHYT.
Các đơn vị thực hiện chính sách BHYT cũng cần thường xuyên đánh
giá, nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan những tồn tại hạn
chế trong từng khâu, từng bước của quá trình thực hiện, từ đó có
những giải pháp tốt hơn và có những kiến nghị đề xuất sửa đổi cơ
chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, đảm bảo cho chính sách đi vào
cuộc sống, thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT ở địa phương cũng
như của cả nước./.


×