Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN giải pháp giúp học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ việt nam trong văn học thời kỳ chống mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.93 KB, 20 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
A) Tác giả sáng kiến: Cao Thị Hằng Nga
- Ngày tháng năm sinh: 31/8/1977.

Nữ.

- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Gia Khánh.
- Chức danh: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Văn.
B) Tên sáng kiến:
I. Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ
Việt Nam trong văn học thời kỳ chống Mỹ.
II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Giảng dạy môn Ngữ văn, cụ thể là:
- Dạy đại trà môn Ngữ văn học sinh lớp 9.
- Bồi dưỡng chuyên đề môn Ngữ văn học sinh lớp 9.
-

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9.

III. Mô tả sáng kiến:
- Mô tả nội dung:
Văn học là cuốn sách về cuộc đời, phản ánh đời sống, số phận con người ở
mọi thời đại , đấu tranh cho quyền sống và hạnh phúc của con người. Văn học
có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con
người. Nhiệm vụ cụ thể của người giáo viên dạy Văn trong nhà trường là hình
thành cho học sinh năng lực văn học: giúp học sinh có kiến thức về văn học, bồi


đắp cho các em tình yêu văn học và những tình cảm nhân văn, tốt đẹp. Để thực
hiện tốt mục tiêu ấy, người giáo viên, bên cạnh dạy học sinh đại trà theo hướng
đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần phải chú trọng đến công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi.
1


Là một giáo viên được Ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn xác định
dạy bám sát, chuyên sâu là một yêu cầu bức thiết đáp ứng cho nhu cầu thi học
sinh giỏi. Bởi vậy, tôi chọn chuyên đề “Giải pháp giúp học sinh tìm hiểu hình
ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong văn học thời kì chống Mỹ” để bồi dưỡng cho học
sinh theo hướng bám sát, chuyên sâu. Trong quá trình giảng dạy nói chung và
trong phần dạy về văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ nói riêng, tôi đã tìm tòi
và vận dụng một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng làm
một số đề mang tính tổng hợp thường gặp như đề dành cho học sinh giỏi, đề
dành cho học sinh học chuyên đề. Các giải pháp của tôi là chú ý đến phương
pháp, rèn luyện kĩ năng, hình thành kiến thức, đặc biệt phát huy khả năng tư duy,
tính sáng tạo và khả năng thẩm thấu văn chương của học sinh. Cụ thể là:
1.Giải pháp 1. Định hướng cho học sinh kiến thức về hình ảnh thế hệ
trẻ Việt Nam qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn
học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
*Về lịch sử:
Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu đã chấm dứt cuộc kháng
chiến chống Pháp trường kì nhưng lại mở ra trên đất nước ta nhiều sự kiện lớn
lao khác. Dân tộc ta cùng lúc phải thực hiện những nhiệm vụ hết sức nặng nề,
khó khăn những rất vinh quang, đó là tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để
bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và đi lên xây dựng Chủ nghĩa
xã hội ở Miền Bắc.

*Về văn học:
- Đặc điểm cơ bản của văn học thời kì này là một nền văn học phục Cách
mạng, cổ vũ chiến đấu. Nền văn học hướng về đại chúng, chủ yếu mang khuynh
sử thi và cảm hứng lạng mạn.
- Nguồn cảm hứng của văn học chặng đường này tập trung vào đề tài Tổ
quốc và Nhân dân.
- Ngòi bút của các nhà văn hướng về đại chúng, hướng về nhân dân.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua
các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Mỹ.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua các tác
phẩm văn học như:
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính. ( Phạm Tiến Duật);
- Gửi em cô thanh niên xung phong. ( Phạm Tiến Duật);
- Khoảng trời - hố bom. (Lâm Thị Mỹ Dạ);
2


- Những ngôi sao xa xôi. ( Lê Minh Khuê);
- Lặng lẽ Sa Pa. ( Nguyễn Thành Long);
- Những Đứa con trong gia đình. ( Nguyễn Thi);
- Mảnh trăng cuối rừng. ( Nguyễn Minh Châu);
- Tiếng gà trưa. ( Xuân Quỳnh).
* Sau đó hướng dẫn học sinh tìm luận điểm và phát triển bài viết thành 05
luận điểm chính như sau:
- Đó là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng,
có hoài bão và ước mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước.
- Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi
thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh, làm tròn
nhiệm vụ.
- Họ là những con người lạc quan, yêu đời.

- Họ là những con người sống tình nghĩa, thủy chung.
- Họ luôn bất tử trong lòng Tổ quốc và nhân dân.
Cuối cùng giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lại: Các tác phẩm văn
học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ đã phản ánh về con người Việt
Nam nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc một cách sinh động và cụ thể. Vẻ đẹp của họ là kết tinh của lý tưởng
cách mạng, của lòng yêu nước, ý chí dũng cảm, kiên cường, tinh thần lạc quan,
tấm lòng nhân hậu. Đó là vẻ đẹp của nhân dân, đất nước Việt Nam trong mọi
thời đại nói chung và được phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
đất nước trong thời kì mới. Vẻ đẹp ấy khiến mỗi chúng ta yêu quý, ngưỡng mộ
và cảm phục.
2. Giải pháp 2: Xác định các phương pháp chính cần sử dụng khi bồi
dưỡng chuyên đề.
Khi thực hiện bồi dưỡng chuyên đề cho học sinh giỏi, kể cả bồi dưỡng học
sinh đại trà, tôi sử dụng 05 phương pháp như sau:
- Phương pháp tìm tòi, nghiên cứu:
Ở phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh theo các nội dung sau:
+ Báo trước tên chuyên đề sẽ bồi dưỡng cho học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu: sưu tầm những tư liệu có liên quan
đến chuyên đề lịch sử, đặc điểm văn học thời chống Mỹ, các tác phẩm văn học
thời chống Mỹ viết về hình ảnh thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước, các bài nghiên cứu văn học, phê bình, bình luận văn học có nội dung
liên quan,…
- Phương pháp nêu vấn đề:
3


Ở phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh theo các nội dung sau:
+ Giáo viên nêu tên chuyên đề.
+ Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu phục vụ tốt cho

chuyên đề.
+ Học sinh tìm hiểu nội dung, yêu cầu của chuyên đề và chuẩn bị dàn ý đại
cương ở nhà.
- Phương pháp phân tích, bình giảng:
Phương pháp này được thực hiện chủ yếu trong việc phân tích, bình giảng dẫn
chứng. Như phân tích, bình giảng về một đoạn thơ, đoạn văn được dùng làm sáng
tỏ cho các luận điểm, lí lẽ được nêu ra.
- Phương pháp tổng, phân, hợp:
Phương pháp này sử dụng linh hoạt khi hướng dẫn học sinh lập cấu trúc
của bài hay trong diễn đạt đoạn văn, trình bày luận điểm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu:
+ So sánh đối chiếu giữa các tác phẩm cùng chủ đề, cùng thời gian nhưng
có các khía cạnh giống và khác nhau.
+ So sánh đối chiếu các tác phẩm văn học khác nhau về thời gian nhưng
cùng chủ đề.
3. Giải pháp 3: Xác định các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh qua
bồi dưỡng chuyên đề.
Thông qua bồi dưỡng chuyên đề, tôi xác định cần phải rèn luyện cho học
sinh:
- Kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ tác phẩm văn học:
+ Đọc, hiểu chính là đọc và nắm bắt thông tin. Hay nói cách khác là quá
trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Hiệu quả của đọc
hiểu được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc.
+ Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu
sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong truyện, bài văn,
bài thơ,...) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,...) thậm chí là
một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.
4



- Kỹ năng tạo lập văn bản theo đúng quy trình:
Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản, quy trình thực
hiện các bước cụ thể, giúp học sinh xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc
đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Học sinh nắm vững kỹ năng soạn thảo
một văn bản đúngvề hình thức và nội dung, giúp học sinh hạn chế lỗi nhằm đem
lại cho người đọc văn bản sự thoải mái khi xem xét văn bản.
- Kỹ năng diễn đạt:
Giúp học sinh biểu hiện được nhận thức, tình cảm của mình bằng phương
tiện ngôn ngữ, khiến cho người đọc, người nghe lĩnh hội được đầy đủ, chính
xác những nội dung đó. Khi viết bài, học sinh phải đáp ứng nhu cầu biểu hiện
được những nội dung, ý nghĩ và tình cảm của mình sao cho chính xác, mạch
lạc, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn người đọc. Muốn vậy, học sinh phải nắm được
các yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết như sau:
+ Cần diễn đạt cho chính xác, gãy gọn.

+ Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn.

+ Cần diễn đạt cho ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kỳ, sáo rỗng.

+ Cần diễn đạt cho phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo:

5


Rèn cho học sinh hoạt động tư duy có sáng tạo. Đặc điểm lớn nhất của tư
duy sáng tạo là tính đổi mới, tức là khác lạ, mới mẻ. Bởi vậy, rèn cho học sinh
kỹ năng tư duy sáng tạo là giúp học sinh vận động tư duy, rèn luyện khả năng
liên tưởng, tưởng tượng…
4. Giải pháp 4: Ứng dụng chuyên đề để giải một số đề thi học sinh

giỏi.
a. Đề 1:
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long và “Những ngôi sao xa xôi” của
Lê Minh Khuê đều là những truyện ngắn hay, đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của
thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên và nhân vật Phương Định trong
sự đối sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong
việc thể hiện chủ đề đó.
(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Thái Bình, 2010 – 2011 (dành
cho khối chuyên Văn)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh:
Bước 1: Đọc kỹ đề, xác định các yếu tố:
+ Vấn đề nghị luận: Phân tích hai nhân vật là Phương Định và anh thanh
niên qua hai tác phẩm trong sự đối sánh để làm nổi bật lên vẻ đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, đánh giá, tổng
hợp vấn đề.
+ Tư liệu: Chủ yếu dựa vào hai tác phẩm đã cho.
Bước 2: Xác lập ý:
Có nhiều cách lập ý, song phải đảm bảo tính chặt chẽ, lôgic, sáng rõ vấn đề
và đạt được các ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp chung của hai tác phẩm và nhân vật (nêu khái quát)
- Vẻ đẹp riêng (phần trọng tâm):
+ Đời sống, công việc, ý thức trách nhiệm, nhân cách… của anh thanh niên.
+ Đời sống, công việc, ý thức trách nhiệm, tinh thần lạc quan, yêu đời, anh
dũng, quả cảm trong chiến đấu của nhân vật Phương Định.
6


- Nhận xét cách xây dựng nhân vật trong mỗi tác phẩm:

+ Mỗi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh khác nhau, người lao động
xây dựng đất nước, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mỗi nhân vật được khám
phá ở vẻ đẹp riêng nhưng đều nhằm tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần
tuổi trẻ Việt Nam trong những năm đất nước lâm nguy.
+ Anh thanh niên được đặt trong tình huống gặp gỡ giữa các nhân vật, từ đó
nhân vật được soi chiếu dưới nhiều góc độ, làm nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật.
+ Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính, vừa là nhân
vật kể chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng) khiến
câu chuyện trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn. Ngôn ngữ trẻ trung phù hợp
với nhân vật kể chuyện. Phương Định mang vẻ đẹp tiêu biểu cho nữ thanh niên
xung phong thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn.
- Đánh giá chung:
+ Dù có những nét chung nhưng mỗi tác phẩm đều có những khám phá
sáng tạo riêng làm nên những tác phẩm văn học có sức sống lâu bền với thời
gian, những dấu son lịch sử không thể nào quên.
+ Nó không chỉ có tác dụng ngợi ca vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam trong những
tháng năm oanh liệt mà còn động viên, thôi thúc tinh thần thanh niên hăng say
lao động xây dựng đất nước và lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Bước 3: Viết bài
Tham khảo cách viết sau:
a, Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề:
- Văn học cách mạng giai đoạn 1965 – 1975 tập trung vào hai đề tài lớn
là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thống
nhất đất nước.
- Tiêu biểu cho hai đề tài đó là các truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Mỗi tác
phẩm đều xây dựng được nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp con người Việt Nam
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là nhân vật anh thanh niên và
Phương Định. Họ là những con người hăng say, nhiệt tình trong lao động; dũng
cảm kiên cường, bất khuất trong chiến đấu; giàu lí tưởng, lạc quan, yêu đời,

nguyện hiến trọn tuổi thanh xuân cho non sông đất nước.
b, Thân bài. Triển khai các luận điểm đã xác định.
b.1. Vẻ đẹp chung của hai tác phẩm và hai nhân vật.

7


- Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và Những ngôi sao xa xôi của
Lê Minh Khuê cùng ra đời trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, quyết liệt
của dân tộc, các tác phẩm đều hướng vào phản ánh hiện thực ấy.
- Cùng có mục đích xây dựng những con người điển hình trong hoàn
cảnh điển hình, mang vẻ đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam trong lao động
và chiến đấu, manh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của thời đại cách
mạng. Họ là những con người sống đẹp, giàu lí tưởng, nhiệt tình, hăng say lao
động sản xuất, xây dựng đất nước, không vụ lợi, toan tính ở bất cứ lĩnh vực công
tác nào. Đó là nét đặc sắc của văn học cách mạng nói chung và hai tác phẩm nói
riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng về bút pháp, phong cách của mỗi tác giả
thời kỳ này.
- Thời đại anh hùng đã hun đúc nên những anh hùng, sẵn sàng xả thân vì
lí tưởng, vì sự sống còn của dân tộc. Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa
Pa và cô thanh niên Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi mang phẩm chất
chung của thanh niên thời đại. Song mỗi nhân vật một vẻ đẹp, mỗi người là một
tấm gương, một bông hoa trong vườn hoa muôn màu muôn sắc rực rỡ của dân
tộc.
b.2. Vẻ đẹp riêng của mỗi nhân vật
Mỗi nhân vật được đặt trong những hoàn cảnh thử thách khác nhau, nên
việc khám phá, phản ảnh của mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật cũng khác nhau.
- Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”:
+ Điều kiện làm việc: Một mình sống và làm việc trên đình Yên Sơn cao
2600m (thuộc Sa Pa – Lào Cai), quanh năm mây phủ, cô đơn, công việc nhàm

chán, đơn điệu…
+ Ý thức trách nhiệm: Công việc nhàm chán, đơn điệu nhưng cũng rất
gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao, anh thanh
niên đã làm rất tốt điều đó. Bởi anh xác định rõ lí tưởng sống, trách nhiệm đối
với quê hương, đất nước nên anh rất yêu công việc của mình, làm việc hăng say,
luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Nhân cách sống đẹp, mộc mạc, bình dị, hồn nhiên, yêu đời, yêu con
người, yêu cuộc sống.
+ Đối với anh em trong cùng ê kíp, hệ thống làm việc: anh khâm phục,
yêu mến.
+ Đối với bản thân: anh sống ngăn nắp, nền nếp, yêu đời (trồng hoa, nuôi
gà), tự giác học tập nâng cao trình độ, dân trí (đọc sách).

8


+ Đối với mọi người (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ): anh tiếp đón
niềm nở, nồng hậu, hiếu khách (tặng quà).
+ Khiêm tốn, thật thà: thấy mình chưa xứng đáng được ca ngợi như các
bạn đồng nghiệp trên đỉnh Phan-xi-păng và dưới Sa Pa… thì thực lòng từ chối
và giới thiệu họ.
=> Nét nổi bật của anh: giàu lí tưởng, sống đẹp, nguyện dâng hiến tuổi trẻ
cho quê hương, đất nước, góp sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và
bảo vệ đất nước.
- Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”.
Nếu anh thanh niên tiêu biểu cho thanh niên miền Bắc tham gia cùng đất
nước xây dựng chủ nghĩa xã hội thì Phương Định lại tiêu biểu cho nữ thanh niên
miền Bắc tham gia vào tuyến lửa miền Nam đánh Mỹ, bảo vệ Tổ quốc.
+ Điều kiện sống và làm việc của Phương Định cũng như hàng ngàn,
hàng vạn nữ thanh niên thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn đầy cam go

và ác liệt. Phương Định cùng các chị em (đồng chí, đồng đội) của mình sống
trên một trọng điểm bị bắn phá hàng ngày của không quân Mỹ. Sự sống luôn kề
bên cái chết nhưng Phương Định và đồng đội của chị sống rất hồn nhiên, hiên
ngang, bất khuất.
+ Luôn đoàn kết, thương yêu đồng chí đồng đội.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc: phá bom, san lấp hố
bom, đảm bảo thông tuyến cho bộ đội tiến vào Nam đánh giặc.
+ Sống lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, hay hát, hay mộng mơ…
+ Đặc biệt là tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất chấp hiểm
nguy, coi thường cái chết. Là người Hà Nội ra mặt trận nhưng Phương Định
chiến đấu không thua kém gì chị em, đồng đội của mình, biết rằng những quả
bom lì lợm kia đều mang trong mình sự hủy diệt, nhưng chị vẫn bình tĩnh để vô
hiệu hóa chúng, đảm bảo nối liền con đường huyết mạch, khẳng định chủ nghĩa
anh hùng cách mạng trong thời điểm cam go nhất lịch sử.
b.3. Nhận xét cách xây dựng nhân vật của mỗi nhà văn
- Mỗi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh khác nhau, người lao động
xây dựng đất nước, người chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Mỗi nhân vật được khám
phá ở vẻ đẹp riêng nhưng đều nhằm tập trung ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần
của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng đất nước lâm nguy.
- Anh thanh niên được đặt trong tình huống gặp gỡ các nhân vật, từ đó
nhân vật được soi chiếu dưới nhiều góc độ, làm nổi bật lên vẻ đẹp của nhân vật.
9


- Nhân vật Phương Định được lựa chọn vừa là nhân vật chính, vừa là
nhân vật kể chuyện (người chứng kiến sự việc và tự bộc lộ nội tâm, tâm trạng)
khiến câu chuyện trở nên chân thực, sống động, hấp dẫn. Ngôn ngữ trẻ trung
phù hợp với nhân vật kể chuyện. Phương Định mang vẻ đẹp tiêu biểu cho nữ
thanh niên xung phong thời chống Mỹ trên tuyến lửa Trường Sơn.
c, Kết bài. Đánh giá chung:

- Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
thời chống Mỹ là vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng của một dân tộc ra ngõ
gặp anh hùng.
- Thế hệ trẻ Việt Nam vừa tiếp nối, phát huy được truyền thống yêu nước
của dân tộc, vừa thể hiện được sức mạnh và lí tưởng sống của thế hệ mình, làm
cho cả thế giới phải trân trọng, cảm phục.
- Mỗi tác phẩm một khám phá, một sáng tạo riêng, không chỉ có tác dụng
ngợi ca vẻ đẹp con người Việt Nam trong những năm tháng hào hùng, oanh liệt
mà còn có tác dụng động viên, thôi thúc thế hệ trẻ lúc đó lên đường xây dựng và
bảo vệ giang sơn, đất nước.
- Thế hệ trẻ hôm nay phải biết tri ân các thế hệ đi trước, học hành, lao
động chăm chỉ, hội nhập tốt, xây dựng đất nước phồn hoa, hạnh phúc.
(Giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ năng viết bài)
Bước 4: Đọc và sửa lỗi.
- HS đọc bài.
- Giáo viên và học sinh cùng sửa lỗi trong bài cả về nội dung và hình thức.
+ Các lỗi thường gặp về nội dung: bài viết sơ sài, thiếu ý; lạc đề...
+ Các lỗi thường gặp về hình thức: bố cục chưa rõ ràng, không có bố cục,
lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi viết tắt…
b. Đề 2:
Trong bài “Mấy nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng
Tám 1945” có viết: “Văn học của ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về
Tổ quốc và Nhân dân, đặc biệt thể hiện sinh động hình ảnh của thế hệ trẻ “xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của
thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử” (Văn học 9, tập 2 NXBGD 2001 - Trang 75)
Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua các tác phẩm đã học.
( Đề thi học sinh giỏi lớp 9, tỉnh Vĩnh Phúc, 2003 – 2004)
* Giáo viên hướng dẫn học sinh:
10



Bước 1: Đọc kỹ đề, xác định các yếu tố:
- Vấn đề nghị luận: Làm rõ nét đặc sắc trong cách thể hiện hình tượng
người chiến sĩ trong hai bài thơ, trong hai cuộc kháng chiến.
- Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, so sánh, đánh giá, tổng
hợp vấn đề.
- Tư liệu: Chủ yếu dựa vào các tác phẩm đã học và đọc thêm.
Bước 2: Xác lập ý:
-

Văn học ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân dân.

- Hình ảnh của thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày
càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc
và lịch sử”. (5 ý)
+ Đó là lớp thanh niên trẻ có tình yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách
mạng, có hoài bão và ước mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ và sức lực cho
đất nước.
+ Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm, coi
thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh làm tròn
nhiệm vụ.
+ Trong khó khăn, ác liệt của cuộc kháng chiến của dân tộc, họ vẫn tràn
đầy tinh thần lạc quan, tươi trẻ - đó chính là sức mạnh để vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ.
+ Họ sống ân tình, thủy chung.
+ Họ luôn bất tử trong lòng Tổ quốc và nhân dân.
Bước 3: Viết bài.
Cơ bản cần đạt được những nội dung sau:
a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận.
- Sơ lược về lịch sử, văn học từ sau 1945.

- Giới thiệu về hình ảnh Tổ quốc, Nhân dân, đặc biệt là hình ảnh của thế hệ trẻ
“xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của
thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ quốc và lịch sử.
b. Thân bài:
b.1: Văn học ta đã xây dựng những hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và Nhân
dân.
Dân tộc ta vừa giành được độc lập tự do sau 80 năm nô lệ nên yêu nước
thường gắn với niểm tự hào được làm chủ giang sơn, Tổ quốc mình. Nhìn đất
nước với tinh thần ấy, đất nước càng tươi đẹp bội phần. Cách mạng dân tộc dân
11


chủ và lí tưởng xã hội chủ nghĩ đem đến cho các nhà văn, nhà thơ quuan niệm
đất nước nhân dân. Đất nước được nhân dân xây dựng và bảo vệ bằng mồ hôi,
nước mắt và cả máu của mình qua trường kì lịch sử. Đó là chủ đề của hàng loạt
bài thơ và nhiều trang truyện viết về đất nước trong giai đoạn văn học này. Cuộc
chiến tranh nhân dân được phát huy cao độ đã tạo nên trên đất nước này một chủ
nghĩa anh hùng phổ biến trong toàn dân (ấy là thời “ra ngõ gặp anh hùng”).
Hình ảnh nhân dân kháng chiến được miêu tả đậm nét và gợi cảm từ người vệ
quốc quân, người mẹ kháng chiến (“Bầm ơi”, “Bà Bủ” - Tố Hữu), cho đến
những người đàn bà con mọn cũng hăng hái cầm súng (“Mẹ vắng nhà” của
Nguyễn Thi), những em nhỏ cũng muốn lập chiến công…Cả nước trở thành
chiến sĩ trong chiến tranh giữ nước vĩ đại.
b.2: Hình ảnh của “thế hệ trẻ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” với ý thức
ngày càng sâu sắc về trách nhiệm của thế hệ trước dân tộc và nhân dân, trước Tổ
quốc và lịch sử”.
* Đó là lớp thế hệ trẻ có tình yêu nước nồng nàn, có lý tưởng cách mạng, có
hoài bão và ước mơ cao đẹp, sẵn sàng cống hiến tuổi xuân cho đất nước.
- Lí tưởng sống là mục đích cao nhất, đẹp nhất của đời người mà người ta
khao khát hướng tới, phấn đấu để đạt được. Lí tưởng được ví như ngọn đèn soi

tỏ đường đi. Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì một trong những lí tưởng sống cao đẹp
nhất của thanh niên là “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, là “Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước”.
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
+ Cho dù xe không có kính, xe không có đèn, không có mui, thì người
lính vẫn còn một trái tim yêu nước, lòng nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, quyết
tâm chiến đấu, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Trong bài thơ “Khoảng trời - hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ) ta thật sự xúc
động, cảm phục trước tình yêu Tổ quốc và sự hi sinh cao cả của cô gái mở đường:
“Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”.
+ Lí tưởng và lẽ sống đẹp của thế hệ trẻ không chỉ được thể hiện trong
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm mà còn được thể hiện sâu sắc trong cuộc sống
đời thường, trong công cuộc xây dựng đất nước, trong sứ mệnh là hậu phương
của tiền tuyến. Đến với tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long), ta
thực sự ấn tượng về hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh
12


Yên Sơn cao 2600m. Anh thanh niên có lý tưởng sống thật đẹp. Anh luôn tự nhủ
“mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”.
* Họ là những con người gan dạ, dũng cảm, đầy tinh thần trách nhiệm,
coi thường hiểm nguy, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh, làm
tròn nhiệm vụ.
- Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả dân tộc phải trải qua
một thời kỳ lịch sử khó khăn, ác liệt nhưng hào hùng. Một trong những lớp
người tiên phong đi thực hiện nhiệm vụ ấy là thế hệ trẻ Việt Nam với tinh thần
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, họ có mặt trên mọi mặt trận. Và đương

nhiên, họ cũng cùng dân tộc xẻ chia những vất vả nhọc nhằn, những hiểm nguy
gian khó.
+ Người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn phải chịu đựng sự khắc
nghiệt của thiên nhiên “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”, “Bụi phun tóc trắng
như người già”, “Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”. Bom đạn của giặc không
loại trừ bất cứ một sự sống nào. Vì thế, những chiếc xe của người lính trẻ mới trở
nên như thế này:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”.
+ Những cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trên con đường ấy
cũng chịu chung nỗi nguy nan của anh lính lái xe. Như Phương Định tâm sự:
“Chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối
lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và phá bom”; hay “ Thần chết là
một tay không thích đùa, hắn ta lẩn trong ruột những quả bom và bom có thể nổ
bất cứ lúc nào”, “máu từ cánh tay Nho túa ra” (Những ngôi sao xa xôi); Ngay
cả cô gái mở đường trong bài thơ “Khoảng trời - hố bom” cũng đã phải “hứng
lấy luồng bom” để cứu con đường và cho đoàn xe kịp giờ ra trận.
+ Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, anh thanh niên làm công tác khí tượng
kiêm vật lý địa cầu phải sống và làm việc trong hoàn cảnh như thế. Anh làm một
công việc đơn điệu, nhưng lại đòi hỏi sự cẩn thận, tinh thần trách nhiệm cao:
“cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng (...) phục vụ sản xuất, phục
vụ chiến đấu”, “cháu lấy những con số mỗi ngày, báo về “nhà” bằng máy bộ
đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng”. Anh làm việc một
mình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Sa Pa “có mưa tuyết” “gió tuyết
và lặng tim ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im
lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những
nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném mọi thứ lung tung”.
13



- Thời thế tạo anh hùng. Trong khó khăn, vất vả, con người lại càng can
trường, dũng cảm.
+ Anh lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật mặc cho gió, bụi, mưa những
chiếc xe không kính trong “bom giật, bom rung” nhưng người chiến sỹ không
hề nản chí, không run sợ mà trái lại tự tin, bình tĩnh đến lạ thường, anh vẫn
“Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thằng...”
+ Cũng như anh lính lái xe, ba nữ thanh niên trong “tổ trinh sát mặt
đường” làm việc trên tuyến đường Trường Sơn (Thao, Nho và Phương Định) là
những tấm gương về lòng dũng cảm và luôn vượt mọi khó khăm để làm tròn
nhiệm vụ. Theo lời kể của Phương Định (nhân vật chính trong tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi”): “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm
lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt,
không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn nổ, bom có nổ không? Không thì làm thì
làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”.
+ Từng ngày, từng giờ sự buồn tẻ, lặng lẽ của Sa Pa, gió tuyết của Sa Pa
không thể ngăn được những giờ “ốp” của anh. Hơn nữa, với sự lao động tận tụy,
anh đã góp công sức của mình làm nên chiến công cho cuộc kháng chiến: “nhờ
cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không
quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.
* Họ là những con người yêu đời, lạc quan, tươi trẻ.
Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn. Văn học
kháng chiến chống Mĩ mang trọn vẹn đặc điểm ấy. Văn học Việt Nam trong giai
đoạn này đã phản ánh được một thực tế: những năm tháng chiến tranh ác liệt,
nhân dân ta dù khó khăn, hi sinh chồng chất nhưng vẫn tràn đầy lạc quan, vui
tươi, chung một niềm mơ ước hướng tới tương lai, tin tưởng vào tương lai tươi
sáng của dân tộc. Những nét đẹp ấy cũng hội tụ và sáng ngời trong lớp thế hệ
trẻ, lực lượng tiên phong của mọi thời đại. Nhưng trong mỗi một con người nét
đẹp ấy lại được thể hiện ở những góc độ khác nhau.
+ Niềm lạc quan, yêu đời của anh lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính”:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái....
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
14


Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.
+ Vẫn là niềm lạc quan, yêu đời, nhưng khác với Phạm Tiến Duật, tác giả
Lê Minh Khuê lại để cho những nhân vật của mình thể hiện vẻ đẹp đó một cách
rất duyên, rất nữ tính. Phương Định hát hay và hay hát, một cô gái có tâm hồn
nhạy cảm, mộng mơ. Ta cũng bắt gặp hình ảnh cô thanh niên xung phong tinh
nghịch, hồn nhiên trong thơ Phạm Tiến Duật:
“Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn”.
Hay:
“Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất”.
(Gửi em, cô thanh nhiên xung phong)
+ Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, niềm lạc quan và vui sống của anh
thanh niên không thể hiện một cách hồ hởi, tinh nghịch như của người lính lái
xe, không mộng mơ như những nữ thanh niên xung phong mà nó có cái gì đó rất
nhẹ nhàng, rất kín đáo, có sức lan tỏa và thấm sâu trong lòng người đọc. Anh
sống trong một căn nhà nhỏ với một chiếc giường con, một giá sách được sắp
xếp gọn gàng. Anh trồng hoa, nuôi gà, thích đọc sách...anh luôn chủ động quan
tâm đến mọi người, anh tìm thấy niềm vui trong công việc. Vậy, một người
không lạc quan, không thiết tha với cuộc sống, không yêu đời thì làm sao có

được một cuộc sống như vậy.
-> Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống góp phần tạo nên sức mạnh để
con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để cuộc sống này càng trở nên ý
nghĩa hơn
* Họ là những con người sống tình nghĩa, thủy chung.
- Tình đồng chí, đồng đội: trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những
ngôi sao xa xôi, …
- Tình cảm gia đình: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi: chị em
Chiến Việt), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh: tình bà cháu)
- Tình cảm cộng đồng: Lặng lẽ Sa Pa ( anh thanh niên với bác lái xe, bác
họa sĩ, cô kĩ sư,…)
- Tình yêu đôi lứa: trong Mảnh trăng cuối rừng (nhân vật Lãm và Nguyệt)

15


=> Thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước mang
những nét đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Ở họ vừa có sự kế
thừa, phát huy vẻ đẹp truyền thống của cha ông, vừa hội tụ được những tinh hoa
của thời đại mới. Họ là biểu tượng cho con người Việt Nam, đất nước Việt Nam
ở mọi thời đại.
* Họ luôn bất tử trong lòng Tổ quốc và nhân dân.
Thế hệ trẻ thời chống Mỹ, họ đã tìm thấy ý nghĩa sự sống trong Tổ quốc,
Nhân dân, trong tương lai tươi sáng, trong lẽ sống vĩnh cửu (Văn học cách mạng
có tính sử thi, cái đẹp trong văn học cách mạng gắn liền với ý niệm Tổ quốc
trường tồn). Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc mình. Không phải
ngẫu nhiên văn học cách mạng viết nhiều về cái chết.
“Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh”.
(Khoảng trời – hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Cô gái mở đường trở về với đất mẹ, tâm hồn cô là khoảng trời, vì sao, là
vầng dương “thao thức”, soi đường, dẫn lối cho những đoàn xe ra mặt trận. Cái
chết của cô đã hóa thành bất tử. Đến cái chết của người chiến sĩ vô danh trên
đường băng Tân Sơn Nhất cũng là để:
“Tên anh đã thành tên đất nước,
Ôi anh giải phóng quân,
Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”.
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Đất nước, Tổ quốc chính là cõi vĩnh hằng, bất diệt mà những người con có
thể hóa thân. Về với Đất nước là họ về với yên ổn trong vô tận nhân dân, bất
diệt trong ân nghĩa thủy chung, trong sự sống muôn đời của nhân loại.
c. Kết bài:
Các tác phẩm văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ đã phản ánh
về con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc một cách sinh động và cụ thể. Vẻ đẹp của họ
là kết tinh của lý tưởng cách mạng, của lòng yêu nước, ý chí dũng cảm, kiên
cường, tinh thần lạc quan, tấm lòng nhân hậu. Đó là vẻ đẹp của nhân dân, đất
nước Việt Nam trong mọi thời đại nói chung và được phát huy cao độ trong
16


công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì mới. Vẻ đẹp ấy khiến mỗi
chúng ta yêu quý, ngưỡng mộ và cảm phục.
Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi.
- HS đọc bài.
- Giáo viên và học sinh cùng sửa lỗi trong bài cả về nội dung và hình thức.
+ Các lỗi thường gặp về nội dung: bài viết sơ sài, thiếu ý; lạc đề...

+ Các lỗi thường gặp về hình thức: bố cục chưa rõ ràng, không có bố cục,
lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi viết tắt…
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng chủ yếu để dạy bộ môn Ngữ văn cho học sinh lớp
9, dạy chuyên đề đại trà môn Ngữ văn 9 và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
môn Ngữ văn lớp 9.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
- Sau khi áp dụng sáng kiến này vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi,
bồi dưỡng chuyên đề, bản thân tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên
và học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt.
- Qua chuyên đề, các em học sinh cảm nhận được về vẻ đẹp của “Hình
ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua các tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống
Mỹ”, đặc biệt là trong các tác phẩm mà các em được học trong chương trình.
- Từ chuyên đề này, các em có được những nội dung kiến thức thiết thực
về một chặng đường văn học của dân tộc, giúp các em hình thành được năng lực
văn học cho bản thân; khả năng tiếp cận, cảm thụ, phân tích, đánh giá, đối
chiếu,...những vấn đề văn học có tính chất tổng hợp, chuyên sâu; khơi dậy cho
các em niềm say mê, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
- Hơn nữa, từ một chuyên đề cụ thế nói trên, bản thân tôi mong muốn các
bạn đồng nghiệp cùng tìm hiểu, nghiên cứu để có thể viết được nhiều chuyên đề
khác phục vụ tốt cho công tác bồi dưỡng nhân tài.
- Ngoài ra, sáng kiến còn có tác dụng tốt trong việc giáo dục đạo đức, nhân
cách và lối sống cho học sinh. Giúp các em biết sống có lí tưởng, dũng cảm, lạc
quan, yêu đời và sống tình nghĩa, thủy chung. Giúp các em biết kế thừa và phát
huy những phẩm chất quý báu của con người và dân tộc Việt Nam…
- Không những thế, sáng kiến khi được áp dụng cũng mang lại những lợi ích
khác, đặc biệt là lợi ích về kinh tế cho học sinh và phụ huynh học sinh. Phụ
huynh học sinh và học sinh không cần phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể để mua
tài liệu bồi dưỡng, sách tham khảo có nội dung như đã được trình bày trong sáng
kiến, bởi giá tiền bỏ ra để mua tài liệu tham khảo cho nội dung này có lẽ sẽ là

17


một con số không hề nhỏ. Mặt khác, đây là một chuyên đề có phạm vi tương đối
rộng mà ở đó, nội dung kiến thức bao gồm rất nhiều tác phẩm viết về thế hệ trẻ
trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, kể cả các tác phẩm được học trong chương
trình cũng như các tác phẩm mà các em chưa được học. Bởi vậy, việc tìm tòi và
sưu tầm tài liệu học tập cho nội dung này của học sinh và phụ huynh sẽ gặp
không ít những khó khăn, và vì thế, những giải pháp trong sáng kiến này có thể
giúp giải quyết triệt để những khó khăn mà học sinh và phụ huynh học sinh gặp
phải.
C) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
1. Đối với giáo viên:
- Xác định đúng mục tiêu môn học, lựa chọn phương pháp phù hợp, linh
hoạt với từng kiểu bài, dạng bài, chú ý phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh.
- Tâm huyết, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó tìm tòi, học hỏi,
nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Cần lựa chọn chính xác học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng học sinh
giỏi, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh đại trà.
- Lựa chọn nội dung phù hợp, vừa đảm bảo kiến thức bám sát, vừa nâng
cao, chuyên sâu hợp lí.
- Qua việc nêu vấn đề nhận thức, tạo động cơ, hứng thú cho học sinh, giáo
viên cố gắng biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự
giác của học sinh, chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động.
- Có kiểm tra, chữa lỗi, rút kinh nghiệm bài làm, tổng hợp kết quả, khen
thưởng động viên kịp thời.
- Từ một chuyên đề cụ thể hướng dẫn học sinh giải quyết và thực hiện tốt
các đề thi có cùng nội dung và khai thác tốt những chuyên đề có cùng đề tài.
2. Đối với học sinh:

- Xác định được mục đích học tập đúng đắn, nghiêm túc.
- Xác định được nhiệm vụ của mình là chủ động hoạt động nhận thức dưới
sự hướng dẫn của giáo viên.
- Luôn biết đưa ra những câu hỏi, những vấn đề nảy sinh trong quá trình
nhận thức.
- Vừa biết tư duy độc lập, vừa biết phối hợp nhóm khi cần thiết để tìm ra
tri thức.
- Luôn chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
D) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan,
tổ chức.
18


Sáng kiến được áp dụng chủ yếu cho các đối tượng sau:
- Giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, trường THCS Gia Khánh.
- Học sinh lớp 9 trường THCS Gia Khánh.
- Đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9, trường THCS Gia Khánh.
Ngoài ra, sáng kiến còn có thể nhân rộng, áp dụng cho các đối tượng học
sinh giỏi, học sinh đại trà lớp 9 ở các trường THCS khác trong huyện Bình
Xuyên, trong tỉnh Vĩnh Phúc để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Gia Khánh, ngày 04 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Cao Thị Hằng Nga

19



20



×