Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

SKKN xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.56 KB, 26 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
Trong những năm gần đây, cùng với chuyển biến bước đầu về chất lượng giáo
dục, hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đang từng bước được ghi nhận. Tuy
nhiên về phương pháp dạy học còn nhiều vấn đề cần bàn.
Một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động học tập do không được làm việc
hoặc không chịu làm việc trong các giờ học. Trong hầu hết các giờ lên lớp, thực tập,
thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi ... vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ
làm việc với một số học sinh khá, giỏi để hoàn thành bài dạy, số học sinh còn lại im
lặng, nghe giảng và ghi chép. Thực chất đó là những bài độc diễn của giáo viên có sự
phụ họa của một số học sinh khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, nhiều giáo
viên không thể chuyển hóa được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh vào việc thiết kế và thi công bài dạy.
Trước thực trạng đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học là một yêu
cầu bức thiết đối với ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ hội nhập. Và một trong
những định hướng đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm nhiều hiện nay là
dạy học bằng tình huống.
Qua các năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp dạy học
bằng tình huống đã thu được kết quả khả quan. Phương pháp này có thể kích thích ở
mức cao nhất tính tích cực học tập của học sinh, không chỉ giúp học sinh lĩnh hội
kiến thức, phát triển năng lực mà còn rèn luyện được kĩ năng nhận thức, kĩ năng tiếp
cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng
cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ
động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi. Phương pháp này có thế mạnh trong đào
tạo nhận thức bậc cao. Vì thế cần được khuyến khích sử dụng, đặc biệt là ở những
trường có một bộ phận học sinh chưa chủ động học tập.
Vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tình huống
dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản”

1




II. Tên sáng kiến kinh nghiệm
“XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG DẠY HỌC PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN
DỊ SINH HỌC 12 BAN CƠ BẢN”
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến vào đổi mới phương pháp dạy học.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Áp dụng từ ngày 3 tháng 9 năm 2019.
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
A. Về nội dung của sáng kiến
1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về vai trò của giáo viên bộ môn
trong công tác giảng dạy bộ môn sinh học và đề ra những giải pháp hợp lý giúp các
em học sinh chủ động, tích cực trong học tập nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu lý luận về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay. Tổ chức các hoạt động tự học của học sinh gắn liền với tiến trình tổ chức hoạt
động dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực.
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn sinh học 12 tại nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị môn
sinh học lớp 12 ban cơ bản.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12A2, 12A4 của nhà trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2



Nghiên cứu trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh học lớp 12A2, 12A4 năm học
2019-2020 trường THPT để tìm ra thực trạng và giải pháp xây dựng tình huống dạy
học phần cơ chế di truyền và biến dị môn sinh học lớp 12 ban cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập những thông tin lý luận về phương pháp dạy học, phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực trong tài liệu phương pháp giảng dạy, tài liệu tập huấn, các bài
tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động học, thái độ học tập của học sinh.
- Phương pháp điều tra
Trao đổi với học sinh, cha mẹ học sinh, thăm dò học sinh các lớp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên cùng bộ môn.
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giảng dạy cho học sinh ở lớp 12A2,
12A4 trường THPT năm học 2019-2020.
5. Điểm mới trong nghiên cứu
Mục đích của hoạt động này tạo tâm thế học tập học sinh, giúp học sinh ý thức
được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài, huy động được kiến thức, kinh nghiệm bản
thân có liên quan đến vấn đề bài học làm bộc lộ cái học sinh đã biết, bổ khuyết những
gì học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra cái chưa biết và cái muốn biết.
B. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiển có thể được áp dụng cho giảng dạy bộ môn sinh học 12 phần cơ chế
di truyền và biến dị trên tất cả các trường THPT và làm cơ sở xây dựng tình huống
trong dạy học ở các nội dung tiếp theo.
3



VI. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
Sáng kiến được phổ biến đến các đồng nghiệp để đổi mới phương pháp giảng dạy.
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng khi có sự tâm huyết của giáo viên trong
giảng dạy và sự tích cực đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy bộ môn sinh học phần cơ chế di
truyền và biến dị lớp 12 ban cơ bản, bản thân tôi thấy học sinh tích cực làm việc, chủ
động trong lĩnh hội kiến thức, quan hệ thầy – trò được cải thiện, không khí giờ học
cởi mở hơn, các em nắm được kiến thức mới, khắc sâu kiến thức làm cơ sở tiết thu và
hoàn thiện các đơn vị kiến thức tiếp theo. Thái độ học tập của học sinh thay đổi đã
giúp các em yêu thích môn học.

NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống
và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo
điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội
của việc học tập. Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan
đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà
trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống
thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy
học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học
chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên
môn. Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của
dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điển

hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. Vận dụng dạy học theo các tình
4


huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời
thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa
vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình huống thực. Nếu
chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt
động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.
1. Tình huống dạy học
Xét về mặt khách quan, tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã
hội cụ thể được hình thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ
thể hoạt động với đối tượng nhận thức trong môi trường dạy học nhằm một mục đích
dạy học cụ thể.
Xét về mặt chủ quan, tình huống dạy học chính là trạng thái bên trong được
sinh ra do sự tương tác giữa chủ thể với đối tượng nhận thức.
Theo quan điểm lý luận dạy học, tình huống dạy học là đơn vị cấu trúc, tế bào
của bài lên lớp, bao gồm tổ hợp các điều kiện cần thiết. Đó là mục đích dạy học, nội
dung dạy học và phương pháp dạy học để thu được những kết quả hạn chế riêng biệt.
2. Bài tập tình huống dạy học
Bài tập tình huống dạy học là những tình huống khác nhau đã, đang và có thể
xảy ra trong quá trình dạy học được cấu trúc lại dưới dạng bài tập, khi học sinh giải
bài tập ấy, vừa có tác dụng củng cố tri thức, vừa rèn luyện được kỹ năng học tập cần
thiết.
3. Nguyên tắc thiết kế bài tập tình huống
Bài tập tình huống nêu ra phải tạo ra được nhu cầu nhận thức, tạo được tính
sáng tạo, kích thích tư duy của người giải.
Bài tập tình huống nêu ra phải xuất phát từ nhiệm vụ của giáo viên, từ các kỹ
năng cần thiết cho việc đặt câu hỏi để dạy học.

Bài tập tình huống nêu ra phải gắn với cơ sở lý luận với một liều lượng tối đa
cho phép.
Bài tập tình huống phải có đầy đủ hai yếu tố: điều kiện và yêu cầu cần tìm.
5


4. Kỹ thuật thiết kế tình huống dạy học.
Để giúp học sinh xác định được các dữ kiện, nhận ra được các mâu thuẫn trong
nhận thức, thì xây dựng tình huống dạy học được thiết kế theo các bước sau:
Bước 1. Xác định mục tiêu.
Bước 2. Phân tích cấu trúc nội dung của bài học.
Bước 3. Thiết kế tình huống dạy học.
Bước 4. Vận dụng tình huống vào dạy học.
II. Xây dựng tình huống phần cơ chế di truyền và biến dị sinh học 12 ban cơ
bản.
Bài 1- GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Tình huống 1.
Có bạn thắc mắc tại sao con cái sinh ra lại luôn có các đặc điểm giống với bố mẹ, em
hãy giải thích giúp bạn ấy.
Tình huống 2.
Có ý kiến thắc mắc rằng gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit
(prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G,
X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Vậy làm thế nào gen có thể quy
định được cấu trúc chuỗi pôlipeptit.
Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không?
Tình huống 3.
Một bạn quan sát thấy hiện tượng sau, cây trồng hay vật nuôi sau khi sinh ra đều trải
qua quá trình lớn lên nhưng khi lớn lên vẫn mang những đặc điểm trước đó, tại sao
lại có hiện tượng như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng ấy.

Bài 2- PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
Tình huống 1.

6


Một bạn có thắc mắc như sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân.
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy.
Gen ở trong nhân tế bào, prôtêin ở ngoài nhân tế bào nhưng tại sao gen vẫn chỉ huy
tổng hợp được prôtêin ở ngoài nhân tế bào.
Bài 3- ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
Tình huống 1.
Một bạn thắc mắc như sau; tế bào gan luôn hoạt động để tổng hợp nên nhân mới
trong khi đó tế bào thần kinh lại gần như không hoạt động tổng hợp nên tế bào mới
trong suốt quá trình sống của cơ thể. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy
giải thích giúp bạn ấy nhé!
Tình huống 2.
Có ý kiến cho rằng
- Ở sinh vật nhân sơ số lượng gen ít.
- Cơ chế điều hòa hoạt động của gen sẽ khác với sinh vật nhân thực.
Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em hiểu thế nào là đúng?
Bài 4 – ĐỘT BIẾN GEN
Tình huống 1.
Có ý kiến cho rằng: Sự tiến hóa của sinh vật là do có sự sai khác về vật chất di truyền
giữa các cá thể, những sai khác thích nghi với môi trường sẽ được tồn tại và phát
triển dần dần hình thành nên những sinh vật phù hợp với môi trường sống. Sự sai
khác giữa các cá thể là do sự biến đổi vật chất di truyền.
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?
Tình huống 2.
Hơn 160.000 người đã phải sơ tán khi thảm họa kép động đất - sóng thần xảy ra tại

đông bắc Nhật Bản ngày 11/3/2011, gây rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân
Fukushima Daiichi.
Một khu vực cấm có bán kính 20 km quanh nhà máy được lập ra và sau 4 năm, nó trở
thành một vùng đất hoang tàn vì rất ít người dân dám quay lại nơi này.
7


Theo em tại sao người dân lại không dám quay lại nơi này?
Bài 5- NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Tình huống 1.
Cấu tạo của Bộ gen người
Bộ gen người hoàn chỉnh bao gồm khoảng 3 tỷ phân tử ADN. Nếu bắt đầu đọc thứ tự
của các phân tử ADN với tốc độ 100 phân tử mỗi phút thì bạn cần đến 57 năm để có
thể đọc hết các phân tử AND của cơ thể mình với điều kiện không dừng lại để ăn,
uống, ngủ, sử dụng phòng tắm.
Kích thước bộ gen người: Cơ thể con người được tạo thành từ 100 nghìn tỷ tế bào.
Chiều dài của ADN trong nhân mỗi tế bào dài khoảng 1,8 m. Nếu làm như thế với tất
cả các ADN trong cơ thể sẽ tạo thành sợi có chiều dài 107,8 tỷ km.
Làm thế nào để cuối cùng trong một tế bào bộ gen chỉ còn khoảng 0,0001 cm nằm
trong nhân tế bào? Em có thể giải thích cho các bạn cùng hiểu.
Tình huống 2.
Một bạn có thắc mắc như sau:
- Tại sao ở người lại có bệnh ra ung thư máu ác tính.
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy.
Bài 6- ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Tình huống 1.
Ở người có hiện tượng bị hội chứng đao.
Theo em cơ sở khoa học của hội chứng này là gì, tại sao lại có người mắc hội chứng
đó?
Tình huống 2.

Có quan sát thấy hiện tượng sau:
Ở một số cây ăn quả như chuối, dưa hấu, hồng, nho… quả không có hạt.
Em hãy giải thích tại sao?

8


III. Kết quả nghiên cứu.
Qua áp dụng giảng dạy tại lớp 12A2, 12A4 chất lượng bộ môn được cải thiện, tinh
thần học tập học sinh nghiêm túc trong các giờ học, học sinh chủ động, tích cực trong
giờ, bước đầu học sinh yêu thích môn học.
Quan hệ thầy – trò cởi mở, học sinh tích cực hỏi và trao đổi về các vấn đề thực
tiễn cuộc sống liên quan đến kiến thức bộ môn, qua đó các em trưởng thành hơn,
sáng tạo hơn, tự tin về mình hơn.
KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng xây dựng tình huống trong giảng dạy
thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giáo viên chủ động học hỏi
phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn tình huống xuất phát thích
hợp với đặc điểm riêng của từng lớp, phù hợp với năng lực của học sinh.
II. Kiến nghị
Tăng cường trao đổi chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy và kỹ thuật dạy
học tích cực giúp giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp.
Trên đây là một vài ý kiến của tôi trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận
được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt cùng các đồng nghiệp .
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để
đọc bài viết này của tôi!
PHỤ LỤC
Một số giáo án áp dụng tình huống dạy học

Ngày soạn: 26/8/2019
Tiết số: 1
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
9


I. Mục tiêu bài dạy
- Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được;
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm gen
- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền
- Từ mô hình tái bản ADN, mô tả các bước của quy trình tự nhân đôi ADN làm cơ
sở cho sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
2. Kĩ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm.
4. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học.
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
- Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III. Phương pháp
- Giải quyết vấn đề
- Làm việc với SGK
IV. Nội dung
1. ổn định tổ chức

Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(Giới thiệu khái quát chương trình sinh học 12, phương pháp làm việc)
3. Giảng bài mới:
- Hoạt động 1: Khái niệm
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Có bạn thắc mắc tại sao con cái sinh ra lại luôn có các đặc điểm giống với bố mẹ, em
hãy giải thích giúp bạn ấy.
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét
10


Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
Giáo viên:
I. Khái niệm gen: Gen là 1 đoạn phân tử
* Em hãy nêu khái niệm gen?
ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi
* Theo em 1 phân tử ADN chứa một pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.
hay nhiều gen? Hãy giải thích
Hoạt động 2: Mã di truyền
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Có ý kiến thắc mắc rằng gen được cấu tạo từ các nuclêôtit, còn chuỗi pôlipeptit
(prôtêin) lại được cấu tạo từ các axit amin. Trong ADN có 4 loại nuclêôtit (A, T, G,
X), nhưng trong prôtêin có khoảng 20 loại axit amin. Vậy làm thế nào gen có thể quy
định được cấu trúc chuỗi pôlipeptit.
Em có thể giải thích giúp thắc mắc đó được không?
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm: Là trình tự sắp xếp các
* Các bộ ba trong sinh giới có giống Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp
nhau không?
các aa trong Prôtêin.
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin - Có hơn 20 loại axit amin nhưng chỉ có
(đặc hiệu) khoảng 20 loại axit amin mà 4 lại Nu nên mã di truyền là mã bộ ba
có 61 bộ ba? (tính thoái hoá)
- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền
nhau mã hoá cho 1 axit amin - Bộ ba mã
hoá (triplet).
- Với 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa
a.a (UAA, UAG, UGA. làm nhiệm vụ
kết thúc và 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã
hoá a.a Met (ở SV nhân sơ là foocmin
Met)
2. Đặc điểm:
- Mã di truyền được dọc từ 1 điểm xác
định theo từng bộ ba không gối lên
11


nhau.
- Mã di truyền có tính phổ biến: Hầu hết
các loài đều có chung 1 bộ ba di truyền.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một bộ
ba chi mã hoá cho một loại axitamin.

- Mã di truyền mang tính thoái hoá (dư
thừa): Một axit amin có thể có hơn một
bộ ba, trừ AUG và UGG
Hoạt động 3: Quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN)
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Một bạn quan sát thấy hiện tượng sau, cây trồng hay vật nuôi sau khi sinh ra đều trải
qua quá trình lớn lên nhưng khi lớn lên vẫn mang những đặc điểm trước đó, tại sao
lại có hiện tượng như vậy?
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của hiện tượng ấy.
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét
Hoạt động của thầy - trò
Quan sát hình 1.2 và nội dung
phần III SGK em hãy nêu thời
điểm và diễn biến quá trình nhân
đôi ADN.
+ ở SV nhân thực thường tạo
nhiều chạc sao chép (rút ngắn
thời gian nhân đôi ADN
Phát biểu NTBS?

Nội dung kiến thức
III. Quá trình nhân đôi ADN:
1. Diễn biến: (Gồm 3 bước)
a. Bước 1: (Tháo xoắn phân tử ADN)
- Nhờ các enzim tháo xoắn (helicase) 2 mạch
phân tử ADN tách nhau dần.
b. Bước 2: (Tổng hợp các mạch ADN mới)
- Hai mạch ADN tháo xoắn được dùng làm mạch
khuôn, dưới tác dụng của enzim ADNpolimeraza các Nu tự do trong môi trường nội

bào đến liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo
nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết
với X).
- Chiều tổng hợp có chiều từ 5’  3’), nên mạch

+ Các đoạn Okazaki có chiều
tổng hợp ngược với mạch kia và khuôn có chiều 3’ - 5’ mạch bổ sung được tổng
có sự tham gia của ARN mồi, hợp liên tục, còn mạch khuôn có chiều 5’- 3’
12


enzim nối ligaza

mạch bổ sung được tổng hợp từng đoạn
(Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau nhờ enzim
Thế nào là nguyên tắc bán bảo nối (ligaza)
toàn?
c. Bước 3: (Hai phân tử ADN được tạo thành)
* Em có nhận xét gì về 2 phân - Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của
tử ADN mới và với phân tử ADN phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch
mẹ?
mới được tổng hợp.
2. Ý Nghĩa:
- Tạo ra 2 phân tử ADN con có đặc điểm giống
nhau và giống với phân tử ADN mẹ
4. Củng cố:
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
- Giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch
được tổng hợp từng đoạn (Các Nu liên kết với nhau theo chiều 5’- 3’ nên mạch khuôn
có chiều 5’- 3’ các Nu không liên kết được với nhau liên tục do đó cần ARN mồi tạo

điểm liên kết hình thành đoạn Okazaki)
5. Dặn dò
- Học bài chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung bài mới các câu hỏi cuối bài mới

Ngày soạn: 26/8/2019
Tiết số: 2
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
I. Mục tiêu bài dạy
- Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được;
1. Kiến thức:
- Trình bày được cơ chế phiên mã và dịch mã
- Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự
tổng hợp prôtêin ở ngoài nhân
2. Kĩ năng:
13


Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học
sinh
3. Thái độ: Có ý thức khách quan khi giải thích các hiện tượng trong thực tế.
4. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học.
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
- Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III. Phương pháp

- Làm việc với SGK
- Thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV. Nội dung
1. Ổn định lớp:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1. Gen là gì? Trình bày khái niệm, đặc điểm của mã di truyền?
2. Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn
1 mạch được tổng hợp từng đoạn?
3. Giảng bài mới:
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Một bạn có thắc mắc như sau nhưng còn lúng túng chưa giải thích được nguyên nhân.
Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những hiện tượng ấy.
Gen ở trong nhân tế bào, prôtêin ở ngoài nhân tế bào nhưng tại sao gen vẫn chỉ huy
tổng hợp được prôtêin ở ngoài nhân tế bào.
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
- Hoạt động 1
I. Phiên mã: (Là quá trình tổng hợp ARN
Mạch khuôn ADN (mã gốc)
trên mạch khuôn của ADN)
1. Cấu trúc và chức năng của các loại
 NTBS
ARN:
Tổng hợp mARN (phiên mã)
14



Hoạt động của thầy - trò
+ mARN là bản phiên mã từ mã gốc
(mạch khuôn ADN) và thường bị
các enzim phân huỷ sau khi tổng
hợp xong Protein.
* Quan sát hình 2.1 em hãy nêu
cấu trúc của p.tử tARN?
* Dựa vào bộ ba đối mã theo em có
bao nhiêu loại phân tử tARN? (61
loại, 61 bộ ba mã hoá axit amin)
+ Ribôxôm (SV nhân thực) có đ.vị
lín = 45 pt P+3 pt rARN
đ.vị bé = 33 pt P +1 pt rARN
Xảy ra ở đâu và vào thời điểm
nào? Trong nhân TB, ở kì trung
gian giữa 2 lần phân bào.
* Tranh hình 2.2 )
+ Mã gốc trên mạch khuôn ADN
theo nguyên tắc bổ sung tổng hợp
nên p.tử mARN nên trình tự Nu trên
mARN là bản phiên mã.
* Tại sao enzim lại trượt theo
chiều 3’-5’ mà không trượt theo
chiều 5’-3’? (P.tử mARN được tổng
hợp liên tục và chiều liên kết giữa
các Nu là chiều 5’ - 3’).
Hiện tượng gì xãy ra khi kết thúc
quá trình phiên mã?
→ Điểm khác nhau giữa mARN vừa

tổng hợp ở SV nhân sơ và nhân
thực?

Nội dung kiến thức
a. ARN thông tin (mARN):
- Có cấu tạo mạch thẳng
- Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở
ribôxôm.
b. ARN vận chuyển(tARN)
- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN
đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu
để liên kết với axit amin tương ứng.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tham
gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
c. ARN ribôxôm(rARN)
- Gồm 2 tiểu đơn vị kết hợp với prôtêin tạo
nên ribôxôm.
- Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
2. Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN)
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều
hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có
chiều 3’- 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị
trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
- Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo
mạch gốc chiều 3’ - 5’ và các Nu trong môi
trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch
gốc theo nguyên tắc bổ sung. (A - U, G - X)
- Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2
mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
* Phiên mã ở tế bào nhân thực và nhân sơ

cơ bản là giống nhau.
- Tế bào nhân sơ: mARN sau phiên mã được
trực tiếp tổng hợp Protein.
- Tế bào nhân thực: mARN sau phiên mã
phải được cắt bá các intron, nối các exon để
tạo thành mARN trưởng thành rồi đi qua
màng nhân đến tế bào chất làm khuôn tổng
hợp Protein.
15


Hoạt động của thầy - trò
- Hoạt động 2
- Thế nào là quá trình dịch mã?
- Hoạt hóa a.a là gì?
- Có phải tARN gắn bất kì a.a nào
vào hay không? tại sao?
→ tARN gắn với a.a nào là do bộ ba
đối mã của nó qui định.
HS nghiên cứu SKG và tóm tắt diễn
biến qua trình
* Tranh hình 2.4 (xem phim)
+ Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở
sv nhân thực mã hoá axit amin là
Met ở sv nhân sơ là foocmin Met
* Em có nhận xét gì về số lượng
codon trên mARN và số lượng axit
amin trên chuỗi pôlipeptit được
tổng hợp và số lượng axit amin
trong chuỗi pôlipeptit tham gia cấu

trúc nên phân tử prôtêin?
- Cho HS nhắc lại công thức cấu
tạo 1 a.a
- Thế nào là LK peptit?
- Rb dịch chuyển như thế nào trên
mARN

Nội dung kiến thức
II. Dịch mã: (Là quá trình tổng hợp prôtêin)
1. Hoạt hoá axit amin:
- Nhờ các enzim đặc hiệu và ATP mỗi axit
amin được hoạt hoá và gắn với tARN tương
ứng tạo axit amin- tARN (aa- tARN).
2. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
* Giai đoạn mở đầu: Ribôxôm gắn với mã
mở đầu AUG và tARN mang a.a mở đầu
(Met-tARN) sao cho anticôdon (UAX) trên
tARN của nó bổ sung chính xác với côdon
mở đầu trên mARN.
* Giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit:
- tARN mang a.a thứ nhất đến côdon thứ
nhất sao cho anticôdon của tARN bổ sung
với côdon thứ nhất trên mARN. Enzim xúc
tác tạo liên kết peptit giữa a.a1 với a.a mở
đầu.
- Ribôxôm dịch chuyển đi một côdon trên
mARN đồng thời tARN mang a.a mở đầu
rời khởi riboxom. tARN mang a.a thứ 2 đến
codon thứ 2 sao cho anticodon của nó bổ
sung với codon thứ 2 trên mARN, Enzim

xúc tác tạo liên kết peptit giữa a.a2 với a.a1.
- Sự dịch chuyển của Riboxom lại tiếp tục
theo từng nất bộ ba trên mARN.
* Giai đoạn kết thúc chuỗi polipeptit:
Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên
mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn
tất.
- Riboxom tách khỏi mARN và chuỗi
* Trên 1 phân tử mARN có nhiều polipeptit được giải phóng.
ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì? - Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin mở
đầu (Met) được cắt khỏi chuỗi và chuỗi
pôlipeptit cấu trúc bậc cao hơn, trở thành
16


Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức
prôtêin có hoạt tính sinh học.
- Trong quá trình dịch mã mARN thường gắn
một nhóm ribôxôm gọi là pôlixôm giúp tăng
hiệu suất tổng hợp prôtêin.

4. Củng cố:
Nh©n ®«i
ADNN

Phiªn m·

DÞch m·


mARN

Prôtêin

Tính trạng

Chú ý: ở sv nhân sơ sau khi tổng hợp xong phân tử mARN tham gia tổng hợp
chuỗi pôlipeptit còn ở sv nhân thực là tiền mARN (mARN sơ khai) sau đó cắt bá các
đoạn không mã hoá axit amin (intron) và nối các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) lại
thành mARN trưởng thành rồi mới tham gia tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
5. Dặn dò
- Học bài theo vở và SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài sau: Điều hoà hoạt động của gen.

Ngày soạn: 01/9/2019
Tiết số: 3
Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
I. Mục tiêu bài dạy
- Sau khi học song bài này học sinh phải nắm được;
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động của gen
- Nêu được sự điều hoà của gen ở sinh vật nhân sơ
- Nêu được ý nghĩa sự điều hoà hoạt động của gen
17


- Giải thích được tại sao trong tế bào lại chỉ tổng hợp prôtêin khi cần thiết
2. Kĩ năng:
Rèn luyện và phát triển năng lực suy luận, tư duy phân tích, khái quát hoá ở học

sinh
3. Thái độ:
- Giáo dục quan điểm khoa học, mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
- Thấy được thành tựu khoa học của ngành sinh học
4. Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn sinh học.
- Hình thành và rèn luyện năng lực sáng tạo.
- Hình thành và phát triển năng lực tự học.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh 3.2, 3.2a, 3.2b SGK
- Học sinh: Đọc trước nội dung bài
III. Phương pháp
- Làm việc với SGK
- Thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề
IV. Nội dung
1. ổn định tổ chức
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
1. Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã.
2. Quá trình dịch mã tại ribôxôm và vai trò của pôlixôm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khái niệm điều hòa hoạt động của gen
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Một bạn thắc mắc như sau; tế bào gan luôn hoạt động để tổng hợp nên nhân mới
trong khi đó tế bào thần kinh lại gần như không hoạt động tổng hợp nên tế bào mới
trong suốt quá trình sống của cơ thể. Tại sao lại có thể xảy ra được như vậy? Em hãy
giải thích giúp bạn ấy nhé!

Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét
18


Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
→ Điều hòa hoạt động của gen là gì? I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen:
1. Khái niệm: Điều hòa hoạt động của gen
+ Trong 1 tế bào ở các thời điểm là điều hòa lượng sản phẩm của gen được
khác nhau các loại gen và số lượng tạo ra giúp tế bào tổng hợp loại protein cần
gen hoạt động khác nhau.
thiết vào lúc cần thiết trong đời sống.
+ Các loại tế bào khác nhau số lượng 2. Đặc điểm hoạt động của gen:
các nhóm, loại gen hoạt động cũng - Số lượng gen trong mỗi tế bào rất lớn
khác nhau.
nhưng thường chỉ có 1 số ít gen hoạt động
còn phần lớn các gen ở trạng thái không
hoạt động hoặc hoạt động rất yếu.
+ Cơ chế điều hoà hoạt động gen đặc 3. Cơ chế điều hòa:
biệt ở sinh vật nhân thực càng tiến - Trong cơ thể quá trình điều hòa hoạt động
hoá càng phức tạp.
của gen xảy ra ở nhiều cấp độ. Ở sinh vật
nhân sơ điều hoà hoạt động gen chủ yếu ở
mức độ phiên mã.
Hoạt động 2: Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ
Giáo viên đưa ra Tình huống.
Có ý kiến cho rằng
- Ở sinh vật nhân sơ số lượng gen ít.
- Cơ chế điều hòa hoạt động của gen sẽ khác với sinh vật nhân thực.

Em có nhận xét gì về ý kiến trên? Theo em hiểu thế nào là đúng?
Học sinh: Nêu ra các ý kiến khác nhau, giáo viên ghi lại các ý kiến của học sinh vào
góc bảng, không đánh giá nhận xét
Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức
II. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật
*Tranh mô hình cấu trúc của nhân sơ:
opêron Lac.(Hình 3.1 SGK)
1. Mô hình cấu trúc của opêron Lac:
→ Operon là gì?
- Các gen cấu trúc có liên quan thường
được phân bố liền nhau có chung một gen
điều hoà gọi là operon.
- Vùng chứa các gen cấu trúc (Z, Y, A. quy
định tổng hợp các enzim tham gia vào các
* Quan sát tranh và nghiên cứu nội phản ứng phân giải đường lactôzơ.
dung II.1 SGK em hãy nêu cấu trúc
19


của opêron Lac?
- Vùng vận hành O (operator): Có trình tự
(Số vùng, thành phần và chức năng Nu đặc biệt để prôtêin ức chế có thể liên
của các gen trong mỗi vùng)
kết làm ngăn cản sự phiên mã.
- Vùng khởi động P (Promoter): Nơi mà
ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu
phiên mã.
* Chú ý: Gen điều hòa R (regulator) không

* Tranh hình 3.2a
nằm trong thành phần của opêron nhưng
* Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt đóng vai trò quan trọng, kiểm soát tổng
động opêron Lac trong môi trường hợp protein ức chế.
không có lactôzơ? Vai trò của gen
điều hoà?
2. Sự điều hoà hoạt động opêron Lac:
a. Khi môi trường không có lactôzơ:
- Gen điều hoà hoạt động tổng hợp prôtêin
ức chế. Prôtêin ức chế liên kết vào vùng
vận hành của opêron ngăn cản quá trình
phiên mã làm các gen cấu trúc không hoạt
động.
* Tranh hình 3.2b(xem phim)
b. Khi môi trường có lactôzơ:
* Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt
- Gen điều hoà hoạt động tổng hợp prôtêin
động opêron Lac trong môi trường có
ức chế. Một số phân tử lactôzơ liên kết với
lactôzơ?
prôtêin ức chế làm nó không liên kết vào
vùng vận hành của opêron và ARN
pôlimeraza liên kết với vùng khởi động (P)
để tiến hành phiên mã.
- Các phân tử mARN của gen cấu trúc
được dịch mã tạo ra các enzim phân giải
lactôzơ.
- Khi lactôzơ bị phân giải hết thì prôtêin ức
* Lactôzơ có ảnh hưởng như thế chế lại liên kết được vào vùng vận hành và
nào đến hoạt động của opêron Lac?

quá trình phiên mã của các gen trong
* Theo em thực chất của quá trình opêron bị dừng lại.
điều hoà hoạt động của gen ở sinh
vật nhân sơ là gì?
20


→ Ở SV nhân thực, sự phiên mã xảy
ra trong nhân, dịch mã xảy ra ở TBC:
2 quá trình này xảy ra không đồng
thời nên điều hòa phiên mã phức tạp
hơn và được tiến hành ở nhiều giai
đoạn từ trưíc phiên mã đến sau dịch
mã. Ngoài ra SV nhân thực còn có
yếu tố điều hòa khác như:
- Gen tăng cường: Tác động lên gen
điều hòa làm tăng sự phiên mã.
- Gen bất hoạt: Làm ngừng quá trình
phiên mã.
4. Củng cố:
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt
động, phần lín các gen ở trạng thỏi bất hoạt. Vậy cơ chế nào giúp cho cơ thể thực
hiện quá trình này?
5. Dặn dò:
Trả lời các câu hỏi ở SGK, nghiên cứu bài mới: Đột biến gen

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Wedsite :



2. Sinh học 12 ban cơ bản, nhà xuất bản giáo dục, 2007
3. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, nhà xuất bản
Đại học sư phạm, 2010
21


4. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức
hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông, Vụ giáo dục trung
học, 2017

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. Lời giới thiệu
II. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng dùng thử
V. Mô tả bản chất của sáng kiến
A. Về nội dung sáng kiến
1. Mục tiêu
2. Nhiệm vụ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
22

TRANG
1
2
2

2
2
2
2
2
3
3


5. Điểm mới trong nghiên cứu
B. Về khả năng áp dụng sáng kiến
VI. Những thông tin cần được bảo mật
VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
II. Xây dựng tình huống dạy học phần cơ chế di truyền và biến dị
III. Kết quả nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Phụ lục
Tiết 1 – Bài 1: Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Tiết 2 – Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Tiết 3 – Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục

3
3
4

4
4
4
4
6
9
9
10
10
14
18
22
23

Nhận xét, đánh giá của hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
23



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
Nhận xét, đánh giá của hội đồng đánh giá sáng kiến kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
24


……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………….....

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT

Tên tổ chức/cá
nhân

Địa chỉ


Phạm vi/Lĩnh vực

1

Trần Quang Triệu

Trường THPT Nguyễn Thái Học

áp dụng giảng dạy
lớp 12A2, 12A4

Khai Quang – Vĩnh Yên – Vĩnh phúc

áp dụng sáng kiến
Đổi mới phương
pháp dạy học

Vĩnh Yên, ngày.....tháng 2 năm 2020

Vĩnh yên, ngày 10 tháng 2 năm 2020

Hiệu trưởng

Người viết sáng kiến
25


×