Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến định hướng phương pháp tự học cho học sinh khi dạy chuyên đề truyện ngắn lãng mạn trong chương trình ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 81 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
-------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Định hướng phương pháp tự học cho
học sinh khi dạy chuyên đề truyện ngắn lãng mạn trong
chương trình Ngữ văn lớp 11.

Tên tác giả sáng kiến: NGUYỄN THANH HƯƠNG
Mã sáng kiến: 13.51...


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Định hướng phương pháp tự học
cho học sinh khi dạy chuyên đề truyện ngắn lãng mạn
trong chương trình Ngữ văn lớp 11.


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
1.1. Lí do chọn đề tài
Sau hành trình gắn bó với nghề, câu hỏi tự học là gì? làm thể nào để tự học thành
công vẫn luôn thôi thúc tôi tìm tòi để hoàn thiện nó không phải chỉ cho mình mà còn cho
đối tượng trung tâm của hoạt động dạy học – Học sinh. Chỉ khi tìm và áp dụng thành
công được phương pháp tự học vào hoạt động dạy học thì bản thân người giáo viên mới
có thể định hướng cho học sinh con đường làm chủ được quá trình, làm chủ được thời
gian, thời lượng học, làm chủ được khối lượng kiến thức mà mình muốn tiếp nhận.


Phương pháp tự học chính là con đường ngắn nhất và cũng là hữu ích nhất để học
sinh chạm tay đến cánh cửa tri thức của nhân loại. Trong quá trình áp dụng phương pháp
tự học, người học sẽ tự làm việc với chính bản thân mình, mình cùng lúc sẽ là học sinh và
cũng là thầy giáo để tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu, tự tư duy, mình sẽ phải luôn chủ động,
lấy bản thân làm trung tâm.
Đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông thì các phương pháp tự học vô
cùng quan trọng. Tự học là phương tiện, công cụ để học sinh tự giáo dục, tự hoàn thiện
con người con người mình cả về thể chất và đời sống tinh thần. Ông cha cha từng nói
“Văn ôn võ luyện”, chỉ có tự “luyện”, tự đọc, tự học, tự khám phá, phát hiện, tự nhận
thức.... thì mỗi học sinh mới có thể tìm thấy những lỗ hổng về tri thức và nhân cách của
mình để dần lấp đầy và hoàn thiện nó.
Chúng ta vẫn không ngừng xa xót khi văn hóa đọc, văn hóa tự học của học sinh đã
và đang bị mai một trong thời đại 4.0, thời đại của công nghệ số. Hình ảnh những con
ong chăm chỉ cần mẫn đi hút nhụy hoa của muôn phương dường như rất xa lạ với học
sinh hiện nay. Học sinh chỉ học một cách thụ động, học đối phó với thi cử, học cho xong
việc, học để có tấm bằng cấp 3..... vấn đề tự học, tự phám phá, sáng tạo, học với niềm say
mê, hứng thú trong học tập của học sinh đã thật sự đáng lo ngại. Đây là vấn đề nhức nhối
không chỉ của bộ môn Ngữ văn mà là nỗi day dứt của không ít những thầy cô đứng lớp.
Làm thế nào để thay đổi hiện trạng này? Làm thế nào để học sinh coi việc tự học
là phương pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập, để phát huy tính tích cực chủ
động của các em, giảm bớt phần nào sức nặng của việc học tập, tạo hứng thú trong việc
học tập các môn học văn hóa trong nhà trường phổ thông nói chung và đối với bộ môn
Ngữ văn nói riêng.
3


Đặc biệt, phần truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945 trong chương trình Ngữ văn 11
có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương khung phân phối chương trình phần văn xuôi
hiện đại. Các tác phẩm văn xuôi hiện đại được chọn lọc kĩ lưỡng và đều là những tác
phẩm hay, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của các nhà văn lãng mạn như Nguyễn

Tuân, Thạch Lam. Tuy nhiên thời lượng tiết dạy dành cho các tác phẩm này trong chương
trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11 không nhiều. Học sinh chỉ có thời gian ít ỏi đọc hiểu
văn bản trên lớp mà không có thời gian để trao đổi, thảo luận, suy ngẫm về những giá trị
chân – thiện – mĩ được gói ghém trong mối thiên truyện.
Thực tế tìm hiểu của cá nhân thì việc áp dụng các phương pháp tự học vào việc
dạy học chuyên đề kiến thức thuộc bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng ít
nhiều được đề cập tới. Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu, áp dụng trong một chuyên đề dạy
học cụ thể thì chưa được thực hiện một cách khoa học, hệ thống. Chính thực tế này đã
thôi thúc tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và ứng dụng đề tài “Định hướng phương
pháp tự học cho học sinh khi dạy chuyên đề truyện ngắn lãng mạn trong chương
trình Ngữ văn lớp 11”.
2. Tên sáng kiến.
Định hướng phương pháp tự học cho học sinh khi dạy chuyên đề truyện ngắn
lãng mạn trong chương trình Ngữ văn lớp 11
3. Tác giả sáng kiền:
- Họ và tên: Nguyễn Thanh hương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Nguyễn Thanh Hương, giáo viên trường THPT Liễn Sơn – Lập
Thạch – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0978 158 248.
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến Định hướng phương pháp tự học cho học sinh khi dạy chuyên đề
truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ văn lớp 11 được áp dụng trong lĩnh vực
khoa học xã hội, môn Ngữ văn lớp 11: Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.
Thời gian bắt đầu: Từ đầu tháng 9/2018 đến tháng 12/2019.
4



7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Khái lược về phương pháp tự học
7.1.1. Khái niệm “tự học”
Theo quan điểm của các nhà giáo dục hiện đại, tự học được hiểu một cách thống
nhất là “tự động học tập”. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: học cốt lõi là tự học mà
ở đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình; Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử
dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan,
thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó
thành sở hữu của mình. Tác giả Nguyễn Hiến Lê quan niệm: Tự học là không ai bắt buộc
mình mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Tự học là quá trình học tập một cách
tự giác, tự nguyện, tự vạch ra kế hoạch để học tập, tự lựa chọn nội dung, phương pháp,
sắp xếp thời gian hợp lí với đặc điểm, phương tiện thích hợp để lĩnh hội tri thức, kĩ năng
học tập, giá trị làm người. Tác giả Lê Khánh Bằng thì nhấn mạnh: Tự học là tự mình
suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lí để chiếm lĩnh một số lĩnh vực
khoa học nhất định.
Từ các quan điểm trên, theo chúng tôi: tự học có nghĩa là việc học tập do chính
bản thân người học quyết định, tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ đó tiến
hành việc tự học. Đó là quá trình tự giác, tích cực, tự thân vận động của người học để
chiếm lĩnh tri thức kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn, biến tri thức của loài người
thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, năng lực tự giải quyết có hiệu quả các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống, mang đến sự phát triển cho bản thân người học.
Như vậy, về bản chất, trong hoạt động tự học, người học tự giác, tự chủ không cần
sự nhắc nhở, thúc ép của người khác, tự mình nhận thấy nhu cầu của bản thân để rồi từ
đó tiến hành việc tự học.
7.1.2. Các phương pháp tự học của học sinh trung học phổ thông.
Tự học là một dòng chảy liên tục, phát triển không ngừng, người nỗ lực cố gắng,
không được để cho nó gián đoạn, không ngắt quãng. Tự học mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi
phương tiện, mọi hình thức. Trong thực tế, việc tự học của học sinh trong nhà trường phổ

thông được thực hiện dưới các hình thức, phương pháp hết sức đa dạng như:
Tự học trên lớp: Nghe giảng, ghi chép, làm bài tập luyện tập, vận dụng, hoàn
thành bài kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì định kì.
5


Tự học ngoài giờ lớp: Đọc sách và tài liệu tham khảo; thu thập và xử lí kiến thức
từ các nguồn tài liệu trên các phương tiện thông tin truyền thống với sự hỗ trợ của máy vi
tính; làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp; thực hiện các bài tập thực hành,
vận dụng theo định hướng của giáo viên.
Tự học với sự hỗ trợ của máy vi tính, điện thoại kết nối internet. Trong thời đại
4.0, học sinh có thể học trực tuyến với sự hỗ trợ của chuyên gia, giáo viên uy tín, dày dặn
kinh nghiệm, của các bạn học xã hội rộng lớn. Chỉ một thao tác trên Goole, học sinh có
thể tự mình bơi trên thế giới tri thức, học sinh có thể đáp con thuyền của mình tới bất kì
bến đỗ nào mà thấy tin tưởng và an toàn. Thời kì công nghệ 4.0 là thời kì mà không chỉ
học sinh trung học phổ thông có thể lựa chọn phương pháp tự học tích cực mà tất cả mọi
người đều có thể và có quyền nâng cao trình độ hiểu biết và gây dựng nền tảng đạo đức
bằng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, tự nâng cao với sự hỗ trợ của người bạn Goole.
Cùng với phương pháp tự học dưới hình thức làm việc cá nhân hoặc làm việc
nhóm, học sinh trung học phổ thông có thế áp dụng các kĩ thuật tự học tích cực như: tóm
tắt kiến thức cơ bản, làm dàn bài đề cương để ghi nhớ dưới dạng lược đồ tư duy; kĩ thuật
đóng vai, học sinh có thể chuyển hóa kiến thức lí thuyết đã thu nhập được để trực tiếp
hóa thân, sống với vai diễn trong tác phẩm cụ thể; kĩ thuật trình bày vấn đề trong một
phút đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu kiến thức, chọn lựa và cô đọng phần kiến thức mình
nghiên cứu một cách ngắn gọn, súc tích và trình bày một cách tự tin, thuyết phục; kĩ thuật
tự học tương tác trao đổi, thảo luận với bạn học, giáo viên qua hệ thống tin nhắn điện tử
Messenger, Zalo, học trực tuyến....
7.2. Thực trạng áp dụng phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học tại trường
trung học phổ thông.
Thực tế cho thấy, theo khảo sát, tìm hiểu đối tượng học sinh trung học phổ thông

tại đơn vị công tác, nhiều học sinh còn áp dụng các phương pháp tự học truyền thống
như: chú ý nghe giảng, tự ghi chép bài; học bài theo sách giáo khoa và vở ghi chép trên
lớp, soạn bài trước khi lên lớp với sự hỗ trợ của sách học tốt; học theo ý trọng tâm, theo ý
hiểu của bản thân. Kĩ năng lập kế hoạch tự học, thảo luận nhóm, truy bài, ghi chép tóm
tắt các tài liệu; kĩ năng đọc tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như máy tính,
điện thoại… sử dụng chưa nhiều. Lí do có thể giải thích là đa phần học sinh vẫn giữ thói
quen, cách học cũ ở cấp học dưới. Và như vậy, học sinh tự học phần nhiều với sự chỉ dẫn

6


sát sao, chi tiết, cụ thể của giáo viên; tính độc lập, tích cực, chủ động chưa thực sự được
bộc lộ.
Tiến hành khảo sát thực tế, tôi thu được kết quả như sau:
Về nhận thức, thái độ của học sinh đối phương pháp tự học: Về cơ bản, học
sinh đã nhận thức rõ về vấn đề tự học, hiểu rõ việc tự học là tự mình giải quyết các vấn
đề trong học tập một cách thường xuyên khi không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên. Tuy vậy, vẫn có không ít học sinh chưa thực sự hiểu việc tự học là các em phải biết
lập kế hoạch học tập cho bản thân và thực hiện đầy đủ kế hoạch đó; hoặc có học sinh còn
chưa biết đề ra mục đích, nội dung và lựa chọn phương pháp tự học phù hợp với bản
thân... khiến việc học tập của các em chưa thực sự đạt kết quả cao.
Về thái độ tự học của học sinh:
Trong quá trình khảo sát học sinh khối lớp 11 về việc tự đánh giá thái độ của bản
thân trong quá trình học tập, tỉ lệ học sinh yêu thích, say mê tự học rất thấp; tỉ lệ học sinh
luôn cố gắng học tập, thi nghiêm túc hạn chế; học sinh tự học khi có người đôn đốc
chiếm tỉ lệ cao nhất; Nhiều học sinh dễ bị lôi cuốn bởi các yếu tố khác khi học:
Facebook, internet, mua sắm.
Thực tế này có thể lí giải tính thụ động ở học sinh còn rất lớn, học mang tính hình
thức, đối phó với thi, kiểm tra; lười, ngại đọc sách; phụ thuộc vào thầy cô, chưa chủ
động, tự giác, tích cực. Khi trao đổi với học sinh, chúng tôi nhận thấy, nhiều lúc học sinh

sử dụng các trang web không phục vụ việc học, tra cứu tài liệu trên internet không hiệu
quả vì chưa biết cách xử lí thông tin...
Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc tự học:
Theo khảo sát, hầu hết học sinh đã nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc tự học đối với bản thân, đã xác định bản thân cần tự học để đạt kết quả tốt nhất. Tuy
vậy, việc học tập của các em chưa đạt kết quả cao do chính các em chưa biết xác định,
lựa chọn được phương pháp học tập - tự học phù hợp.
Các phương pháp tự học của học sinh:
TT

Các phương pháp tự học của học sinh

1
2
3
4
5

Học nguyên văn sách giáo khoa
Học nguyên văn vở ghi
Tóm tắt kiến thức cơ bản để ghi nhớ
Học ở vở ghi kết hợp với sách giáo khoa
Làm dàn bài đề cương
7

Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Đôi khi
X
X

X
X
X


6
7
8
9

Lập sơ đồ hóa kiến thức để học
Học liên hệ vận dụng kiến thức
Học qua máy vi tính, điện thoại
Phối hợp nhiều phương pháp tự học

X
X
X
X

Từ kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, số học sinh chọn cách học kết hợp vở
ghi, sách giáo khoa chiếm tỉ lệ cao nhất (80,2%). Tỉ lệ học sinh lựa chọn lập sơ đồ hóa
kiến thức để học rất thấp (4,9%); số học sinh thường học liên hệ vận dụng kiến thức cũng
chỉ chiến 7,3%; một bộ phận học sinh đã biết tự học qua thiết bị máy vi tính, điện thoại
kết nối internet để tra cứu thông tin, thu thập tài liệu và xử lí tài liệu.
Như vậy, học sinh không xác định đúng mục tiêu học tập là mở rộng, đào sâu hay
hệ thống hóa kiến thức, điều này đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách học của các em.
Không gian, thời gian tự học của học sinh:
Qua phiếu khảo sát, thăm dò, đa phần học sinh lựa chọn không gian tự học của
mình ở nhà (xếp thứ bậc 1), sau đó đến nhà bạn học cùng, chia nhóm học, trao đổi ngoài

giờ lên lớp. Là một trường miền núi, phong trào tự học của học sinh còn nhiều hạn chế
bởi điều kiện về cơ sở vật chất. Nhiều học sinh có nhu cầu lên thư viện tự học, tự tìm tài
liệu, kiến thức nhưng thực tế nguồn tài liệu của thư viện trường hạn chế; phòng đọc sách,
đọc tài liệu cho học sinh hầu như không hoạt động; phòng máy để hỗ trợ tra cứu tài liệu
qua hệ thống internet. Việc học tại thư viện không có phong trào, nhà trường chưa đầu tư
đúng mức.
Về thời gian, thời điểm tự học của học sinh rất đa dạng: chiếm tỉ lệ cao nhất là số
học sinh tập trung vào lúc kiểm tra, thi; số khác tranh thủ học vào lúc rảnh rỗi hoặc học
thường xuyên, hàng ngày. Kết quả tự đánh giá của học sinh cho thấy rằng học sinh dành
thời gian cho tự học rất ít (63,4% học 1 - 3 giờ/ngày, 33,4% học dưới 1 giờ/ngày; chỉ có
5,1% học nhiều hơn 3 giờ/ngày). Như vậy, hầu hết học sinh dành thời gian cho việc học
tập quá ít, không đáp ứng yêu cầu, đây cũng là lí do khiến cho kết quả học tập của các em
không cao.
7.3. Khả năng áp dụng phương pháp tự học cho học sinh trong dạy học chuyên
đề kiến thức tại trường THPT.
Đối với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, học sinh học với tâm thế đối phó với
thi cử, đa phần học sinh không có thói quen tự đọc sách, tự tra cứu, tìm hiểu để nâng cao
vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng tạo lập văn bản của mình. Văn hóa đọc và tự đọc, tự học
của học sinh đang sa sút một cách nghiêm trọng. Học sinh không tìm thấy những giá trị
8


giáo dục, nhận thức và thẩm mĩ qua những tác phẩm văn học; không thấy được sự cần
thiết thực của các văn bản nhật dụng…. Vì vậy, việc tự học của học sinh chưa thực sự trở
thành một động lực để học sinh vượt lên chính mình, khám phá và sáng tạo trong học tập.
Ngoài ra, học sinh chưa có kĩ năng tự học, chưa biết cách xây dựng kế hoạch, chưa
biết cách quản lí thời gian của bản thân, chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy,
học sinh thường mang tâm lí mệt mỏi, chán nản, không thấy hứng thú trong các giờ học;
học sinh bỏ phí nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp vào những trò chơi vô bổ, làm những
việc vô ích. Việc áp dụng sáng kiến định hướng phương pháp tự tự học cho học sinh

trong các chuyên đề kiến thức giúp các em phát huy tính tự giác, chủ động tích cực trong
học tập; kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Đây là phương pháp giao quyền chủ động
cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh được làm việc. Ngoài kiến thức thu lượm được qua
các phương pháp tự học, học sinh sẽ tạo dựng được niềm tin về chính mình, khám phá ra
những tiềm năng trí tuệ của bản thân, hình thành bản lĩnh văn hóa trong học tập và cuộc
sống sau này.
Từ khảo sát thực tế, việc định hướng các phương pháp tự học cho học sinh phổ
thông khi giảng dạy các chuyên đề kiến thức rất cần thiết, mang tính ứng dụng cao và có
thể áp dụng rộng rãi trong nhà trưởng phổ thông.
7.3. Giải pháp thực hiện.
7.3.1. Các bước xây dựng phương pháp tự học cho một chủ đề kiến thức.
7.3.1.1. Định hướng phương pháp tự học trước khi lên lớp.
Việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp là công đoạn quan trong đối với học sinh. Đặc
biệt với các giờ học về tác phẩm truyện ngắn hiện đại. Việc đọc tác phẩm, tóm tắt tác
phẩm, thu thập và xử lí các tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau liên quan đến tác
giả, tác phẩm; xử lí hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài….rất quan trọng.
Công việc này giúp học sinh nắm và hiểu bài tốt hơn khi vào bài học. Tự học trước khi
lên lớp có thể áp dụng các phương pháp:
- Tự học cá nhân thông qua việc cá nhân tự đọc văn bản sách giáo khoa, tự tra cứu
tài liệu trên mạng và xử lí tài liệu theo định hướng nhiệm vụ của giáo viên.
- Tự học liên kết theo nhóm thông qua phương pháp học sinh tự kết hợp nhóm với
nhau cùng đọc, tra cứu, trao đổi, chia sẻ, thống nhất các cách hiểu về văn bản.
- Tự học trực tuyến thông qua các bài giảng của các thầy cô giáo trên mạng
internet.
9


- Tự học bằng phương pháp trao đổi kiến thức trên nhóm lớp qua Messenger
chung của lớp.
Tự trải nghiệm thực tế bằng cách sưu tầm tranh ảnh, tham quan thực tế để lấy

nguồn chất liệu hiện thực minh chứng cho chuyên đề kiến thức.
7.3.1.2. Định hướng phương pháp tự học khi lên lớp.
Tự học trên lớp là hình thức cụ thể và sinh động hóa phương pháp tự học tại nhà
của học sinh. Dưới sự định hướng của giáo viên qua các hoạt động cụ thể, học sinh tự học
trên lớp để hoàn thiện kiến thức đã chuẩn bị trước khi lên lớp, hình thành kiến thức mới,
nâng cao khả năng vận dụng, trải nghiệm, sáng tạo. Tự học trên lớp được triển khai qua
các phương pháp cụ thể:
- Hoàn thành các đơn vị kiến thức theo tiến trình bài học và hoạt động dạy học.
- Tự trình bày kiến thức chuẩn bị dưới hình thức trình bày vấn đề, hoàn thành
nhiệm vụ.
- Tự bổ bung, hoàn thiện phần kiến thức chuẩn bị thông qua việc lắng nghe, ghi
chép tổng hợp, rút kinh nghiệm từ phần trình bày, trả lời phát vấn của bạn.
- Tổng hợp kiến thức của các cá nhân để hoàn thành phần bài tập nhóm, lược đồ tư duy.
7.3.1.3.Định hướng phương pháp tự học vận dụng sau bài học.
Đây là giai đoạn đánh giá kết quả của việc vận dụng các phương pháp tự học trước
khi lên lớp, khi lên lớp của học sinh. Tự học giai đoạn này cần vận dụng tổng hợp các
phương pháp cụ thể:
- Trải nghiệm sáng tạo sau tiết học bằng cách đóng vai, hoạt cảnh, viết sáng tạo.
- Tự giải quyết tại nhà: các bài tập, các dạng đề tự luyện theo định hướng của giáo
viên dưới dạng lập dàn ý, đề cương cho các dạng đề dưới hình thức lược đồ tư duy; thực
hành tạo lập văn bản theo đề cương; tự soạn đề và đáp án cho các dạng đề.
- Tự tổng hợp kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra vận dụng: 15 phút, 45 phút, 90
phút và các đề kiểm tra theo đề chung của trường, sở giáo dục…
7.3.2. Cách sử dụng phương phương pháp tự học khi dạy học chuyên đề truyện ngắn
lãng mạn trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
7.3.2.1. Sử dụng phương pháp tự học khi chuẩn bị kiến thức trước tiết học.
7.3.2.1.1. Kiến thức chung về truyện ngắn lãng mạn 1930 – 1945
Định hướng
nhiệm vụ


Câu hỏi định hướng

10

Phương
pháp, kĩ
thuật.

Đối tượng
thực hiện


1. Vị trí, bối cảnh Truyện ngắn lãng mạn thuộc bộ phận - Tóm tắt
văn hóa xã hội.
văn học nào? Bối cảnh văn hóa xã hội nội dung tài
xuất hiện thể loại?
liệu
theo
nhóm.
- Kĩ thuật
đọc hợp tác,
đọc
sáng
tạo.
2. Đặc trưng cơ Xác định được đề tài, cảm hứng, lý - Tóm tắt
bản của thể loại tưởng thẩm mĩ, chủ đề… của các tác nội dung tài
truyện ngắn lãng phẩm truyện ngắn lãng mạn trong liệu
theo
mạn 1930-1945.
chương trình Ngữ văn 11?

nhóm.
2.1. Đề tài, cảm Tìm hiểu hệ thống hình tượng nghệ - Kĩ thuật
hứng, lý tưởng thuật trong truyện ngắn lãng mạn? đặt câu hỏi.
thẩm mỹ.
Những hình tượng nghệ thuật trong
2.2. Hệ thống hình Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và
tượng nghệ thuật.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam?
2.3. Nghệ thuật Nghệ thuật biểu hiện mang tính đặc
biểu hiện.
trưng của văn học lãng mạn (Thủ
3. Thành tựu pháp, ngôn ngữ)? Áp dụng trong Chữ
truyện ngắn lãng người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai
mạn 1930-1945.
đứa trẻ của Thạch Lam?

Học sinh
lớp chuyên
khối D 11A4.

Học sinh
lớp chuyên
11A4

7.3.2.1.2. Chuẩn bị kiến thức về tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Định hướng
nhiệm vụ

Hịnh hướng hệ thông câu
hỏi cho học sinh chuẩn bị.


1. Tìm hiểu về – Những nét chính về cuộc
cuộc đời, con đời tác giả Thạch Lam?
người
Thạch
Lam.
2.
Đặc
điểm
truyện
ngắn
Thạch Lam.
– Em hãy cho biết đặc điểm
truyện ngắn của Thạch Lam?
3. Văn bản Hai
đứa trẻ.
- Xuất xứ của tác
phẩm?
- Bố cục văn bản

– Em hãy cho biết xuất xứ
của tác phẩm?
– Văn bản có thể chia bố cục
mấy phần, nội dung của từng
phần?
– Em hãy cho biết bối cảnh
và các nhân vật tham gia
trong truyện?
11


Phương pháp
kĩ thuật

Đối tượng thực
hiện nhiệm vụ

1. Học sinh làm
việc cá nhân:
- Nghiên cứu
sách giáo khoa
- Tra cứu tài liệu
trên các trang
mạng.
2. Học sinh tổng
hợp ý kiến cá
nhân, trao đổi
trong nhóm.
Học sinh làm
việc cá nhân:
Đọc, nghiên cứu
văn bản sách
giáo khoa, sách
tham khảo.
Học sinh làm
việc nhóm: Trao

- Học sinh 3 lớp
11A4,
11A7,
11A8

- Nhóm chung:
kết nối qua
Messener chung
của lớp.

Học sinh 3 lớp:
11A4,
11A7,
11A8.
Nhóm
chung: kết nối
qua
Messener
chung của lớp.
- Mỗi lớp lập 4
nhóm,
mỗi


4. Cảnh phố – Cảnh ngày tàn hiện lên qua
huyện lúc chiều âm thanh; hình ảnh, màu
tàn
sắc; đường nét nào?
– Cảnh chợ tàn được miêu tả
qua những chi tiết nào?
– Qua cảnh chợ tàn, nhà văn
muốn nói điều gì?
– Điểm chung trong cuộc
sống của người dân nơi phố
huyện là gì?

– Trong buổi chiều tàn, cuộc
sống của những người dân
nơi phố huyện hiện lên ra
sao?
- Diễn biến của nhân vật
Liên trước cảnh ngày tàn?
– Qua việc miêu tả bức tranh
phố huyện lúc chiều tà, em
hiểu gì về thái độ và tâm
trạng của tác giả Thạch
Lam?
5. Bức tranh phố -– Cảnh vật phố huyện lúc
huyện lúc về đêm về đêm có đặc điểm nào nổi
bật?
- Em có suy nghĩ như thế
nào về hình ảnh bóng tối và
ánh sáng trong văn bản này?
- Nhân vật xuất hiện trong
bóng đêm ở phố huyện là
những ai? Thói quen, hoạt
động của họ như thế nào?
- Những chi tiết, hình ảnh
nào được lặp lại nhiều lần
trong đoạn văn miêu tả cảnh
phố huyện về đêm?
– Hình ảnh ngọn đèn dầu có
ý nghĩa gì?
– Em hãy cho biết nhịp sống
của người dân ở phố huyện
có đặc điểm gì? Lấy dẫn

chứng minh họa?
12

đổi nhóm tìm ra nhóm riêng từ 5bố cục văn bản. 10 học sinh có
không gian địa lí
gần nhau và
phân công thực
hiện các nhiệm
vụ.
1. Học sinh làm Học sinh 3 lớp:
việc cá nhân
11A4,
11A7,
- Đọc văn bản 11A8. Mỗi lớp
hệ thống lại diễn chia thành 4
biến
mạch nhóm cùng thực
truyện, nhân vật, hiện các nhiệm
các chi tiết liên vụ.
quan đến hoạt
động của các
nhân vật lúc
chiều tàn, đêm
xuống.
- Xem các bài
giảng về tiết dạy
Hai đứa trẻ trên
Youtube.
- Tra cứu, xử lí
các tài liệu thu

thập được qua
sự hỗ trợ của
máy vi tính.
2. Học sinh làm
việc nhóm:
- Tổng hợp,
phân tích các
kiến thức từ
nguồn tài liệu
tham khảo theo
dưới sự hỗ trợ
của máy vi tính,
điện thoại có kết
nối internet.
- Hệ thống bằng
văn bản trên
phần
mềm
Word.
Thiết
kế
powerpoint.
- Hệ thống kiến
thức bằng lược
đồ tư duy.


6. Cảnh đợi tàu
- Hình ảnh đoàn
tàu.

- Hoàn cảnh và lí
do đợi tàu của chị
em Liên.
- Ý nghĩa của hình
ảnh đoàn tàu.
- Tâm trạng đợi
tàu của hai đứa
trẻ?
- Thông điệp của
nhà văn.

– Tâm trạng của hai chị em
Liên trước khung cảnh thiên
nhiên và đời sống nơi phố
huyện khi đêm về như thế
nào?
– Mặc dù sống trong hoàn
cảnh ấy nhưng họ vẫn có
một ước mơ. Vậy đó là ước
mơ gì? Qua đó, em hiểu gì
về thông điệp của tác giả?
– Em hãy tìm những chi tiết
miêu tả hình ảnh đoàn tàu
xuất hiện qua cái nhìn và
tâm trạng của chị em Liên?
– Tại sao đêm nào chị em
Liên cũng chờ tàu qua rồi
mới đi ngủ? Có phải hai chị
em chờ tàu qua để bán hàng
không? Tại sao?

– Ý nghĩa của hình ảnh đoàn
tàu?
– Việc đợi tàu của chị em
Liên hiện ý nghĩa gì?
– Nêu ý nghĩa biểu tượng
của chuyến tàu đêm?
– Qua cảnh đợi tàu, tác giả
muốn gửi thông điệp gì?

13

1. Học sinh làm
việc cá nhân:
- Đọc văn bản
thống kê chi tiết
về :
+. Hình ảnh
đoàn tàu (trước
khi đến, đi đến
phố huyện, sau
khi đi qua phố
huyện).
+. Hoạt động,
tâm lí của người
dân phố huyện
nghèo.
+. Cử chỉ, hành
động và tâm
trang của hai
đứa trẻ.

- Sưu tầm tranh
ảnh về hình ảnh
đoàn tàu trên
các trang wed.
- Tra cứu và thu
thập các bài viết,
nghiên cứu về
Cảnh đợi tàu.
2. Kết hợp làm
việc nhóm:
- Trao đổi, thảo
luận về cảnh đợi
tàu
- Vẽ lược đồ tư
duy triển khai
phân tích cảnh
đời tàu.
Thiết
kế
powerpoint cho

Học sinh 3 lớp,
11A4,
11A7,
11A8. Mỗi lớp
chia thành 4
nhóm cùng thực
hiện các nhiệm
vụ



7. Đánh giá về giá – Nhận xét về nghệ thuật
trị của tác phẩm miêu tả và giọng văn của
Hai đứa trẻ
Thạch Lam?
– Khái quát những nét chính
về nội dung tư tưởng của
văn bản.

đơn vị kiến thức
về cảnh đợi tàu
- Học sinh làm
việc cá nhân: Hệ
thống lại kiến
thức, phân tích
tổng hợp.
- Học sinh làm
việc nhóm: Trao
đổi và chốt hệ
thống ý.
- Hệ thống bằng
lược đồ tư duy.

Học sinh 3 lớp,
11A4,
11A7,
11A8. Mỗi lớp
chia thành 4
nhóm cùng thực
hiện các nhiệm

vụ.

7.3.2.1.3. Chuẩn bị về Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Định
Phương pháp cụ
hướng
Câu hỏi định hướng
thể
nhiệm vụ
1. Tác giả – Em hãy nêu những nét chính về 1. Học sinh làm
Nguyễn
cuộc đời, con người Nguyễn Tuân.
việc cá nhân:
Tuân
- Nghiên cứu sách
giáo khoa
- Tra cứu tài liệu
trên các trang
mạng.
2. Học sinh tổng
hợp ý kiến cá
nhân, trao đổi
trong nhóm.
2.
Tập – Trình bày hiểu biết của em về tập 1. Học sinh làm
truyện
truyện Vang bóng một thời?
việc cá nhân:
Vang bóng
- Nghiên cứu phần

một thời
tiểu dẫn sách giáo
khoa
- Tra cứu tài liệu
trên các trang
mạng
về
Tập
truyện Vang bóng
một thời.
2. Học sinh làm
việc nhóm: Trao
đổi, tổng hợp ý
kiến cá nhân trong
nhóm.
3. Văn bản – Xác định đề tài của truyện.
1. Học sinh làm
Chữ người – Em hiểu như thế nào về nhan đề việc cá nhân
tử tù
của tác phẩm?
- Đọc văn bản:
14

Đối tượng
thực hiện
- Học sinh
3
lớp
11A4,
11A7,

11A8
Nhóm
chung: kết
nối
qua
Messener
chung của
lớp.
- Mỗi lớp
lập
4
nhóm, mỗi
nhóm riêng
từ 5- 10
học sinh có
không gian
địa lí gần
nhau

phân công
thực hiện
các nhiệm
vụ.
- Hệ thống
kiến thức
trên
file
word.
- Hệ thống



– Truyện ngắn Chữ người tử tù có đề
cập đến một thú chơi tao nhã nào?
Em có hiểu biết gì về thú chơi ấy?
- Văn bản chia làm mấy phần? Nội
dung từng phần?
- Tóm tắt văn bản theo các cách nào?
Xác định nhân vật trung tâm của
truyện.

3.1. Tình – Em hãy cho biết thế nào là tình
huống
huống truyện?
truyện
– Tình huống truyện Chữ người tử
tù là gì ?
- Tính chất éo le của tình huống
truyện thể hiện ở đâu ? Tình huống
này có tác dụng như thế nào trong
việc thể hiện tính cách nhân vật và
chủ đề thiên truyện?

15

Chữ người tử tù.
- Thu thập tài liệu
từ sách tham khảo
nghiên cứu về văn
bản Chữ người tử
tù.

- Thu thập và tổng
hợp các tài liệu file
word trên các trang
wed nghiên cứu
về: Nghệ thuật thư
pháp, về nguyên
mẫu ngoài đời của
nhân vật Huấn Cao
– Cao Bá Quát.
2. Học sinh làm
việc nhóm:
- Trao đổi, thảo
luận tìm ra hướng
tóm tắt, phân chia
bố cục văn bản.
- Sưu tầm tranh,
ảnh về nghệ thuật
thư pháp trên các
trang wed.
- Tham quan trực
tiếp tại các phòng
tranh, ảnh trưng
bày các bức thư
pháp cổ và chụp
ảnh
hoặc

phỏng lại.
1. Học sinh làm
việc cá nhân

- Đọc văn bản hệ
thống lại: Diễn
biến mạch truyện
(theo bố cục), nhân
vật, các chi tiết
liên quan đến hoạt
động của các nhân
vật trước khi Huấn
Cao xuất hiện ở
nhà giam, khi
Huấn Cao xuất
hiện và ở trong nhà
giam, cảnh Huấn
Cao cho chữ.

kiến thức
bằng sơ đồ
tư duy.
- thiết kế
powerpoint
.

- Học sinh
11A4,
11A7,
11A8.


3.2. Nhân – Theo em, Huấn Cao là người như
vật Huấn thế nào?

Cao
– Tìm những chi tiết cho thấy Huấn
Cao có tài viết chữ đẹp?
– Tìm những chi tiết cho thấy Huấn
Cao là một trang anh hùng dũng liệt,
khí phách hiên ngang, bất khuất?
- Tìm những chi tiết cho thấy Huấn
Cao là người có thiên lương trong
sáng?
– Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn
Tuân muốn thể hiện quan niệm gì?

16

- Xem các bài
giảng về tiết dạy
Chữ người tử tù
trên Youtube.
- Tra cứu, xử lí các
tài liệu thu thập
được từ các trang
wed qua sự hỗ trợ
của máy vi tính.
2. Học sinh làm
việc nhóm:
- Tổng hợp các
kiến thức từ nguồn
tài liệu tham khảo
theo hệ thống kiến
thức dưới hình

thức:
- Lược đồ tư duy.
- Hệ thống bằng
văn bản trên phần
mềm Word.
Thiết
kế
powerpoint
1. Học sinh làm
việc cá nhân
- Đọc văn bản hệ
thống lại các chi
tiết liên quan nhân
vật Huấn Cao
trong diễn biến của
mạch truyện: trước
khi xuất hiện ở nhà
giam, khi Huấn
Cao xuất hiện và ở
trong nhà giam,
cảnh Huấn Cao
cho chữ.
- Xem các bài
giảng về tiết dạy
Chữ người tử tù
trên Youtube.
- Tra cứu, xử lí các
tài liệu thu thập
được từ các trang
wed qua sự hỗ trợ

của máy vi tính.
2. Học sinh làm
việc nhóm:

- Học sinh
11A4,
11A7,
11A8.


- Tổng hợp các
kiến thức từ nguồn
tài liệu tham khảo
theo hệ thống kiến
thức dưới hình
thức:
- Lược đồ tư duy.
- Hệ thống bằng
văn bản trên phần
mềm Word.
Thiết
kế
powerpoint.
3.3. Nhân – Nhân vật Quản ngục được khắc 1. Học sinh làm
vật Quản họa bằng những chi tiết nghệ thuật việc cá nhân
ngục
nào?
- Đọc văn bản hệ
- Theo em, ở Viên Quản Ngục toát thống lại các chi
lên những phẩm chất nào đáng quý? tiết liên quan đến

nhân vật Quản
ngục trong diễn
biến của mạch
truyện: Trước khi
Huấn Cao xuất
hiện ở nhà giam,
khi Huấn Cao xuất
hiện và ở trong nhà
giam, cảnh Huấn
Cao cho chữ.
- Xem các bài
giảng về tiết dạy
Chữ người tử tù
trên Youtube.
- Tra cứu, xử lí các
tài liệu thu thập
được từ các trang
wed qua sự hỗ trợ
của máy vi tính.
2. Học sinh làm
việc nhóm:
- Tổng hợp các
kiến thức từ nguồn
tài liệu tham khảo
theo hệ thống kiến
thức dưới hình
thức:
- Lược đồ tư duy.
- Hệ thống bằng
văn bản trên phần

mềm Word.
17

Học sinh
11A4,
11A7,
11A9.


3.4. Cảnh - Cảnh cho chữ diễn ra trong thời
cho chữ
gian, không gian như thế nào? Các
nhân vật tham gia trong cảnh cho
chữ?
– Cảm nhận một chi tiết, hình ảnh
mà anh/ chị thích nhất (Chẳng hạn:
Chi tiết Quản ngục khúm núm, vái
lạy Huấn Cao)
– Tại sao nói Cảnh cho chữ là cảnh
tượng xưa nay chưa tường có.
– Theo em, cảnh cho chữ có ý nghĩa
gì?
- Sau khi cho chữ, Huấn Cao đã
khuyên ngục quan điều gì? Ý nghĩa
tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện
sau lời khuyên ấy của nhân vật
chính?
- Viên quản ngục đã có hành động và
thái độ như thế nào trước lời khuyên
của Huấn Cao ? Qua chi tiết này, nhà

văn muốn thể hiện điều gì ?

4. Đánh giá – Em hãy khái quát nội dung tư
chung
tưởng của tác phẩm?
– Làm sáng tỏ nghệ thuật ngôn ngữ
tác giả trong tác phẩm tác phẩm.
– Làm rõ bút pháp lãng mạn của tác
phẩm.
– Thành công của Nguyễn Tuân là
không chỉ xây dựng được hình tượng
Huấn Cao độc đáo mà cả Quản ngục
cũng thật đẹp. Ý kiến của em như thế
nào?
– Giá trị cuộc sống /những bài học
đạo lý rút ra được từ tác phẩm (yêu
cuộc sống, trân trọng cái đẹp, cái
thiện sống có ý nghĩa,…)?
18

Thiết
kế
powerpoint
1. Học sinh làm
việc cá nhân
- Đọc văn bản hệ
thống lại các chi
tiết liên quan đến
cảnh Huấn Cao
cho chữ trong

buồng giam.
- Xem các bài
giảng về tiết dạy
Chữ người tử tù
trên Youtube.
- Tra cứu, xử lí các
tài liệu thu thập
được từ các trang
wed qua sự hỗ trợ
của máy vi tính.
2. Học sinh làm
việc nhóm:
- Tổng hợp các
kiến thức từ nguồn
tài liệu tham khảo
theo hệ thống kiến
thức dưới hình
thức:
- Lược đồ tư duy.
- Hệ thống bằng
văn bản trên phần
mềm Word.
Thiết
kế
powerpoint
- Học sinh làm
việc cá nhân: Hệ
thống lại kiến thức,
phân tích tổng hợp.
- Học sinh làm

việc nhóm: Trao
đổi, thảo luận và
chốt hệ thống ý
bằng lược đồ tư
duy.

Học sinh 3
lớp11A4,
11A7,
11A8.

Học sinh 3
lớp 11A4,
11A7,
11A8
Hệ thống
bằng lược
đồ tư duy


7.3.2.2. Sử dụng phương pháp tự học trong hoạt động triển khai chuyên đề kiến
thức trên lớp.
* Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
– Kĩ năng đọc hiểu, phân tích truyện ngắn lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11.
* Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề
Chuyên đề bao gồm 9 tiết gồm các văn bản sau:
– Hai đứa trẻ – Thạch Lam ( 5tiết)
– Chữ người tử từ – Nguyễn Tuân (4 tiết)
* Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Về kiến thức

– Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm: Hai đứa trẻ –
Thạch Lam; Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân; sự đa dạng của nội dung và phong cách;
các cảm hứng sáng tác lãng mạn; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả người.
– Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại: truyện ngắn lãng mạn hiện đại.
2. Về kĩ năng
– Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để đọc hiểu
văn bản.
– Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong tác phẩm.
– Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích của truyện hiện đại theo
đặc trưng thể loại.
– Tóm tắt và nắm bắt được cốt truyện, phân tích ngoại hình và diễn biến nội tâm
nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật trong truyện.
– Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện hiện đại khác
của Việt Nam; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật
của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận
về những văn bản đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống
từ những văn bản đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
3. Về thái độ
– Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương, trân trọng những vẻ đẹp của con người
ngay cả khi những vẻ đẹp ấy bị khuất lấp, đặc biệt là niềm tin son sắt vào thiên lương
trong sáng, bản tính tốt lành của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

19


– Biết thể hiện chính kiến trước những ranh giới mong manh của cái tốt- cái xấu,
cái thiện - cái ác…, từ đó sáng suốt trong nhìn nhận và đánh giá con người.
– Có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị
tinh thần quý báu của dân tộc cho hôm nay và mai sau.
– Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.

– Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.

4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
STT Năng lực chung

Các kĩ năng cụ thể
Đọc hiểu SGK, tài liệu tham khảo, thông tin đại chúng,

1

2

Năng lực tự học

tìm hiểu kiến thức, thu thập thông tin liên quan đến
chuyên đề.

Năng lực giải quyết vấn Kĩ năng phân tích, xử lí, đối chiếu, so sánh và tổng hợp
đề và sáng tạo

thông tin.
Phân loại và tổng hợp các nội dung liên quan, cần thiết

3

Năng lực tư duy

đến bài học (khái quát hóa, hình thành các khái
niệm…).


4

Năng lực thẩm mỹ

Cảm nhận cái hay, cái đẹp, cái chân thực trong con
người và cuộc sống.
– Rèn luyện ngôn ngữ nói và viết thông qua việc trình

5

Năng lực giao tiếp

bày phiếu học tập, bảng phụ, thảo luận…
– Phát triển khả năng phân tích ngữ liệu. Trình bày suy
nghĩ, cảm nhận, lí giải…
Phân chia công việc của các thành viên trong nhóm hợp

6

Năng lực hợp tác

lí, và luôn có sự tương tác trao đổi để học tập lẫn nhau
và giúp hiểu nhau hơn trong hoạt động học tập.

Năng lực sử dụng công
7

nghệ thông tin và truyền
thông


8

Sử dụng các phương tiện thông tin cần thiết, hỗ trợ cho
việc học đạt hiệu quả cao

Năng lực tạo lập văn bản. Vận dụng các kiến thức và kĩ năng đọc hiểu, phân tích,
20


lập luận để tạo lập văn bản theo định hướng nhiệm vụ
của giáo viên.
* Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học

PHẦN I:
KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM
TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” (THẠCH LAM)
(Thời lượng: 5 tiết)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh triển khai và nắm vững được những đặc điểm cơ bản về truyện ngắn
lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
- Giúp HS hiểu được những nét khái quát về tác giả Thạch Lam và truyện
ngắn Hai đứa trẻ.
– Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người
sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước
của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Hiểu được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua
một truyện ngắn trữ tình.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng lập phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Kĩ năng trình bày vấn đề, xử lí tình huống trong học tập.
- Kĩ năng tương tác trong học tập. – Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm để đọc hiểu văn bản.
- Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong tác phẩm.
- Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích của truyện hiện đại theo
đặc trưng thể loại.
- Tóm tắt và nắm bắt được cốt truyện, phân tích ngoại hình và diễn biến nội tâm
nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật trong truyện.

21


- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện hiện đại khác
của Việt Nam; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật
của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận
về những văn bản đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống
từ những văn bản đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ
- Biết trân trọng những cảm nhận của trẻ thơ; nâng niu, trân trọng khát vọng của trẻ
thơ nói riêng, của con người nói chung.
- Giáo dục lòng nhân hậu và ý thức: Biết ước mơ và có niềm tin trong cuộc sống.
4. Năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực cảm thụ văn chương
- Năng lực đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo khác, giáo án,
phiếu học tập
- Học sinh: Chuẩn bị nội dung kiến thức bài học thông qua hoạt động tự học, tự
nghiên cứu bài học trên cơ sở định hướng nhiệm vụ của giáo viên trước khi lên lớp; tranh
ảnh về tác giả, tác phẩm; tài liệu tham khảo đã thu thập và xử lí trước khi lên lớp, các sản
phẩm của cá nhân và tập thể.
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn
đề, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp trình bày vấn
đề với sự hỗ trợ của máy tính.
- Các kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt
câu hỏi, kĩ thuật khăn trăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ
thuật “lược đồ tư duy”, kĩ thuật “viết tích cực”, kĩ thuật tóm tắt tài liệu.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
22


1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh, vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viện kiểm tra công việc chuẩn bị kiến thức chuyên đề của học
sinh.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
- Em hãy kể tên các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam mà em biết?
- GV giới thiệu một số bức ảnh về chân dung tác giả Thạch Lam và hình ảnh về ga
Cẩm Giàng – Hải Dương.
(?) Qua những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào? Của ai? Kể
tên một số tác phẩm của tác giả đó?
- Qua hoạt động khởi động, học sinh kể được tên một số tác phẩm truyện ngắn
hiện đại Việt Nam. Đồng thời, học sinh xác định được tác phẩm Hai đứa trẻ của tác giả
Thạch Lam và kể tên được một số tác phẩm của Thạch Lam mà các em đã học ở THCS.

* Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Định hướng hoạt động

Nội dung cần đạt

tự học của học sinh

1. Định hướng học sinh tìm A. ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGĂN LÃNG MẠN
hiểu đặc điểm truyện ngắn 1. Vị trí: Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 nẳm trong
lãng mạn.

bộ phận văn học công khai và khuynh hướng văn học

Sử dụng các phương pháp, kĩ lãng mạn của Văn học Việt Nam giao đoạn 1930-1945,
thuật dạy học:

ra đời trong bối cảnh văn học nước ta bước vào giai

- Kĩ thuật chia nhóm

đoạn hiện đại hóa toàn diện.

- Kĩ thuật trình bày 1 phút

2. Đặc trưng truyện ngắn lãng mạn 1930-1945.

- GV yêu cầu các nhóm tìm 3.1. Đề tài, cảm hứng, lý tưởng thẩm mỹ.
hiểu đặc điểm của truyện - Nhà văn lãng mạn thường hướng tới những cái phi
ngắn lãng mạn theo phiếu học thường có tính biệt lệ. Chẳng hạn, truyện ngắn Chữ
tập số 1.


người tử tù xây dựng một không khí thiêng liêng khác

- Học sinh dựa vào tài liệu thường, con người cũng tài hoa, dũng liệt một cách rất
tham khảo đã thu thập, xử lí đỗi nghệ sĩ như Huấn Cao.
trước khi lên lớp hoàn thành - Các nhà văn lãng mạn còn xây dựng những hình
phiếu học tập.

tượng con người vượt lên thực tại của đời sống của

- Học sinh cử đại diện nhóm hoàn cảnh, hướng tới một cái gì tốt đẹp và thánh thiện
23


trình bày sản phẩm của mình. hơn hiện thực. Có khi đó chỉ là những khát vọng dẫu
Các nhóm khác có thể hỏi và mơ hồ nhưng cũng đủ để niềm tin của con người có
bổ sung.

điểm tựa.

- GV: nhận xét, kết luận

– Truyện ngắn lãng mạn thường được viết bởi cảm

– GV giới thiệu về đặc điểm hứng lãng mạn: Nhà văn thường hướng tới những cái
của truyện hiện đại.

phi thường có tính biệt lệ, xây dựng những hình tượng

HS chú ý và khắc ghi.


con người vượt lên thực tại của đời sống của hoàn
cảnh, hướng tới một cái gì tốt đẹp và thánh thiện hơn
hiện thực. Có khi đó chỉ là những khát vọng dẫu mơ hồ
nhưng cũng đủ để niềm tin của con người có điểm tựa.
– Lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần nhuyễn với
chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện ngắn
lãng mạn.
- Đề tài trong văn học lãng mạn lại là tình yêu, thiên
nhiên, quá khứ, văn hóa…, những vấn đề có tính muôn
thuở, vững bền.
3. Hệ thống hình tượng
- Chủ nghĩa lãng mạn xây dựng những tính cách phi
thường trong những hoàn cảnh phi thường, tính cách
không tồn tại trong những hoàn cảnh không tồn tại.
- Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị
cao đẹp trong những cảnh đời tăm tối, tầm thường;
khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ,
chà đạp.
- Nhân vật trong truyện ngắn lãng mạn hành động theo
sự tưởng tượng chủ quan của nhà văn và trực tiếp thể
hiện tư tưởng của tác giả.
4. Nghệ thuật biểu hiện
- Truyện ngắn lãng mạn thường sử dụng thủ pháp
tương phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại.
– Sử dụng ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.
4. Thành tựu truyện ngắn lãng mạn 1930-1945:
24



- Kết tinh ở sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hồ
DZếnh, Thanh Tịnh…
- Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 góp phần cách tân
về thể loại và ngôn ngữ cho văn học dân tộc
B. TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ
I. Tìm hiểu chung
3. Định hướng học sinh tìm 1. Tác giả
hiểu tác giả Thạch Lam.

- Vị trí: Là một trong những đại diện xuất sắc của văn

- Giáo viện chia 4 nhóm

học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Thạch Lam là

- Kĩ thuật đọc tích cực (qua cầu nối giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn
sách giáo khoa, tài liệu tham – Vài nét về tiểu sử:
khảo đã thu thập và xử lí).

+.Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành

- Xem video giới thiệu về tác Nguyễn Tường Lân), 1910 – 1942.
giả Thạch Lam.

+. Tuy có chân trong nhóm Tự lực văn đoàn nhưng tác

– Học sinh: Tìm ý qua phần giả có phong cách riêng. Ông thường viết về cuộc sống
tài liệu đã đọc, nghe, chia sẻ của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức nghèo và những người
kết quả đọc, nghe của nhóm, dân lao động.
giải thích thắc mắc của các +. Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm

nhóm khác và thống nhất với Giàng, Hải Dương (sau này trở thành không gian nghệ
nhau ý chính của phần kiến thuật trong các tác phẩm của nhà văn).
thức hình thành theo yêu cầu – Con người:
của giáo viên.

+. Thạch Lam là bề ngoài lạnh lùng nhưng thuộc kiểu

- GV nhận xét, đưa ra kết luận người lao tâm khổ tứ, tính tình trầm lặng, có thiên
trên các ý:

hướng sống hướng nội, đa sầu, đa cảm. Do lối sống nội

+ Vài nét về tiểu sử

tâm, Thạch Lam nắm bắt được những cảm xúc rất nhạy

+. Con người Thạch Lam.

cảm, tinh tế.

+. Phong cách truyện ngắn +. Thạch Lam có tình thương rất sâu và lòng trắc ẩn
Thạch Lam.

dành cho người đời, nhất là đối với những kiếp người

+. Quan niệm văn chương

nhỏ bé, khổ cực. Chính bởi vậy, trong các tác phẩm của

+. Các tác phẩm chính của mình, Thạch Lam luôn thể hiện trên trang viết là một

Thạch Lam.

nhà văn giàu lòng nhân ái, nhà văn của tình thương,
của chủ nghĩa nhân đâọ sâu sắc đôn hậu, điềm đạm và
25


×