PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PHÚC YÊN
TRƯỜNG THCS NAM VIÊM
-----------
CHUYÊN ĐỀ
RÈN KỸ NĂNG LÀM 1 SỐ DẠNG BÀI TẬP
ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CƠ BẢN
CHO HỌC SINH YẾU KÉM
Người thực hiện
Giáo viên: Trần Thị Hồ Điệp – Đỗ Thị Hương
Tổ KHXH
Năm học 2019 - 2020
1
MỤC LỤC
I.
Đặt vấn đề
Trang 3
II.
Lý do chọn đề tài
Trang 4
III.
Thực trạng
Trang 5
IV.
Giải pháp chung cho giờ dạy đọc hiểu Tiếng anh
Trang 7
V.
Hướng dẫn cách làm một số dạng bài tập đọc hiểu Tiếng anh cơ bản
Trang 10
1. Bài tập đọc hiểu dạng trắc nghiệm
Trang 10
2. Bài tập đọc hiểu dạng TRUE/ FALSE
Trang 15
3. Bài tập đọc hiểu dạng điền khuyết
Trang 17
4. Bài tập dạng đọc hiểu và trả lời câu hỏi
Trang 19
Bài học kinh nghiệm
Trang 21
VI.
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Nhiệm vụ trọng tâm của các trường học là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bồi
dưỡng và giáo dục học sinh thành những người tốt, thành những người có ích cho xã hội. Đối
với học sinh bậc THCS, việc đưa phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết
thực. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động,
độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của môn học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học
sinh? Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây
dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao
cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư
duy chủ động, sáng tạo.
Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải
pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển toàn diện
thì người giáo viên không chỉ phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít
giáo viên, nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi
giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy
mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
Chúng tôi, những giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng anh, có nhiều trăn trở và suy nghĩ:
làm sao để học sinh thuộc diện yếu kém có thể học tốt. Phải chăng những học sinh yếu là do
không được quan tâm một cách thích đáng, do hoàn cảnh gia đình hay do các em mải ham chơi
dẫ đến mất gốc, chán nản, không thích học……..
Vì vậy trong phạm vi hội thảo: “Nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh yếu kém”,
nhóm giáo viên Tiếng anh chúng tôi tham gia đóng góp vào hội thảo chuyên đề: “RÈN KỸ
NĂNG LÀM 1 SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH
YẾU KÉM”
3
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, đọc là một trong những kỹ năng cơ bản rất được
chú trọng. Đọc là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến
thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn
ngữ mình đang học. Các bài đọc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng
đọc hiểu của học sinh.
Thực tế cho thấy, về kỹ năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc, học sinh thường mắc
một số lỗi phổ biến như: phát âm sai, thường phát âm gió một cách bừa bãi, vốn từ của học sinh
quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong
bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đa số học sinh không biết cách đặt câu hỏi
cho đoạn văn và trả lời. Để khắc phục được tình trạng này, trước hết người giáo viên phải làm
sao cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và
cụ thể là học tiếng Anh nói riêng, nhất là làm cho học sinh yêu thích, quan tâm đến việc học một
bài đọc một cách hiệu quả hơn. Các bài giảng ở trên lớp phải phù hợp với mọi đối tượng học
sinh, phải có phương pháp thích hợp, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Đối tượng áp dụng cho chuyên đề: học sinh yếu kém bộ môn Tiếng anh Cấp THCS.
Thời lượng: áp dụng vào tất cả các tiết dạy đọc hiểu trên lớp
Sau đây chúng tôi xin phân tích một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém
để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn.
4
III. THỰC TRẠNG
1. Kết quả bộ môn năm học 2018 – 2019 của nhà trường
Giỏi
SL
%
Khá
SL
%
Khối
Sĩ số
5
134
5
3.73 30
22.39
7
11 5 2
1.72 35
30.17
8
132
1
0.7 5 38
28.79
9
92
5
5.43 22
23.91
Toàn trường 474
13 2.74 125 2 5.37
2. Kết quả thi vào 10 năm học 2018 – 2019
Trung bình
SL
%
84
55
81
52
282
52. 59
5 5.03
51.3 5
5 5.52
59.49
Yếu
SL
%
Kém
SL %
12
11
12
13
48
3
3
0
0
5
8.9 5
9.48
9.09
14.13
10.13
2.24
2.59
0
0
1.27
- Điểm trung bình bộ môn là 3.5
- Đứng ví trí thứ 10 toàn Thành phố và vị trí thứ 134 toàn tỉnh
3. Thuận lợi
Ngành và nhà trường đã tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia các đợt tập huấn
chuyên môn của Phòng và Sở giáo dục, có cơ hội dạy và dự giờ thao giảng, dự giờ các đồng
nghiệp ở trong và ngoài nhà trường nhằm đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ tay nghề.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường ngày càng đầy đủ. Khai
thác hợp lý và tận dụng tối đa các tranh ảnh sách giáo khoa để dạy từ vựng. Băng, máy cassette,
loa, USB, máy chiếu cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, sách tham khảo
đầy đủ cho giáo viên và học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và sách bài tập cơ bản.
Nhà trường quản lí tốt việc giáo viên dạy phụ đạo thông qua sổ theo dõi dạy phụ đạo có
ban giám hiệu kiểm tra.
4. Khó khăn
Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém
là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà không
học bài, không chuẩn bị bài, đến giờ học thì cắp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn không
biết ngày đó học môn gì, vào lớp không chép bài vì lí do là không có đem sách vở học của môn
đó. Còn một bộ phận không ít học sinh lại không xác định được mục đích của việc học.
Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài, nhanh chóng lĩnh hội được tri
thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh chóng
5
tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh hiện nay đều không
nhận thức được điều đó. Nhiều học sinh lạm dụng các sách để học tốt, các đáp án lời giải có
sẵn sau các sách bải tập để chép sẵn đáp án vào sách/ vở để đối phó với việc học trên lớp. Một
số học sinh lại chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã
học rồi về nhà lấy sách ra “học vẹt” mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.
Học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới: Đây là một điều không thể phủ nhận, với chương
trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là môn Anh văn… thì để việc học tập có kết
quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều
học sinh đã không có được những vốn kiến thức cơ bản ngay từ lớp dưới, từ đó càng lên các lớp
trên, học những kiến thức mới có liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã quên hết,
cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Điều này dẫn
đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường
dùng sách “ Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng.
Một số em thì thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có
thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách
giải một cách thụ động. Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc
đọc chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức.
Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ có thể tập trung dạy
theo giáo án, thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong lớp nhất là học sinh yếu, kém
ít nhiều còn hạn chế.
Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập
của con em họ cho nhà trường.
Từ thực trạng trên, trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của PGD và nhà
trường, nhóm giáo viên Tiếng anh chúng tôi đã từng bước có những giải pháp trong giảng dạy
nhằm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Một trong số các giải pháp đó là hướng dẫn học sinh
cách nhận dạng và thủ thuật giải quyết các dạng bài tập Tiếng anh cơ bản.
IV. GIẢI PHÁP CHUNG
CHO GIỜ DẠY ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH
6
Các tiết dạy đọc hiểu các bài khóa Tiếng anh đối với học sinh bậc THCS thường được
chia làm 3 giai đoạn: trước khi đọc (Pre reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc
(Post reading)
1. Giai đoạn trước khi đọc (Pre-reading):
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các
dữ liệu có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh thông qua một số hoạt động như
đặt câu hỏi giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài đọc, từ đó các em chuyển
sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn.
Các hoạt động trước khi đọc gồm những hoạt động nhằm đạt được những mục đích
sau:
- Gây hứng thú;
- Giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề;
- Tạo nhu cầu , mục đích đọc;
- Đoán trước nội dung bài đọc;
- Nêu những điều muốn biết về nội dung sắp đọc;
- Giới thiệu trước từ vựng, ngữ pháp mới giúp cho học sinh hiểu được bài đọc;
- .....
2. Giai đoạn trong khi đọc (While-reading):
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu. Trong giai
đoạn này cũng cần kết hợp những kỹ năng như nói, viết để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho học
sinh.
Đối với các bài khóa trong chương trình SGK mới rất đa dạng, phong phú về các chủ
điểm vì vậy giáo viên nên cho học sinh thực hành theo lối đọc mở rộng (extensive reading)
nhằm mục đích khích lệ các em tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác. Bằng cách
đọc mở rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế nhưng vẫn có
thể hiểu một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ thực được dùng trong cuộc
sống.
7
Giáo viên cần phải khích lệ học sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài khóa. Đọc lớn tiếng
chỉ giúp học sinh luyện cách phát âm mà thôi. Tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinh nghe bài
khóa một hoặc hai lần để các em có thể dễ dàng hơn trong việc thực hành nói trả lời câu hỏi về
nội dung của bài khóa.
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu bài đọc. Tuỳ theo mục
đích nội dung của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau. Những dạng bài
tập phổ biến gồm:
- Check/tick the correct answers;
- True/ false
- Complete the sentences;
-
Fill in the chart;
-
Make a list of...
- Matching;
- Answer the questions on the text;
- …..
3. Giai đoạn sau khi đọc (Post-reading):
Các hoạt động và bài tập sau khi đọc là những bài tập cần đến sự hiểu biết tổng quát của
toàn bài đọc, liên hệ thực tế, chuyển hoá nội dung thông tin và kiến thức có được từ bài đọc, qua
đó thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học.
Để tổ chức hoạt động cho học sinh học tập phần củng cố này có hiệu quả, giáo viên cần
phải hướng dẫn học sinh thực hành các phần trước khi đọc và trong khi đọc trôi chảy để học
sinh có đủ thời gian cho phần sau khi đọc. Giáo viên cần tổ chức một số hoạt động để nhằm mở
rộng việc khai thác nội dung bài học và phát triển một số kỹ năng khác như nói, viết. Các hình
thức bài tập có thể là:
- Summarize the text;
-
Arrange the events in order;
- Give the title of the reading text;
- Give comments, opinions on the characters in the text;
- Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues;
8
- Role- play basing on the text;
- Develop another story basing on the text;
- Tell a similar event on...
-
Personalized tasks (write/ talk about your own school...)
- …….
Ở chuyên đề này cho phép tôi tập trung trình bày về 1 số các dạng bài tập rèn kỹ năng
đọc hiểu Tiếng anh ở giai đoạn Trong khi đọc (While-reading):
V. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CƠ BẢN
DẠNG 1. DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TRẮC NGHIỆM
9
Bước 1. Đọc lướt nắm nội dung
- Với bài đọc hiểu, bước đầu tiên là đọc đoạn đầu để biết cơ bản chủ đề bài đọc, sau đó
đọc lướt câu đầu và câu cuối các đoạn, cố gắng rút ra nội dung cơ bản từng đoạn.
Bước 2. Giải quyết câu hỏi từ vựng (Vocabulary question)
Dạng 1: Reference questions (Câu hỏi liên quan tới từ vựng)
- Đây là dạng câu hỏi về liên kết ý trong văn bản thường hỏi về chủ thể được thay thế
trong các đại từ như “that”, “it”, “they” ...
- Nhận dạng: It/ They, them, those……in line….refers to……
- Với dạng này, việc nắm vững cấu trúc của câu văn sẽ giúp suy luận chính xác. Học
sinh cần xác định ví trí đại từ được đề cập, đọc câu chứa đại từ đó và câu trước đấy.
Tìm một từ trong câu phía trước có thể thay thế cho đại từ tiếng anh được hỏi (lưu ý
đến số ít và số nhiều). Trong nhiều trường hợp, nếu vận dụng cấu trúc mà vẫn chưa
tìm ra đúng đáp án thì dựa vào nghĩa cụ thể của câu văn để suy ra. Để chắc chắn thì
hãy thay ngược đáp án vào đề xem nghĩa có thay đổi gì không.
Dạng 2: Vocabulary question ( câu hỏi về từ vựng)
- Dạng câu hỏi này có mục đích là kiểm tra vốn từ vựng của học sinh
- Nhận dạng:
The expression …. in line……could best replaced by…….
The word……in line ….is closed/ opposite meaning to…..
- Cách làm: Nếu gặp từ đã biết hay quen thuộc, học sinh sẽ dễ dàng chọn được đáp án.
Tuy nhiên vẫn cần dò lại xem nghĩa mình biết có phù hợp với ý triển khai trong văn
bản hay không. Nếu gặp từ vựng lạ, học sinh cần đọc cả câu chứa từ đó, thậm chí câu
trước và sau nó, rồi dựa vào ngữ cảnh để suy luận. Những câu hỏi này đòi hỏi kỹ năng
“scan” (đọc lướt tìm chi tiết) và bởi mỗi từ có nhiều nghĩa học sinh cần đọc cả câu để
xác định nét nghĩa mà câu biểu đạt, từ đó chọn được đáp án đúng.
Bước 3. Xử lý các câu hỏi thông tin trong bài
Dạng 1. Factural questions (câu hỏi lấy thông tin)
- Dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải xác định được đối tượng được nhắc đến trong
câu hỏi và vị trí chứa thông tin liên quan đến đối tượng đó trong đoạn văn. Câu trả lời
10
đúng nhất có nội dung sát với thông tin trong bài, và thường được diễn tả theo lối khác
đi như thay đổi cấu trúc câu hay dùng các từ đồng nghĩa, hoặc trái nghĩa.
- Dấu hiệu nhận biết:
According to the passage, why/ what/ how….?
According to the information in paragraph 1, what….?
Which of the following is true….?
- Cách làm: đối với dạng câu hỏi này, học sinh nên sử dụng ngay từ khóa trong câu hỏi
đề dò lại trong bài. Tuy nhiên, sẽ có những câu hỏi khó không sử dụng nguyên từ
giống trong bài mà thay vào đó là nằm ở dạng Paraphrase Keywords (diễn đạt theo
cách khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa). Vì thế học sinh cần chú ý luyện tập thêm khả
năng Paraphrase của mình
Dạng 2: Negative factural questions (câu hỏi lấy thông tin đối lập)
- Dạng câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng loại trừ và tìm kiếm thông tin trong bài đọc
của học sinh
- Dấu hiệu nhận biết:
What activity did the paragraph NOT mention?
What is NOT stated about the products?
Which of the following detail did the paragraph fail to mention?
All of these can be inferred from the passage EXCEPT…
- Cách làm: Để làm được bài này, học sinh cần chú ý KEY WORDS của câu hỏi, và
tìm ra đoạn chứa thông tin đó, đọc kỹ đoạn văn và câu hỏi để tìm ra đáp án chính xác.
Hãy chú ý đến những đoạn tính mang liệt kê chi tiết trong bài (những đoạn có nhiều
dấu (,) gạch đầu dòng (-) hoặc từ “and” để loại thông tin không đề cập. Hầu như đáp
án đều sẽ được diễn đạt theo cách khác đi, nên nếu có những đáp án chứa những từ y
hệt trong đoạn nhưng diễn đat nội dung không đúng thì có thể loại trừ đáp án đó.
Bước 4. Các câu hỏi nội dung
- Lúc này học sinh đã có hiểu biết cơ bản về đoạn đọc hiểu đó, nhanh chóng đọc lướt lại
bài 1 lần (skimming), xâu chuỗi mọi thứ và làm nốt các câu hỏi về nội dung còn lại
Dạng 1: Main idea (câu hỏi về ý chính)
- Đây là câu hỏi với mục đích đánh giá khả năng Skimming (đọc lướt) và tìm ý chính
của bài đọc.
11
- Dấu hiệu nhận biết:
What is the topic of this passage?
What is the man idea expressed in this passage?
Which title best reflects the main idea of the passage?
- Cách làm:
+ Đọc dòng đầu tiên hoặc 2 dòng đầu của đoạn văn vì thông thường ý chính sẽ nằm ở
câu chủ đề (topic sentence) thường đứng ở đầu các đoạn văn.
+ Đối với bài đọc được chia thành nhiều đoạn nhỏ, học sinh cần tìm mối liên hệ giữa
những dòng đầu tiên của đoạn văn. Từ đó tổng hợp thành ý chính của bài.
+ Tuy nhiên để chắc chắn hơn, học sinh nên đọc lướt qua các dòng còn lại để đảm bảo
ý đầu tiên của đoạn thể hiện đúng với ý của các dòng khác. Bên cạnh đó, trong quá
trình đọc, học sinh hãy chú ý đến những từ khóa được lặp đi lặp lại hay những từ đồng
nghĩa vì chúng phần nào nói lên nội dung chính của đoạn văn.
+ Song song đó, học sinh có thể loại bỏ phương án sai. Tức là những phương án
không tìm được thông tin trong bài, trái với thông tin đề cập trong bài hay quá chi tiết
(thông tin về thời gian, địa điểm, miêu tả cụ thể)
Dạng 2. Inference questions (câu hỏi suy diễn)
- Mục đích câu hỏi: Thường hỏi về thông tin không nêu trực tiếp trong đoạn văn nhằm
đánh giá khả năng phân tích từ dữ liệu có sẵn trong đoạn văn.
- Dấu hiệu nhận biết: Which of the following can be inferred from the passage?
Which of the following would be the most reasonable guess about…?
What is the author’s tone in this passage?
- Cách làm: Loại câu hỏi này đòi hỏi phải suy luận, vì thế, để đảm bảo thời gian, học
sinh nên làm dạng câu này sau cùng. Để làm câu này, học sinh cần áp dụng kiến thức
về ý chính (main idea), đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi rà soát đọc lại
thông tin liên quan đến từ khóa đó trong bài. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với giọng văn
của tác giả để suy luận kết quả/ hành động tiếp theo cho chính xác. Các giọng văn phổ
biến là: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng
hộ); Skeptical (nghi ngờ)…Những câu hỏi này đòi hỏi phải cân nhắc loại trừ thật kỹ,
thường thì đoạn đầu và đoạn cuối rất hữu ích giúp trả lời các câu dạng này.
12
BÀI TẬP MINH HỌA: BÀI TẬP SỐ 7 – TEST YOURSELF
SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH 9 - TẬP 2 – TRANG 30
(Nhà xuất bản Giáo dục)
Read the passage and choose the correct answer to each of the questions
The price of holidays can fluctuate a great deal throughout the year, so you can save a lot if you
are flexible with your travel dates and avoid peak holiday times. It can be also cheaper if you
book well in advance. Before your departure, make sure you get as much information about
your destination as you can. Find out if you require any special visas or permits to travel there.
Think about spending money as well. Will you be able to access your own money easily enough
or will you need to take cash with you? Think about eating larger lunches and smaller evening
meals to help your money go further, as lunch is generally cheaper. Make sure that you keep
sufficient identification with you at all times. It may also help to email a copy of your passport
details to yourself, in case it is lost or stolen. Label your suitcases clearly so that they can be
easily identified as yours. It can be useful to store a copy of your itinerary in a prominent place
in your suitcase so that the airline will know where to find you if your luggage gets lost. Be sure
to pack any medication or other essential items in your hand luggage. If your flight is delayed,
or your luggage is lost, these can be difficult to obtain in an airport or foreign country.
1. Which can be the best title for the passage?
A. Travel procedures
B. Travel advice
C. How to adjust travel dates
D. Protect your luggage
2. Which one of these is NOT advisable according to the passage?
A. Research your destination
B. Always bring identification
C. Apply for visas if necessary
D. Save money by cutting out dinner
3. According to the passage, your luggage should be_______.
13
A. stored in a safe place
B. tagged in case of being lost
C. packed with your passport
D. painted a bright colour
4. The highlighted word ‘it’ refers to your_______.
A. identification
B. luggage
C. passport
D. flight
5. It can be inferred from the passage that_______.
A. travelling may cost more in peak season
B. you must always take cash with you
C. larger lunches cost more than smaller ones
D. you can't get back your lost luggage overseas
DẠNG 2. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU DẠNG TRUE/ FALSE
Ở dạng bài tập này học sinh yếu kém thường thấy đoạn văn dài, từ vựng khó nên thường
ngại đọc và hay đoán lung tung, có học sinh không làm được thì thường chọn TRUE hoặc
14
FALSE tất để hy vọng có được điểm. Với trường hợp này cần hướng dẫn học sinh làm theo
từng bước sau
Bước 1: Đọc lướt các câu T/F trước xem người ta yêu cầu gì và hỏi những gì
Bước 2: Đọc thầm đoạn văn (các câu được hỏi ở phần T/F thường là từ trên xuống dưới
của đoan văn ở trên), tìm ý hoặc câu có liên quan đến các câu T/F và gạch chân lại.
Bước 3: Đọc các phần liên quan của các câu T/F với các câu trong đoạn văn và xem xét
xem là đúng hay sai
Bước 4: sau khi làm xong, đọc lại toàn bộ đoạn văn để hiểu ý toàn bài và điều chỉnh đáp
án vừa chọn nếu thấy có sai sót
BÀI TẬP MINH HỌA: BÀI TẬP E1 – UNIT 3. MY FRIENDS
SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH 6 - TẬP 1 – TRANG 20
(Nhà xuất bản Giáo dục)
Phuc is writing his entry to “Your best friend” competition. Read his entry. Then decide if
the statements are TRUE or FALSE
This writing is about my best friend, Mai. We go to the same school and we‛ve been together
for three years. Mai is very pretty. She has short black hair and big brown eyes. She is clever
and hard-working but she is also very funny. She makes jokes and we all laugh. She loves
reading and writing short poems. I like being with her. We often do our homework together and
she helps me a lot. I also like her because she knows a lot about astronomy and we can chat
about it for hours. At the moment we‛re making a Space minibook. We‛re doing a lot of
searching on the Internet. This Saturday we‛re going to the National Museum to take some
photos for our project. Then we‛re watching a new film on the Disney channel together. It‛s
going to be fun!
T
1.Phuc and Mai are studying in the same school.
F
2. Mai has long black hair and big eyes.
3. She is clever, hard-working, and funny.
4. She likes writing short stories.
5. Phuc and Mai are making a minibook on geography now.
15
6. They search for information in library books.
7. They are going to the museum to take photos for their project.
8. After that they will go to the cinema together.
DẠNG 3. BÀI TẬP ĐỌC HIỂU DẠNG ĐIỀN KHUYẾT
Dạng bài này kiểm tra khá nhiều kiến thức về mặt ngữ pháp, từ vựng, đồng thời yêu cầu
cao hơn về khả năng đọc hiểu đoạn văn. Đây là dạng bài tập khó, đòi hỏi học sinh phải đọc toàn
đoạn văn chưa hoàn chỉnh. Học sinh yếu kém do vốn từ ít, không biết liên đới các câu nên làm
16
sai rất nhiều phần này. Giáo viên nên hướng các em chú ý đến các câu thuần cấu trúc ngữ pháp
để điền vào trước, sau đó mới làm các câu dạng điền từ vựng.
Cách làm:
Bước 1: Đọc nhanh cả bài từ đầu đến cuối, không dừng lại khi gặp từ mới hay thông tin
chưa hiểu. Lần đọc này nhằm tìm nội dung, ý chính, cách tổ chức thông tin của bài.
Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền. Học sinh cần đọc cả những câu trước và câu sau
chứ không chỉ câu chứa chỗ trống để hiểu được ngữ cảnh, sau đó xác định từ cần điền thuộc
loại từ gì, nghĩa là gì, đóng vai trò ngữ pháp gì, ...
Bước 3: Phân tích các đạp án cho sẵn, loại đáp án sai, chọn đáp án đúng. Bước này các
em có thể vận dụng kĩ thuật đoán nghĩa từ hoặc phương pháp loại trừ.
BÀI TẬP MINH HỌA: BÀI TẬP E2 – UNIT 7. TRAFFIC
SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH 7 - TẬP 2 – TRANG 8
(Nhà xuất bản Giáo dục)
Read the text below and decide which answer A, B, C, or D best fits each space.
When you are in Hong Kong, you can go about taxi, by tram, by bus or (1)______underground.
I myself prefer the underground (2)___ it is fast easy and cheap. There are(3)_______ tram and
bus in Hong Kong, and one cannot drive along the road (4)_________ and without many stops.
The underground is therefore usually quicker (5)___ taxis or buses. If you do not know Hong
Kong very well, it is very difficult (6)_____________the bus you want. You can take a taxi, but
it is (7)_______expensive than the underground or a bus. On the underground you find good
maps that tell you the names of the stations and show you (8)____________to get to them, so
that it is easy to find your way.
1. A.in
B. by
2. A becauseB. when
C. on
C so
D. with
D. but
3. A. some
B. a lot
C. many
D.few
4. A quick
B quicker
C. quickly
D. quickest
17
5. A.as
B than
C. so
D. like
6. A. finding
B. to find
C. found
D. to finding
7. A. more
B. much
C.as
D. too
8. A. who
B. when
C what
D. how
BÀI TẬP MINH HỌA: BÀI TẬP E3 – UNIT 7. TRAFFIC
SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH 7 - TẬP 2 – TRANG 8
(Nhà xuất bản Giáo dục)
Read the passage and put a suitable word in each of the gaps.
TRAFFIC LIGHTS
Modern traffic lights are an American invention. Red-green systems were installed in Cleveland
(1) ________ 1914. Three-colour signals were (2) _________ in New York in 1918. They
used (3)________ be operated by hand from a tower in the middle of the street. The first lights
of this type appeared in London, on the junction between St. James Street (4)________
Piccadilly, in 1925. Automatic signals were installed a year later. In the past, traffic lights used
to (5)_____ very special. In New York, some lights used to (6)________ a statue on top. In Los
Angeles, the (7)__________ did not just change silently, but would ring bells :c .vake the
sleeping motorists of the 1930s. These are gone and have been replaced by modern systems that
(8)_______seen everywhere now.
Key - Đáp án:
1. in;
2. installed;
3. to;
4. and
5. be;
6. have;
7. lights;
8. be
DẠNG 4. BÀI TẬP DẠNG ĐỌC HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
Bước 1. Đầu tiên, đọc đề bài và câu hỏi phía dưới:
18
Với những học sinh có vốn từ ít thì đây là chiến thuật giúp các em làm bài kịp thời gian.
Vì khi vốn từ quá ít, mình chẳng hiểu được hết đoạn văn nói về điều gì. Thế nên cứ kéo dài dẫn
đến hết thời gian mà các em còn cảm thấy chán nản và xuống tinh thần.
Việc đọc trước câu hỏi sẽ giúp các em không đi lan man, tập trung được ý chính mà câu
hỏi đề cập trong đoạn văn. Vì vậy đây là cách đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó một cách nhanh
và rút ngắn thời gian.
Khi các em nắm được yêu cầu của đề bài, nó giúp các em hiểu được dạng câu hỏi này sẽ
trả lời theo hình thức nào, từ đó mình đưa ra chiến lược để trả lời.
Bước 2. Tìm từ khóa trong bài liên quan đến câu hỏi:
Khi học sinh nắm được từ khóa (keywords) của câu hỏi, các em có thể tìm được câu trả
lời mà chẳng cần phải hiểu hết câu hỏi muốn nói gì. Đây chính là lý do mà các em chẳng cần dò
từng chữ để dịch, hãy tập trung vào từ khóa hoặc những từ ngữ quan trọng của câu hay đoạn mà
thôi.
Nếu dò các từ khóa của câu hỏi vào bài làm mà các em không tìm ra, hãy chú ý từ đồng
nghĩa. Vì có thể khi đưa vào bài đọc, nó sẽ chuyển sang từ đồng nghĩa để gây khó dễ cho các
em một tí.
BÀI TẬP MINH HỌA: BÀI TẬP E3 – UNIT 7. POPULATION
SÁCH BÀI TẬP TIẾNG ANH 8 - TẬP 2 – TRANG 8
(Nhà xuất bản Giáo dục)
Read this passage about the effects of visual pollution and do the tasks that follow.
Visual pollution has a greater effect on people than you may think.