Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuyên đề phương pháp dạy cách làm bài văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.51 KB, 16 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
CẤP THCS Môn: Ngữ văn
I. Tác giả chuyên đề: Phó Anh Thắng
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Thịnh- Sông Lô- Vĩnh Phúc
II. Tên chuyên đề: “Phương pháp dạy cách làm bài văn nghị luận văn học
cho học sinh lớp 9”
III. Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2018-2019
1. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi:
- Là ngôi trường có chất lượng giáo dục cao, đội ngũ giáo viên tâm huyết 100 có
trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Được chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học
để giáo viên dễ dàng thực hiện dạy học theo phương pháp đổi mới.
- Nguyện vọng của PHHS: 100 PHHS nhất trí và tạo điều kiện để các em HS
được tham dự các lớp học chuyên đề.
b. Khó khăn:
- Điều kiện kinh tế gia đình: Đa số gia đình nông thôn, điều kiện kinh tế còn gặp
khó khăn nên việc đầu tư thời gian và vật chất, sách vở còn chưa thỏa đáng.
- Địa phương: là xã miền núi nên điều kiện kinh tế khó khăn, địa bàn dân cư
không tập trung nên sự gặp gỡ với PHHS để trao đổi về việc tập hợp học sinh còn gặp
khó khăn.
- Nhiều học sinh còn lười học, kiến thức lớp dưới còn hổng nhiều.
- Một số PHHS đi làm ăn xa hoặc có những PHHS chưa quan tâm đến việc học
tập của con em mình.
2. Thực trạng học sinh yếu kém ở khối lớp 9:
Cụ thể hai mặt chất lượng giáo dục của nhà trường năm học2018-2019
- Kết quả học lực:
1



STT

Lớp

Sĩ số

Học lực
Giỏi

Khá

T.binh

Yếu

Kém

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

SL

TL

TỔNG CỘNG 478

37

7.74

164

34.31

241

50.42

36

7.53 0

0.00

Khối 6

159


8

5.03

61

38.36

76

47.80

14

8.81 0

0.00

1

6A

42

6

14.29 33

78.57


3

7.14

0

0.00 0

0.00

2

6B

39

0

0.00

9

23.08

24

61.54

6


15.38 0

0.00

3

6C

39

0

0.00

8

20.51

26

66.67

5

12.82 0

0.00

4


6D

39

2

5.13

11

28.21

23

58.97

3

7.69 0

0.00

113

8

7.08

44


38.94

53

46.90

8

7.08 0

0.00

40

8

20.00 29

72.50

3

7.50

0

0.00 0

0.00


Khối 7
5

7A

6

7B

36

0

0.00

10

27.78

26

72.22

0

0.00 0

0.00


7

7C

37

0

0.00

5

13.51

24

64.86

8

21.62 0

0.00

107

9

8.41


30

28.04

56

52.34

12

11.21 0

0.00

Khối 8
8

8A

36

9

25.00 22

61.11

5

13.89


0

0.00 0

0.00

9

8B

36

0

0.00

6

16.67

26

72.22

4

11.11 0

0.00


10

8C

35

0

0.00

2

5.71

25

71.43

8

22.86 0

0.00

99

12

12.12 29


29.29

56

56.57

2

2.02 0

0.00

Khối 9
11

9A

34

12

35.29 20

58.82

2

5.88


0

0.00 0

0.00

12

9B

33

0

0.00

4

12.12

28

84.85

1

3.03 0

0.00


13

9C

32

0

0.00

5

15.63

26

81.25

1

3.13 0

0.00

- Kết quả hạnh kiểm
STT

Lớp

Sĩ số


Hạnh kiểm
Tốt

Khá

Tbinh

Yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

TỔNG CỘNG 478

345


72.18

113

23.64

20

4.18

0

0.00

Khối 6

159

118

74.21

35

22.01

6

3.77


0

0.00

1

6A

42

41

97.62

1

2.38

0

0.00

0

0.00

2

6B


39

23

58.97

12

30.77

4

10.26

0

0.00

3

6C

39

28

71.79

11


28.21

0

0.00

0

0.00

4

6D

39

26

66.67

11

28.21

2

5.13

0


0.00

113

94

83.19

19

16.81

0

0.00

0

0.00

Khối 7

2


5

7A

40


37

92.50

3

7.50

0

0.00

0

0.00

6

7B

36

27

75.00

9

25.00


0

0.00

0

0.00

7

7C

37

30

81.08

7

18.92

0

0.00

0

0.00


107

70

65.42

33

30.84

4

3.74

0

0.00

Khối 8
8

8A

36

31

86.11


5

13.89

0

0.00

0

0.00

9

8B

36

21

58.33

11

30.56

4

11.11


0

0.00

10

8C

35

18

51.43

17

48.57

0

0.00

0

0.00

99

63


63.64

26

26.26

10

10.10

0

0.00

Khối 9
11

9A

34

32

94.12

2

5.88

0


0.00

0

0.00

12

9B

33

4

12.12

21

63.64

8

24.24

0

0.00

13


9C

32

27

84.38

3

9.38

2

6.25

0

0.00

Trường THCS Đồng Thịnh thuộc vùng nông thôn của huyện Sông Lô, đa số học
sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực trong học tập. Bên cạnh đó vẫn còn
một số học sinh thờ ơ với việc học và chưa xác định rõ mục đích của việc học tập là
để làm gì dẫn đến kết quả học tập yếu kém.
Đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, rồi
chọn ra một lớp chọn, hai lớp còn lại là học sinh trung bình và yếu kém. Những đối
tượng ở hai lớp còn lại này không thích học phụ đạo nên rất khó khăn trong việc giảng
dạy của giáo viên. Hiểu được vấn đề đó và dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Sông
Lô, lãnh đạo trường phân công những đồng chí giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình

để dạy các lớp này.
Năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy môn Ngữ văn 9. Qua kết quả khảo
sát đầu năm có đến trên 20- 30 học sinh yếu-kém của cả khối. Nhiều học sinh ở tình
trạng đọc chưa thông, viết chưa thạo, không biết cách trình bày đoạn văn, bài văn. Tôi
đã tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chỗ yếu của các em để từ đó tìm ra
phương pháp phụ đạo cho phù hợp. Phần lớn các em cho biết không thích học phụ đạo
và chưa biết cách học.
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác phụ đạo học sinh yếu kém, tôi nhận
thấy muốn nâng dần chất lượng học sinh yếu kém không phải là chuyện một sớm một
chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên.

3


Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình
học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó
cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu.
Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện chuyên đề: “Phương pháp dạy cách làm bài
văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”
3. Nguyên nhân học sinh yếu
kém: a. Nguyên nhân từ học sinh:
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy rằng các em
học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào
việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến giờ
học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác định được
mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi
ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu được
nội dung đó nói lên điều gì. Chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn.
- Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Đa số học sinh của trường đều ở
nông thôn, gia đình chủ yếu là sống bằng nghề nông, các em ở nhà phải phụ giúp gia

đình việc đồng án, chăn nuôi. Thậm chí có học sinh phải đi làm thêm trái buổi để
kiếm tiền ăn học.
- Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận
với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của
giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.
b. Nguyên nhân từ giáo viên:
- Một số giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy.
Viêc dạy học còn dàn trải, còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.
- Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu,
kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập nhanh quá khiến cho học sinh yếu
kém không theo kịp bài học.
- Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự “giúp
đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự
yếu kém của chính mình và nhụt chí không tự vươn lên...
4


- Một số giáo viên còn thiếu nghệ thuật cảm hoá học sinh yếu kém, không gây
hứng thú cho học sinh thích học môn mình...
c. Nguyên nhân từ gia đình và xã hội:
- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em.
Phó mặc mọi việc học cho nhà trường và thầy cô.
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh
lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, ốm đau...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất
dần căn bản...và rồi yếu kém!
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm khiến
trẻ không chú tâm vào học tập.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản

thân tôi nhận thấy trong quá trình công tác.
4. Các giải pháp :
a. Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
- Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên giảng dạy môn
Ngữ Văn đều được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực,
thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Từ năm học 2008 –
2009, Bộ Giáo dục lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy - học.
Vì thế tất cả các trường trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng Internet. Việc lắp
đặt mạng sẽ giúp các thầy cô giáo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tìm kiếm
thông tin phục vụ giảng dạy, trao đổi với các thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc
(VD: Bài giảng Bạch kim; Thư viện.Nét; Sachhay.com,...). Bên cạnh đó cũng có thể
học hỏi bạn bè đồng nghiệp để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhìn bao
quát về nội dung yêu cầu cho từng khối lớp.
- Soạn - giảng theo đúng chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định trong phân
phối chương trình.
- Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có
phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học sinh
trong lớp. Dù là lớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thu, học tập của
học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm
5


nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối vớihọc sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến
thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong việc học tập bộ môn.
b. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
* Khi tiếp nhận lớp, cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ,
khoa học, dễ học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy
giáo viên phải kiểm tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) đề dễ theo
dõi bài học. Nếu cần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục

cũng cần phải ghi làm sao cho nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen
kẻ hết bài để dễ học, dễ kiểm tra.
* Giáo viên cũng cầnhướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập:
- Với phân môn Văn (Phần Văn bản)
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc).
Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt được nội
dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh
năm mất( nếu có), tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác
giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu
phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ).
- Đối với phân môn Tiếng Việt
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ nhận
biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đó
trong hoàn cảnh sử dụng.
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và
yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)
- Đối với phân môn Tập làm văn
+ Nắm được dặc trưng các kiểu văn bản: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận,
thuyết minh, hành chính công vụ.
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết
các đoạn để hoàn chỉnh bài viết.
6


* Hướng dẫn học sinh cách làm bài :
- Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu
đạt, … vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó. Cần

cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc
nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, ...
- Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh thường
chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý
đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài
… dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.
+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văn
cũng cần có câu mở đoạn, phần nội dung và kết thúc.
VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện “Làng” của Kim Lân bằng một đoạn văn:
“Làng” là một truyện ngắn thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình yêu
làng của nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống
thử thách, tình huống ôngđột ngột nghe tin dữ: làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc
lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc. Tình
huống ấy giúp nhà văn có thể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ tình yêu
làng và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời làng đi tản cư như
ông Hai.
+ Đối với dạng tự luận dài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học
sinh có thể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết mẫu
cho học sinh một số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng.
Ở từng lớp (7, 8, 9) nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là
văn bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh
biết tự làm phần mở bài (dù là học sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho
học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý
cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần thân bài (từ
khâu viết đoạn).
* Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nội dung
cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
c. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
7



Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự
giác học tập.
- Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không
(nhắc nhở về cách ghi chép).
- Kiểm tra sách,tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh nào
chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số sách tham
khảo cho học sinh sưu tầm để học tập.
- Kiểm tra đầu giờ:
+ Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài
văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện,
bài thơ,…
+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách
của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể ra bài
tập tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi).
* Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào
cuối tiết, lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố
trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo,
nhắc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng ...
giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn.
d. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)
Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương
dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức các lớp học
chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu
quả vàgây sự hứng thú học tập bộ môn.
Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên
đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá.
Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống

VD: Ở lớp 9, có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại,
truyện hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh, Các phương châm hội
thoại,...
8


Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học
sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước
đầu có thể kiểu tra học sinh từ điểm 2 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra
theo sự bố trí của giáo viên.
e. Phối hợp chặt chẽ vớinhà trường, với GVCN
Báo cáo với Ban giám hiệu,giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung của
học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực học tập, đề xuất các
hình kỉ luật kịp thời.
f. Kết hợp gia đình học sinh
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn
thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynhqua buổi họp phụ
huynh, nếu không có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại … để gia
đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm
nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng
học sinh (Trung bình, Yếu)để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện
pháp nâng cao chất lượng học tập.
V. Đối tượng, số tiết dạy:
1. Đối tượng:
Đối tượng là những học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 9, năm học 2019-2020 ở
trường THCS Đồng Thịnh.
2. Dự kiến số tiết dạy: 01
VI. Hệ thống các ví dụ đặc trưng của chuyên đề
Trong chương trình, học sinh được nhiểu kiểu văn bản nhưng có lẽ kiểu văn bản

nghị luận văn học về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; về một đoạn thơ, bài thơ là khó
nhất nên giáo viên cần tập trung hướng dẫn kĩ các em làm kiểu bài này.
Hướng dẫn học sinh viết bài văn phải có bố cục đầy đủ gồm ba phần: mở bài,
thân bài, kết bài.
a. Hướng dẫn cụ thể ở từng phần:
* Mở bài:
9


Giáo viên trình bày quy trình ở đoạn văn phần mở bài về nhân vật văn học và
về đoạn thơ, bài thơ để học sinh nhận biết qua đối chiếu sau:
Về nhân vật văn học
Về đoạn thơ, bài thơ
(1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên
(1) Giới thiệu tác giả -> (2) Tên
tác phẩm -> (3) Thời điểm, hoàn cảnh
tác phẩm -> (3) Thời điểm, hoàn cảnh
sáng tác -> (4) Nhân vật chính -> (5)
sáng tác -> (4) Trích ở đâu -> (5) Nêu
Nêu ý kiến, đánh giá sơ bộ của mình về
nhận xét, đánh giá sơ bộ về nội dung,
nhân vật.
nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Như vậy, nhìn vào phần mở bài của hai kiểu bài, học sinh sẽ thấy cả hai đề có
(1), (2), (3) giống nhau nhưng bắt đầu khác nhau từ (4) và (5). Điều này giúp học sinh
dễ nhớ.
Giáo viên lưu ý cho học sinh có thể mở bài theo trình tự như thế nhưng cách
trình bày trên là không bắt buộc. điều bắt buộc về nội dung phải có là (2) và (5) ở mỗi
phần.
* Ví dụ minh họa phần mở bài:

Đề 1: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn”Làng” của nhà văn Kim Lân.

Kim Lân là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn(1). Vốn gắn bó, am hiểu
cuộc sống nông thôn, hầu hết các tác phẩm của ông viết về sinh hoạt làng quê và cảnh
ngộ của người nông dân(1’). Truyện ngắn “Làng” là tác phẩm tiêu biểu của ông(2).
Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp(3). Tác
phẩm đã tập trung nói về tình yêu làng quê, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của
người nông dân phải rời làng đi tản cư được thể hiện chân thực qua nhân vật ông
Hai(4,5).
Đề 2: Phân tíchhai khổ thơ đầu trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận

Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập thơ “ Lửa thiêng”
(1940) (1). Cảm hứng sáng tác của ông lúc đó thường viết về thiên nhiên và vũ trụ
nhưng có nét phảng phất buồn (1’). Sau cách mạng tháng Tám, hồn thơ của Huy Cận
rộng mở hoà nhịp với cuộc sống của nhân dân (1’’). “Đoàn thuyền đánh cá ”là một
trong những bài thơ tiêu biểu của ông (2). Bài thơ được sáng tác năm 1958,là món quà
của vùng mỏ Hòn Gai- Quảng Ninh cho vào túi thơ của Huy cận (3). Tiêu biểu là hai
khổ thơ đầu trong bài thơ (4). Hai khổ thơ đã khắc họa cảnh hoàn hôn trên biển và tâm
trạng náo nức của người dân làng chài khi ra khơi đánh cá (5).
10


Từ hai đề trên, giáo viên cho học sinh đối chiếu với phần mở bài ở từng kiểu
bài thì học sinh dễ dàng viết đoạn mở bài. Cách mở bài này dành cho đối tượng học
sinh từ trung bình trở xuống.
* Thân bài:
- Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc trích:
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn theo cách trình bày nội dung đoạn văn
theo lối diễn dịch hoặc quy nạp. Giáo viên cho học sinh nắm cách trình bày nội dung
diễn dịch, quy nạp hoặc tổng- phân –hợp bằng sơ đồ để học sinh dễ nhận biết hơn.

(1) (câu chủ đề nêu luận điểm)

(2)

(3)

(4) …

Các câu (2), (3), (4) là các câu nêu các ý chi tiết, cụ thể để làm sáng tỏ câu chủ đề.
Như vậy, các câu (2), (3), (4) có thể là dẫn chứng, là nhận xét, đánh giá của người viết.

Đoạn văn thực hiện như sau: (1) Câu chủ đề luận điểm -> (2) Dẫn chứng lấy từ
tác phẩm (chọn 1 hoặc 2 dẫn chứng) -> phân tích, nhận xét, đánh giá từ dẫn chứng để
làm sáng tỏ ý đã nêu ở câu chủ đề. Các câu này phải viết thành đoạn văn.
Ví dụ: (1) Anh thanh niên là người rất khiêm tốn. (2) Khi ông họa sĩ muốn vẽ
chân dung của anh. (3) Anh hào hứnggiớithiệu về những con người đáng để vẽ hơn
mình. (4) Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo
ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân, và anh cán bộ khí tượng dưới
trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập bản đồ sét. (5) Anh
thấy đóng góp của mình bình thường nhỏ bé so với những con người ấy. (6) Anh thấy
thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc lo nghĩ cho
đất nước ở nơi mảnh đất nghĩa tình Sa Pa này.
Như vậy:

Câu (1) là câu chủ đề luận điểm
Câu (2) là câu chuyển để đưa dẫn chứng
Câu (3), (4) là dẫn chứng gián tiếp từ tác phẩm
Câu (5) và (6) là những câu nhận xét từ dẫn chứng của người viết.

Cái khó là học sinh không biết phân tích, nhận xét nên giáo viên cho học sinh

đặt câu hỏi để trả lời như: Vì sao anh lại giới thiệu những con người khác ở Sa Pa?
11


Anh nghĩ điều gì mà giới thiệu như vậy? Học sinh trả lời đúng, nghĩa là học sinh đã
biết nhận xét, đánh giá.
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
Đầu tiên, giáo viên phải hình thành cho học sinh quy trình xây dựng đoạn khi
phân tích một đoạn thơ, khổ thơ như sau:
(1) Nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy (câu này gọi là câu
dẫn) -> (2) Dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ -> (3) Giảng giải, cắt nghĩa (từ, ngữ, câu
thơ) -> (4) Liên hệ, mở rộng, so sánh -> (5) Nhận xét cách sử dụng nghệ thuật và phân
tích nghệ thuật ấy (chú ý vào các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, mà ở đó, các ý nghĩa
độc đáo, tài năng nghệ thuật của tác giả được bộc lộ - lựa chọn chi tiết không dàn trải)
-> (6) Nhận xét, đánh giá về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ (phần này có thể về cảnh,
về tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trực tiếp hoặc nhân vật trữ tình nhập vai).
Các câu (1), (2), (5), (6) thường bắt buộc phải có khi phân tích. Câu (3), (4) tùy
theo đoạn thơ, khổ thơ mà thực hiện. Riêng câu (4) học sinh khá, giỏi thường dùng đÓ
mở rộng ý.
Ví dụ 1: Phân tích khổ thơ:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
(Thanh Hải –“ Mùa xuân nho nhỏ”)
Viết đoạn:
(1) Từ cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ đã có ước
nguyện chân thành:
(2)


“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

12


(3) Nhà thơ muốn làm con chim hót để làm vui cho cuộc đời, muốn làm một
cành hoa để khoe sắc và tỏa ngát hương thơm làm đẹp cuộc đời, muốn làm một nốt
trầm trong bản hòa ca đẻ làm tăng ý nghĩa cuộc đời. (4) Nhà thơ đã dùng những hình
ảnh đẹp của tự nhiên như bông hoa, con chim để nói lên ước nguyện của mình. Những
hình ảnh ấy được lặp lại, trở lại mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống
có ích, cống hiến có ích cho đời. Cũng trong thời gian này, nhà thơ Tố Hữu đã viết
trong bài “Một khúc xuân” những suy ngẫm tương tự:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. ”
Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là ở chỗ nó đề cập đến một vấn
đề lớn nhân sinh quan – vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với
cộng đồng – một cách thiết tha, nhỏ nhẹ, khiêm nhường được thể hiện qua những hình
tượng đơn sơ mà chưa đựng nhiều xúc cảm.
(4’) Nếu khi bắt đầu vào bài thơ, nhà thơ xưng tôi“Tôi đưa tay tôi hứng” thì giờ
đây, tác giả đã chuyển sang ta. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Với chữ ta vừa là số
ít vừa là số nhiều, tác giả có thể nói được cái riêng biệt, cá thể, đồng thời lại nói được
cái khái quát, cái chung. (5) Cách sử dụng điệp ngữ “ta làm” láy đi láy lại thật tha
thiết, chân thành. (6) Nhà thơ có một ước nguyện nhỏ bé, một phương châm sống thật
cao đẹp được hòa nhập và cống hiến cho đời.
Từ đoạn văn trên, học sinh sẽ nhận thấy như quy trình trên :

Câu (1) nhận xét khái quát về nội dung của đoạn thơ, khổ thơ ấy.
Câu (2) dẫn chứng đoạn thơ, khổ thơ.
Câu (3) giảng giải, cắt nghĩa.
Câu (4), (4’) là liên hệ, mở rộng, so sánh.
Câu (5) là nhận xét cách sử dụng nghệ thuật.
Câu (6) là nhận xét, đánh giá về nội dung.
Đối với học sinh yếu thì không thể thực hiện những câu (4), (4’) mà dành cho
học sinh khá, giỏi. Khi học sinh đã quen thì hướng dẫn cho đối tượng trung bình, yếu
thực hiện những câu (4), (4’).
13


Ví dụ 2 : Phân tích khổ thơ :
« Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
(Nguyễn Duy – Ánh trăng)
Viết đoạn:
(1) Khổ thơ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo, đưa tới chiều sâu tư
tưởng triết lí:
(2)

“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình. »

(3) “Tròn vành vạnh” là trăng rằm, tròn đầy, một vẻ đẹp viên mãn. “Im phăng
phắc” là im như tờ, không một tiếng động nhỏ. (3’) Vầng trăng cứ tròn đầy và lặng lẽ

“kể chi người vô tình”. (3’’) “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng cho quá khứ
đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ, cho sự bao dung độ lượng, của nghĩa tình thủy
chung trọn vẹn. (4,5) “Ánh trăng im phăng phắc” là hình ảnh nhân hóa, chính là người
bạn – nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi
chúng ta). (6) Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa
tình quá khứ thì luôn luôn tròn đầy, bất diệt.
* Kết bài:
Theo sách giáo khoa, phần kết bài ở mỗi kiểu bài như sau:
Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): Nhận định đánh giá chung
của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ bài
thơ. Phần này giáo viên cần cụ thể hơn để học sinh hiểu:
- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
+ Nêu những nhận định đánh giá chung về: bút pháp xây dụng nhân vật, ảnh
hưởng của nhân vật đối với người đọc.
14


+ Có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với nhân vật.
+ Cần nói đến vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm, và tùy trường hợp, có
thể nói rõ tác giả đã đóng góp được những gì về tư tưởng, về nghệ thuật trong quá
trình phát triển của văn học một thời kì. (ý này dành cho học sinh khá, giỏi).
Ví dụ: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê.
Truyện “Những ngôi sao xa xôi” đã thành công về cách kể chuyện, đặc biệt là
nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Truyện đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh
tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường. Chiến công
thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Những “ngôi sao” ấy
luôn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ, biết ơn.
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

+ Khái quát giá trị, ý nghĩa: có thể về nghệ thuật, nội dung hoặc vị trí của đoạn
thơ, bài thơ trong dòng văn học ấy.
+ Hoặc rút ra ý nghĩa giáo dục.
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, nhà thơ thể hiện tình cảm gia đình đầm
ấm, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài
thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc
tình cảm gắn bó truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Những nội dung trong phần kết bài chỉ là định hướng, không bắt buộc phải
trình bày đầy đủ khi viết bài. Giáo viên lưu ý cho học sinh, khi hết giờ làm bài có thể
trình bày ngắn gọn về cảm nhận của mình về nhân vật (đoạn thơ, bài thơ) cũng được.
Ví dụ:
- Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã gợi lên trong
lòng người đọc về vẻ đẹp và ý nghĩa cảu những công việc thầm lặng, cống hiến sức
mình cho công cuộc xây dựng đất nước.
- Thơ ca Việt Nam có những câu thơ, bài thơ hay viết về mùa thu. Đến lượt
mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có một hương sắc mới.
VII. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường:
Chuyên đề vừa được xây dựng và sẽ được triển khai trong năm học 2019-2020
1
5


Phần kết luận:
Dạy học là công việc vô cùng khó khăn và vất vả bởi đây là nghề tạo ra sản
phẩm là trí tuệ và tâm hồn con người và việc dạy học để khắc phục tình trạng học sinh
yếu kém lại càng khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta vừa phải cố gắng nâng
cao hiệu quả giảng dạy ở trên lớp, vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học
sinh học yếu kém trong tất cả mọi thời gian có thể. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi người

giáo viên phải liên tục thay đổi về phương pháp truyền đạt kiến thức và nội dung kiến
thức trọng tâm. Để đạt được hiệu quả thì giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì,
không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của
các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích tạo niềm tin cho các em
phấn đầu vươn lên.
Nói tóm lại, kết quả tiến bộ của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào sự nhiệt huyết và
phương pháp sư phạm của mỗi giáo viên. Vì vậy, mỗigiáo viên chúng ta cần cố gắng hết
mình để giáo dục học sinh trở thành những con người có tài, có đứccho xã hội.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí!
Đồng Thịnh, ngày 02 tháng 11 năm 2019
Người thực hiện chuyên đề

Phó Anh Thắng

16



×