Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh savannakhet, nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.96 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

INTHAVA KEOPASIT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN HỒNG CỬ

Phản biện 1: TS. LÊ BẢO
Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò rất quan trọng nhằm thu
hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Savannakhet là một tỉnh thuộc miền
Trung của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, là địa
phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các
tỉnh Trung Lào, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương. Tuy vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh còn nhiều
hạn chế: nguồn vốn đầu tư chưa nhiều, qui mô các dự án còn nhỏ bé,
cơ cấu đầu tư còn mất cân đối và hiệu quả của khu vực này chưa cao.
Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đầu tư trực tiếp nước
ngoài của tỉnh ngày càng được hoàn thiện song cũng còn nhiều bất
cập, thiếu tính tích cực, chủ động; qui hoạch FDI chưa phù hợp với
thực tế; quản lý hoạt động FDI còn lỏng lẻo, môi trường đầu tư còn
nhiều bất cập. Đây là lí do tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Savannakhet, nƣớc Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm nội dung nghiên cứu luận văn tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là phân tích, đánh
giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại tỉnh Savanakhet, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với đầu

tư trực tiếp nước ngoài.


2
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet, chỉ ra những thành tựu và hạn
chế, xác định nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của
quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet trong phạm vi,
chức năng, thẩm quyển của tỉnh theo quy định của nhà nước.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại địa bàn tỉnh
Savannakhet
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 – 2018. Giải pháp đề xuất
thực hiện từ nay đến năm 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: được thực hiện bằng
việc tập hợp các nguồn dữ liệu về thực trạng phát triển kinh tế xã hội,
đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các số liệu thứ cấp trong báo

cáo thống kê, báo cáo chuyên đề về quản lý nhà nước về đầu tư trực


3
tiếp nước ngoài của cơ quan thống kê, các sở, ban, ngành tại tỉnh
Savannakhet.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: nhằm mục đích khảo
sát các nội dung liên quan đến công tác QLNN về FDI.
5.2 Phƣơng pháp phân tích
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: mô tả, phân tích tổng hợp,
so sánh, phân tích thống kê… để làm rõ thực trạng của công tác
quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2014-2018 của
tỉnh Savanakhet, đó là cơ sở để đánh giá ưu điểm, hạn chế của
QLNN đầu tư trực tiếp nước ngoài.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình
bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối
với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quả lý nhà nước về
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savanakhet, nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, xác
định nguyên nhân.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025


4
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1. KHÁT QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài
a. Khái niệm
* Khái niệm đầu tư
Từ những quan điểm trên có thể rút ra khái niệm về đầu tư như
sau: “đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh
trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích
kinh tế xã hội”.
* Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Investment – FDI)“Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là thu hút
vốn gồm có tài sản, công nghệ và nhân lực của nước ngoài vào
CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”.
* Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vậy: “QLNN về FDI là tác động của các chủ thể mang tính
quyền lực nhà nước bằng nhiều biện pháp tới các DN có vốn FDI và
hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những chức
năng của nhà nước trên cơ sở pháp luật. Công tác QLNN đã tạo ra
một trật tự nhất định và sự ổn định cho các đối tượng mà nó quản lý,
trong đó có các DN có vốn FDI, đưa các đối tượng đó vào một quy
luật vận động chung dưới sự kiểm soát của pháp luật và các cơ quan
có thẩm quyền để đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra theo đúng


5
quy định của pháp luật về đầu tư, hoạt động của DN và phù hợp với

định hướng chung trong phát triển kinh tế- xã hội của nước sở tại”.
b. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
* Phân loại theo hình thức đầu tư
* Phân theo bản chất đầu tư
* Phân theo tính chất dòng vốn
* Phân theo động cơ của nhà đầu tư
1.1.2 Vai trò của QLNN về đầu tƣ trực tiếp ngoài
a. Tạo lập môi trường chính trị thuận lợi, ổn định kinh tế vĩ
mô cho hoạt động FDI
b. Tạo lập môi trường pháp lý cho việc tăng cường thu hút
FDI vào nền kinh tế
c. Hoàn thiện môi trường đầu tư, xây dựng và phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội cho sự vận động của FDI.
1.1.3 Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài
- Đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát
triển KT-XH
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư, nâng cao năng xuất lao động
- QLNN về FDI là nhằm khai thác được nguồn lực bên ngoài
cho phát triển kinh tế xã hội.
1.1.4 Mục tiêu QLNN về FDI
Thứ nhất, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai giám sát các DN FDI hoạt động trong khuôn khổ của
pháp luật nhà nướcI.


6
Thứ ba, QLNN đối với DN FDI nhằm đảm bảo tạo môi trường

kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng.
Thứ tư, QLNN đối với các DN FDI còn nhằm thực hiện các
mục tiêu thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên
tiến của nước ngoài.
Thứ năm, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế.
Thứ sáu , tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, KTXH ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho FDI.
Thứ bảy, phát hiện sớm các sai sót, hạn chế
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.2.1 Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch về FDI
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển là nội dung cơ bản
của quản lý nhà nước.
Các căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch FDI phải phù hợp với chiến
lược, kế hoạch phát triển KT - XH và quy hoạch của tỉnh đã được
phê duyệt.
- Kế hoạch FDI phải được xây dựng phù hợp với quy định của
pháp luật và các quy định của nhà nước.
- Xây dựng kế hoạch FDI phải dựa trên nhu cầu phát triển của
địa phương, trên cơ sở lợi thế của địa phương về tài nguyên, lao
động.
- Kế hoạch FDI phải phù hợp với khả năng hấp thụ đầu tư của
địa phương.
- Đảm bảo nguyên tắc độc lập, tự chủ và bảo đảm an toàn quốc
phòng an ninh quốc gia.
* Nguyên tắc của việc lập kế hoạch FDI đối với cấp tỉnh:


7
- Phù hợp với quy hoạch chung về phát triển KTXH và qui

hoạch phát triển FDI của cả nước.
- Xây dựng qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI cần phải có tính
động, có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi
ích của cả hai bên.
- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và
linh hoạt điều chỉnh.
- Kế hoạch thu hút phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích
hiện tại với lợi ích lâu dài, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Kế hoạch thu hút FDI phải được xây dựng theo nguyên tắc
tập trung dân chủ.
Tiêu chí để đánh giá nội dung này chủ yếu dựa vào: việc đánh
giá quy trình lập qui hoạch, kế hoạch có đảm bảo đúng các quy định
không? Kế hoạch có phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
không? Các nguyên tắc xây dựng qui hoạch, kế hoạch có được đảm
bảo không?
1.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách
và pháp luật về quản lý FDI
- Nhà nước phải xây dựng khung pháp lý và các quy định pháp
luật cụ thể cho khu vực FDI, tạo lập môi trường pháp lý cho việc
tăng cường thu hút FDI vào nền kinh tế.
- Nhà nước cần hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cải
cách TTHC và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI.
Tiêu chí để đánh giá nội dung quản lý này chủ yếu dựa vào: 1)
Các văn bản QLNN được xây dựng, ban hành đã đảm bảo tạo được
các điều kiện pháp lý cho việc thu hút và hoạt động của các doanh
nghiệp FDI chưa?; cơ chế, chính sách của nhà nước được triển khai


8
thực hiện như thế nào? Mức độ phù hợp của chính sách đối với hoạt

động FDI?
1.2.3 Thẩm định, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tƣ các
dự án FDI
“Thẩm định cấp giấp phép đầu tư cho DN FDI là việc nghiên
cứu, phản biện một cách có tổ chức, khách quan và khoa học những
nội dung cơ bản của một dự án FDI nhằm đánh giá tính hợp lý, mức
độ hiệu quả và tính khả thi của dự án trước khi quyết định cấp giấp
phép đầu tư”, gồm các nội dung sau:
+ Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngoài.
+ Mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch
chung.
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn
tiếp nhận đầu tư.
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội do DN FDI đi vào hoạt động tạo ra.
+ Mức độ hợp lý của việc sử dụng đất, phương án đền bù giải
phóng mặt bằng và vấn đề định giá tài sản.
Công tác cấp giấy phép, điều chỉnh giấy phép được thực hiện
sau công tác thẩm định. Thẩm định dự án đầu tư FDI có ý nghĩa rất
quan trọng. Thông qua đó, lựa chọn được những dự án đầu tư hợp lý
nhất, có khả năng tác động nhanh đến sự phát triển kinh tế xã hội của
địa phương, đồng thời ngăn chặn hoặc loại bỏ các dự án FDI có
động cơ mục đích xấu, không đáp ứng được các tiêu chí về công
nghệ, môi trường, thu hút lao động...
Tiêu chí đánh giá nội dung này thường dựa vào: thời gian kể
từ khi doanh nghiệp đăng ký đầu tư đến khi cấp giấy phép đầu tư;
mức độ đảm bảo các yêu cầu của quá trình thẩm định, mức độ đơn
giản hóa các thủ tục.


9

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra và giám sát, xử lý sai phạm trong
hoạt động FDI
Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát còn tạo ra nguồn
thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý
nhà nước có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống
pháp luật, cơ chế chính sách đã ban hành về quản lý FDI.
Nội dung của thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan
QLNN đối với FDI chủ yếu là:
- Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về FDI;
- Việc chấp hành pháp luật và các qui định của nhà nước trong
lập, thẩm định, phê duyệt các dự án FDI;
- Tình hình triển khai thực hiện các dự án FDI;
- Tình hình thực hiện pháp luật nhà nước trong hoạt động của
các doanh nghiệp FDI;
1.2.5 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong
hoạt động FDI
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt động quản
lý FDI bao gồm:
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại giữa người lao động với DN.
- Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của DN trong vùng dự án về
vấn đề tác động của dự án ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nhân
dân, vấn đề đất đai, môi trường, lao động..
- Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của DN về các vấn đề liên
quan đến tài chính và các điều kiện kinh doanh khác.


10
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QLNN VỀ FDI
1.3.1 Những yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội

1.3.2 Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc
1.3.3 Cơ sở vật chất phục vụ quá trình quản lý
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TỰ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET, NƢỚC
CHDCND LÀO
2.1 KHÁT QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI TẠI TỈNH SAVANNAKHET
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Savannakhet nằm ở miền trung của Lào, là tỉnh
lớn thứ hai và được xem như thủ phủ kinh tế của Lào với diện tích
21.774 km²; có 14 huyện và 1 thành phố. Diện tích đồng bằng chiếm
59% và miền núi 41% trong đó diện tích trồng trọt có khoảng
700.000 ha, diện tích rừng chiếm 61% của tổng diện tích toàn tỉnh.

-

Khí hậu: khí hậu của tỉnh được chia thành ba vùng:

vùng miền núi, cao nguyên mát lạnh, độ ẩm cao, thuận lợi cho
phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
- Tài nguyên - Khoáng sản: tài nguyên khoáng sản của tỉnh
Savannakhet có thạch cao, đá granit, vàng, bạc, đồng, muối…
Savannakhet có nhiều sông rất thuận lợi về xây dựng thủy lợi,
xây dựng nhà máy thủy điện.
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội
a. Tình hình kinh tế tỉnh Savannakhet từ 2014-2018



11
Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2014 – 2018 bình quân từ 910%, Dự báo trong năm 2019, mức độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
có thể đạt mức 8%.
Trong cơ cấu kinh tế, lĩnh vực công nghiệp đóng góp 30,3%,
nông lâm, ngư nghiệp đóng góp 41,7%, dịch vụ là 28%. Cơ cấu kinh
tế của Tỉnh Savanakhet đang chuyển dịch về lĩnh vực công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.
GDP bình quân đầu người đạt từ 1.785 - 1.799 USD/năm.
b. Tình hình xã hội, văn hoá
Dân số là 985.212 người, chiếm 15,16% tổng số quốc dân
Lào. GDP bình quân đầu người đạt từ 1.785 - 1.799 USD/năm. Sản
phẩm lúa gạo (đạt khoảng gần 938.000 tấn) không những đủ tiêu
dùng mà còn bán ra các địa phương khác và xuất khẩu. Hiện có hơn
84% số bản trong toàn tỉnh đã có điện, hơn 90,4% hộ gia đình có
điện sử dụng.
Lực lượng lao động (15 - 64 tuổi) là 610.710 người, chiếm
61,9% dân số.
2.1.3 Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý FDI của
tỉnh Savannakhet
- Tỉnh trưởng; là trưởng ban quản lý FDI trên địa bàn tỉnh, có
chức năng điều hành chung bộ máy QLNN về FDI.
- Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở Công thương là hai cơ quan
chuyên môn giúp tỉnh quản lý chính trong hoạt động FDI. Bên cạnh
đó cấp huyện cũng có bộ máy quản lý đầu tư do huyện trưởng là
trưởng ban và phòng kế hoạch là phòng tham mưu nhưng huyện
không có quyền cấp phép đầu tư đối với các dự án FDI.


12
2.2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI

TỈNH SAVANNAKHET
2.2.1 Tình hình vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ 2014 –
2018
Bảng 2.2: Quy mô vốn FDI của tỉnh Savannakhet giai đoạn 20142018
ĐVT

TT Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

2018

1 Tổng số dự án

Dự án

55

57

61

71


79

2 Số cấp mới trong năm

Dự án

4

2

4

10

8

Tr.USD

3 Tổng vốn đăng ký
VĐT cấp mới trong

Tr.USD

4 năm
5 Vốn đầu tư thực hiện

Tr.USD

305,9 319,09 319,74 553,62 952,5
13,19


0,65

5,63 228,25 398,74

216,6

277,7 315,3 622,1 831,9

(Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh Savannakhet)
Vốn đầu tư thực hiện từ năm 2014 – 2018 tăng đều đặn qua
các năm. Năm 2014 số vốn đầu tư thực hiện là 216,6 triệu USD thì
đến năm 2018 đã tăng lên 831.9.
2.2.2. Cơ cấu FDI theo ngành tại tỉnh Savannakhet
Các dự án FDI tại tỉnh Savannakhet chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Số dự án vào nông nghiệp chiếm tỉ
trọng thấp.
Bảng 2.3: So sánh cơ cấu FDI phân theo ngành của Savannakhet
và cả nƣớc giai đoạn 2014 -2018
Chỉ tiêu
Theo số dự án

Cơ cấu ngành
Công nghiệp

Savannakhet (%)
62,2%

Cả nƣớc
(%)

55,8%


13

Theo tổng số
vốn đăng ký

Nông nghiệp

12,6%

16,2%

Dịch vụ

25,2%

28%

Công nghiệp

48,1%

55,6%

Nông nghiệp

16,5%


19,1%

Dịch vụ

35,4%

25,3%

(Nguồn : Sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh Savannakhet)
Số lượng dự án FDI tại Tỉnh Savannkhet ở ngành công nghiệp
chiếm tỉ lệ 62,2%, nông nghiệp là 12,6%, dịch vụ là 25,2%. So với
cơ cấu cả nước tỉ lệ số lượng dự án FDI ở ngành công nghiệp cao
hơn, tuy nhiên ở lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ thì lại ít hơn. Điều
này là do tỉnh Savannkhet có nguồn tài nguyên, khoáng sản dồi dào,
có các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, cơ sở hạ tầng phù hợp để
phát triển các ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, số vốn FDI đăng ký ở lĩnh vự Công nghiệp chỉ
chiếm 48,1%, thấp hơn so với cả nước là 55,6%. Lĩnh vực dịch vụ có
số vốn FDI chiếm tỉ lệ là 35,4% cao hơn so với cả nước là 25,3%.
2.2.3. Phân bố FDI trên địa bàn tỉnh Savannakhet
Huyện Kaisonephomvihan là huyện có số dự án đầu tư nhiều
nhất tỉnh Savannakhet với 19 dự án, tổng số VĐT là 309,5 triệu
USD, chiếm tỉ lệ 24,1%/ Tổng DA và 34,5%/ Tổng VĐT toàn tỉnh.
2.2.4 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo quốc gia
Hiện nay, có 10 quốc gia có vốn đầu tư FDI tại tỉnh
Savannakhet. Trong đó lớn nhất là Thái Lan với 22 dự án với số vốn
là 323,5 triệu USD. Thứ nhì là Trung Quốc với 14 dự án với số vốn
đầu tư là 210,3 triệu USD. Mặc dù các nhà đầu tư đến từ Úc có số dự
án khiêm tốn với 7 dự án tuy nhiên, số vốn đầu tư lại đứng thứ 3.
Việt Nam cũng là một đối tác chiến lược lớn của nước Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào và của tỉnh Savannkhet với 12 dự án đầu tư tại


14
đây. Số vốn mà Việt Nam đầu tư tại Tỉnh là 115,5 triệu USD chiếm
vị trí thứ 4. Nhật Bản có số vốn đầu tư là 107,2 triệu USD với 10 dự
án.
2.2.5. FDI phân theo hình thức đầu tƣ
Số doanh nghiệp 100% FDI chiếm tỉ lệ 75,9% trên tỷ trọng dự
án, chiếm 74,3% trên tỉ trọng vốn đầu tư. Trong khi doanh nghiệp
liên doanh chỉ có 17 dự án, 229,3 triệu USD chiếm tỉ lệ 21,5% trong
tỷ trọng dự án và 24% trong tỉ trọng vốn đầu tư.
Hình thức đầu tư FDI bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh
chiếm tỉ lệ rất thấp. Tính đến năm 2018 chỉ có 2 hợp đồng với 15,9
triệu USD.
2.2.6. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
a. Đóng góp vào GDP của tỉnh
Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI vào GDP của tỉnh từ
28,8% năm 2014 đã tăng lên năm 2018 là 34,7%. Năm 2015, 2016
mức độ đóng góp của khu vực FDI giảm xuống lần lượt là 27,6%,
27,2%. Đến năm 2017 tăng mạnh lên 35,8%, năm 2018 lại giảm nhẹ
34,7%.
b. Đóng góp vào sự chuyển dịch kinh tế
Vốn FDI vào Savannakhet chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
công nghiệp với 48,1% số dự án đầu tư và 62,2% tổng vốn FDI, tiếp
đó là ngành dịch vụ. Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ
trọng không đáng kể.
c. Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu
Năm 2014, đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào tổng giá

trị xuất khẩu của tỉnh là 166 triệu USD chiếm 32,5%, năm 2015 tăng
vượt bật lên 38,8%. Năm 2016, 2017 có mức tăng nhẹ với mức đóng


15
góp là 258 triệu USD và 343 triệu USD chiếm tỉ lệ lần lượt là 42,9%
và 43,4%. Năm 2018 là năm thành công của hoạt động FDI với giá
trị đóng góp vào hoạt động xuất khẩu là 814 triệu USD, tỉ lệ đóng
góp lên tới 48,9%.
d. Đóng góp của FDI vào ngân sách và giải quyết việc làm
Đến năm 2018 hoạt động đầu tư FDI đã giải quyết được 7530
lao động tại tỉnh, đóng góp 598,9 triệu USD cho ngân sách và nâng
kim ngạch xuất khẩu lên 131,1 triệu USD.
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET
2.3.1 Thực trạng công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch,
kế hoạch về FDI
Công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch về thu hút, quản lý các
dự án FDI luôn được tỉnh chú trọng.
Về ưu điểm:

- Quy hoạch và kế hoạch FDI của tỉnh đã bám sát quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội Chính phủ Lào phê duyệt; Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội đến năm 2020.

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của địa phương;
- Kế hoạch FDI cũng thể hiện được các vùng cần ưu tiên.
Về hạn chế
- Công tác quản lý quy hoạch còn thiếu tính khoa học đặc biệt

chưa chú trọng đến hoạt động sau cấp phép đầu tư.
- Điều tra, khảo sát và quản lý tài nguyên, khoáng sản chưa tốt
nên chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư khi họ có
ý định đầu tư.


16
Kết quả khảo sát ý kiến 50 doanh nghiệp cho thấy: Mức độ rất
không đồng ý chiếm tỉ lệ 2%, không đồng ý là 8%, bình thường tới
64%. Trong khi tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý lần lượt là 20% và 6%.
Thực tế, trong các kỳ họp của UBND và HĐND tại tỉnh
2.2.2 Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế,
chính sách và pháp luật về quản lý FDI
Việc thực thi các quy định chính sách về đất đai đối còn những
hạn chế như: Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; Thủ tục thuê
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua nhiều khâu
trung gian. Thủ tục đền bù và giải phóng mặt bằng phức tạp, kéo dài
gây mất cơ hội và thời gian của nhà đầu tư.
Việc thực hiện các luật liên quan đến sự quản lý, giữ gìn, phát
triển và sử dụng đất chưa nghiêm, thiếu hợp tác chặt chẽ giữa các cơ
quan liên quan; việc thu tiền thuê đất, lệ phí, giá dịch vụ còn chồng
chéo, gây nhiều cản trở cho nhà đầu tư nước ngoài.
b. Chính sách tín dụng
Chế độ cấp tín dụng cho xuất khẩu (cung cấp vốn lưu động
cho doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực xuất khẩu) còn gặp nhiều trở
ngại như thủ tục vay vốn phiền hà, những quy chế phức tạp về thế
chấp. Hiện chưa có quy định về cơ chế doanh nghiệp FDI được thế
chấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức tín dụng.
c. Chính sách thuế
Hiện nay, mức ưu đãi về thuế trong khu vực FDI được quy

định theo 3 vùng. Nhìn chung, chính sách thuế vẫn chưa thực sự phù
hợp, chưa tạo được động lực khuyến khích đầu tư.
Chính sách ưu đãi về thuế chưa thực sự khuyến khích được
các nhà đầu tư FDI. Những quy định ưu đãi về thuế thiếu ổn định,


17
chưa hợp lý, chưa có tính cạnh tranh so với các quốc gia trong khu
vực để tạo sự hấp dẫn doanh nghiệp FDI lớn.
d. Về pháp luật và thực thi pháp luật
“Hệ thống luật pháp về FDI ở Lào đang trong quá trình hoàn
thiện nên thiếu đồng bộ, chưa ổn định, chưa rõ ràng, minh bạch.
Hệ thống văn bản hướng dẫn về ĐTNN chủ yếu tập trung vào
giai đoạn thẩm định và cấp phép đầu tư, chưa chú ý tới việc quản lý
và theo dõi các dự án sau khi được triển khai thực hiện.
Việc thực thi pháp luật về FDI chưa nghiêm. Việc thực thi
pháp luật về FDI chưa nghiêm, còn có khoảng cách khá lớn giữa các
văn bản pháp luật với việc thực thi pháp luật, các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật quá nhiều.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về đánh giá thực trạng việc ban
hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật về
quản lý FDI.
Tiêu chí đánh giá

N

Mean Ý nghĩa

Có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư lôi cuốn


50

3,6

Khá tốt

Các chính sách ưu đãi đầu tư FDI hấp dẫn

50

3,7

Tốt

50

3,2

Chính sách ưu đãi thuế đất hấp dẫn

50

3,8

Chính sách ưu đãi về thuế hấp dẫn

50

3,2


Hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư và
FDI đồng bộ, nhất quán

Trung
bình
Tốt
Trung
bình

2.3.3 Thực trạng công tác thẩm định, cấp và điều chỉnh
giấy phép đầu tƣ các dự án FDI
Hiện nay, việc đăng ký kinh doanh chỉ cần 3 bước thực hiện
và 5 loại giấy tờ. Sau khi cấp phép kinh doanh, doanh nghiệp FDI
còn phải xin giấy phép riêng của cơ quan quản lý.


18
- Số lượng dự án chậm triển khai do vướng mắc thủ tục thẩm
định, cấp phép vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn.
- Qui trình thẩm định, xét duyệt còn nhiều bất hợp lý.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan QLNN chưa liên thông.
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về thực trạng công tác thẩm định,
cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tƣ các dự án FDI
Tiêu chí đánh giá
Thủ tục hành chính tại địa phương đơn
giản, thuận tiện cho các doanh nghiệp FDI
Công tác thẩm định và cấp giấy phép cho
nhà đầu tư FDI nhanh chóng

N


Mean

Ý nghĩa

50

3,02

Trung bình

50

3,06

Trung bình

2.3.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát,
xử lý sai phạm trong hoạt động FDI
Từ 2014 – 2-18, đã phát hiện được những sai phạm trong đó
chủ yếu là: sai phạm về môi trường 5 dự án (6,3%), sai phạm về thuế
(10,1%), sai phạm về an toàn lao động (5%), sai phạm về sử dụng
lao động (11,3%)….Kết quả khảo sát cho thấy công tác thanh tra,
kiểm tra và giám sát, xử lý sai phạm có mức đánh giá khá thấp, giá
trị trung bình dưới 3,5. Công tác xử lý vi phạm chưa kiên quyết, còn
buông lỏng, thậm chí thiếu chế tài xử lý.
2.3.5 Thực trạng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
khiếu kiện trong hoạt động FDI
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong
hoạt động FDI chỉ ở mức bình thường. Giá trị trung bình cho tiêu chí

này là 3,22. Mức độ bình thường chiếm tỷ trọng lớn nhất với 42,0%,
Không đồng ý chiếm tỉ lệ 20%, mức độ đồng ý chiếm tỉ lệ 34%, mức
độ rất đồng ý chỉ chiếm tỉ lệ 4%.


19
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET
2.4.1 Những mặt đạt đƣợc
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch FDI, đã được
thực hiện theo đường lối đổi mới, đa phương hóa, đa dạng hóa.
- Môi trường đầu tư từng bước được cải thiện. Hệ thống luật
pháp, chính sách về ĐTNN đã có sự hoàn chỉnh hơn.
- Công tác QLNN về FDI đã được cải tiến theo hướng hiệu
quả hơn, đặc biệt là công tác đăng ký kinh doanh.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động FDI đã
từng bước đưa hoạt động FDI vào khuôn khổ.
- Công tác giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về cơ bản kịp
thời giải quyết được những mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động
FDI.
2.4.2 Những hạn chế
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch về FDI chưa được đầu
tư, quan tâm đúng mức.
- Các văn bản pháp luật về quản lý FDI còn nhiều bấp cập
- Việc thực hiện các thủ tục hành chính về FDI còn rườm rà,
phức tạp, mất nhiều thời gian.
- Cơ chế, chính sách QLNN về FDI chưa thực sự phù hợp.
- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên và
mang nặng tính hình thức.
- Công tác giải quyết khiếu nại, khiếu kiện trong một số vụ

khiếu kiện còn chưa kịp thời, để dây dưa kéo dài.
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của CHDCND Lào nói
chung và tỉnh Savannakhet nói riêng còn thấp.


20
- Hội nhập kinh tế quốc tế của CHDCND Lào mới chỉ là
bước đầu, chưa sâu và chưa toàn diện.
- Việc ban hành và triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách
của các Bộ, ngành Trung ương về đầu tư, tài chính, đất đai đối với
khu vực FDI còn thiếu tính đồng bộ.
- Hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện nên có nhiều vấn đề chưa thực sự phù hợp.
- Bộ máy QLNN chưa hoàn chỉnh và tinh gọn và hiệu quả. ;
- Trình độ của cán bộ QLNN đối vói FDI còn rất hạn chế.

CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH
SAVANNAKHET, NƢỚC CHDCND LÀO
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
3.1.1 Phƣơng hƣớng thiện quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài
- Xây dựng kế hoạch, mục tiêu chiến lược thu hút FDI đến
năm 2025 có định hướng và chọn lọc, chuyển dịch mạnh việc thu hút
FDI vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, có hàm lượng kỹ thuật và
công nghệ cao, tỷ trọng xuất khẩu lớn; phát triển nguồn nhân lực,
dịch vụ cao cấp...

- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh
dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế vùng, trên cơ sở đó ưu tiên các
dự án FDI nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.


21
- Cơ chế, chính sách trong QLNN về FDI cần tác động mạnh
đến cải thiện môi trường đầu tư, khắc phục tình trạng mất cân đối
giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện; thực hiện mạnh mẽ những đột
phá về cải cách thủ tục hành chính.
- Tạo bước chuyển biến mạnh về thu hút FDI từ chạy theo số
lượng sang chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân
thiện với môi trường và phù hợp với định hướng phát triển kinh tếxã hội.
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hợp tác kinh tế khu
vực và thế giới để tạo động lực mới cho thu hút FDI.
3.1.2 Mục tiêu của hoạt động FDI và QLNN về FDI
a. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến 2025
- Tổng sản phẩm quốc nội tăng 8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu về nông, lâm nghiệp giảm còn 30%
năm 2020, công nghiệp 37%, dịch vụ 33%. - GDP bình quân đầu
người đạt 3.000 USD.
- Thu ngân sách Nhà nước đạt 9-11% GDP.
- Tỷ lệ đầu tư đạt 40% GDP.
b. Mục tiêu của QLNN về FDI
- Đến 2025 về cơ bản phải hoàn thiện qui hoạch tổng thể FDI.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư có
chất lượng.
- Rà soát và điều chỉnh lại toàn bộ cơ chế, chính sách về FDI
theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.
- Cải tiến về căn bản qui trình đăng ký, thẩm định, xét duyệt

và cấp phép các dự án FDI. Ban hành đầy đủ các văn bản có liên
quan đến QLNN về FDI theo thẩm quyền của tỉnh.


22
- Hoàn thiện bộ máy QLNN về FDI.
Mục tiêu về hoạt động FDI của tỉnh: phấn đấu tăng bình quân
từ 7-10 dự án một năm, vốn đầu tư FDI tăng bình quân trên
10%/năm, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký trên 70%.
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI
TỈNH SAVANNAKHET
3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch,
kế hoạch về FDI
- Trong xây dựng và hoàn thiện qui hoạch FDI, cần thể hiện
rõ các lĩnh vực cần ưu tiên
- Xây dựng qui hoạch, kế hoạch về hoạt động FDI cần chú
trọng không chỉ xác định đúng đắn, hợp lý các mục tiêu FDI mà còn
phải đảm bảo các biện pháp, nguồn lực cho thực hiện, tránh phô
trương, hình thức.
3.2.2 Hoàn thiện công tác ban hành, tổ chức thực hiện cơ
chế, chính sách và pháp luật về quản lý FDI
“- Về hệ thống pháp luật nói chung, nhất là pháp luật về kinh
tế, FDI cần được hoàn thiện nhằm thể chế hoá đường lối kinh tế
nhiều thành phần của Đảng.
- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập
môi trường tự do cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng phù hợp với các
cam kết quốc tế và độ trình hội nhập kinh tế đã công bố.
- Hoàn thiện pháp luật về tài chính, xây dựng đồng bộ pháp
luật về các chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật về quản lý hoạt động FDI

trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở pháp luật quốc gia.
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai.


23
- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
chuyển giao công.
3.2.3 Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định,
cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tƣ các dự án FDI
- Sửa đổi một số quy định liên quan tới quy trình xem xét hồ
sơ dự án, công bố danh mục dự án không được phép đầu tư.
- Về mặt thủ tục cần rõ ràng, giản đơn hoá, rút ngắn thời gian.
- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách “một cửa”.
- Xây mô hình cơ quan quản lý thống nhất về FDI
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám
sát, xử lý sai phạm trong hoạt động FDI
Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đổi mới
phương thức thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với các cơ quan liên ngành
giám sát, theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện DA. Kiên quyết
xử lý những DA có phạm, đặc biệt là những vi phạm về bảo vệ môi
trường.
3.2.5 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong
hoạt động FDI
Tăng cường vai trò, quyền lực của bộ máy nhà nước trong việc
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện. Tổ chức xác minh rõ
ràng, cụ thể về các vấn đề tranh chấp và giải quyết kịp thời.
3.2.6 Các giải pháp khác
a. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quản lý
b. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư.

c. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác
QLNN
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


×