Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.88 KB, 19 trang )

NHIỄM SẮC THỂ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Lời giới thiệu
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức quan trọng
trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời
sống, kinh tế và xã hội loài người, giúp học sinh có kiến thức để ứng dụng trong
sản xuất và đời sống sau này. Trong hệ thống chương trình Sinh học cấp THCS
nói chung và Sinh học lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí
thuyết được mô tả còn có mảng kiến thức không kém phần quan trọng là bài tập
sinh học.
Mặt khác sinh học là một bộ môn khó và mang tính chất trừu tượng cao vì nó nghiên
cứu về các cơ thể sống, các quá trình sống và đặc biệt nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của
con người. Vì vậy nắm bắt tốt các kiến thức sinh học sẽ góp phần nâng cao đời sống loài
người. Đồng thời việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn đề cực kì
quan trọng. Nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp

cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là còn phải trang bị cho học
sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự chiếm lĩnh tri thức.
Trong những năm qua sự phát triển trí tuệ học sinh ngày càng tăng nhanh
chóng, nhu cầu học tập các môn học ngày càng nhiều. Bộ môn Sinh học trong
nhà trường cũng không ngừng bổ sung, đi sâu và mở rộng. Nhiều nội dung
trước đây (từ năm 2005 trở về trước) thuộc chương trình lớp 11 và 12 thì hiện
nay (theo chương trình thay sách giáo khoa từ 2002 - 2003) lại được đưa vào
chương trình lớp 9. Chính vì vậy bộ môn Sinh học lớp 9 không những được mở
rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm kiểm tra khả năng vận
dụng các kiến thức lí thuyết của học sinh.
2. Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài tập NST”
3. Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Dung Hòa: Trường THCS Hợp Thịnh
Số điện thoại: 0984607350
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Dung Hòa


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh Trường THCS Hợp Thịnh – Tam
Dương – Vĩnh Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 4/2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung


Nhiều năm học đã qua, Phòng giáo dục đào tạo Tam Dương, Sở giáo dục
đào tạo Vĩnh Phúc luôn tổ chức kỳ thi học sinh giỏi các bộ môn trong đó có bộ
môn Sinh. Vì vậy, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học là rất cần
thiết và là một công việc mang tính thường xuyên nhằm phát hiện và bồi dưỡng
nguồn tài năng cho bộ môn, đóng góp vào thành tích của nhà trường, hơn cả là
trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những kiến thức nâng cao làm
hành trang để các em tự tin bước vào các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh
cũng như kỳ thi tuyển sinh vào trường THPT Chuyên của Tỉnh . Để đạt được
kết quả cao trong công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi, đòi
hỏi giáo viên bồi dưỡng phải hệ thống được các kiến thức cơ bản, chọn lọc các
kiến thức nâng cao để vừa đủ cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản,
nhưng vẫn đáp ứng được các kiến thức nâng cao trong các đề thi đầy trí tuệ mà
không gây quá tải, không quá khó, không gây áp lực cho học sinh lại là một vấn
đề khó khăn. Mặt khác sinh học là một môn học khó và mang tính chất trừu tượng cao, hơn
nữa do nhu cầu HS thường chọn thi vào các môn Toán, Lí, Hóa, Anh...Và các em còn phải
chịu áp lực của một số môn thi vào THPT nên thời gian dành cho môn Sinh chưa nhiều. Do
vậy việc chọn học sinh dự thi môn Sinh học là rất khó khăn và thực tế chất lượng đội tuyển
chưa cao. Vì vậy việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn sinh học là
một vấn đề cực kì quan trọng.

Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giảm bớt một
phần khó khăn cho công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã nghiên cứu, chia
kiến thức ra làm từng chuyên đề để đưa vào giảng dạy và kết quả đã hiệu quả

hơn, thành tích được nâng cao và dần được ổn định. Đề tài: “Hướng dẫn học
sinh giải một số dạng bài tập NST”. Đây là kiến thức vừa mới vừa khó. Mặt
khác, phần kiến thức này có trong tất cả các đề thi học sinh giỏi huyện và các đề
thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng như đề thi vào trường Phổ thông trung học
Chuyên Vĩnh Phúc.
Chính vì những lý do trên, nên tôi lựa chọn viết đề tài: “Hướng dẫn học
sinh giải một số dạng bài tậpNST” .
Giai pháp 1: Giup học sinh tổng hợp lại những kiến thức lý thuyết cơ bản
về nguyên phân.
1. Diễn biến của nhiễm sắc thể (NST) trong quá trình nguyên phân
- Kì đầu: NST bắt đầu xoắn lại.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn cực đại và tập trung thành hàng ngang trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Các NST kép tách rời ở tâm động thành NST đơn đi về hai cực của tế
bào.
- Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn thành sợi mảnh rồi thành chất nhiễm sắc.
2. Đặc điểm


- NST tự nhân đôi trước khi tế bào phân chia.
- Số lượng NST trong tế bào con bằng số NST trong tế bào mẹ.
3. Ys nghĩa
Đảm bảo bộ NST của loài ổn điịnh qua các thế hệ tế bào.
Phương pháp giải bài tập
Vấn đề 1: Xác định số lượng NST, tâm động, cromatit qua các kì nguyên
phân
Phương pháp:
Bước 1. Xác định bộ NST 2n
Bước 2. Xác định số lượng NST, cromatit.
Số NST đơn


Số NST kép

Số cromatit Số tâm động

Kì đầu

0

2n

2(2n) =4n

2n

Kì giữa

0

2n

2(2n)= 4n

2n

Kì sau

2(2n) = 4n

0


0

2(2n) =4n

Kì cuối

2n

0

0

2n

Bài tập ví dụ
1. Bộ NST 2n ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi ở kì sau của nguyên phân thì số lượng
NST trong tế bào là bao nhiêu?
GIẢI
Ở kì sau, mỗi NST kép tách rời ở tâm động thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế
bào.
Vậy: Số NST đơn: 2(2n) = 2 x 8 = 16
Số tâm động: 2(2n) = 2 x 8 = 16
2. Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Hỏi ở kì giữa của nguyên phân có số lượng
NST đơn, cromatit, tâm động là bao nhiêu?
GIẢI
Ở kì giữa: các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
Vậy: NST đơn = 0



Cromatit = (2n) 2 = 24 x 2 =48
Tâm động: 2n =24
3. Một loài sinh vật có bộ NST đơn bội có 4 loại NST khác nhau được kí hiệu
A, B, C, D.
a. Hãy kí hiệu bộ NST 2n của loài.
b.Tế bào sinh dưỡng của loài trên tham gia nguyên phân. Hãy kí hiệu bộ NST ở
kì giữa và kì sau của nguyên phân.
GIẢI
a. Kí hiệu bộ NST 2n của loài:
Trong tế bào các NST xếp thành cặp tương đồng và kí hiệu:
AA BB CC DD
b. Kì gữa:
Các NST kép tập trung thành hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân
bào và kí hiệu bộ NST:
AA, AA, BB, BB, CC, CC, DD, DD
Kì sau:
Mỗi NST kép tách rời ở tâm động thành NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
Kí hiệu bộ NST ở mỗi cực của tế bào là:
AA BB CC DD
BÀI LUYỆN TẬP
1. Bộ NST 2n ở ngô (bắp) 2n = 14. Hỏi ở kì đầu của nguyên phân thì số lượng
NST đơn, số tâm động trong tế bào là bao nhiêu?
2. Ở gà có bộ NST 2n = 78. Hỏi ở kì giữa, kì sau của nguyên phân có số lượng
NST đơn, cromatit, tâm động là bao nhiêu?
3.Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
được kí hiệu Bb, phân bào một số đợt liên tiếp kết quả trong các tế bào con có
64 Bb.
a, Xác định số đợt nguyên phân.
b, Kí hiệu của bộ NST trong kì giữa của nguyên phân.



4. Khi quan sát một tế bào sinh dưỡng của vịt nhà ở kì giữa nguyên phân, người
ta đếm được 160 cromatit.
a, Tế bào này nguyên phân 4 đợt liên tiếp. Tính số tế bào con hình thành
b, Môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu NST trong quá trình phân bào
trên?
Giai pháp 2: Giup học sinh tổng hợp lại những kiến thức lý thuyết cơ bản
về giảm phân.
1. Diễn biến của NST trong quá trình giảm phân

Kì đầu

Lần phân bào I

Lần phân bào II

- Các NST xoắn lại.

- Tế bào mang bộ NST kép đơn
bội.

- Các NST kép trong cặp tương
đồng tiếp hợp và trao đổi đoạn.
Kì giữa - Các NST kép tương đồng xếp
thành cặp trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào.

- Các cặp NST kép xếp thành một
hàng trên mặt phẳng xích đạo của

thoi phân bào.

Kì sau

Các NST kép tương đồng tách ở
tâm động thành 2 NST đơn phân li
về 2 cực tế bào.

- Các NST kép tương đồng phân
li độc lập về 2 cực của tế bào.

Kì cuối - Tế bào mang các NST kép --bộ NST kép (n)

- Tế bào mang các NST đơn --- bộ
NST đơn bội (n)

2. Đặc điểm
- Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.
- Tế bào phân bào 2 lần nhưng tự nhân đôi có một lần.
- Có hiện tượng tiếp hợp trao đổi yếu tố di truyền.
- Bộ NST trong tế bào con = ½ tế bào mẹ.
3. Ys nghĩa
- Bảo đảm số lượng NST trong giao tử giảm xuống một nửa, giúp ổn định bộ
NST 2n khi thụ tinh.
Tạo sự đa dạng ở sinh vật nhờ sự phân li độc lập, tổ hợp tự do các NST trong
cặp tương đồng, sự tiếp hợp và trao đổi đoạn trong kì đầu 1 của giảm phân.


Phương pháp giải bài tập
Vấn đề 1: Xác định số lượng NST, tâm động, cromatit qua các kì giảm phân.

Phương pháp:
Bước 1. Xác định bộ NST 2n.
Bước 2. Xác định số lượng NST, cromatit.
Số NST đơn

NST kép

Số cromatit

Số tâm động

Kì đầu 1

0

2n

2(2n) = 4n

2n

Kì giữa 1

0

2n

2(2n) = 4n

2n


Kì sau 1

0

n

2n

n(1 cực)

Kì cuối 1

0

n

2n

n

Kì đầu 2

0

n

2n

n


Kì giữa 2

0

n

2n

n

Kì sau 2

2n

0

0

2n

Kì cuối 2

n

0

0

n


Bài tập ví dụ
1. Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Hãy xác định:
a. Số tâm động ở kì sau 1 của giảm phân.
b. Số NST ở kì giữa 1 của giảm phân.
c. Số NST ở kì cuối 1 của giảm phân.
d. Số NST ở kì cuối 2 của giảm phân.
GIẢI
a. Số tâm động ở kì sau 1 của giảm phân:
Các NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào
Số tâm động: 24
b. Số NST ở kì giữa 1 của giảm phân:


Các cặp NST kép tương đồng xếp thành cặp trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
Số NST kép = 24 (48 cromatit)
c. Số NST ở kì cuối 1 của giảm phân:
Tế bào mang các NST kép --->bộ NST kép (n)
Số NST kép = 12
d. Số NST ở kì cuối 2 của giảm phân:
Tế bào màn các NST đơn --->bộ NST đơn bội (n)
Số NST đơn = 12
2. Bộ NST 2n ở ruồi giấm 2n = 8. Hỏi số lượng NST đơn, NST kép, cromatit,
tâm động trong tế bào là bao nhiêu ở các kì sau1, kì giưa 2, của giảm phân?
GIẢI
Ơ kì sau 1: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực tế bào.
Số NST đơn = 0, NST kép = 4, croomatit = 8, Tâm động = 4
Ơ kì giữa 2: Các cặp NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.

Số NST đơn = 0, NST kép = 4, cromatit = 8, tâm động = 4
3. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội được kí hiệu Aa Bb Dd XY.
A. Xác định tên và giới tính của loài.
b. Kí hiệu các NST được sắp xếp như thế nào trong các kì của giảm phân: Kì
đầu 1, kì giữa 1, kì cuối 1, kì cuối 2.
GIẢI
a. Xác định tên và giới tính của loài:
Bộ NST kí hiệu AaBbDdXY---> 2n = 8 (ruồi giấm đực).
b. Ở giảm phân, kí hiệu hiệu các NST được sắp xếp:
- Kì đầu 1:
Các NST đã tự nhân đôi thành NST kép. Kí hiệu bộ NST:
Aaaa, BBbb, DDdd, XXYY
- Kì giữa 1:


Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kí hiệu bộ NST:
AA aa, BB BB, DDdd, XXYY
- Kì cuối 1:
Tế bào mang các NST kép ---> bộ NST kép (n) --->16 loại giao tử mang bộ
NST kí hiệu:
AABBDDXX, AABBDDYY, AABBddXX, AABBddYY
AAbbDDXX, AAbbDDYY, AabbddXX, AabbddYY
AaBBDDXX, aaBBDDYY, aaBBddXX, aaBBddYY,
AabbDDXX, aabbDDYY, aabbddXX, aabbddYY
- Kì cuối 2:
Tế bào mang các NST đơn ---> bộ NST đơn bội (n)
Kí hiệu bộ NST đơn bội có trong 16 loại giao tử:
ABDX, ABDY, AbdX, AbdY, AbDX,AbDY,AbdX, AbdY
Abdx, Abdy, aBdX, aBdY,abDX, abDY,abdX, abdY

BÀI LUYỆN TẬP
1. Ở muỗi gây bệnh sốt xuất huyết có bộ NST 2n = 6. Hỏi ở kì giữa 1, kì sau 1,
kì đầu 2, của giảm phân thì số lượng NST đơn, NST kép, số tâm động trong tế
bào là bao nhiêu?
2. NST 2n ở lợn 2n = 38. Hỏi ở kì đầu 1, kì giữa 1, kì sau 1 của giảm phân thì số
lượng NST đơn, NST kép, cromatit, tâm động trong tế bào là bao nhiêu
3. Một loài sinh vật có bộ NST 2n của ruồi giấm được kí hiệu Aa Bb Cc XX. Tế
bào sinh dục của loài trên tham gia giảm phân. Hãy kí hiệu bộ NST ở kì giữa 2
và kì cuối 2 của giảm phân.
Vấn đề 2: Tính số lượng NST trong giao tử
Phương pháp:
Bước 1. Xác định bộ NST 2n.
Bước 2. Số lượng NST trong bộ NST.
- Tinh trùng: n
- Trứng: n
Bài tập ví dụ


1. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 64 tế
bào con với tổng số 512 NST.
a. Xác định bộ NST 2n.
b. Xác định số NST trong tinh trùng, trứng.
GIẢI
a. Bộ NST 2n:
64 tế bào ---> 512 NST.
1 tế bào --->

?

2n = 512/64 = 8

b. Bộ NST trong tinh trùng, trứng:
- Tinh trùng: n = 8:2 =4
- Trứng: n : 2 = 4
BÀI LUYỆN TẬP
1. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 đợt liên tiếp được môi trường cung
cấp 168 NST.
a. Xác định bộ NST 2n.
b. Xác định số NST trong tinh trùng và trứng.
2. Tinh trùng của ruồi giấm co9s bộ NST ( n =4).
a. Xác định bộ NST 2n.
b. Viết kí hiệu bộ NST có trong tinh trùng?
3. Tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số đợt liên tiếp đã hình thành 128
tế bào con.
a. Xác định số đợt nguyên phân.
b.Xác định số NSTtrong tinh trùng, trứng? Cho biết bộ NST vịt (2n = 80)
Giai pháp 3: Giup học sinh tổng hợp lại những kiến thức lý thuyết cơ bản
về phát sinh giao tử và thụ tinh.
1. Sự phát sinh giao tử
a. Giao tử đực:
- Các tế bào mầm ------------> Tinh nguyên bào (tế bào sinh tinh).
- 1 tinh nguyên bào (2n) ---> 4 giao tử đực (n).


b. Giao tử cái:
- Các tế bào mầm ------------> noãn nguyên bào (tế bào sinh trứng).
- 1 noãn nguyên bào(2n) ---> 1 giao tử đực (n) + 3 thể định hướng (thể cực –
n).
2. Thụ tinh
1 giao tử đực (n) kết hợp với 1 giao tở cái 9n) ---> hợp tử (2n).
3.Y nghĩa

a. Giảm phân: Giups bộ NST trong giao tử mang bộ NST đơn bội (n)
b. Thụ tinh: Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội (2n).
c. Sự phối hợp nguyên phân, giảm phân, thụ tinh: duy trì bộ NST đặc trưng của
loài qua các thế hệ cơ thể. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp đa dạng cho tiến hóa,
chọn giống.
Phương pháp giải bài tập
Vấn đề 1: Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số tinh trùng,
số trứng, số thể định hướng.
Phương pháp:
Bước 1. Tính số lượng:
- Tế bào mầm ------> tế bào sinh tinh hoặc tế bào sinh trứng.
- Tế bào sing tinh có bộ nhiễm sắc thể (2n).
- Tế bào sinh trứng có bộ nhiễm sắc thể (2n)
- 1 tế bào sinh tinh ---> 4 tinh trùng.
- 1 tế bào sinh trứng --- >1 trứng + 3 thể định hướng.
- 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng --->1 hợp tử.
Bước 2. Suy ra kết quả.
Bài tập ví dụ
1. Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp sau:
a. 4 tế bào sinh tinh.
b. 8 tế bào sinh trứng.
GIẢI
Tính số giao tử tạo thành trong các trường hợp sau:
a. 4 tế bào sinh tinh.


Mỗi tế bào sinh tinh ---> 4 tinh trùng.
Vậy: Số tinh trùng tạo thành:
4 x 4 = 16 tinh trùng.
b. 8 tế bào sinh trứng.

Mỗi tế bào sinh trứng ---> 1 trứng và 3 thể định hướng.
Vậy:
- Số trứng tạo thành:
8 x 1 = 8 trứng.
- Số thể định hướng:
8 x 3 = 24
2. Tính số lượng tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng trong các trường hợp sau:
a. Số tinh trùng hình thành là 512.
b. Số thể định hướng quan sát thấy là 192.
c. Số hợp tử tạo thành là 64. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%
GIẢI
a. Số tế bào sinh tinh:
1 tế bào sinh tinh ----> 4 tinh trùng.
?

<----

512 tinh trùng.

Vậy số tế bào sinh tinh:
512 x 1/ 4 = 128
b. Số tế bào sinh trứng.
1 tế bào sinh trứng --- 3 thể định hướng
?

192 thể định hướng
Vậy:

- Số tế bào sinh trứng: 192 x 1/ 3 = 64
c. 1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng ---> 1 hợp tử.

Suy ra: 64 hợp tử = 64 tinh trùng thụ tinh với 64 trứng.
Hiệu suất thụ tinh = 50% ---> số trứng: 64 x 2 = 128
Vậy:


- Số tế bào sinh trứng: 128.
- Số tế bào sinh tinh: 64:4 =16
BÀI LUYỆN TẬP
1. Xác định số tinh trùng, số trứng, số thể định hướng được tạo thành từ:
a. 32 tế bào sinh tinh.
b. 128 tế bào sinh trứng
2. Xác định số lượng tế bào sinh tinh và sinh trứng. Cho biết:
a. Số tinh trùng hình thành là 64.
b. Số thể định hướng quan sát là 768.
c. Số hợp tử tạo thnahf là 32. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 16%, tinh trùng là
8%.
3. Nhóm tế bào mầm I phân bào một số đợt tạo thành các tế bào sinh tinh, các
tế bào này đều giảm phân tạo thành 448 tinh trùng. Nhóm tế bào mầm II phân
bào một số đợt tạo thành các tế bào sinh trứng, các tế bào này đều giảm phân
tạo thành 128 trứng.
a. Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng. Cho biết nhóm I và II đều
phân bào 4 đợt.
b. Xác định số lượng tế bào mầm nhóm I và II.
Vấn đề 2: Tính số lượng NST có trong tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng, số tinh
trùng, số trứng
Phương pháp:
Bước 1. Tính số lượng:
- Tổng số NST tự do cung cấp x tế bào mầm: x (2k – 1)2n (k là số nguyên
dương).
- Tổng số NST trong tế bào sinh tinh: 2k(2n).

- Tổng số NST trong tinh trùng: 4 x 2k(n).
- Tổng số NST trong tế bào sing trứng: 2t(2n).
- Tổng số NST trong trứng: 2t(n).
- 1 tinh trùng (n) thụ tinh với 1 trứng (n) --->1 hợp tử (2n).
Bước 2. Suy ra kết quả.
BÀI TẬP VÍ DỤ


1. Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt được môi trường cung cấp 744
NST. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng.
a. Xác định bộ NST 2n.
b. Xác định số NST môi trường phải cung cấp trong quá trình giảm phân tạo
giao tử.
GIẢI
a. Xác định bộ NST 2n:
Tổng số NST tự do cung cấp tế bào mầm: (2k – 1)2n.
(25 -1)2n = 744
Vậy 2n = 744 : 31 = 24
Bộ NST 2n = 24 (cà chua).
b. Số NST môi trường cung cấp cho giảm phân:
Số tế bào sinh giao tử: 2k = 2 5 = 32.
Số tinh trùng tạo thành:
32 x 4 = 128 tinh trùng
Mỗi tế bào sinh giao tử có bộ NST 2n ---> giảm phân, môi trường cung cấp
thêm 2n.
2k(2n) = 32 x 24 = 768 NST)
2. Có 2 nhóm tế bào tạo giao tử. Nhóm tế bào sinh tinh và nhóm tế bào sinh
trứng khi giảm phân được môi trường cung cấp 936 NST. Số NST có trong tinh
trùng nhiều hơn so với trứng là 156.
a. Xác định số tế bào sinh tinh và sinh trứng. Cho biết bộ NST 2n = 78.

b. Xác định số tinh trùng và trứng tạo thành.
GIẢI
a. Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng:
Gọi x là số tế bào sinh tinh.
Y là số tế bào sinh trứng.
X tế bào sinh tinh ---> số tinh trùng là 4x.
Y tế bào sinh trứng ---> số trứng 4y.
Ta có: 78x + 78y = 936


39x – 39y = 156
Giair phương trình ta có:
X = 8, y = 4
Vậy : Số tế bào sinh tinh: 8
Số tế bào sinh trứng: 4
b. Xác định số tinh trùng và trứng:
Số tinh trùng: 8x4 = 32 tinh trùng
Số trứng: 4x1 = 4 trứng
3. Có 5 tế bào mầm phân bào liên tiếp một số đợt được môi trường cung cấp
1240 NST. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành giao tử và được môi
trường cung cấp thêm 1280 NST.
a. Xác định bộ NST 2n.
b. Số đợt nguyên phân của các tế bào mầm.
GIẢI
a. Xác định bộ NST 2n:
Tổng số NST tự do cung cấp cho x tế bào mầm: x.(2k – 1)2n
5(2k - 1)2n = 1240 (1)
Mỗi tế bào sinh giao tử có bộ NST 2n ---> giảm phân, môi trường cung cấp
thêm 2n.
Tổng số NST cung cấp tế bào sinh tinh giảm phân: x.2k (2n)

5(2k)2n = 1280

(2)

Từ (1) và (2) ---> 2n = 8
Vậy: Bộ NST 2n = 8 (ruồi giấm)
b. Số đợt nguyên phân:
5(2k)2n = 1280 ---> 5(2k)8 = 1280
2k = 1280: (5x8) = 32 = 25
Tế bào mầm nguyên phân nguyên phân 5 đợt
Bài luyện tập


1. Có 3 tế bào mầm đều phân bào một số đợt liên tiếp được môi trường cung
cấp 3534 NST. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành giao tử và được
môi trường cung cấp thêm 3648 NST.
a. Xác định bộ NST 2n của loài.
b. Số đợt nguyên phân của các tế bào mầm.
2. Có 2 tế bào mầm đực và cái phân bào một số đợt. Tổng số tế bào sinh tinh và
tế bào sinh trứng là 160. Số NST cố trong tinh trùng nhiều hơn so vơí trứng là
18720 NST.
a. Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng. Cho biết bộ NST 2n = 78
(gà).
b. Số đợt phân bào của tế bào mầm đực và cái là bao nhiêu?
c. Xác định số lượng NST môi trường cung cấp khi các tế bào sinh giao tử tạo
thành tinh trùng và trứng.
Vấn đề 3: Xác định số lượng hợp tử tạo thành
Phương pháp:
Bước 1. Dựa vào tỉ lệ thụ tinh của trứng và tinh trùng.
Số NST trong hợp tử (2n)

Bước 2. Suy ra kết quả
Bài tập ví dụ
1.Một tế bào mầm của thỏ cái nguyên phân một số đợt liên tiếp được môi
trường cung cấp 5588 NST tạo thành các tế bào sinh trứng, các tế bào này giảm
phân tạo trứng.
a. Xác định số hợp tử hình thành. Cho biết bộ NST (2n = 44), hiệu suất thụ tinh
của trứng là 50% và tinh trùng là 25%.
b. Xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh.
GIẢI
a. Xác định số hợp tử hình thành.
- Tổng số NST = (2k - 1) 2n = (2k -1) 44 = 5588
2k – 1 = 5588:44 = 127 ---> 2k = 128 = 72
Vậy số tế bào sinh trứng là 128 ---> số trứng là 128
- 1 tinh trùng thụ tinh 1 trứng – 1 hợp tử


128 trứng thụ tinh với 128 tinh trùng ---> 128 hợp tử.
Số tinh trùng ban đầu:
100 tinh trùng ban đầu ---> 25 tinh trùng trực tiếp thụ tinh.
?

----> 128
128 x100 : 25= 512
Số trứng ban đầu:

100 trứng ban đầu ---> 50 trứng trực tiếp thụ tinh
<--- 128

?


128 x100:50 = 256
b. Số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh:
Số tế bào sinh tinh:
1 tế bào sinh tinh ---> 4 tinh trùng.
<--- 512

?

512 x 1: 4 =128 ( tb sinh tinh)
Số tế bào sinh trứng:
1 tế bào sinh trứng ---> 1 trứng.
?

128

128 x 1 : 1 = 128 (tb sinh trứng)
2. Có 128 tế bào sinh tinh và 640 tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh.
a. Tính số hợp tử hình thành. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 30%.
b. Tính số NST có trong tất cả các tinh trùng và trứng ban đầu.
GIẢI
a. Số hợp tử hình thành:
1 tế bào sinh tinh ----> 4 tinh trùng.
128 tế bào sinh tinh ----> ?
128 x 4 = 512 tinh trùng
1 tế bào sinh trứng ---> 1 trứng
640 tế bào sinh trứng --->?


640 x 1 = 640 trứng
S ố trứng bân đầu: (H = 30%)

100 trứng bân đầu --->30 trứng trực tiếp thụ tinh
640

---> ?

Số trứng trực tiếp thụ tinh 640 x 30 : 100 = 192
1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng – 1 hợp tử
192 tinh trùng thụ tinh 192 trứng – 192 hợp tử
b. Số NST có trong tinh trùng ban đầu:
512 x 19 = 9728
Số NST có trong trứng ban đầu:
640 x 19 = 12160
Bài luyện tập:
1. Trong một trại chăn nuôi khi thu hoạch người ta được 3200 con gà.
a. Tính số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu
suất thụ tinh của tinh trùng là 10% và của trứng là 40%
b. Tính số tế bào mầm đực và cái . Cho biết các tế bào mầm đực và cái đều phân
bào 3 đợt.
2. Vịt nhà có bộ NST (2n = 80). Có 180 gồm tế bào sinh tinh và tế bào sinh
trứng tham gia thụ tinh. Số NST cung cấp cho tế bào sinh tinh tạo giao tử so với
tế bào sinh trứng là 7680.
a. Tính số hợp tử hình thành. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 100%.
b. Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng.
3. Một tế bào mầm của thỏ đực nguyên phân một số đợt liên tiếp được môi trường cun cấp
1364 NST tạo thành các tế bào sinh trứng, các tế bào này giảm phân tạo trứng.
a. Xác định số hợp tử hình thành. Cho biết bộ NST của thỏ (2n= 44). Hiệu suất thụ tinh của
tinh trùng là 25%.
b. Số trứng trực tiếp thụ tinh và tế bào sinh trứng tham gia thụ tinh. Cho biết hiệu suất thụ
tinh của trứng 80%.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến


Với nội dung sáng kiến này tôi mới áp dụng được cách giải “Hướng dẫn học
sinh giải một số dạng bài tập NST” cho học sinh trường THCS Hợp Thịnh
thông qua các tiết dạy sinh học chính khóa.
Ngoài ra với cách này còn có thể áp dụng đối với học sinh THPT, Cao đẳng, Đại học.


8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Thời gian: từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017
Đối tượng: học sinh lớp 9
Địa điểm: trường THCS Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc
10. Đánh giá lợi ích thu được:
Khi chưa áp dụng: Học sinh gặp nhiều khó khăn khi giải các bài tập NST.
Khi áp dụng chuyên đề: Sau một thời gian vận dụng, tôi thấy phương pháp này đã

thực sự có hiệu quả, học sinh đã hiểu bài và làm được bài tập NST một cách
thành thục.
Trên đây là một số biện pháp nhỏ trong quá trình “Hướng dẫn học sinh giải một số
dạng bài tập NST”. Ở đây tôi chỉ đề cập tới một số dạng chứ chưa đầy đủ tất cả các dạng
bài tập NST trong chương trình sinh học 9.
Sau khi giảng dạy theo hệ thống hóa một số bài tập NST thứ tự từ dễ đến khó thì các em lĩnh
hội được kiến thức chọn ven, dễ hiểu, dễ nhớ và giải quyết được những bài tập ở mức độ khó
hơn nữa.
Do vậy mà kết quả đạt được qua các kỳ khảo sát như sau:

Số học sinh
tham gia điều
tra
20 em


Trước khi áp dụng sáng kiến

Sau khi áp dụng sáng
kiến

Số lượng

%

Số lượng

%

10

50%

17

85%

Qua kết quả trên tôi thấy: sau khi học xong một số dạng bài tập về NST thì số học sinh giải
được các bài tập khó hơn tăng lên rõ rệt và các em ghi nhớ rất tốt phần kiến thức này, nó đã
trở thành kỹ năng, kĩ xảo khi giải bài tập NST.

10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Do quá trình áp dụng các giải pháp trên vào công tác giảng dạy nên tôi đã
thu được những kết quả đáng kể để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự

nghiệp của ngành giáo dục huyện nhà.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Với HSG cấp THCS có thể đạt giải cao qua các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh.


- Còn đối với học sinh THPT có kiến thức đầy đủ để tự tin trải qua các kì thi
như: tốt nghiệp THPT và kì thi cao đẳng, đại học.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu: không
............., ngày.....tháng......năm......

Hợp Thịnh, ngày tháng năm201.

Thủ trưởng đơn vị/

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Dung Hòa



×