Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

SKKN một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.9 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................i-ii
1. Lời giới thiệu.............................................................................................1
2. Tên sáng kiến............................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến......................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ...................................................................2
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ...................................................................2
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ....................2
7. Mô tả bản chất của sáng kiến..................................................................2
- Về nội dung của sáng kiến:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.....................................................................4
III. PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU.......................................................................5
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................................5
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN................................................................................6
1. Khái niệm đọc hiểu....................................................................................6
2. Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản .....................................................................6
2.1. Skimming...........................................................................................6
2.2. Scanning.............................................................................................7
3. Xác định cấu trúc đoạn văn của bài đọc hiểu.............................................7
3.1. Xác định cấu trúc đoạn mở bài .........................................................7
3.2. Xác định cấu trúc đoạn thân bài ........................................................7
3.3 Xác định cấu trúc đoạn kết luận .........................................................7
4. Các dạng câu hỏi trong bài đọc hiểu..........................................................8
II. CÁC KĨ THUẬT GIÚP HỌC SINH TRẢ LỜI ĐÚNG TỪNG DẠNG
CÂU HỎI TRONG BÀI ĐỌC HIỂU ............................................................8
1



1. Dạng câu hỏi 1: Câu hỏi tìm ý chính của bài đọc (Main idea)..................8
2. Dạng câu hỏi 2: Câu hỏi xác định mục đích của tác giả (Purpose)..........18
3. Dạng câu hỏi 3: Câu hỏi về nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục
chung hoặc thái độ (General organization or attitude).................................20
4. Dạng câu hỏi 4: Câu hỏi suy luận, hàm ý (Inference)..............................22
5. Dạng câu hỏi 5: Câu hỏi xác định thông tin được nêu trong bài
(Stated detail)...............................................................................................26
6. Dạng câu hỏi 6: Câu hỏi xác định thông tin không được nêu
trong bài (Unstated detail)……………………………………………….. 28
7. Dạng câu hỏi 7: Câu hỏi xác định nghĩa của từ trong văn cảnh
(Vocabulary)................................................................................................31
8. Dạng câu hỏi 8: Câu hỏi tìm từ được nói đến hoặc được quy chiếu
(Inference)....................................................................................................33
9. Dạng câu hỏi 9: Câu hỏi xác định giọng điệu của tác giả (Tone)............35
10. Dạng câu hỏi 10: Câu hỏi xác định khóa học (Course).........................37
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Hệ thống bài tập vận dụng về từng dạng câu hỏi với lời giải chi tiết......39
2. Bài tập vận dụng - bài đọc hiểu trong đề thi………………….……….. 44
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN...............................................................................................73
II. KHUYẾN NGHỊ.....................................................................................74
8. Những thông tin cần được bảo mật .........................................................74
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến .........................................74
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được ......................74
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả .......................................................74
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân..................................................75
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử

2


hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).....................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Ngày nay, tiếng Anh đã và đang trở thành một ngôn ngữ quốc tế vì nó được sử dụng
rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, tiếng Anh
là một trong những công cụ giao tiếp hiệu quả cho tất cả mọi người. Vai trò của tiếng Anh
được coi là rất quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa và giáo
dục. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 07
tháng 11 năm 2006 đã mở ra cánh cửa mới cho việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Chính vì vậy mà ngày càng nhiều người muốn học tiếng Anh để giao tiếp với các đối tác
nước ngoài, phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan và học tập.
Như chúng ta đã biết trong trường Trung học hiện nay việc giảng dạy tiếng Anh theo
phương pháp giao tiếp đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Phương pháp giao tiếp đang
được khuyến khích sử dụng để nhằm phát triển cả bốn kĩ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ
thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi THPT QG để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy khó
khăn ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng quan trọng.
Người thầy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng dẫn học sinh của mình làm bài
đạt kết quả cao nhất.
Đọc hiểu thường được coi là một kĩ năng tương đối khó đối với cả giáo viên và học
sinh. Khác với kĩ năng nói, trong khi đọc học sinh có thời gian suy nghĩ và có nhiều cách

đọc khác nhau để đáp ứng mục đích đọc. Mỗi một dạng câu hỏi trong bài đọc hiểu trong đề
thi đòi hỏi phải có phương pháp đọc phù hợp giúp vừa tiết kiệm thời gian làm bài và vừa có
được câu trả lời chính xác.
Nếu trong Tiếng Anh 10 quá trình đọc của học sinh được đặt dưới sự kiểm soát chặt
chẽ của giáo viên bằng cách luyện đọc những đoạn văn ngắn, chủ đề dễ hiểu, câu hỏi ngắn
gọn và chi tiết theo bài đọc và trong Tiếng Anh 11 quá trình đọc được đặt dưới sự kiểm soát
vừa phải, nghĩa là học sinh có độ thoải mái hay tự do nhất định trong khi đọc, tự tìm ra cách
đọc thích hợp, tự bổ sung vốn từ vựng, thì trong Tiếng Anh 12 học sinh có một độ thoải mái
hơn để phát huy được sự linh hoạt, nhanh nhạy trong khi đọc.
Vì vậy, trong đề tài này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về kĩ năng hướng dẫn
học sinh cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh một cách hiệu quả.

4


2. Tên sáng kiến:
“Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
môn tiếng Anh”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Lê Quang Tuấn
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0973.030.876.
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phương pháp giảng dạy, tập trung vào các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy tiếng Anh,
chủ yếu là kĩ năng đọc hiểu chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 09/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tiếng Anh là rất cần thiết với cuộc sống và công việc hàng ngày của bao nhiêu người,
tuy nhiên cách học và tiếp cận nó như thế nào một cách hiệu quả thì không phải ai cũng
chọn được một phương pháp hiệu quả cho riêng mình. Để đi sâu vào cách học tiếng Anh

5


như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối
tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho
từng đối tượng đó. Ví dụ, với đối tượng học tiếng Anh với mục đích giao tiếp phục vụ cho
công việc thì ta cần chú trọng vào phát triển kĩ năng thực hành như nghe và nói, còn với đối
tượng học tiếng Anh với mục đích thi cử thì người dạy lại phải tập trung nhiều hơn dạy kĩ
năng làm bài kết hợp nhiều kĩ năng mang tính hàn lâm hơn như đọc, viết và bổ sung ngữ
pháp. Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ
thể hơn là đối tượng học sinh ôn thi THPT Quốc Gia để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy cam
go và khốc liệt ở Việt Nam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng
quan trọng. Người dạy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng đẫn học viên của
mình làm bài đạt kết quả cao nhất.
Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong đề thi THPT quốc gia 50 câu trắc nghiệm
với thời lượng làm bài 60 phút trong đó bao gồm 15 câu hỏi đọc hiểu, còn lại là các dạng
bài tập khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này.
Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi THPTQG, hơn ai hết giáo
viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu quả hơn.
Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức đọc là một kĩ năng quan trọng trong đề thi
THPTQG, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các em có thể
luyện tập kĩ năng đọc một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn đề tài
“Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc

Gia môn tiếng Anh”.
Kĩ năng đọc hiểu là một kĩ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong
cấu trúc bài thi THPTQG mà nó còn là một kĩ năng thực tế mà đối với bất kỳ một người
học tiếng Anh nào cũng cần làm chủ. Kĩ năng đọc nói chung giúp chúng ta thu thập thông
tin và kĩ năng đọc trong tiếng Anh nói riêng không những giúp chúng ta tiếp cận thông tin
mà còn giúp chúng ta biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các kĩ năng khác
như kĩ năng nghe, viết và nói. Đối với học sinh THPT, làm tốt kĩ năng đọc hiểu thì có thể
nói là bài thi đã thành công được trên 50%, vì làm tốt kĩ năng đọc hiểu đồng nghĩa với việc
bạn sẽ học được một lượng từ mới đáng kể đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành
công của các dạng bài tập khác. Trong đề tài này tôi tập trung phân tích cấu trúc của bài đọc
hiểu trong đề thi THPT Quốc gia và hướng dẫn cụ thể các mẹo và các kĩ năng làm dạng bài

6


tập này, hy vọng đề tài sẽ giúp các em tiếp cận bài đọc hiểu một cách dễ dàng hơn và mang
lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh nói chung và kỳ thi THPT Quốc gia nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, nhận thấy rõ được một mảng kiến
thức hay là một kĩ năng quan trọng trong đề thi THPT Quốc gia, vì thế tôi đã chọn đề tài:
“Một số kĩ năng giúp học sinh đơn giản hóa bài đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
môn tiếng Anh”.
Trong đề tài này tôi tập trung phân tích cấu trúc của bài đọc hiểu trong đề thi THPT
QG và hướng dẫn cụ thể các kĩ năng làm dạng bài tập này, hy vọng đề tàisẽ giúp các em tiếp
cận bài đọc hiểu dễ hơn và mang lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh nói chung và kỳ thi
THPT Quốc Gia nói riêng.
Đối với tôi, tôi chọn nghiên cứu đề tài này vì những lý do sau đây:
 Trong cấu trúc của bài thi THPT QG, đọc hiểu là một phần bắt buộc.
 Đọc hiểu và trả lời các câu hỏi của bài đọc hiểu luôn luôn có trong các kỳ thi quan trọng
khác như các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.

 Học sinh của các khối lớp còn yếu trong kĩ năng đọc, cách đọc và tìm thông tin câu trả
lời đúng cho các câu hỏi còn gặp nhiều khó khăn.
 Trên tất cả, kĩ năng đọc hiểu luôn là vấn đề tôi quan tâm, trăn trở. Tôi thấy đọc như một
cách để mở rộng kiến thức của các lĩnh vực khác nhau, nâng cao vốn từ vựng của một
lĩnh vực cụ thể và quan trọng nhất, đọc cũng là cách học sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Đọc là một nét văn hóa tốt cần được duy trì và nhân rộng.
Tôi đã quyết định dành thời gian và nỗ lực của tôi để viết đề tài này nhằm chia sẻ một
số kinh nghiệm của tôi với các đồng nghiệp, hy vọng rằng việc đọc hiểu một đoạn văn
không còn là một nhiệm vụ nhàm chán và đầy thử thách và được học sinh tiếp nhận một
cách thoải mái và và đem lại hiệu quả tốt hơn.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Chương trình tiếng Anh bậc THPT
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

7


Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản, các dạng câu hỏi thường gặp trong các đề thi THPT QG nội
dung đọc hiểu môn tiếng Anh áp dụng thực tế đối với học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn
Viết Xuân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Sử dụng các bài tập đọc hiểu với chủ đề đa dạng trong đề thi THPT QG những năm
gần đây.
+ Quan sát học sinh làm bài
+ Tổ chức thảo luận và cho học sinh trình bày theo nhóm
+ Giáo viên tóm tắt ý kiến của các em và cung cấp thêm thông tin.
+ Giáo viên tổng kết và đưa ra những kĩ thuật làm bài cho từng dạng câu hỏi
+ Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh.
Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức

thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm, bổ sung và cải tiến
những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo.

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. NỘI DUNG LÍ LUẬN
1. Khái niệm đọc hiểu

8


TheoWilliams (trích trong McDonough and Shaw [8:102]), đọc hiểu là quá trình
(a) tìm kiếm những thông tin tổng quát từ một văn bản; (b) tìm kiếm những thông tin cụ thể
từ một văn bản; hay (c) đọc để tìm kiếm sự lý thú. Nunan [10:68] lại cho rằng đọc hiểu là
một quá trình mà người đọc kết hợp thông tin từ một văn bản với kiến thức nền của mình để
hiểu được vấn đề. Như vậy, có thể nói rằng đọc hiểu là quá trình người đọc dùng kiến thức
nền của mình để giải mã những thông tin từ một văn bản nhằm hiểu được vấn đề có trong
văn bản đó.
2. Các kĩ thuật đọc hiểu cơ bản
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài thi tiếng Anh THPT QG là sự
phân chia thời gian cho hợp lý. Trong thời lượng 60 phút với 50 câu trắc nghiệm, đặc biệt
vất vả hơn đối với 2 bài đọc hiểu mỗi bài dài 250- 280 từ như vậy nếu học sinh không có
phương pháp làm bài một cách hiệu quả thì chắc chắn rằng các em sẽ bị thiếu thời gian.
Thậm chí có cả tình trạng hết thời gian làm bài mà nhiều phần học sinh chưa đọc hết. Để
giải quyết vấn đề này trước tiên học sinh cần nắm được một số kĩ năng cơ bản khi làm bài
đọc hiểu. Dưới đây là hai kĩ năng rất cần thiết đối với học sinh khi làm bài tập này.
2.1. Skimming:
Skimming là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát
của bài. Chúng ta sử dụng kĩ năng này khi muốn xác định thông tin quan trọng, từ khóa
chính. Sau khi skimming bạn sẽ xác định được xem bạn có cần đọc kỹ đoạn này sau đó nữa
không.

Các bước skimming:
- Đọc chủ đề của bài- đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất
- Đọc đoạn giới thiệu hoặc khái quát.
- Đọc trọn vẹn đoạn đầu của bài khóa.
- Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối liên quan giữa chúng.
- Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại vì ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu
đầu tiên
2.2. Scanning:
Scanning là dùng mắt đọc lướt nhanh để tìm một từ hay một ý chính xác trong bài. Kĩ năng
này được sử dụng khi họ biết chắc thông tin mà họ cần tìm là gì. Đối với đối tượng học sinh
thì nên dùng kĩ năng này khi đã đọc yêu cầu của câu hỏi.

9


Các bước scanning:
- Đọc tiêu đề của bài
- Nhìn từ đầu trang cho đến cuối trang để tìm ra những từ hoặc cụm từ đặc biệt mà
đang cần.
- Nên chú ý đặc biệt đến các định nghĩa, công thức, sơ đồ, biểu đồ….
3. Xác định cấu trúc các đoạn văn của bài đọc hiểu
Một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh định hình về nội dung của bài đọc
hiểu là việc nắm vững cấu trúc một bài văn đọc hiểu và cấu trúc những đoạn văn nhỏ trong
bài. Để giúp các em học sinh có những kiến thức cơ bản về nội dung này, các em có thể
tham khảo các cấu trúc đoạn văn dưới đây.
3.1. Cấu trúc đoạn mở đầu (Introduction structure)
Sentence 1: Introduce Main Topic/ Introductory topic
Sentence 2: Further focus on the theme
Sentence 3 – 5: Provide more background information to support the main idea.
Last sentence: Effects of topic/ indicators of purposes.

 Như vậy thông tin quan trọng chứa chủ đề của đoạn văn thường nằm ở câu đầu tiên của
đoạn mở mở đầu.
3.2. Cấu trúc đoạn thân bài (Body structure)
Sentence 1: Topic sentence (Statement/ Opinion)
Sentence 2: Supporting sentences (Details/ Supports)
Sentence 3- 5: Details (Extra support, Examples of Details for paragraph topic)
Last sentence: Summary sentence of topic indicating that the author’s point makes
connection to the next paragraph.
Phần thân bài có thể gồm 2 đến 3 đoạn văn, mỗi đoạn sẽ bắt đầu bằng một câu chủ đề gắn
với chủ đề lớn của cả bài đọc đã được đề cập trong đoạn mở đầu.
3.3. Cấu trúc đoạn kết luận (Conclusion structure)
Sentence 1: Another Point to support the topic
Sentence 2: Support for sentence 1- More information
Sentence 3 – 5: Further evidence/ Detail
Last sentence: Final Statement of the “Big Picture” (often an indiator
for the main idea of the entire paragraph)

10


Việc xác định cấu trúc bài đọc hiểu sẽ giúp học sinh tìm được ý chinh nhanh chóng và chính
xác hơn. Học sinh có thể áp dụng một số cách để tìm ý chính của toàn bài:
+ So sánh câu chủ đề của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc. Đây là hai câu nói về cùng
một chủ đề chúng sẽ liên quan đến ý chính của bài đọc hiểu.
+ Tập hợp tất cả các câu chủ đề của các đoạn cũng sẽ cung cấp nội dung chính của
đoạn văn.
4. Các dạng câu hỏi cơ bản trong bài tập đọc hiểu
- Dạng câu hỏi 1: Tìm ý chính của bài đọc (Main idea)
- Dạng câu hỏi 2: Xác định mục đích của bài (Purpose)
- Dạng câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ (General

organization or attitude)
- Dạng câu hỏi 4: Suy luận, tìm hàm ý (Inference)
- Dạng câu hỏi 5: Xác đinh thông tin được nêu trong bài (Stated detail)
- Dạng câu hỏi 6: Xác định thông tin không được nêu trong bài (Unstated details)
- Dạng câu hỏi 7: Xác định nghĩa của từ trong văn cảnh (Vocabulary)
- Dạng câu hỏi 8: Tìm từ hoặc cụm từ được nói đến hoặc được quy chiếu đến (Reference)
- Dạng câu hỏi 9: Câu hỏi về giọng điệu của tác giả (Tone)
- Dạng câu hỏi 10: Câu hỏi xác định khóa học (Course)
II. CÁC KĨ THUẬT GIÚP HỌC SINH TRẢ LỜI TỪNG DẠNG CÂU HỎI TRONG
BÀI ĐỌC HIỂU
1. Dạng câu hỏi 1: Câu hỏi tìm ý chính của bài đọc (Main idea)
Hầu hết các bài đọc đều có ít nhất 1 câu hỏi dạng này, dạng này có thể được hỏi đưới
nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy lại sẽ yêu cầu học sinh xác định “topic”
“tiltle” “ subject” “primary idea” hay “ main idea”. Với dạng bài tập cơ bản thì nội dung
chính của đoạn văn thường nằm ở câu chủ đề hoặc câu đầu tiên ở mỗi đoạn văn (đôi khi lại
là câu cuối cùng) nên học sinh chỉ cần đọc lướt nhanh những câu đầu tiên hoặc những câu
cuối cùng để tìm ra nội dung chính. Đối với dạng bài tập nâng cao, nội dung chính của bài
nó sẽ không nằm trong một câu cụ thể nào cả mà là ý chung của toàn bài nên học sinh cần
để lại những câu hỏi dạng này lại làm sau cùng, sau khi đã dành thời gian đọc để tìm thông
tin chi tiết của các câu hỏi khác học sinh sẽ nắm được nội dung chính của toàn bài.
Các câu hỏi thường gặp

Main idea questions
What is the topic of the passage?

11


 Câu trả lời


Cách làm

What is the subject of the passage?
What is the main idea of the passage?
What is the author’s main point in the passage?
With what is the author primary concerned?
Which of the following would be the best title?
Thường nằm ở đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn. Nếu ý chính
không nằm cụ thể ở đầu hoặc cuối đoạn văn ta sẽ để lại làm
cuối cùng sau khi đã danh thời gian trả lời các câu hỏi chi
tiết.
- Đọc các dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn
- Tìm ý chung nhất trong dòng đầu tiên và tìm mối liên hệ
giữa chúng
- Trong quá trình đọc chú ý đến những từ khóa được lặp đi
lặp lại
- Thường làm câu hỏi này cuối cùng sau khi đã trả lời các
câu hỏi chi tiết trước để đỡ mất thời gian.
- Đọc lướt nhanh toàn bài để kiểm tra xem đã tìm đúng nội
dung chính
- Loại các phương án chắc chắn sai,thông thường main idea (
too general), ( too specific) or ( not mentioned)
- Chọn phương án đúng nhất trong các phương án còn lại

Example:
Passage 1: (Trích đề thi minh họa môn Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo lần 1
năm 2018)
It used to be that people would drink coffee or tea in the morning to pick them up and
get them going for the day. Then cola drinks hit the market. With lots of caffeine and sugar,
these beverages soon became the pick-me-up of choice for many adults and teenagers. Now

drink companies are putting out so-called "energy drinks." These beverages have the
specific aim of giving tired consumers more energy.
One example of a popular energy drink is Red Bull. The company that puts out this
beverage has stated in interviews that Red Bull is not a thirst quencher. Nor is it meant to be
a fluid replacement drink for athletes. Instead, the beverage is meant to revitalize a tired
consumer's body and mind. In order to do this, the makers of Red Bull, and other energy
drinks, typically add vitamins and certain chemicals to their beverages. The added
chemicals are like chemicals that the body naturally produces for energy. The vitamins,

12


chemicals, caffeine, and sugar found in these beverages all seem like a sure bet to give a
person energy.
Health professionals are not so sure, though. For one thing, there is not enough evidence
to show that all of the vitamins added to energy drinks actually raise a person's energy level.
Another problem is that there are so many things in the beverages. Nobody knows for sure
how all of the ingredients in energy drinks work together.
Dr. Brent Bauer, one of the directors at the Mayo Clinic in the US, cautions people about
believing all the claims energy drinks make. He says, “It is plausible if you put all these
things together, you will get a good result”. However, Dr. Bauer adds the mix of ingredients
could also have a negative impact on the body. “We just don't know at this point”, he says.
(Source: —Reading Challenge 2, Casey Malarcher & Andrea Janzen, Compass Publishing)
Question 42: What is the main idea of this passage?
A. Caffeine is bad for people to drink.
B. it is uncertain whether energy drinks are healthy.
C. Red Bull is the best energy drink.
D. Teenagers should not choose energy drinks.
Dựa vào một số từ khóa trong bài như “lots of caffeine and sugar”, “not so sure”, “have
a negative impact on the body” và dùng phép loại trừ các phương án không phù hợp. Để có

thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không thể không điểm qua các phương án
trả lời.
A. Caffeine is bad for people to drink. (Cafein thì không tốt cho con người)
B. it is uncertain whether energy drinks are healthy. (Chưa chắc chắn liệu nước uống
tăng lực có tốt cho sức khỏe hay không.)
C. Red Bull is the best energy drink. (Red Bull là đồ uống tăng lực tốt nhất
D. Teenagers should not choose energy drinks.( Thanh thiếu nhiên không nên lựa chọn
đồ uống tăng lực)
Phương án A và C: Quá chi tiết
Phương án D: Thông tin không đề cập
Nên đáp án đúng là Đáp án B
Passage 2:

13


Basketball was invented in 1891 by a physical education instructor in Springfield,
Massachusetts, by the name of James Naismith. Because of terrible weather in winter, his
physical education students were indoors rather than outdoors. They really did not like the
idea of boring, repetitive exercises and preferred the excitement and challenge of a game.
Naismith figured out a team sport that could be played indoors on a gymnasium floor, that
involved a lot of running, that kept all team members involved, and that did not allow the
tackling and physical contact of American style football.
Question: What is the topic of this passage?
A. The life of James Naismith
B. The history of sports
C. Physical education and exercise
D. The origin of basketball
Câu đầu tiên của đoạn văn đề cập đến “basketball was invented” (Môn bóng rổ ra đời), vậy
ý chính của đoạn văn có thể có liên quan đến môn bóng rổ. Chúng ta tiếp tục đọc qua các

dòng còn lại, và thấy rất nhiều từ liên quan đến thể thao ví dụ “game, physical contact,
running”.
Để có thể chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta không thể không điểm qua các
phương án trả lời.
A. The life of James Naismith: cuộc đời của James Naismith
B. The history of sports: lịch sử các môn thể thao
C. Physical education and exercise: giáo dục thể chất và thể dục
D. The origin of basketball: Nguồn gốc môn bóng rổ
Chúng ta dễ dàng loại A (thông tin quá hẹp) vì James Naismith chỉ được nhắc đến như
người phát minh ra bộ môn thể thao bóng rổ, chứ không có thông tin về cuộc đời, sự nghiệp
của ông.
B (loại vì thông tin quá rộng) chỉ có duy nhất môn bóng rổ được nhắc đến trong đoạn văn,
không có thông tin về các môn thể thao khác nên không thể là ‘history of sports’
C loại vì thông tin về Physical education chỉ được nhắc đến một lần trong đoạn văn và
không có thông tin hỗ trợ thêm.
Vậy đáp án chính xác phải là D: nguồn gốc môn bóng rổ.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin hỗ trợ đáp án trên: người sáng lập ra bộ môn
bóng rổ, thời điểm ra đời, nguyên nhân, đặc điểm riêng.

14


Passage 3: (Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2015, mã đề 194)
Plants and animals will find it difficult to escape from or adjust to the effects of global
warming. Scientist have already observed shifts in the lifecycles of many plants and
animals, such as flowers blooming earlier and birds hatching earlier in the spring. Many
species have begun shifting where they live or their annual migration patterns due to
warmer temperatures.
With further warming, animals will tend to migrate toward the poles and up
mountainsides toward higher elevations. Plants will also attempt to shift their ranges,

seeking new areas as old habitats grow too warm. In many places, however, human
development will prevent these shifts. Species that find cities or farmland blocking their
way north or south may become extinct. Species living in unique ecosystems, such as those
found in polar and mountaintop regions, are especially at risk because migration to new
habitats is not possible. For example, polar bears and marine mammals in the Arctic are
already threatened by dwindling sea ice but have nowhere farther north to go.
Projecting species extinction due to global warming is extremely difficult. Some
scientists have estimated that 20 to 50 percent of species could be committed to extinction
with 2 to 3 Celsius degrees of further warming. The rate of warming, not just the magnitude,
is extremely important for plants and animals. Some species and even entire ecosystems,
such as certain types of forest, may not be able to adjust quickly enough and may disappear.
Ocean ecosystems, especially fragile ones like coral reefs, will also be affected by
global warming. Warmer ocean temperatures can cause coral to “bleach”, a state which if
prolonged will lead to the death of the coral. Scientists estimate that even 1 Celsius degree
of additional warming could lead to widespread bleaching and death of coral reefs around
the world. Also, increasing carbon dioxide in the atmosphere enters the ocean and increases
the acidity of ocean waters. This acidification further stresses ocean ecosystems.
From “Global Warming” by Michael Mastrandrea and Stephen H. Schneider
Question 54: What does the passage mainly discuss?
A. Influence of climate changes on human lifestyles.
B. Effects of global warming on animals and plants
C. Global warming and possible solutions
D. Global warming and species migration

15


Với câu hỏi này, ta hãy đọc kĩ các dòng đầu tiên của các đoạn mở đầu và kết luận. Dòng
đầu đoạn mở bài: “Plants and animals will find it difficult to escape from or adjust to the
effects of global warming”. Nghĩa là thực vật và động vật khó thoát khỏi ảnh hưởng của sự

nóng lên của toàn cầu. Sau đó tiếp tục đọc các câu đầu của các đoạn ta thấy tác giả minh
chứng cụ thể các ảnh hưởng của sự nóng lên của trái đất như là động vật sẽ di cư (Đáp án
D), Như vậy lựa chọn C và D chỉ là ý chính của các đoạn văn nhỏ, không thể là ý chính của
toàn bài. Lựa chọn A không có thông tin trong bài. Do vậy lựa chọn B là đáp án đúng.
Passage 4: (Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2018, mã đề 401)
A letter of application is a sales letter in which you are both salesperson and product, for the
purpose of an application is to attract an employer's attention and persuade him or her to
grant you an interview. To do this, the letter presents what you can offer the employer, rather
than what you want from the job.
Like a resume, the letter of application is a sample of your work and an opportunity to
demonstrate your skills and personality. If it is written with flair and understanding and
prepared with professional care, it is likely to be very effective. While the resume must be
factual, objective, and brief, the letter is your chance to interpret and expand. It should state
explicitly how your background relates to the specific job, and it should emphasise your
strongest and most relevant characteristics. The letter should demonstrate that you know
both yourself and the company.
The letter of application must communicate your ambition and enthusiasm. Yet it must be
modest. It should be neither aggressive nor compliant: neither pat yourself on the back nor
ask for sympathy. It should never express dissatisfaction with the present or former job or
employer. And you should avoid discussing your reasons for leaving your last job.
Finally, it is best that you not broach the subject on salary. Indeed, even if a job
advertisement requires that you mention your salary requirements, it is advisable simply to
call them "negotiable." However, when you go on an interview, you should be prepared to
mention a salary range. For this reason, you should investigate both your field and, if
possible, the particular company. You don't want to ask for less than you deserve or more
than is reasonable.
(Adapted from "Select Readings - Intermediate " by Linda Lee and Erik Gundersen)
Question 36: What is the passage mainly about?
A. Advice on how to find a good job


16


B. Things to avoid during a job interview
C. Tips for writing an effective letter of application
D. Differences between a resume and a letter of application
Với câu hỏi này dựa vào các câu đầu tiên của các đoạn ta thấy tác giả đang đề cập tới việc
viết thư xin việc và đặc biệt là các mẹo viết một lá thư xin việc hiệu quả.
Do đó ta loại được các câu A. B. D.
C. Những mẹo viết 1 lá thư xin việc hiệu quả. Do vậy lựa chọn C là đáp án đúng.
Passage 5:

(Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2018, mã đề 401)

Henry is the undisputed star of Dronfield School near Sheffield. Whatever the
achievements of other members of the comprehensive school, it is Henry, with his soulful
eyes and glossy hair, who has hogged the limelight, appearing on television in Britain and
abroad. Yet despite all the public adulation, Henry stirs up no envy or resentment among the
2000 students - in fact, they all adore him. The dog, who first arrived six months ago, is a
super dog, who has improved students' behaviour and encouraged more students to focus on
their academic achievement.
Andrew Wainwright, a student at Dronfield School, says there is something magical and
calming about being able to interact with Henry during his time at the school's catch-up
classes, and that if he falls behind, that opportunity will be denied. Even doubting staff have
finally been won round. Perhaps that is because Henry, who lies on the floor during staff
meetings, has also had a calming effect on them.
It was Andrew's teacher, Wendy Brown and the school counsellor, Julie Smart, who first
proposed buying a school dog. "Julie and I were talking one day about how looking after
dogs can positively affect children's conduct," says Brown. "We did some research and
discovered that the presence of pets has been shown to be therapeutic. A number of studies

have shown that animals improve recovery after surgery or illness and have a calming
influence on people in a lot of settings. Some of my kids can be a handful and some of the
children Julie counsels have terrible problems."
Could the school dog become a craze? Other schools such as the Mulberry Bush, a
primary school for children with behavioural problems, have stepped forward to point out
they already have one. Rosie Johnston, a Mulberry staff member has been bringing her
golden retriever, Muskoka, into school for three years. Apart from being a calming

17


influence, Muskoka even plays his part in literacy lessons. Children at the school can be too
shy to read to adults so they read to Muskoka. "Their anxiety about mispronouncing
something or getting the words in the wrong order is reduced when they read to him," says
Johnston.
Psychologist Dr Deborah Wells from Queen's University Belfast specialises in animalhuman interaction. She believes that the underlying key to the Henry effect is that dogs offer
unconditional love and that cheers up adults and children and helps with self-esteem. But
traditionalist Chris Woodhead, the former chief inspector of schools says, "I don't see why a
teacher cannot create a positive learning environment through the subject they teach and
their personality. Dogs strike me as a bit of a publicity stunt. It's the kind of sentimental
story journalists love." Despite this sentiment, Henry remains as popular as ever.
(Adapted from "Ready for Advanced" by Roy Norris and Amanda French with Miles
Hordern)
Question 43: Which of the following best serves as the title for the passage?
A. Having School Dogs: Pros and Cons
B. Henry - a Super Dog in Dronfield School
C. School Dogs: Useful Classroom Assistants
D. Keeping School Dogs - a Prevalent Trend
Dựa vào thông tin trong bài (qua quá trình đọc lướt) có thể’ thấy rằng đoạn văn nói về chú
chó trong trường học và những lợi ích mà nó đem lại cho học sinh.

Do đó C là đáp án đúng - Chó trong trường: Những trợ lí hữu ích trong lớp học.
Passage 6:

(Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2018, mã đề 402)

There are many African tribes but, for many people, the Masai are the most wellknown. They are famous for their bright red clothing and their ceremonies with lots of
music and dancing. Probably, one of the most colorful ceremonies is the festival of
"Eunoto," when the teenage boys of the Masai become men.
Eunoto lasts for many days and Masai people travel across the region to get to a special
place near the border between Kenya and Tanzania. The teenage boys who travel with them
are called "warriors." This is a traditional name from the past when young men fought with
other tribes.

18


At the beginning of the ceremony, the teenagers paint their bodies while their mothers
start to build a place called the "Osingira," a sacred room in the middle of the celebrations.
Later, the senior elders from different tribes will sit inside this place and, at different times,
the boys go inside to meet them. Later in the day, the boys run around the Osingira, going
faster and faster each time.
The teenagers also have to alter their appearance at Eunoto. Masai boys' hair is very
long before the ritual but they have to cut it off. In Masai culture, hair is an important
symbol. For example, when a baby grows into an infant, the mother cuts the child's hair
and gives the child a name. At a Masai wedding, the hair of the bride is also cut off as she
becomes a woman. And so, at Eunoto, the teenage boy's mother cuts his hair off at sunrise.
On the final day, the teenagers meet the senior elders one more time. They get this
advice: "Now you are men, use your heads and knowledge." Then, people start to travel
back to their homes and lands. The teenagers are no longer warriors. They are adult men
and now they will get married and have children. Later in life, they will be the leaders of

their communities.
(Adapted from "Life" by John Hughes, Helen Stephenson and Paul Dummett)
Question 28: What is the passage mainly about?
A.The ceremony that marks the beginning of Masai boys' adulthood
B.The journey by Masai teenage boys to the festival of Eunoto
C.The importance of Eunoto in African people's lives
D.The reasons for the Masai's popularity over other African tribes
Với câu hỏi này, ta hãy đọc kĩ các dòng đầu tiên của các đoạn mở đầu và kết luận. Đoạn mở
bài: “Probably, one of the most colorful ceremonies is the festival of "Eunoto," when the
teenage boys of the Masai become men”. Nghĩa là “Có lẽ, một trong những nghi lễ nhiều
màu sắc nhất là lễ hội "Eunoto", khi những cậu bé tuổi teen của Masai trở thành đàn ông”.
Sau đó tiếp tục đọc các câu đầu của các đoạn ta thấy tác giả minh chứng cụ thể các hoạt
động của buổi lễ, Như vậy lựa ta có thể loại bỏ phương án B, C, D.
 Do vậy lựa chọn A - lễ hội đánh dấu sự trưởng thành của các cậu bé Masai là đáp án
đúng.
Passage 7:

(Trích đề thi THPT Quốc Gia năm 2018, mã đề 402)

19


In this modern world where closed-circuit television (CCTV) cameras are everywhere
and smartphones in every pocket, the routine filming of everyday life is becoming
pervasive. A number of countries are rolling out body cams for police officers; other
public-facing agencies such as schools, councils and hospitals are also experimenting with
cameras for their employees. Private citizens are getting in on the act too: cyclists
increasingly wear headcams as a deterrent to aggressive drivers. As camera technology gets
smaller and cheaper, it isn't hard to envisage a future where we're all filming everything all
the time, in every direction.

Would that be a good thing? There are some obvious potential upsides. If people know
they are on camera, especially when at work or using public services, they are surely less
likely to misbehave. The available evidence suggests that it discourages behaviours such as
vandalism. Another upside is that it would be harder to get away with crimes or to evade
blame for accidents.
But a world on camera could have subtle negative effects. The deluge of data we pour into
the hands of Google, Facebook and others has already proved a mixed blessing. Those
companies would no doubt be willing to upload and curate our body-cam data for free, but
at what cost to privacy and freedom of choice?
Body-cam data could also create a legal minefield. Disputes over the veracity and
interpretation of police footage have already surfaced. Eventually, events not caught on
camera could be treated as if they didn't happen. Alternatively, footage could be faked or
doctored to dodge blame or incriminate others.
Of course, there's always the argument that if you're not doing anything wrong, you
have nothing to fear. But most people have done something embarrassing, or even illegal,
that they regret and would prefer they hadn't been caught on film. People already censor
their social media feeds - or avoid doing anything incriminating in public - for fear of
damaging their reputation. Would ubiquitous body cams have a further chilling effect on
our freedom?
The always-on-camera world could even threaten some of the attributes that make us
human. We are natural gossips and backbiters, and while those might not be desirable
behaviours, they oil the wheels of our social interactions. Once people assume they are
being filmed, they are likely to clam up.

20


The argument in relation to body-cam ownership is a bit like that for guns: once you go
past a critical threshold, almost everyone will feel they need one as an insurance policy.
We are nowhere near that point yet - but we should think hard about whether we really

want to say "lights, body cam, action."
(Adapted from )
Question 35: What does the passage mainly discuss?
A. The current public obsession with modern technology
B. The ubiquity of cameras and ensuing problems
C. Legal disputes fuelled by body-cam data
D. Data overload experienced by social network users
Ở câu hỏi này, ta hãy đọc kĩ các dòng đầu tiên của các đoạn. Trong đoạn mở bài ta thấy tập
trung nói về việc sử dụng rộng rãi của camera trong các lĩnh vực trên toàn thế giới. Ở đoạn
3 ta thấy tác giả nêu vấn đề về negative effects và tiếp tục đọc các câu đầu của các đoạn ta
thấy tác giả minh chứng cụ thể các vấn đề phát sinh khi sử dụng camera, Như vậy lựa ta có
thể loại bỏ phương án A, C, D.
 Đáp án B là đáp án đúng: Việc sử dụng rộng rãi các camera và các vấn đề phát sinh
2. Dạng câu hỏi 2: Câu hỏi xác định mục đích tác giả (Purpose)
Main ideas questions
What is the author’s main purpose in the passage?
The author discusses/ mentions … in the paragraph in order to
Các câu hỏi thường Why does the author discuss/ mention …. in paragraph ….?
gặp

The author uses/mentions …. in the paragraph as an example
of….

 Câu trả lời
 Cách làm

In paragraph…. the author explains …by
Dựa vào ý chính của bài đọc và các thông tin liên quan để tìm ra
mục đích
Dựa vào câu chủ đề và các đầu mối liên quan để tìm ra mục đích

của bài đọc.

Example: (Trích TOEFL Reading IBT)

21


GENE POOL
A Mendelian population is a natural interbreeding emtity of sexually reproducing
plants and animals that share a common gene pool. Organism within a Medelian population
are equally subject to reproductive failure and equally likely to reproduce.
A gene pool is a complete set of unique DNA in a population. A large gene pool
indicates extensive genetic diversity. However, low genetic diversity can lead to reduces
biological fitness and bigger chance of extinction.
There are two type of genetic variation. The first is the level of homozygosity within
individuals in a population, for example, the percentage of individuals loci that contains two
identical copiesof a gene. The second type is the level of monomorphism and polymorphism
with a population. This is basically how different varieties of the same allele survive in a
gene pool of population. For example, a gene which controls eye color in humans may
have two alternative forms, an ellele that can produces blue eyes. In a plant, it may be an
allele that produces tall and short forms of a plant.
The genes that form the genetic pool of the population are transmitted from one
generation to the next in casual groupings of alleles. So it is from the gene pool of the
parents that the gene pool of the descendants is formed. The bigger this gene pool is, the
more likely genetic variation will exist in the next generation.
Question 1: Why does the author mention eye color in paragraph 3?
A. To drow a comparison between plant and animals’ alleles
B. To show that monomorphism is far more powerful than homoszygosity
C. To explain why different genes survive and others do not.
D. To demonstrate how there can be several different kinds of the same allele.

Question 2: The author discusses transmitted from one generation to the next in
paragraph 4 in order to:
A. provide a specific example of characteristics being passed on
B. show how a large size gene pool could lead to more mutation in the next generation
C. indicate how casual grouping leads to mass variations
D. demonstrate how a large gene pool will lead to less variation.
Bởi vì tác giả bắt đầu viết về eye color bằng “for example” nên chúng ta hiểu rằng tác giả
đang cố gắng làm rõ luận điểm đằng trước.

22


Vậy để tìm câu trả lời cho câu hỏi 1, ta hãy đọc kĩ câu trước: “This is basically how
different varieties of the same allele survive in a gene pool of population.” Vậy câu trả
lời logic nhất là D.
Đối với câu hỏi 2, tác giả miêu tả ngắn gọn việc di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
là để rút ra một kết luận: The bigger this gene pool is, the more likely genetic variation
will exist in the next generation. Vì vậy trong 4 đáp án, ta hãy tìm câu trả lời gần với kết
luận này nhất. Đáp án A không đúng vì tác giả không cung cấp ví dụ cụ thể. Đáp án giới
thiệu các thuật ngữ và ý kiến mới, do vậy đáp án này cũng không đúng. Dựa trên câu trích
dẫn ở trên thì đáp án D là có ý nghĩa đối lập. Vậy đáp án đúng là đáp án B.
3. Dạng câu hỏi 3: Nhận diện cách tổ chức ý tưởng hoặc bố cục chung hoặc thái độ
(General organization or attitude)
Dạng câu hỏi này thường yêu cầu xác định bố cục của đoạn văn hoặc thái độ của tác
giả trong đoạn văn. Đối với dạng câu hỏi bố cục ta nên chú ý đến từ nối giữa các đoạn văn.
Đối với câu hỏi về thái độ của tác giả, chúng ta nên chú ý đến các tính từ biểu đạt hoặc phán
đoán dựa vào nội dung chính sau khi đã đọc lướt toàn bài. Chúng ta cần phải dùng phương
pháp loại trừ đối với các phương án hoàn toàn sai.
Organization question
Time order ( trình tự thời gian)

Cause and effect ( nguyên nhân và hệ quả)
Definition – example (định nghĩa – ví dụ)
Comparison and contrast ( so sánh)
Problem – solution ( vấn đề và giải pháp)

Dấu hiệu
Firstly, secondly, finally, next, then…
Because, since, as, lead to, due to, as a
result, consequently
Define, mean, indicate, show
On the one hand, on the other hand
More, less, least, most
Cause, result in, deal with, solution,

Example:
Since the world became industrialized, the number of animal species that have either
become extinct or have neared extinction has increased. Bengal tigers, for instance, which
once roamed the jungles in vast numbers, now number only about 2,300. By the year 2025,
it is estimated that they will become extinct.
What is alarming about the case of the Bengal tiger is that this extinction will have
been caused almost entirely by poachers who, according to some sources, are not always
interested in material gain but in personal gratification. This is an example of the

23


callousness that is contributing to the problem of extinction. Animals such as the Bengal
tiger, as well as other endangered species, are valuable parts of the world’s ecosystem.
International laws protecting these animals must be enacted to ensure their survival – and
the survival of our planet.

Countries around the world have begun to deal with the problem in various ways.
Some countries, in an effort to circumvent the problem, have allocated large amounts of
land to animals reserves.They then charge admission prices to help defray the costs of
maintaining the parks, and they often must also depend on world organizations for support.
This money enables them to invest in equipment and patrols to protect the animals. Another
response to the increase in animal extinction is an international boycott of products made
from endangered species. This has had some effect, but by itself it will not prevent animals
from being hunted and killed.
Question 1: The passage is divided into two paragraphs in order to contrast:
A. A comparison and a contrast

B. A problem and a solution

C. Specific and general information

D. A statement and an illustration

Như ta thấy hai đoạn trong bài phát triển theo hai hướng khác nhau
Đoạn 1: “alarming about the case of the Bengal tiger is that this extinction will have been
caused almost entirely by poachers” cảnh báo về tình trạng hổ Belgan bị tuyệt chủng do săn
bắn.
Đoạn 2: “Countries around the world have begun to deal with the problem in various
ways” các quốc gia đang khắc phục vấn đề theo những cách khác nhau. Dấu hiệu nhận biết
ở đây là “deal with the problem”
Như vậy đáp án sẽ là B vì hai đoạn này nói về vấn đề tuyệt chủng của các loài độc vật quý
hiếm là do săn bắt và các nước đang đưa ra giải pháp cho nó
Question 2: Which of the following best describes the author’s attitude?
A. indifferent

B. surprised


C. concerned

D. forgive

- Với dạng câu hỏi này ta nên làm sau khi đọc lướt toàn bài để hiểu nội dung chính của bài
như thế nào ta sẽ tìm ra thái độ của tác giả được thể hiện trong bài.
- Trong bài tập này, tác giả đã nêu vấn đề và giải pháp của các nước đối với việc các loài
động vật quý hiếm vậy thì chắc chắn ta sẽ loại được phương án A (indifferent: thờ ơ).
Dường như phương án B và D không được đề cập. Nên đáp án chính xác sẽ là C: concerned

24


(quan tâm) vì tác giả đã nêu cảnh báo về sự tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm và
cách để khắc phục vấn đề này là gì.
- Thông thường đối với dạng bài tập này ta thường gặp khó khăn vì gặp nhiều từ mới trong
câu hỏi này. Và từ ngữ thể hiện thái độ thường là các tính từ cho nên sau mỗi bài đọc hiểu
giáo viên nên lựa chọn một số từ ngữ hay gặp trong dạng này để giúp các em học sinh chú ý
và bổ sung từ mới.
4. Dạng câu hỏi 4: Câu hỏi suy luận, tìm hàm ý (Inference)
Dạng câu hỏi này thường yêu cầu học sinh rút ra kết luận hoặc suy diễn về các chi
tiết được nêu trong đoạn văn. Dạng câu hỏi này thường bao gồm các từ “ implied (hàm ý),
inferred (suy ra), hoặc probably ( có thể ) là những dấu hiệu cho bạn nhận ra những câu
hỏi dạng này. Với câu hỏi này thì đáp án không trực tiếp được đưa ra trong bài mà học sinh
cần phải dựa vào những thông tin đã có sẵn trong bài để suy diễn và đưa ra kết luận.
Implied detail questions
It is implied in the passage that …..
It can be inferred from the passage that ….
It is most likely that….

Các câu hỏi thường gặp

What probably happened….?
What does the author imply about ….?
It is most likely that ….
Which of the following can be inferred from paragraph …
about ….?
Câu trả lời cho câu hỏi này thường dựa vào ý hiểu của mình

 Câu trả lời

đối với bài, tuy nhiên học sinh có thể tìm theo trình tự của bài
đọc.
- Tìm từ chính (key words), then chốt của mỗi câu hỏi.
- Đọc lướt (skimming) đọc lướt xem từ then chốt, ý then chốt
nằm ở chỗ nào trong đoạn văn (thường theo thứ tự trong bài).

 Cách làm

- Đọc kỹ các câu văn chứa các từ, ý then chốt.
- Tìm câu trả lời phù hợp theo đoạn văn.
- Dùng phương pháp loại trừ loại phương án sai nhất, rồi chọn
phương án đúng nhất trong các phương án còn lại.

Example:

25



×