Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

SKKN vận dụng dạy học tích hợp liên môn chủ đề “ quang hợp ở thực vật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.87 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................................1
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN....................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................................3
1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn....................................................................3
2. Ưu điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.............................................3
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN.............4
1. Thuận lợi...............................................................................................................4
2. Khó khăn...............................................................................................................5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN...................................................................................5
1. Bước 1: Xây dựng chủ đề dạy học.........................................................................5
2. Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu..........................................................6
3. Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện chủ đề bài học....................................................6
4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch đánh giá sản phẩm của học sinh...............................8
5. Bước 5: Soạn giáo án và tiến hành giảng dạy thực tế............................................9
KẾT QUẢ CỤ THỂ...............................................................................................28
1.Về kết quả kiểm tra đánh giá học tập của học sinh..................................................28
2.Về ý thức thái độ học tập........................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30


CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNTT



Công nghệ thông tin

KN

Kĩ năng

GV

Giáo viên

GD

Giáo dục

GDCD

Giáo dục công dân

GD – ĐT

Giáo dục và đào tạo

HS

Học sinh

HƯNK

Hiệu ứng nhà kính


NL

Năng lực

SL

Số lượng

SGK

Sách giáo khoa

THCS

Trung học cơ sở

THLM

Tích hợp liên môn

THPT

Trung học phổ thông

TB

Tế bào

QH


Quang hợp

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Dạy học tích hợp liên môn (THLM) là một trong những điểm mới của chủ
trương GD hiện nay phù hợp với mục tiêu đặt ra và đã được GV của các cấp học THPT,
THCS hưởng ứng thông qua các cuộc thi do Bộ GD - ĐT tổ chức.
1


Mặt khác một vấn đề mà hiện nay toàn nhân loại đang quan tâm đó chính là biến
đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay
gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu
và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh
được, biểu hiện của nó để lại thiệt hại vô cùng to lớn ảnh hưởng đến sự sống . Tuy
nhiên, kiến thức về BĐKH còn rời rạc ở các môn học và ở các bài riêng lẻ, chưa có nội
dung cụ thể về ứng phó BĐKH.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã xây dựng và tiến hành dạy thực nghiệm chủ đề
“Quang hợp ở thực vật” trong nội dung chương trình Sinh học 11, áp dụng với HS lớp
11 trường THPT Sông Lô từ tháng 9/2016 đến tháng 10/2018 với HS lớp 11 trường
THPT Sáng Sơn (phân hiệu 2) . Chủ đề này có nội dung chính là kiến thức sinh học, vận
dụng các kiến thức địa lí, vật lí, GDCD nhằm GD ý thức và giải quyết vấn đề thực tiễn
ứng phó với hiệu ứng nhà kính (HƯNK) – một khía cạnh của ứng phó với BĐKH, hình
thành các năng lực (tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, CNTT) và
phẩm chất ( sống yêu thương, tự chủ, trách nhiệm) cho HS.
Điểm mới của đề tài: xây dựng được chủ đề có sự tích hợp liên môn, lồng ghép
GD ứng phó với BĐKH, thiết kế được các hoạt động dạy học tích cực nhằm tạo hứng
thú, phát triển năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy góp
phần giảm tải học tập cho HS.

2. Tên sáng kiến:
Vận dụng dạy học tích hợp liên môn chủ đề “ Quang hợp ở thực vật”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Hải
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0396919426
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trần Thị Hải.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong thực tiễn giảng dạy và học tập môn
Sinh học lớp 11, cụ thể trong các tiết học 8,9.
2


6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 8 /10/2016`
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có mối liên hệ vào quá trình
giảng dạy các môn như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo
dục chủ quyền quốc gia; giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…vào các môn
học: địa lí, hóa học, sinh học…
Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức có sự tương đồng đến hai hay
nhiều môn học để dạy học, giúp giảm tải cho HS không phải học lại nhiều lần cùng một
nội dung ở nhiều môn học khác nhau.
Như vậy, dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến
hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói về phương pháp và mục tiêu của hoạt động
dạy học, “ liên môn” là nói tới nội dung dạy học. Khi dạy học “Tích hợp” thì chắc chắn
phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại.
2. Ưu điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
* Đối với giáo viên:

Giáo viên đã có sự am hiểu những kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy môn
của mình nên dễ dàng xây dựng chủ đề thống nhất không bị trùng lặp.
Người giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người tổ chức,
kiểm tra, đánh giá, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.
Giáo viên các bộ môn liên quan có thể chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau
trong dạy học.
* Đối với học sinh
Các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn khách quan nên sinh động, thu hút học
sinh nên tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.
HS có động lực để sáng tạo, tư duy và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nhờ đó năng
lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển.
3


HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức của các môn học khác
nhau, giảm tình trạng quá tải, nhàm chán, đồng thời có được sự hiểu biết tổng quát làm
tăng khả năng tự giác chủ động trong học tập.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
1. Thuận lợi
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã có sự am hiểu những kiến thức liên môn trong quá trình giảng dạy
môn của mình nhưng chưa đi sâu mà thôi.
- Với việc đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên không chỉ là người truyền
đạt kiến thức mà trở thành người tổ chức, kiểm tra, đánh giá, định hướng hoạt động học
của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.
- Trong những năm qua GV cũng đã được tập huấn trang bị thêm nhiều kiến thức
mới về dạy học tích cực: dạy học theo dự án, dạy học phát triển năng lực...
- Các nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học hiện đại có thể đáp ứng một
phần đổi mới phương pháp dạy học hiên nay. Bên cạnh đó, sự phát triển của công
nghệ thông tin (CNTT), sự hiểu biết của đội ngũ GV của nhà trường là cơ sở để

chúng ta bắt tay vào dạy học THLM có hiệu quả.
* Đối với học sinh:
- Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức thực tế các môn học nhất là các môn tự
nhiên và có tinh thần phát huy tư duy sáng tạo.
- Môn Sinh học có tính thực tế cao nên HS có hứng thú tìm hiểu và khám phá. Khi
được học theo chủ đề HS càng có khả năng liên hệ thực tiễn và phát huy được tính tích
cực trong học tập.
2. Khó khăn
* Đối với giáo viên:
- GV phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác và phải rà soát
nội dung chương trình, sách giáo khoa để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời
bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp nên sẽ vất vả hơn.
4


- Đồng thời, GV phải cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình
hiện hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho
giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học trong nhiều trường còn nhiều
hạn chế nhất là các trường ở nông thôn, vùng khó khăn.
* Đối với học sinh:
- Dạy học tích hợp liên môn mới được áp dụng triển khai nên học sinh hiện nay ít
nhiều còn lạ lẫm và chưa bắt kịp cách học ngay được.
- Mục tiêu lựa chọn nghành nghề ở nước ta hiện nay và quy định các môn thi THPT
Quốc gia khiến đa số HS và phụ huynh xem nhẹ các môn không đăng kí thi.
Vì vậy, để hiểu rõ thêm về vấn đề lý luận của việc dạy học tích hợp liên môn nêu
ở trên, từ 2 bài là bài 8: “Quang hợp ở thực vật”, bài 9: “Quang hợp ở các nhóm thực
vật C3 ,C4, CAM” (chương trình Sinh học 11 cơ bản) tôi đã xây dựng thành chủ đề vận
dụng dạy học THLM chủ đề “Quang hợp ở thực vật”.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Bước 1: Xây dựng chủ đề dạy học
+ Kiến thức nội môn: Sinh học 10, 11
Môn Sinh học 11: bài 8 “Quang hợp ở thực vật” và bài 9 “ Quang hợp ở các nhóm thực
vật C3 , C4, CAM”.
Môn Sinh học 10: bài 17 “ Quang hợp”.
+ Kiến thức liên môn:
Môn Địa lí 10: bài 11 “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ trên trái đất”, mục II.1: Bức xạ
và nhiệt độ không khí.
Môn Địa lí 11: bài 3 “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”, mục II.1: Biến đổi khí hậu
toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.
Môn GDCD 10: bài 15 “ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”, mục: Ô
nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
Môn Tin học: HS sẽ vận dụng những kiến thức về tin học như Word, PowerPoit… để xử
lí thông tin bài học dưới dạng bản báo cáo, hay video…
5


2. Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện chủ đề bài học
3.1. Chuẩn bị tài liệu, nguồn cung cấp thông tin
* Giáo viên:
- Xác định nội dung chủ đề:
+ Xác định nội dung chủ đề, nội dung liên môn, những kiến thức mà học sinh đã biết
hoặc chưa biết liên quan của chủ đề.
+ Xác định mức độ nhận thức, hình thành kĩ năng, năng lực để xây dựng bộ câu hỏi
tương ứng theo mức độ.
- Thiết bị cần sử dụng:

+ Sách giáo khoa các môn: Sinh học 10,11; Địa lí 10,11; GDCD 10.
+ Tư liệu hình ảnh, video về ô nhiễm môi trường không khí, các hoạt động khai thác của
con người, hậu quả của HƯNK, BĐKH.
+ Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức
từng phần.
+ Máy chiếu. Giấy Ao, bút dạ, phiếu học tập ... cho HS hoạt động nhóm.
* Học sinh:
- Mỗi HS và nhóm HS nghiên cứu kĩ nội dung bài học theo phân công.
- Học sinh chuẩn bị hoàn thành sản phẩm theo nhóm phân công.
3.2. Chuẩn bị kế hoạch bài học:
GV dạy chủ đề “Quang hợp ở thực vật” trong 2 tiết ở lớp với các bước sau:
* Tiết 1: Chia nhóm HS hoạt động theo các nội dung phân công:
+ Nhóm 1: Khái quát về quang hợp ở thực vật.
+ Nhóm 2: Cơ quan, bào quan quang hợp.
+ Nhóm 3: Quá trình quang hợp ở thực vật.

6


+ Nhóm 4: Vai trò của quang hợp ở thực vật trong điều hòa không khí, góp phần hạn
chế HƯNK. (Hoạt động về nhà).
* Tiết 2: - Báo cáo kết quả theo nhóm
- Thảo luận các nhóm và giáo viên đánh giá kết quả
Mô tả giáo án dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Quang hợp ở thực vật”
Tiết Thời Tiến trình
1

Hoạt động của HS

Hỗ trợ của GV


Sản phẩm của

gian
3

dạy học
1. Thảo luận

Thảo luận nội dung

Cung cấp 1 số

HS
Nêu được nội

phút

xác định nội

chính của chủ đề

hình ảnh liên

dung chính của

5

dung chủ đề
2. Tìm hiểu


Quan sát hình ảnh

quan
Đưa ra câu hỏi

chủ đề
Khái niệm QH

phút

khái quát

và trả lời câu hỏi

liên quan

ở thực vật

quang hợp

khái niệm, vai trò

Vai trò của

9

3. Tìm hiểu

QH.

Thảo luận và trình

Phát phiếu học

quang hợp
Nêu được đặc

phút

cơ quan, bào

bày nhiệm vụ được

tập, cung cấp 1 số điểm của lá,

quan quang

giao

hình ảnh liên

lục lạp, hệ sắc

quan

tố QH phù hợp

hợp ở thực
18


vật
4. Tìm hiểu

Nghiên cứu SGK,

Phát phiếu học

với chức năng
Phân biệt QH

phút

quá trình

thảo luận, hoàn

tập

ở thực vât C3,

quang hợp ở

thành phiếu học tập

15

thực vật
5. Tìm hiểu

Xác định nội dung


- Lên kế hoạch

phút

vai trò QH

của chủ đề

thực hiện dự án

góp phần

Tham gia thực hiện

Phiếu đánh giá

điều hòa khí

dự án

sản phẩm

1

chế HƯNK
6.Thực hiện

Thực hiện dự án và


Hỗ trợ học sinh

Sơ đồ tư duy,

tuần

dự án

định hướng đã

khi cần thiết

bài thuyết trình

C4, CAM

hậu và hạn

được giao
7


2

7. Báo cáo

Báo cáo theo nhóm, Lắng nghe HS

Khái quát


và đánh giá

trả lời câu hỏi của

báo cáo và đặt

HƯNK

kết quả dự

các nhóm và GV

câu hỏi cho các

Giải thích vai

án

Thảo luận đánh giá

nhóm

trò thực vật với

sản phẩm của các

Đánh giá sản

hạn chế


nhóm khác

phẩm của HS

HƯNK

Thống nhất nội

Nhận xét, tổng

- Ứng dụng

dung nghiên cứu

kết các vấn đề

trong chống
BĐKH

4. Bước 4: Xây dựng kế hoạch đánh giá sản phẩm của học sinh
TT
1
2
3
4
5

Nội dung đánh giá
Đánh giá kiến thức
NL tự học


Hình thức, phương pháp đánh giá
Kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan
Xem, nghe những thông tin kiến thức mà HS tự đọc, tự

NL thuyết trình
NL hợp tác nhóm

nghiên cứu rồi đưa ra nhận xét, kết luận.
Quan sát, lắng nghe các nhóm báo cáo sản phẩm.
Đánh giá kết quả thảo luận nhóm của học sinh, sản

NL giải quyết vấn đề

phẩm của các nhóm HS
Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ đặt ra
cho cá nhân, nhóm

5. Bước 5: Soạn giáo án và tiến hành giảng dạy thực tế
5.1. Mục tiêu:
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm về quang hợp, vai trò của quang hợp.
+ Chứng minh được cấu tạo và hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp
+ Nêu và chứng minh lục lạp là bào quan quang hợp.
+ Trình bày được các hệ sắc tố quang hợp và chức năng của chúng.
+ Phân biệt được đặc điểm quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM.
+ Chứng minh được quang hợp ở mỗi nhóm thực vật thích nghi với môi trường sống
của chúng.
+ Giải thích được nguyên nhân, cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Phân tích
được hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra ở hiện tại và tương lai.

8


+ Chỉ ra tầm quan trọng của quang hợp ở thực vật đối với việc hạn chế HƯNK.
+ Đưa ra được các giải pháp hạn chế khí nhà kính.
- Kĩ năng
+ Rèn luyện khả năng tư duy, hoạt động nhóm, thu thập và xử lí thông tin, khai thác
kênh hình...
+ Biết vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Thái độ
+ Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường, trách nhiệm của công dân và HS nhằm hạn
chế tác động tiêu cực của HƯNK và bảo vệ môi trường.
+ Nghiêm túc, hoạt động tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức.
- Năng lực hình thành
+ Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực ứng dụng CNTT.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tự học, năng lực thuyết trình.
5.2. Bảng mô tả mức độ nhận thức được hình thành
Các nội

Mức độ nhận thức
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

(1)


(2)

(3)

(4)

chủ đề
Khái quát về - Nêu khái niệm,

Giải thích được

- Giải một số

Đề xuất các

quang hợp ở viết phương trình

các hiện tượng

bài tập về QH giải pháp thông

thực vật.

tổng quát QH ở

liên quan đến

(3.1.1)


thực vật (1.1.1)

vai trò của QH

QH (trồng cây

- Nêu được các vai

(2.1.1)

xanh,dược

dung chính
của

qua vai trò của

trò chính của QH ở

liệu…)

Thực vật có

thực vật (1.1.2)
Nêu được các cơ

Phân biệt được

Chứng minh


(4.1.1)
Thiết kế thí

khả năng

quan, bào quan

các sắc tố QH

cấu tạo của lá

nghiệm chứng

quang hợp.

thực vật tham gia

(2.2.1)

phù hợp với

minh vai trò

chức năng

của lá trong

QH (1.2.1)
9



Nêu được các sắc

QH (3.2.1)

tố và vai trò khi

QH
(4.2.1)

tham gia QH
(1.2.2)
Chỉ ra nguyên liệu

Quá trình

Trình bày mối

Giải thích sự

Vận dụng kiến

quang hợp ở và sản phẩm ở mỗi

quan hệ giữa các khác nhau về

thức QH vào

thực vật.


pha của quá trình

pha trong QH

năng suất các

các loài thực

QH (1.3.1)

(2.3.1)

nhóm thực

vật cụ thể

So sánh QH ở

vật (3.3.1)

(4.3.1)

các nhóm thực
QH ở thực

Nêu được nguyên

vật (2.3.2)
Giải thích được


vật điều hòa

nhân gây ra

cơ chế các hậu

huống thực

giải pháp sinh

không khí,

HƯNK(1.4.1)

quả do HƯNK

tiễn dựa trên

học giảm hậu

hạn chế

- Nêu hậu quả của

(2.4.1)

kiến thức đã

quả gây ra do


HƯNK

HƯNK (1.4.2)

học (3.4.1)

HƯNK (4.4.1)

Phân tích tình Đề xuất các

5.3. Một số câu hỏi phân loại theo mức độ nhận thức
* Nhận biết

Khái quát về quang hợp ở thực vật.
(1.1.1)
Câu 1: Quang hợp ở thực vật là gì ?
Câu 2 : Viết PTTQ của quang hợp .
Chỉ ra nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp ở thực vật.
(1.1.2)
Câu 3: Nêu vai trò của quang hợp.
Cơ quan, bào quan quang hợp.
(1.2.1)
Câu 4: Ở thực vật cơ quan, bào quan nào thực hiện chức năng quang hợp?
(1.2.2)
Câu 5: Cho biết các sắc tố quang hợp và vai trò của chúng trong quang hợp?
Quá trình quang hợp ở thực vật
(1.3.1)
Câu 6: Nêu những pha của quá trình quang hợp ở thực vật? Chỉ ra nguyên
liệu tham gia, sản phẩm tạo thành của mỗi pha.
Câu 7: Sản phẩm nào của pha sáng là nguyên liệu cho pha tối?

A. ATP, NADPH và O2.

B. ATP, NADPH và CO2.

C. ATP, NADP+ và O2.

D. ATP, NADPH.
10


Quang hợp ở thực vật điều hòa không khí, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính
(1.4.1)
Câu 8: Kể tên các khí gây HƯNK.
(1.4.2)
Câu 9: Trình bày các hậu quả của HƯNK.
* Thông hiểu
Khái quát về quang hợp ở thực vật.
(2.1.1)
Câu 1: Tại sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới vật liệu xây dựng?
(2.2.1)
Câu 2: Cho thí nghiệm sau :
1- Chiết rút sắc tố: Cân khoảng 2 – 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền
nát. Dùng ống đong 20ml cồn đổ vào cối, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào
cốc thí nghiệm, thu được hỗn hợp sắc tố màu xanh lục.
2- Tách sắc tố thành phần : Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dung dịch
vừa chiết, đổ vào cốc thí nghiệm, lắc đều rồi để yên. Sau vài phút quan sát
cốc thí nghiệm sẽ thấy dung dịch màu phân lớp: Lớp phía dưới có màu vàng
là màu của carôten hòa tan trong benzen, lớp phía trên có màu xanh lục là
màu của clorophyl hòa tan trong cồn.
- Vì sao phải dùng dung môi hữu cơ tách chiết sắc tố?

- Nguyên tắc tách chiết sắc tố ra khỏi hỗn hợp?
Câu 3: Sắc tố nào trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng mặt trời thành
ATP, NADPH trong quang hợp?
A. diệp lục b.

B. diệp lục a.

C. diệp lục a, b.
D. diệp lục a, b và carôtenôit.
Quá trình quang hợp ở thực vật
(2.3.1)
Câu 4: Trình bày mối quan hệ pha sáng và pha tối trong quang hợp? Không
(2.3.2)

có pha sáng thì pha tối có xảy ra không? Giải thích?
Câu 6: Lập bảng so sánh các đặc điểm giải phẫu, sinh lí, hóa sinh của các
nhóm thực vật C3,C4,CAM. Từ đó rút ra kết luận gì?
Câu 7: Quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở pha nào?
Câu 8: Giải thích các tên gọi thực vật C3, thực vật C4 và thực vật CAM.
Câu 9: Sự giống nhau trong quang hợp giữa thực vật C3 và C4 là:
A. sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.

B. thời gian cố định CO2.

C. enzim cố định CO2 đầu tiên.
D. không gian cố định CO2.
Quang hợp ở thực vật điều hòa không khí, góp phần hạn chế hiêu ứng nhà kính
11



(2.4.1)

Câu 10: Giải thích cơ chế khí nhà kính làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên.
Câu 11: Vai trò của trồng rừng, khôi phục rừng trong hạn chế HƯNK là
A. hấp thụ khí CO2 , làm giảm lượng khí này trong không khí.
B. hấp thụ khí CH4 , làm giảm lượng khí này trong không khí.
C. chống xói mòn.

D. biến đổi năng lượng trong chu trình sống.

* Vận dụng
Khái quát về quang hợp ở thực vật.
(3.1.1)
Câu 1: Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng với
năng suất 12 tấn sinh khối/năm.
Thực vật có khả năng quang hợp.
(3.2.1)
Câu 2: Chứng minh đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng QH.
Quá trình quang hợp ở thực vật
(3.3.1)
Câu 3: Vì sao thực vật CAM có năng suất sinh học thấp nhất, thực vật C4 có
(3.3.2)

hiệu suất quang hợp cao nhất trong 3 nhóm thực vật ?
Câu 5: Con đường CAM trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện
đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?

Liên hệ
(3.4.1)


Câu 6: Trồng cây xanh có thể hạn chế HƯNK, tại sao?

* Vận dụng cao
Khái quát về quang hợp ở thực vật.
(4.1.1)
Câu 1: Hãy xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm nâng cao ý thức của con
người về một thế giới xanh, sạch.
Thực vật có khả năng quang hợp.
(4.2.1)
Câu 3: Thiết kế thí nghiệm chứng minh quang hợp ở thực vật thải O2 và tạo ra
sản phẩm là chất hữu cơ.
Quá trình quang hợp ở thực vật
(4.3.1)
Câu 1: Dưới đây là 3 loài cây với một số đặc điểm hình thái, giải phẫu và sinh
lí như sau:
* Loài cây: I. Cây xương rồng.

II. Cây mía.

III. Cây lúa.

* Đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí:
1. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban đêm.
2. Thực vật C3.

3. Thực vật C4.
12

4. Thực vật CAM.



5. Có 2 loại lục lạp.

6. Quá trình cố định CO2 thực hiện vào ban ngày.

7. Xảy ra hô hấp sáng làm hao hụt sản phẩm QH.

8. Lá mọng nước.

- Hãy xác định tổ hợp đúng:
A. I: 2, 5

II: 3, 7 III: 6, 7, 8

B. I: 4, 5

II: 3, 8 III: 2, 5, 6

C. I: 1, 4, 8

II: 3, 5 III: 2, 6, 7

- Giải thích sự thích nghi với môi trường sống của từng tổ hợp đã chọn.
Quang hợp ở thực vật điều hòa không khí, góp phần hạn chế hiêu ứng nhà kính
(4.4.1)
Câu 3: Đề xuất các giải pháp hạn chế HƯNK nếu em là một nhà khoa học,
hay nhà quản lí môi trường.
5.4. Giáo án giảng dạy Tiết 1:
CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
Trình bày được khái niệm về quang hợp, vai trò của quang hợp.
Nêu được cơ quan và bào quan quang hợp ở thực vật.
Chứng minh được cấu tạo và hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp, chứng
minh lục lạp là bào quan quang hợp.
Trình bày được các hệ sắc tố quang hợp và chức năng của chúng.
Phân biệt được đặc điểm quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
Chứng minh được đặc điểm quang hợp của mỗi loài thực vật thích nghi với môi trường
sống khác nhau.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tự học, tìm kiếm sự hỗ trợ, lắng nghe tích cực, giải quyết khó khăn, hợp
tác, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin…
Rèn luyện tư duy logic, tổng hợp.
Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Năng lực:
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
NL giao tiếp và hợp tác nhóm.
13


NL tự học, năng lực thuyết trình.
4. Thái độ:
Học sinh ý thức được việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thực vật trên Trái đất.
II. Chuẩn bị của giáo viên- học sinh
1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
- Hình ảnh tư liệu về ô nhiễm môi trường không khí, hiệu ứng nhà kính, hậu quả của
hiệu ứng nhà kính.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint.
2. Học sinh: SGK, đọc và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.
III. Phương pháp

Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận xác định nội dung chủ đề
GV: Chiếu 1 số hình ảnh.
GV: yêu cầu HS quan sát các hình và nêu lên chủ đề chung của chúng
HS: thảo luận và đưa ra các ý kiến khác nhau
GV: - dẫn dắt HS phân tích các bức tranh, đưa ra chủ đề: Quang hợp ở thực vật

14


GV: Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra nội dung chính của chủ đề
HS: thảo luận, thống nhất nội dung của chủ đề
SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA HỌC SINH
Nội dung chủ đề quang hợp ở thực vật
Nội dung 1: Khái quát về quang hợp ở thực vật
Nội dung 2: Cơ quan, bào quan quang hợp
Nội dung 3: Quá trình quang hợp ở thực vật
Nội dung 4: QH ở thực vật điều hòa không khí, góp phần hạn chế HƯNK

GV: dùng sơ đồ tư duy để HS quan sát tổng quát các nội dung chính của chủ đề

Nội dung 1: Khái quát về

Nội dung 3: Quá trình quang

quang hợp ở thực vật


hợp ở thực vật

QUANG HỢP
Ở THỰC VẬT

Nội dung 4: Quang hợp ở thực
vật điều hòa không khí, góp
phần hạn chế HƯNK

Nội dung 2: Cơ quan, bào
quan quang hợp

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về quang hợp ở thực vật
GV: yêu cầu HS nghiên cứu và cho biết: Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp.
HS: thảo luận và trả lời
SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA HỌC SINH
Khái quát về quang hợp ở thực vật
15


- Khái niệm: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt
trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí
cacbonic và nước.
- PTTQ
12 H2O + 6 CO2

Năng lượng ánh sáng

C6H12O6 + 6 O2 ↑+ 6 H2O


Diệp lục

- Vai trò của quang hợp:
+ Tạo chất hữu cơ: QH tạo ra hầu hết toàn bộ các chất hữu cơ trên Trái Đất.
+ Tích lũy năng lượng: năng lượng ánh sáng mặt trời→năng lượng hóa học.
+ Điều hòa không khí: Nhờ QH mà tỉ lệ CO2 và O2 trong khí quyển được cân bằng
(CO2: 0,03%, O2: 21%).
Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ quan, bào quan quang hợp ở thực vật
GV: Đặt vấn đề: Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?
HS: Thảo luận
GV:
- Cho HS quan sát hình ảnh cấu tạo của lục lạp, video sự hấp thụ ánh sáng của lá
- Đưa ra 1 số loại cành lá thật cho HS quan sát.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm. Từ đó yêu cầu HS thống nhất về nội dung chính
của phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 1
Chứng minh cơ quan, bào quan ở thực vật có chức năng quang hợp
Nêu cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp? Hình thái của cơ quan đó phù
hợp với chức năng quang hợp như thế nào?
Bào quan nào ở thực vật tham gia quang hợp? Đặc điểm cấu tạo bào quan đó phù
hợp với chức năng quang hợp như thế nào?
Hệ sắc tố quang hợp có thành phần, chức năng như thế nào?
HS: thảo luận theo nhóm và hoàn thành nội dung trên giấyA0.
Trình bày báo cáo theo nhóm, các nhóm khác góp ý.
GV: - Lắng nghe. Nhận xét phần trình bày của HS.
Kết luận: Thực vật có cấu tạo phù hợp với chức năng QH
16


SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA HỌC SINH

Chứng minh cơ quan, bào quan ở thực vật có chức năng quang hợp
- Cơ quan QH: Lá thường có dạng bản mỏng, rộng, luôn hướng về ánh sáng.
- Lục lạp là bào quan quang hợp
Lục lạp: Có các hạt Grana chứa hệ sắc tố quang hợp và chất nền
Hệ sắc tố quang hợp
Hệ sắc tố: Gồm sắc tố chính (diệp lục) và sắc tố phụ (carôtenôit).
Vai trò: hấp thu và chuyển hoá quang năng thành hoá năng.
Các sắc tố QH hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm
phản ứng quang hợp theo sơ đồ:
Carôtenôit  Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a trung tâm.
Sau đó quang năng được chuyển hoá thành NL trong các liên kết hóa học của ATP
và NADPH
Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức sinh học 10: Quang hợp gồm những pha nào? Mối
quan hệ giữa các pha.
HS: Ôn lại và trả lời
GV: Giới thiệu: Dựa vào đặc điểm pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật chia làm
3 nhóm: C3, C4, CAM. Các nhóm thực vật này có quá trình quang hợp khác nhau như
thế nào?
GV: Chiếu hình ảnh về con đường cố định CO 2 ở thực vật C3, C4, CAM; phát phiếu học
tập định hướng

17


PHIẾU HỌC TẬP 2
So sánh quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM
Điểm so sánh

C3


C4

CAM

Đại diện
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm cố định CO2
đầu tiên
Không gian thực hiện
Thời gian
Năng suất sinh học

HS: Thảo luận theo từng nhóm và hoàn thành trên giấy A0.
Từng nhóm báo cáo, các nhóm khác đóng góp ý.
GV: Lắng nghe và đặt câu hỏi
+ Thời gian cố định và tái cố định CO 2 ở thực vật CAM có ý nghĩa gì đối với đời
sống của chúng?
+ Tại sao quang hợp ở thực vật C4 đem lại năng suất cao?
HS: thảo luận và trả lời
+ Thực vật CAM có đời sống khô hạn, khí khổng đóng và ban ngày để hạn chế thoát
hơi nước do đó quá trình cố định CO 2 xảy ra vào ban đêm khi khí khổng mở, nhiệt độ
giảm, có sự bão hòa hơi nước.
+ Thực vật C4 có quá trình cố định CO2 thực hiện nhờ chu trình C4, tái cố định CO2
thực hiện nhờ chu trình Canvin do đó CO 2 được dự trữ trong AM, ít phụ thuộc vào môi
trường, mặt khác thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO 2 thấp hơn,
thoát hơi nước thấp hơn...nên có năng suất cao hơn.
GV: - Nhận xét phần trình bày của HS.
Kết luận: Mỗi loài thực vật khác nhau có quá trình quang hợp khác nhau (pha tối) để
18



thích nghi với môi trường sống.
SẢN PHẨM MONG MUỐN CỦA HỌC SINH
Bảng so sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C 3 , C4 , CAM
Điểm so sánh
Đại diện
Chất nhận CO2 đầu

C3

C4

CAM

RiDP

PEP (phôtpho

PEP.

tiên

(Ribulôzơ 1,5

enol pyruvat).

Enzim cố định CO2

diphôtphat).

Rubisco.

PEP-cacboxilaza

PEP-cacboxilaza

Sản phẩm cố định

APG (axit

và Rubisco.
AOA (axit oxalo

và Rubisco.
AOA  AM

CO2 đầu tiên

phôtpho

axetic).

Không gian thực hiện

glixeric)
Lục lạp tế bào

Lục lạp TB mô

Lục lạp tế bào mô


mô giậu.

giậu và lục lạp

giậu.

TB bao bó mạch.
Thời gian
Ban ngày.
Ban ngày.
Cả ngày và đêm
Năng suất sinh học
Trung bình
Cao
Thấp
Hoạt động 5: Tìm hiểu quang hợp góp phần điều hòa khí hậu và hạn chế hiệu ứng
nhà kính
GV: Trình chiếu powerpoint về biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính
GV: đặt vấn đề: Quang hợp có vai trò to lớn là điều hòa không khí, góp phần hạn chế
HƯNK. Vậy HƯNK là gì và con người đã có ứng dụng gì về hiểu biết quang hợp cho
hoạt động sống của con người?
HS: Thảo luận nhanh để xác định nội dung của dự án.
Nội dung 1: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính
Nội dung 2: Dựa vào kiến thức đã học, đặc biệt là phần quang hợp để đề xuất các biện
pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính.
GV: Chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về HƯNK (nguyên nhân, cơ chế, hậu quả), trình bày thông qua sơ
đồ tư duy.
Nhóm 3,4: Dựa vào hiểu biết của mình hãy sắp xếp lại các bức tranh có sẵn theo nội

19


dung nhất định, từ đó đưa ra thông điệp của nhóm cho mọi người.
Nhóm 5, 6: Trình bày các giải pháp khắc phục HƯNK qua các tình huống
+ Nếu em là chủ tịch thành phố X, em sẽ có những chính sách nào để hạn chế ô nhiễm
không khí, HƯNK và xây dựng thành phố phát triển công nghiệp bền vững (nhóm 5).
+ Với vai trò là công dân, em sẽ có những hành động như thế nào để bảo vệ môi trường
không khí, hạn chế HƯNK (nhóm 6)
GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm, biên bản làm việc nhóm ( phần phụ lục)
GV và HS kí hợp đồng làm việc, thời gian hoàn thành là 1 tuần kể từ ngày kí.
GV: Giải đáp một số thắc mắc của học sinh và hỗ trợ HS
5.5. Giáo án giảng dạy Tiết 2:
CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Giải thích được nguyên nhân, cơ chế gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Phân tích được hiện trạng do HƯNK gây ra và tác động tiêu cực của nó trong tương lai.
Thấy được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc hạn chế tác động tiêu cực
của hiệu ứng nhà kính nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Chỉ ra tầm quan trọng của quang hợp ở thực vật đối với việc hạn chế HƯNK.
Đề xuất các giải pháp hạn chế khí nhà kính.
2. Kĩ năng
Tái hiện kiến thức.
KN tự nhận thức, lắng nghe tích cực, giải quyết mâu thuẫn, hợp tác, tư duy sáng tạo,
quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin…
3. Năng lực
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có ý thức giải quyết tình huống học tập, đề xuất
các giải pháp khắc phục HƯNK.
NL giao tiếp, NL hợp tác thông qua hoạt động thảo luận.

Năng lực CNTT: sử dụng thông tin internet có chọn lọc, ứng dụng máy tính.
Năng lực tự học, năng lực thuyết trình.
20


4. Thái độ:
Học sinh ý thức được việc bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thực vật trên trái đất.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: - Giáo án, SGK,
- Hình ảnh về ô nhiễm môi trường không khí, HƯNK, hậu quả của HƯNK.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint.
2. Học sinh: SGK, sản phẩm của nhóm, tài liệu theo nội dung thực hiện.
III. Phương pháp
Dạy học khám phá, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới: Hình thức dạy học theo dự án
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Chia nhóm HS, tổ chức trò chơi ô chữ
HS: các nhóm lần lượt lựa chọn câu hỏi, thảo luận và trả lời
Câu 1: Bào quan thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật là… (6 chữ)
Đáp án: lục lạp, từ chìa khóa: L
Câu 2: Thời gian xảy ra quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM? (6 chữ)
Đáp án: ban đêm, từ chìa khóa: A
Câu 3: Oxi trong quang hợp có nguồn gốc do quá trình nào? (15 chữ)
Đáp án: Quang phân li nước, từ chìa khóa: P
Câu 4: Tên gọi của quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 ? (14 chữ)
Đáp án: Chu trình canvin, từ chìa khóa: H
Câu 5: Quang hợp ở thực vật chủ yếu tổng hợp…..( 7 chữ)
Đáp án: Glucôzơ, từ chìa khóa: Ô

Câu 6: Điều kiện cần có để phản ứng quang hợp xảy ra? (7 chữ)
Đáp án : Diệp lục, từ chìa khóa: I
Câu 7: Khí này được thải ra từ quá trình quang hợp? (3 chữ)
Đáp án : ôxi, từ chìa khóa: X
Câu 8: TB thực vật C4 thực hiện pha tối tại tế bào mô giậu và tế bào….( 9 chữ)
21


Đáp án: bao bó mạch, từ chìa khóa: A
Câu 9: Một trong những vai trò của quang hợp là: tích lũy….( 9 chữ)
Đáp án: Năng lượng, từ chìa khóa: N
Câu 10: ….làm tiêu hao 30-50% sản phẩm quang hợp ở thực vật C3.( 9 chữ)
Đáp án: Hô hấp sáng, từ chìa khóa: H
Câu hỏi từ khóa: Nhờ vai trò điều hòa khí hậu mà hệ thực vật được ví như…… của
trái đất. (10 chữ)
Đáp án : Lá phổi xanh
1

L



2
3

C

L




P

B

A

N

Đ

Ê

M

Q

U

A

N

G

P

H

Â


N

L

I

N

U

T

R

Ì

N

H C

A

N

V

I

N


G

L

U

C

Ô

Z

Ơ

6

D

I

Ê

P

L



C


7

Ô

X

I

8

B

A

O

B

Ó

M Ạ

Ư Ợ

4

C

5


H

9

N

Ă

N

G

L

10

H

Ô

H Ấ

P

N

C

Ư Ớ


C

H

G

Kết thúc trò chơi, GV đặt vấn đề:
Hệ thực vật là lá phổi xanh của trái đất nhưng hiện nay đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Vậy con người đã và đang có hành động gì cải thiện môi trường? Thực trạng
biến đổi khí hậu hiện nay do HƯNK gây ra như thế nào?
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả làm việc theo nhóm
Bước 1: GV phát cho HS phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của nhóm
Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo nội dung chủ đề theo phân công.
Nội dung 1: Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính
( Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận. Sản phẩm: trên giấy Ao, tranh ảnh)
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về HƯNK (nguyên nhân, cơ chế, hậu quả), trình bày thông qua
sơ đồ tư duy.
22


Cơ chế: Bức xạ nhiệt từ bề mặt Trái
Đất là bước sóng dài bị giữ lại (hấp
thụ) bởi khí nhà kính làm tăng nhiệt
độ Trái đất

Nguyên nhân: khí nhà kính
(H2O, CO2, CH4, N2O, CFC,
HFC, HCFC và khí ozon (O3)
trong tầng đối lưu


HIỆU ỨNG
NHÀ KÍNH

Hậu quả:

Khắc phục: điều chỉnh lượng khí
nhà kính đến mức cho phép.

- Nhiệt độ Trái đất tăng lên
- Hạn chế lượng khí nhà kính thải ra
- Mực nước biển dâng
môi trường
- Thành phần và chất lượng khí
dựng
trường
xanh:cókhôi
Nhóm thay
3,4: Dựa
hãy sắp
xếpmôi
lại các
bức tranh
sẵn theo
quyển
đổi vào các hiểu biết của mình- Xây
phục, bảo vệ rừng, ...
-nội
Sựdung
xuất nhất

hiệnđịnh
và có
từ chiều
đó hãyhướng
sử dụng một câu nói nhằm gửi gắm thông điệp của nhóm
- Nâng cao ý thức của mỗi công
gia tăng các thiên tai
cho mọi người.
dân,tất cả các quốc gia
HS: Đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình
Các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin
GV: Yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi cho phần trình bày của nhóm 1,2
HS: Đặt câu hỏi và thảo luận
GV: nhận xét sản phẩm của nhóm: Nội dung và hình thức của sơ đồ tư duy, phần
thuyết trình, phần trả lời câu hỏi của nhóm
GV: đặt câu hỏi
+ Giải thích tại sao rừng được xem là lá phổi xanh của trái đất?
+ Tại sao việc trồng rừng lại được xem là một giải pháp hạn chế HƯNK?
+Từ đó em hãy đề xuất một số mô hình trồng cây xanh nhằm hạn chế HƯNK.
HS: thảo luận và trả lời
Nội dung 2: Dựa vào kiến thức đã học, đặc biệt là về quang hợp đề xuất các
phương pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính trong tình huống cụ thể
23


( Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận. sản phẩm: bản word hoặc viết tay)
Nhóm 5, 6: tìm hiểu về các giải pháp khắc phục HƯNK qua các tình huống
+ Với vai trò là chủ tịch thành phố X, em sẽ có những chính sách nào để hạn chế được
ô nhiễm không khí, HƯNK và xây dựng thành phố phát triển công nghiệp bền vững
(nhóm 5)

+ Với vai trò là công dân, em sẽ có những hành động như thế nào để bảo vệ môi
trường không khí, hạn chế HƯNK (nhóm 6)
Các nhóm báo cáo sản phẩm thông qua thuyết trình
HS các nhóm khác lắng nghe và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin
Sau đó, GV yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi hoặc đề xuất giải pháp khác.
HS các nhóm 3,4,5 lắng nghe và trả lời.
GV nhận xét bài thuyết trình của các nhóm: Nội dung bài thuyết trình, cách trình bày
và trả lời câu hỏi.
GV nhấn mạnh: muốn nâng cao được ý thức của người dân phải nâng cao trình độ
nhận thức và chất lượng đời sống, đảm bảo kinh tế cho họ.
GV bổ sung một số mô hình đã được áp dụng trong thực tế: xây dựng ngôi nhà xanh,
các nhà máy, trường học, bệnh viện.... thân thiện với môi trường.
GV bổ sung: vấn đề HƯNK đang là một vấn đề nóng của toàn cầu thể hiện qua hội
nghị quốc tế như
+ Hội nghị COP 14: Chiều 11/12/2008 (giờ địa phương), Hội nghị Liên Hợp Quốc về
biến đổi khí hậu lần thứ 14 (COP14) đã chính thức khai mạc tại thành phố Poznan, Ba
Lan với sự tham dự của hơn 10.000 đại biểu, đại diện cho 192 bên tham gia Công ước
Khí hậu, 183 Bên tham gia Nghị định thư Kyoto và đại diện cho nhiều tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ. Hội nghị đã đánh giá cao ý kiến đóng góp của Việt Nam do
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trình bày. Hội nghị thể hiện quan điểm
chung cũng như những thỏa thuận mới mang tính toàn cầu về các vấn đề như giảm
phát thải khí nhà kính và giải pháp ứng phó với BĐKH toàn cầu sau năm 2012 khi
thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto kết thúc.
+ Hội nghị COP 18: khai mạc chiều 26/11/2012 tại Thủ đô Doha của Qatar với sự
tham dự của đại diện gần 200 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc
24


×