Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.34 KB, 43 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao ti ếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy
Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống c ộng đồng và trong
đời sống của mỗi con người. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu
học mới ngoài việc cung cấp kiến thức Tiếng Việt và thái đ ộ, tình yêu
Tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao tiếp tốt trong môi tr ường ho ạt
động lứa tuổi. Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng, nắm rõ nghĩa của t ừ có ý
nghĩa quan trọng trong giao tiếp, giúp học sinh tự tin tham gia vào hoạt
động giao tiếp.
Trong chương trình giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, giáo viên c ần
hướng dẫn học sinh cách khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học giúp các
em nắm được những kiến thức cơ bản của bài học tốt hơn. Nh ưng th ời
gian để học sinh rèn kỹ năng học Tiếng Việt không nhiều do v ậy giáo viên
cần có thời gian, chương trình cụ thể để hướng dẫn học sinh theo trình t ự
từ dễ đến khó giúp các em hoàn thiện kiến thức. Hơn nữa, Tiếng Việt giúp
cho các em có được những hành trang cần thiết đó là nh ững kinh nghiệm,
là lời ăn tiếng nói, là cách cư xử với mọi người để các em có đi ều kiện h ọc
tập, tồn tại và giúp ích cho gia đình và xã hội. Qua đó bồi dưỡng tình yêu
Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đ ẹp của
Tiếng Việt.
Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Luyện từ và câu là một phân
môn có vai trò rất quan trọng. Nó có nhiệm vụ cung cấp nh ững kiến th ức
sơ giản về Tiếng Việt và chủ yếu rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu cho h ọc
sinh. Việc dạy cho học sinh nắm chắc các bài Luy ện từ và câu là m ột v ấn
đề thật không đơn giản bởi nội dung kiến thức tương đối khó tiếp thu đối
với học sinh. Chính vì thế mà học sinh không có h ứng thú h ọc phân môn
này như các môn học khác. Do vậy việc tìm cách tổ ch ức đ ược nh ững gi ờ
học Luyện từ và câu sao cho nhẹ nhàng và hiệu quả là vấn đề trăn trở với


bản thân tôi. Từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp
giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu ”, áp dụng cho
học sinh 5 lớp của 05 trường tiểu học thuộc phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc. Qua
đề tài này với mong muốn tìm ra được phương pháp, hình thức tổ ch ức
thích hợp nhất, tìm ra những giải pháp trong thực tiễn về công tác giảng
dạy phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 th ực sự có hiệu quả
nhằm đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt, học tốt”.
2. Tên sáng kiến


Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luy ện t ừ và câu.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Tuyết
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hoàng Lâu- Tam Dương- Vĩnh
Phúc.
- Số điện thoại 0975192675

Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Vũ Thị Ngọc Tuyết- Trường Tiểu học Hoàng Lâu- Tam Dương- Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Phân môn Luyện từ và câu lớp 5.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Tháng 9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vai trò c ủa t ừ trong h ệ th ống ngôn
ngữ quy định tầm quan trọng của việc học từ ngữ. Không có m ột v ốn t ừ
đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì v ậy,
việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng từ ngữ cho h ọc sinh là rất c ần thi ết

góp phần quan trọng trong việc học Tập làm văn. Học sinh muốn viết văn
thì phải biết nhiều từ, biết nhiều từ thì phải phân biệt được nghĩa c ủa các
từ. Muốn phân biệt được nghĩa của các từ thì phải hiểu được nghĩa của
từng từ. Phân biệt được nghĩa của các từ là biết cách dùng t ừ. Các c ụ x ưa
thường nói: “Dùng chữ cũng như dùng tiền, chỉ bỏ ra rất ít tiền mà vẫn
mua được vật có giá mới là người biết cách tiêu tiền”. Chính vì v ậy mà tôi
đã chú trọng cho học sinh nắm nghĩa của t ừ t ừ dễ đến khó, t ừ đ ơn gi ản
đến phức tạp.
7.1. Cấu tạo từ
Láy âm đầu
Láy vần
Láy cả âm và vần
Từ ghép tổng hợp
Từ ghép phân loại
Từ đơn
Từ phức


Từ ghép
Từ láy
Cấu tạo từ

Trước hết tôi cho các em nắm được khái niệm, tác dụng của từ:
- Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.
- Từ dùng để đặt câu trình bày một sự việc.
Học sinh nắm được các từ mới (kể cả thành ngữ hoặc tục ngữ) thuộc các
chủ điểm trong sách giáo khoa. Các từ này bổ sung cho v ốn từ v ề thế gi ới
xung quanh gần với các em và vốn từ về chính bản thân các em.
Tôi hướng dẫn để học sinh bước đầu hiểu được ý nghĩa của các từ đó. Sau
khi nêu yêu cầu bài tập tôi đ ưa ra từ mẫu để học sinh dựa vào đó tìm thêm

được một số từ thích hợp ở mỗi nhóm.
Tôi cho học sinh nắm được khái niệm, cấu tạo về từ đơn và từ ph ức.
Trước hết, tôi giúp học sinh nhận biết thế nào là từ đơn?
Xét về cấu tạo, dựa vào số tiếng người ta chia từ thành nhóm t ừ có m ột
tiếng đó là từ đơn.
Ví dụ: đi, ăn, học,…


Thứ hai, tôi cho học sinh nhận biết về từ phức: gồm hai, ba hoặc bốn tiếng
ghép lại với nhau tạo thành.
Ví dụ: sách vở, xe cộ, long lanh, hợp tác xã, vô tuy ến truy ền hình,…
Thứ ba, tôi hướng dẫn học sinh cách phân biệt giữa từ đơn và t ừ ph ức
thông qua các thủ thuật vạch ranh giới từ:
-Thủ thuật 1: Thao tác kiểm nghiệm, nhận diện:
Để kiểm nghiệm tính hoàn chỉnh về cấu tạo tôi hướng dẫn học sinh sử
dụng thao tác “chêm xen” để thử. Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ h ợp
mà lỏng lẻo, dễ tách rời có thể chêm, xen một tiếng khác từ bên ngoài vào
mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ h ợp ấy là hai t ừ
đơn. Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ
khó có thể tách rời và nó tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố đ ịnh
(không thể chêm xen) thì tổ hợp ấy là một từ phức.
Ví dụ:
+ Bánh dẻo quá!
(1)
+ Bánh dẻo này cứng quá!
(2)
Bánh dẻo (1) là 2 từ đơn nói về tính chất dẻo của một th ứ bánh bất kỳ nên
có thể thêm yếu tố “rất” vào giữa “bánh” và “dẻo” để thành: Bánh rất dẻo.
Bánh dẻo (2) là một từ vì đó là tên gọi của một loại bánh. Lúc này nó
có thể kết hợp chặt chẽ không thể thêm yếu tố nào vào gi ữa “bánh”và

“dẻo”
- Thủ thuật 2: Khả năng có thể dùng một yếu tố thay cho cả tổ h ợp.
Nếu yếu tố đó thay thế được cho cả tổ hợp thì đó là 1 từ còn y ếu t ố
đó không thay thế được cho cả tổ hợp thì đó là 2 từ.
Ví dụ:
+ Mùa xuân, những cánh én lại bay về.
(1)
+Cánh én dài hơn cánh chim sẻ.
(2)


Cánh én (1) là 1 từ dùng để chỉ con chim én còn cánh én (2) là 2 từ
dùng để chỉ một bộ phận của con chim én nên ta có th ể s ử dụng y ếu t ố
chêm xen như: Cánh của con chim én dài hơn cánh của con chim s ẻ.
- Thủ thuật 3: Xét các từ nằm trong thế đối lập.
Nếu tổ hợp nào có đối lập thì tổ hợp đó là 2 t ừ đ ơn còn t ổ h ợp nào
không có đối lập thì tổ hợp đó là 1 từ phức.
Ví dụ:
+ Nguy hiểm nhất là lúc đi xuống.
“đi xuống” đối lập với “đi lên” nên đó là 2 từ đ ơn.
- Có hai cách chính để tạo từ phức:
+ Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau đó là các t ừ ghép.
+ Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay v ần (hoặc c ả âm đ ầu
và vần giống nhau) đó là các từ láy.
Tôi cho học sinh phân biệt từ ghép và từ láy khác nhau nh ư thế nào?
+ Từ láy
Mối quan hệ giữa các tiếng là mối quan hệ về ngữ âm và một điều
đáng chú ý là từ láy có một tiếng vô nghĩa (Không có nghĩa th ực)
Ví dụ: Lạnh lẽo (lẽo vô nghĩa)
Khi xác định từ láy tôi đã lưu ý cho học sinh tr ường h ợp các t ừ láy ph ụ âm

đầu nhưng trên dạng thức chữ viết lại được viết bằng con ch ữ khác nhau.
Ví dụ: cong queo, cuống quýt, kính coong,…
Ngoài ra, tôi cũng lưu ý cho học sinh các từ láy khuy ết ph ụ âm đ ầu
Ví dụ: ồn ào, ấm áp, ủn ỉn,...
+Từ ghép
Mối quan hệ giữa các tiếng là mối quan hệ về nghĩa. Trong từ ghép hai
tiếng đều có nghĩa độc lập.
Ví dụ: xe đạp, quần áo,…
Đôi khi trong hai tiếng của từ ghép có một tiếng vô nghĩa.
Ví dụ: xe cộ, chùa chiền,…
Dựa vào tính chất quan hệ về nghĩa giữa các tiếng trong t ừ và ki ểu
nghĩa của từ, từ ghép được chia thành: Từ ghép tổng h ợp và t ừ ghép phân
loại.


+Từ ghép tổng hợp:
Trong từ ghép tổng hợp các tiếng có quan hệ đẳng lập. Nghĩa c ủa t ừ
ghép tổng hợp biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát h ơn. Các
tiếng trong từ ghép tổng hợp phải cùng từ loại (chỉ sự vật, hiện t ượng,
tính chất).
Ví dụ: bàn ghế, chăn màn, xinh đẹp,…
+Từ ghép phân loại:
Trong từ ghép phân loại các tiếng có quan hệ chính phụ. M ột tiếng
chỉ loại lớn và một tiếng có tác dụng chia loại lớn đó ra thành nh ững lo ại
nhỏ hơn.
Ví dụ: xe đạp, máy bay, hoa hồng,…
Sau khi cung cấp khái niệm, ví dụ cho học sinh về từ ghép, t ừ láy tôi l ưu ý
cho học sinh cách phân biệt một số từ hay nhầm lẫn gi ữa hai loại từ này.
- Các từ trong đó có các tiếng vừa có quan hệ về nghĩa v ừa có quan h ệ
về âm đó là từ ghép.

Ví dụ: đi đứng, tươi tốt, mặt mũi,…
- Các từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống t ừ láy nh ưng m ỗi
tiếng trong mỗi từ đều có nghĩa đó là từ ghép (T ừ ghép Hán Vi ệt)
Ví dụ: bình minh, cần mẫn, chí khí, căn cơ,…
Từ loại
7.2 Từ loại

Danh từ
Động từ
Tính từ
Đại từ
Quan hệ từ


a) Danh từ
- Danh từ là những từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối,..
- Danh từ chỉ người: học sinh, giáo viên, bác sĩ,..
- Danh từ chỉ con vật: trâu, bò, lợn, gà,…
- Danh từ chỉ cây cối: cây bàng, cây chuối, cây b ưởi,..
- Danh từ gồm hai loại:
Danh từ chung: Là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho
một loại sự vật)
Danh từ riêng: Là tên riêng của một loại sự vật (tên người, tên đ ịa
phương, tên địa danh,…)
Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu.
b) Động từ
- Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật.
- Động từ chỉ hoạt động: ăn, uống, đi,…
- Động từ chỉ trạng thái: buồn, vui, lo lắng,…
- Động từ thường làm vị ngữ trong câu.

c)Tính từ
- Tính từ là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ v ật, cây c ối nh ư: màu
sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, ph ẩm ch ất...
Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm,... (ch ỉ màu sắc)
- Vuông, tròn, thon,… (chỉ hình thể)
- To, nhỏ, dài, ngắn,...(chỉ kích th ước)
- Nặng, nhẹ, nhiều, ít,...(chỉ khối lượng, dung lượng)
- Tốt, xấu, thông minh,...(chỉ phẩm chất)
- Có hai loại tính từ:
+ Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ:
Ví dụ: xanh, đỏ, dài, tốt,...


+ Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng g ợi t ả
hình ảnh, cảm xúc.
Ví dụ: xanh biếc, gầy nhom, chi chít,...
Ví dụ: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:
Đi ngược về xuôi.
Nước chảy đá mòn.
Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, v ề” là
động từ, “nước, đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôi”, “ mòn” các em
lúng túng và hay xếp các từ này vào loại tính t ừ. Vậy giáo viên ph ải phân
tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh xếp t ừ “ng ược” “xuôi” là ch ỉ
vùng núi và vùng đồng bằng nên xếp các từ này là danh t ừ. Còn t ừ “mòn” là
động từ chứ không phải là tính từ.
Sau khi dạy học sinh cách xác định từ loại ngoài việc cho học sinh
nắm được khái niệm về từ loại. Tôi còn lưu ý cho các em cách xác đ ịnh
danh từ như sau:
- Những từ đứng sau các từ chỉ số lượng như: nh ững, các, thì đó là
danh từ.

Ví dụ: những bông hoa, những niềm vui, các bạn, …
- Những từ đứng trước các từ chỉ trỏ: ấy, kia, này, nọ, đó,… là danh t ừ.
Ví dụ: khi ấy, hôm kia, mai này, …
Các tính từ chỉ tình chất ở mức độ cao nhất, không đi đ ược v ới các
phụ từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá, lắm.
- Một từ nào đó kết hợp được với các từ chỉ mức độ như: rất, h ơi,
quá, lắm thì thường là tính từ.
- Các tính từ chỉ tính chất, đặc điểm thường có các cặp từ trái nghĩa.
Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em biết cách phân biệt thông qua dấu
hiệu nhận biết từ loại đó:
+ Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ mệnh lệnh, yêu cầu
như: hãy, đừng, chớ, nên, phải, cần.
Ví dụ: hãy ngủ đi, nên đi, đừng nói, chớ buồn,…
+ Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ sự hoàn thành như:
xong, rồi, hết.
Ví dụ: làm xong, đi rồi, ăn hết, học xong,…


+ Động từ thường kết hợp được với những từ chỉ sự tiếp diễn t ương
tự như: vẫn, cứ, còn, cũng, đều,…
Ví dụ: vẫn học, cứ làm, còn thức,…
+ Động từ kết hợp được với các từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, s ắp, v ừa,
mới, từng,…
Ví dụ: đã tàn, đang cuốc, vừa ngủ, mới dậy,…
Các động từ đặc biệt: có, là, bị, được.
- Động từ "bị" và "được" chỉ trạng thái tiếp thu.
- Động từ "có"chỉ trạng thái tồn tại hoặc sở hữu
- Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu, nhận xét, đánh giá.
Lưu ý:
Có những từ khó xác định nó có phải là động từ hay không ta dùng các t ừ:

hãy, đừng, chớ đặt trước từ đó. Từ nào kết hợp được với 3 từ trên là động
từ.
Ví dụ: dùi là động từ vì có thể nói: hãy dùi, đ ừng dùi, ch ớ dùi.
Sau mỗi tiết luyện tập, để củng cố kiến thức cho h ọc sinh, tôi đ ưa thêm
một số dạng bài tập mới hay tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức về
từ.
☺ Trò chơi thứ nhất: “Ai nhanh, ai đúng”
a) Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột: Danh từ, Động từ, Tính từ.
b) Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào c ột t ừ
loại. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác c ổ vũ cho hai đ ội ch ơi.
* Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến th ức từ loại, rèn t ư duy nhanh.
☺ Trò chơi thứ hai:
VD1: “Điền Danh từ”
a) Chuẩn bị: Hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các
danh từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuy ền, con m ắt.
Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:
……… cưỡi sóng ra khơi.
……… chao lượn ngang trời hè vui.


……… dừng lại sân ga.
Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông
……… cửa sổ tâm hồn.
b) Cách tiến hành:
Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh t ừ đúng
và nhanh sẽ thắng.
câu thơ.


* Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa c ủa

VD2: “Điền Động từ”
a) Chuẩn bị:
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, nhuộm, đánh th ức,
dậy, rải.
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:
“Tiếng chim ……. lá cành
Tiếng chim …… chồi xanh … cùng
Tiếng chim …… cánh bầy ong
Tiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”.
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 h ọc sinh. M ỗi h ọc sinh
điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm
đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có
2 phần:
- Điền nhanh, đúng.
- Đọc thơ hay.
* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động t ừ đúng ch ỗ nhằm hoàn
thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nh ận đ ược
cách dùng từ sinh động trong đoạn thơ hay.
VD3: Điền Tính từ
a) Chuẩn bị:
- Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, tr ắng bệch,
trắng xoá, trắng hồng.
- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ.


Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn từ khác
nhau)
Tuyết rơi trắng phau một màu

Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò.
Da trắng hồng người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch.
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 em. M ỗi em lên s ửa l ại
một câu.
Đáp án:
Tuyết rơi trắng xoá một màu
Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò.
Da trắng bệch người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng.
- Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng v ới các s ắc độ khác
nhau có tác dụng gợi tả, làm giàu vốn từ chỉ màu trắng th ường dùng trong
các đoạn văn miêu tả.
d) Đại từ
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay th ế danh t ừ, đ ộng t ừ, tính
từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính t ừ) trong câu cho kh ỏi l ặp
lại các từ ấy.
Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có th ể gi ữ
những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:
+ Các đại từ xưng hô có khả năng thay th ế danh t ừ nên gi ữ ch ức v ụ
trong câu như danh từ.
+ Các đại từ “vậy, thế” có khả năng thay thế động t ừ, tính t ừ nên gi ữ
chức vụ trong câu như động từ, tính từ.
e) Quan hệ từ:
Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ
giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
Các quan hệ từ thường dùng là: và, với, hay, hoặc, nh ưng, mà, c ủa, ở, t ại,
bằng, như, để, về,...
Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng cặp quan h ệ t ừ:



+ Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ...nên... (biểu th ị quan hệ nguyên nhân- k ết qu ả)
+ Nếu...thì; Hễ...thì... (biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả; điều ki ện- k ết
quả)
+ Tuy...nhưng...; Mặc dù...nhưng... (biểu thị quan hệ t ương phản)
+ Không những...mà còn...; Không chỉ...mà còn... (bi ểu th ị quan h ệ tăng ti ến)
7.3.Nghĩa của từ
Để dạy nghĩa từ, trước hết phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù h ợp
với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng h ọc sinh. Ở ti ểu h ọc, tôi
thường sử dụng một số biện pháp giải nghĩa sau:
+ Giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra các v ật th ật, tranh ảnh,....
Ví dụ: Nhìn vào tranh chỉ xem đâu là đỉnh núi, s ườn núi, chân núi?
Đỉnh núi
Sườn núi
Chân núi
núi

Hoặc đưa tranh, yêu cầu học sinh tìm một nét nghĩa: “Dựa vào tranh em
hãy cho biết xe lam là loại xe dùng để làm gì?”.
xe lam

+ Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh là để cho từ xuất hiện trong một nhóm t ừ,
một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. Từ đó nghĩa c ủa t ừ đ ược b ộc l ộ
nhờ ngữ cảnh.
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “rực rỡ”, tôi đưa ra câu “Những đoá h ồng rực r ỡ
đang đón chào nắng sớm”.
+ Giải nghĩa từ bằng đối chiếu, so sánh với từ khác.


Ví dụ: Giải nghĩa từ “đồi” bằng cách so sánh “đồi” v ới “núi”: đ ồi th ấp h ơn

núi, sườn thoai thoải hơn. Cách giải nghĩa này sẽ được xây dựng thành các
bài tập kiểu: Đồi khác núi như thế nào?
+ Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ: Hãy giải nghĩa các từ dưới đây bằng từ trái nghĩa v ới nó: tr ẻ con,
cuối cùng, xuất hiện, bình tĩnh.
+ Giải nghĩa bằng cách phân tích thành các từ tố (tiếng).
Ví dụ: Tâm sự là một từ ghép gốc Hán, có nghĩa là n ỗi lòng (tâm: lòng, s ự:
nỗi)
+ Giải nghĩa bằng định nghĩa là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu n ội
dung nghĩa bằng một định nghĩa.
Ví dụ: “cộng đồng là những người cùng sống trong m ột t ập th ể ho ặc m ột
khu vực, gắn bó với nhau”. Đây là biện pháp gi ải nghĩa ph ổ bi ến nh ất, là
biện pháp giải nghĩa làm cơ sở cho rất nhiều bài tập dạy nghĩa khác nhau.
Hình thức giải nghĩa này có 3 dạng bài tập theo th ứ t ự từ d ễ đ ến khó nh ư
sau:
Mức độ thấp nhất: cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (t ừ), ch ỉ yêu
cầu học sinh phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng. Đó là ki ểu bài t ập yêu
cầu nối một ô ở cột này (cột ghi các từ) với một ô tương ứng ở cột kia (cột
ghi nội dung các từ) sao cho hợp nghĩa. Khi h ướng d ẫn gi ải bài t ập này, tôi
cho học sinh hiểu ý nghĩa của từng yếu tố ở hai cột đ ể thấy s ự tương ứng
của từng cặp.
Mức thứ hai: cho sẵn nội dung từ (các nét nghĩa của t ừ) yêu cầu tìm tên gọi
(từ).
Ví dụ: Điền tiếp vào chỗ trống trong câu: “Người làm nghề cày ru ộng,
trồng trọt trên đồng ruộng gọi là …”, học sinh phải trả lời được câu h ỏi
“Người làm nghề cày ruộng, trồng trọt trên đồng ruộng là ai?” để ghi vào
chỗ trống từ “nông dân” cho đúng.
7.4. Các lớp từ

Các lớp từ

Từ


đồng nghĩa
Từ
cùng nghĩa
Từ
trái nghĩa
Từ
nhiều nghĩa
Từ
đồng âm

1. Từ đồng nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn gi ống
nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa = tàu hoả

con lợn = con heo

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Các từ này tuy cùng nghĩa nhưng vẫn
khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động. Khi s ử
dụng những từ này ta phải cân nhắc, lựa chọn cho phù h ợp.
b)Từ trái nghĩa


Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Việc dùng các t ừ trái nghĩa bên c ạnh
nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt đ ộng, tr ạng thái,

… đối lập nhau.
c) Từ nhiều nghĩa
Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuy ển.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ v ới nhau
Ví dụ: Từ “đi”
+ Nghĩa gốc: Chuyển động bình thường của đôi chân: Tôi đi ngủ.
+ Nghĩa chuyển: Chết, mất, không còn sống: Bác đã đi r ồi sao Bác ơi!
(Hay: Di chuyển thế cờ: Tôi đi con tốt còn anh đi con mã.)
* Đối với các bài tập yêu cầu học sinh đặt câu đ ể phân bi ệt t ừ nhiều
nghĩa là động từ hay tính từ, tôi hướng dẫn học sinh tìm từ ứng với từng
nghĩa rồi đặt câu với những từ vừa tìm được.
Ví dụ:
Từ “đi”+ Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng hai chân: đi bộ, tập đi
+ Nghĩa 2: mang, xỏ vào chân hoặc tay để che, gi ữ: đi tất
Học sinh có thể đặt câu:
Nghĩa 1: + Em đi bộ đến trường.
+ Bé Na đang tập đi.
Nghĩa 2: + Em đi dép quai hậu đến trường
+ Mùa đông phải đi tất để giữ ấm đôi chân.
Nhận xét:
“đi” nghĩa 1 mang nghĩa gốc vì nó chỉ hoạt động di chuy ển b ằng hai
chân của con người. Còn “đi” nghĩa 2 mang nghĩa chuyển, mặc dù nó không
chỉ hoạt động di chuyển bằng hai chân của con người nhưng đều chỉ hoạt
động mang, xỏ cái gì đó vào chân, tay.
Song song với biện pháp trên đối với dạng bài tập này đ ể giúp h ọc
sinh phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuy ển tôi sử dụng một s ố câu h ỏi đ ể
giúp học sinh hình dung ra nghĩa ban đầu của nó.
Ví dụ:
- Nhắc đến ngọt ta có cảm giác thế nào? (ngọt của đ ường, mật)
- Từ đi gợi cho ta hoạt động nào? (sự di chuy ển của hai chân)



Học sinh nhận ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ trong dạng bài tập này
và chắc chắn học sinh sẽ dễ dàng đặt câu theo yêu cầu bài tập.
d) Từ đồng âm
Là những từ giống nhau về âm thanh (chữ viết, đọc, phát âm gi ống
nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm cần đặt các từ đó vào l ời
nói hoặc câu văn cụ thể.
Ví dụ: Bé Hà bò tới đĩa thịt bò.
Dạng bài tập yêu cầu phân biệt từ đồng âm với t ừ nhiều nghĩa là
một dạng bài tập khó đối với học sinh vì học sinh rất khó khăn trong vi ệc
gọi ra nét nghĩa của từng từ trong các kết hợp khác nhau. So sánh nó v ới
các kết hợp bên cạnh để xác định nó là đồng âm hay nhiều nghĩa.
Trước khi làm bài tập tôi yêu cầu học sinh nêu khái niệm v ề từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa. Mối quan hệ về ý nghĩa của từ đồng âm (khác nhau hoàn
toàn), nghĩa của từ nhiều nghĩa (bao giờ cũng có m ối liên hệ ch ặt chẽ v ới
nhau)
Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi c ần s ử
dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp h ọc sinh dễ dàng
phân biệt nghĩa của từ.
- Phân biệt nghĩa của từ “đồng” trong ví dụ:
cánh đồng
tượng đồng

- Phân biệt nghĩa của từ “đá” trong ví dụ
đá bóng
hòn đá

Để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này tôi yêu c ầu h ọc sinh s ử d ụng

phiếu học tập cho nhóm, cá nhân hoặc cả lớp để học sinh tìm nghĩa của nó
cho phù hợp rồi nêu nhận xét đó là từ đồng âm hay t ừ nhiều nghĩa.


Ví dụ: Từ “Chín”
Câu có từ:chín

Nghĩa của từ“chín”trong câu

- Lúa ngoài đồng chin vàng.

1. Suy nghĩ kĩ càng.

- Tổ em cóchínhọc sinh.

2. Hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu
hoạch được.

- Nghĩ chochínrồi hãy nói.

3. Số 9.

Chín…. với chín … là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín….
* Sau mỗi tiết luyện tập để củng cố kiến thức cho học sinh, tôi đ ưa ra
thêm một số dạng bài tập mới. Mục đích của các bài t ập này là c ủng c ố,
mở rộng kiến thức từ nhiều nghĩa.
Dạng bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa có thể thay th ế t ừ nhiều nghĩa trong các
câu văn.
Ví dụ: Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong câu sau:
- Cả nhà ăn tối chưa? (dùng bữa)

- Loại ô tô này ăn xăng lắm. (tốn, hao)
- Tàu ăn hàng ở cảng. (tiếp nhận)
- Bà Đào ăn lương rất cao. (hưởng)
- Cậu làm như vậy dễ ăn đòn lắm. (chịu)
- Da cậu ăn nắng quá. (bắt)
- Hồ dán không ăn. (dính)
Dạng bài tập 2: Cho từ trong các kết hợp từ, tìm nghĩa c ủa nó t ương ứng.
Ví dụ: Trong thành ngữ: “Chạy thầy chạy thuốc” dòng nào dưới đây nêu
đúng nét nghĩa của từ chạy? Chọn ý trả lời đúng:
A. Di chuyển nhanh bằng chân.
B. Hoạt động của máy móc.
C. Lo liệu khẩn trương để được cái mình cần.
D. Khẩn trương tránh những điều không may xảy đến.
Dạng bài tập 3: Cho nghĩa của từ trong kết h ợp từ, câu văn tìm câu có t ừ
dùng với nghĩa đó.
Ví dụ: Câu nào dưới đây từ “đánh” được dùng với nghĩa “xoa hoặc xát lên
bề mặt của vật để vật sạch, đẹp”


A. Bọn trẻ chơi trò đánh trận giả.
B. Các bác nông dân đang đánh trâu ra đồng.
C. Sau bữa tối, ông và bố thường đánh cờ.
D. Hàng tuần vào ngày nghỉ, bố thường đánh giày.
Câu
7.5. Câu

Câu phân loại theo cấu tạo
Câu phân loại theo mục đích nói
Câu đơn
Câu ghép

Câu kể
Câu hỏi
Câu cảm
Câu khiến
Câu kể Ai- là gì?
Câu kể Ai- làm gì?
Câu kể Ai- thế nào?


Câu đơn: Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao g ồm 2 b ộ ph ận
chính là chủ ngữ và vị ngữ)
Câu ghép: là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu ghép th ường có c ấu
tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và th ể hiện m ột ý có quan
hệ chặt chẽ với ý của những câu khác.
giản.

Tôi cho học sinh nói và viết thành câu trên cơ sở nh ững hi ểu bi ết s ơ

- Nhận biết câu trong lời nói, trong văn bản dựa trên tính t ương đối
trọn vẹn về ý nghĩa của câu, dựa trên dấu hiệu m ở đầu và k ết thúc câu
trong văn bản (viết hoa chữ cái đầu câu, dấu chấm, dấu ch ấm h ỏi, d ấu
chấm than ở chỗ kết thúc câu).
hình

- Nhận biết chủ ngữ, vị ngữ trong những kiểu câu phổ biến có mô

Ai (Cái gì, Con gì) – Làm gì?; Ai (Cái gì, Con gì) – Là gì?; Ai (Cái gì, Con gì) –
Thế nào? qua việc đặt câu hỏi cho từng bộ phận chính của câu.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ: Thời gian, Nơi chốn, Nguyên nhân, Mục
đích, Phương tiện trong những kiểu câu phổ biến nói trên.

- Nhận biết các dấu kết thúc câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm (d ấu
chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) và dấu phảy đặt ở giữa câu đ ể tách
ý.
Các em phải nắm được các thành phần cấu tạo của câu, các bộ phận chính
và bộ phận phụ trong câu.
Các thành phần cấu tạo của câu
Vị Ngữ
Trạng ngữ
Chủ ngữ
TN chỉ nơi chốn
TN chỉ thời gian
TN chỉ mục đích
TN chỉ nguyên nhân
TN chỉ phương tiện


1. Kiểu câu Ai- Làm gì?
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (Cái gì, Con gì?), Vị ngữ tr ả l ời cho
câu hỏi: Làm gì? Ví dụ: Em/đang học bài.
CN

VN

2. Kiểu câu Ai- Là gì?
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (Cái gì, Con gì?), vị ngữ tr ả l ời cho câu
hỏi: Là gì?
Ví dụ: Con trâu/là con vật cho sức kéo.
CN

VN


3. Kiểu câu Ai- Thế nào?
Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (Cái gì, Con gì?), vị ngữ trả l ời cho câu h ỏi:
Thế nào?
Ví dụ: Bông hoa hồng /thơm ngào ngạt.
CN

VN

Tôi luôn lưu ý cho học sinh: Chức vụ của chủ ngữ thường đ ứng tr ước vị
ngữ trong câu. Nhưng đôi khi lại đảo chủ ngữ đứng sau vị ngữ.
Ví dụ: Đẹp vô cùng/đất nước ta.
VN

CN


* Khi hướng dẫn học sinh cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu, ngoài
cách đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ, vị ngữ tôi còn đưa ra các cách sau:
- Cách 1: Nếu trong câu có từ chỉ thời gian: đó, đang, sẽ, v ừa, m ới, s ắp,
từng,... và các từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự: vẫn, cứ, còn, cũng, đều,... thì
trước các từ đó là bộ phận chủ ngữ của câu, các từ đó trở về phía sau là b ộ
phận vị ngữ của câu.
Ví dụ: - Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà/thường đầy ánh sáng, đầy màu
CN

VN

sắc.
- Màn đêm mờ ảo/đang lắng dần rồi chìm vào đất.

CN

VN

- Cách 2: Trong câu có các từ chỉ yêu cầu, mệnh lệnh: hãy, đ ừng, ch ớ, nên,
phải, cần, ... và các từ chỉ mức độ: rất, hơi, ...thì trước các t ừ đó là b ộ ph ận
chủ ngữ, các từ đó trở về phía sau là bộ phận vị ngữ của câu.
Ví dụ: - Rau khúc hái về/phải chế biến ngay.
CN
suối to.

VN

- Đoạn đường dành cho dân bản đi về/phải vượt qua một con
CN

VN

- Cách 3: Trong câu có các động từ đặc bi ệt:“có, là, b ị, đ ược” và có m ột s ố
từ, cụm từ: “quả là, chính là, vốn là, đúng là, có th ể là, ...” thì tr ước các t ừ đó
là bộ phận chủ ngữ, các từ đó về phía sau là bộ phận vị ng ữ c ủa câu.
Ví dụ: - Học/quả là khó khăn vất vả.
CN

VN

- Thị trấn Cát Bà xinh xắn/có những dãy phố dài và hẹp,
những
CN
VN

mái nhà cao thấp nép dài dưới chân núi đá.
- Cách 4: Nếu trong câu có các từ chỉ trỏ: “này, nọ, kia, đó, …” thì t ừ chỉ tr ỏ
về phía trước là bộ phận chủ ngữ của câu, phía sau từ chỉ trỏ là v ị ngữ c ủa
câu.
Ví dụ: Những bông hoa giẻ thơm ngát ấy /được giành để tặng cô giáo.
CN

VN


Lưu ý: Tránh nhầm lẫn với những câu có bộ phận trạng ng ữ cũng có t ừ
chỉ trỏ.
Ví dụ: Trên cánh đồng đã đựơc gặt hái ấy , bà con xã viên/đang đắp đập be
bờ.
TN

CN

VN

- Cách 5: Nếu trong câu có nhiều đặc điểm, hoạt động mà không có
dấu phảy ngăn cách và giữa hoạt động và đặc điểm đó không có m ối liên
quan mật thiết với nhau thì đặc điểm hoặc hoạt động nào đ ứng g ần ch ủ
ngữ hơn thì sẽ bị gộp vào làm chủ ngữ của câu. Nếu giữa các đ ặc đi ểm và
hoạt động đó có dấu phảy ngăn cách thì đó là các vị ngữ c ủa câu.
Ví dụ: - Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh /lăn tròn
trên
CN

VN

những con sóng.

- Những con chim bông biển/trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên
CN

VN

những con sóng.
Nếu trong câu có nhiều đặc điểm và hoạt động mà các hoạt đ ộng và đ ặc
điểm đó có mối liên quan mật thiết với nhau mặc dù chúng không có d ấu
phảy ngăn cách thì các đặc điểm, hoạt động đó bắt bu ộc ph ải n ằm tr ọn
vẹn trong phần vị ngữ của câu.
Ví dụ: - Ông/cầm que vạch lên cột nhà để luyện chữ cho cứng cáp.
CN

VN

- Tôi/nheo mắt ngắm nhìn đàn bò đang ăn cỏ.
CN

VN

- Cách 6: Nếu trong câu có chữ “tiếng” đi kèm (đó là ho ạt đ ộng c ủa tai
nghe) thì vị ngữ chính phải là từ gợi tả âm thanh.
Ví dụ: - Tiếng sóng vỗ/loong boong trên mạn thuyền.
CN

VN

Nếu trong câu có chữ “tiếng” đi kèm mà có hai từ gợi tả âm thanh

đứng cạnh nhau không được ngăn cách với nhau bằng dấu phảy thì m ột t ừ
gợi tả âm thanh đứng trước được gộp vào làm chủ ngữ của câu.


Ví dụ: - Tiếng cá quẫy tũng toẵng/xôn xao quanh mạn thuyền.
CN

VN

Nếu trong câu có chữ “tiếng” đi kèm mà có hai từ gợi tả âm thanh
đứng cạnh nhau được ngăn cách với nhau bằng dấu ph ảy thì đó là hai v ị
ngữ của câu.
Ví dụ: - Tiếng cá quẫy/tũng toẵng, xôn xao quanh mạn thuyền.
CN

VN

* Nhận biết trạng ngữ chỉ: Thời gian, Nơi chốn, Nguyên nhân, Mục đích,
Phương tiện trong câu.
Ví dụ: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và nêu ý nghĩa c ủa tr ạng ng ữ:
- Hoa phượng vĩ nở đỏ rực khi hè về.
TN chỉ thời gian
- Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.
TN chỉ nơi chốn
- Sơn Ca khô cả họng vì khát.
TN chỉ nguyên nhân
- Bạn gái dùng bình nước để tưới cho cây.
TN chỉ mục đích
- Bằng móng vuốt của mình, mèo đã vồ được chuột.
TN chỉ phương tiện

Ngoài ra, tôi hướng dẫn cho học sinh cách phân biệt trạng ng ữ trong câu:
- Phân biệt trạng ngữ với thành tố phụ của cụm t ừ: Có nh ững thành t ố
phụ bổ sung ý nghĩa chỉ nơi chốn, thời gian cho m ột cụm t ừ mà h ọc sinh
rất hay nhầm lẫn đó là trạng ngữ. Vì vậy, học sinh cần n ắm rõ tr ạng ng ữ
là thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho cả câu nên ta có th ể thay đổi v ị trí của
trạng ngữ. Nếu trường hợp không thay đổi được vị trí c ủa nó thì đó là
thành phần tố phụ của cụm từ. Đây là điểm mấu chốt đ ể xác đ ịnh tr ạng
ngữ và thành tố phụ
Ví dụ: Nam học bài đến trưa.
(Thành tố phụ)
- Phân biệt trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ: Loại chủ ngữ học sinh hay
nhầm với trạng ngữ là loại chủ ngữ chỉ nơi chốn.


Ví dụ: Trên đồn im như tờ.
CN
Nếu lược bỏ bộ phận “trên đồn” thì câu sẽ không có nghĩa.
- Phân biệt trạng ngữ với những từ có tác dụng liên kết câu.
Ví dụ: Trái lại, đây là một việc rất khó.
Thành phần “trái lại” không phải là trạng ngữ của câu vì:
+ Về ý nghĩa: Nó biểu thị quan hệ giữa nội dung của câu đ ứng tr ước
với câu đó cho trong khi đó trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tr ực ti ếp cho nòng
cốt câu chứ không liên quan đến câu trước.
+ Về đặc điểm hình thức: Nó không chuy ển xuống cuối câu nh ư tr ạng
ngữ nên nó không phải là trạng ngữ trong câu.
Các em phải xác định đúng các kiểu câu chia theo mục đích nói: Câu k ể, câu
cảm, câu hỏi, câu khiến. Các em đã biết cách viết các ki ểu câu. Bi ết chuy ển
từ câu kể sang câu hỏi và câu khiến.
Ví dụ: Cho nòng cốt câu: Bé ngoan.
Hãy chuyển thành câu kể, câu hỏi, câu khiến.

Sau khi tôi nêu ra ví dụ trên, các em đó biết cách làm nh ư sau:
+ Câu kể: Bé rất ngoan.
+ Câu hỏi: Bé ngoan không?
+ Câu khiến: Bé ngoan đi nào!
Trong quá trình bồi dưỡng tôi luôn tạo điều kiện cho h ọc sinh hoạt
động tư duy bằng cách: Trả lời câu hỏi, trao đ ổi ý ki ến, th ực hi ện nhi ệm
vụ (bài tập) do giáo viên giao rồi báo cáo kết quả. Bằng ph ương pháp h ỏi
đáp, phát vấn “Lấy học sinh làm trung tâm” tôi giúp các em n ắm ki ến th ức
từ thấp đến cao. Sau khi học sinh luyện tập tôi luôn chữa, nhận xét, rút
kinh nghiệm bài viết của từng em. Đặc biệt, tôi luôn gần gũi chuy ện trò
với các em để giúp các em khắc phục những điểm yếu của mình. H ơn n ữa,
muốn giờ học nhẹ nhàng hơn, chất lượng hơn tôi luôn cho các em luy ện
tập thông qua các việc tổ chức các trò chơi: Thi tìm từ, thi ghép câu, thi đ ặt
câu với từ cho trước, thi đặt câu theo tình huống,...
7.6 Cách nối các vế câu ghép
Cách nối các vế câu ghép
Nối trực tiếp


Dùng từ nối
Nối bằng quan hệ từ
Nối bằng cặp từ hô ứng

Cho học sinh nắm được có 2 cách nối các vế trong câu ghép
a) Cách 1: Nối trực tiếp bằng dấu câu: dấu phảy, dấu hai chấm
b) Cách 2: Dùng từ nối:
- Nối bằng quan hệ từ:
Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng m ột quan h ệ t ừ: và,
với, hay, hoặc, nhưng,... hoặc một cặp quan hệ từ:
+ Để biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có

thể nối chúng bằng:
Một quan hệ từ: vì, bởi vì, nên, cho nên,...
Hoặc một cặp quan hệ từ: Vì...nên...; Do...nên...; Nh ờ...nên...
+ Để biểu thị quan hệ giả thiết- kết quả; điều kiện- kết quả giữa hai vế
câu ghép, ta có thể nối chúng bằng:
Một quan hệ từ: nếu, hễ, giá, thì,...
Hoặc một cặp quan hệ từ: Nếu...thì; Hễ...thì...
+ Để biểu thị quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có th ể n ối
chúng bằng:
Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng,...


×