Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy củng cố, ôn tập kiến thức học kì 2 địa lí 10 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 28 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học Địa
lí nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó
có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào?
để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo.
Nội dung chương trình Địa lí 10 bao gồm hai phần lớn là Địa lí tự nhiên
đại cương và Địa lí kinh tế xã hội đại cương. Đây là phần kiến thức khá rộng,
khó hiểu và trừu tượng đối với học sinh phổ thông. Nó đòi hỏi học sinh có tư
duy tốt, có khả năng tự học mới có khả năng hiểu và nắm vững kiến thức từ
chương trình. Một trong những phương pháp dạy học tích cực, phát triển được
năng lực tư duy và khả năng tự học của học sinh là sử dụng sơ đồ tư duy giúp hệ
thống hóa kiến thức, xác định những kiến thức cơ bản của nội dung bài học theo
chuẩn kiến thức và kỹ năng để đạt được kết quả cao trong học tập.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định thực hiện sáng kiến: Hướng dẫn
học sinh sử dụng sơ đồ tư duy củng cố, ôn tập kiến thức học kì 2 Địa lí 10 –
SGK cơ bản. Nội dung chuyên đề này được lựa chọn chủ yếu bám sát ở tiết học
củng cố và ôn tập kiến thức giúp học sinh học tập tích cực, phát huy khả năng tự
học, sáng tạo và mang lại hiệu quả học tập cao.
2. Tên sáng kiến:
Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy củng cố, ôn tập kiến thức
học kì 2 Địa lí 10 – SGK cơ bản.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Minh Hạnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn – Lập Thạch – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0978385062 E-mail:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Minh Hạnh


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng trong dạy học môn Địa lí : Đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

1


Tổ chức hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy củng cố, ôn tập kiến
thức học kì 2 Địa lí 10 – SGK cơ bản được tác giả thực hiện từ tháng 2 /2019
đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Giới thiệu chung về sơ đồ tư duy
Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy và học là một phương pháp giáo
dục đặc biệt nhất là trong phát triển năng lực tư duy và tự học của học sinh.
Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ XX) bởi
Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng
các từ then chốt và các hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Cách ghi
chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn nhờ sự kết nối liên tục giữa các
nhánh mà một bản liệt kê ý tưởng thông thường không làm được. Đến giữa thập
niên 70, Tony Buzan đã làm việc chung với Peter Russell và họ đã truyền bá kĩ
xảo về sơ đồ tư duy cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.
Hiện nay, nó đang được hàng trăm triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang
đem lại những hiệu quả thực sự, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
Tại Việt Nam vào tháng 3 năm 2006, lần đầu tiên sơ đồ tư duy được giới
thiệu, ngay lập tức nó đã nhận được nhiều ủng hộ. Đến nay, việc sử dụng sơ đồ
tư duy để dạy và học trong các cấp học được trển khai rộng khắp bởi nó dùng
các nhánh, hình ảnh… để liên kết các kiến thức bài học, do đó sẽ nâng cao được
nhận thức và tư duy sáng tạo của người học. Đối với môn Địa lí cấp THPT, giáo
viên và học sinh đang ứng dụng khai thác hiệu quả sơ đồ tư duy.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng
có những ưu điểm sau:
- Tổng kết kiến thức một cách khoa học, hệ thống, trực quan và logic
- Nguồn nghiên cứu khác nhau nhưng dễ hợp nhất thông tin.
- Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...).
- Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý, mỗi khái niệm xuống
thành một từ (hay từ kép).
- Ghi nhớ và ôn tập sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
- Có thể thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ thêm vào sơ đồ.
- Mỗi sơ đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính ( Có đến trên 20
phần mềm vẽ sơ đồ tư duy như MindMaple, Coggle, Blumind, Xmind,
OpenMind, MindArchitect, Novamind, Mindomo….).
- Xúc tích thường chỉ cần 1 trang giấy
2


- Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp.
- Toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh
- Phát triển năng khiếu hội họa của học sinh
Để học sinh biết cách sử dụng và sử dụng linh hoạt sơ đồ tư duy trong
học tập bộ môn Địa lí, tôi đã từng bước chuyển hóa, từ việc tôi sử dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học chuyển sang hướng dẫn học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy ghi
nhớ kiến thức, ôn tập và củng cố nội dung bài học.
7.2. Hướng dẫn cho học sinh các bước thực hiện thiết kế sơ đồ tư duy
7.2.1. Các bước thiết lập sơ đồ tư duy như sau:
Bước 1: Chọn từ khóa trung tâm bằng từ ngữ cô đọng, xúc tích.
Bước 2: Chọn vị trí và viết từ khóa trung tâm.
Bắt đầu từ ở một tờ giấy đối với học sinh hoặc trên khung bảng đen,
khung bảng trình chiếu đối với giáo viên đánh dấu vị trí để viết từ khóa trung

tâm bằng một biểu tượng hình tròn, hình elips hoặc hình tùy theo ý của học sinh.
Chủ đề của từ khóa trung tâm của tất cả các sơ đồ có thể đặt ở trung tâm hoặc
góc phải, góc trái sao cho thuận lợi nhất.
Bước 3: Từ hình ảnh trung tâm nối các nhánh chính và nối các nhánh cấp
hai, cấp ba, cấp bốn với nhánh cấp một và cấp hai, cấp ba ... theo các ý nhỏ triển
khai ( chú ý: Vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng giống như các nhánh cây,
các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất
nhiều).
Khi vẽ các nhánh, sử dụng màu sắc, hình thái của các nhánh vẽ để biểu
đạt nội dung.
Sử dụng từ khóa cho mỗi nội dung biểu đạt. Dùng những hình ảnh nếu có,
để biểu đạt nội dung.

3


Minh hoạ cách vẽ sơ đồ tư duy
7.2.2. Mục tiêu trọng tâm trong nội dung ôn tập kiến thức Địa lí học kì 2
lớp 10.
- Về kiến thức:
Nắm vững một số kiến thức phổ thông, tương đối hệ thống như:
+ Biết được vai trò, đặc điểm, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ, giao thông vận tải,
thương mại.
+ Nắm được đặc điểm, sự phát triển và phân bố của từng ngành công
nghiệp, vận tải, thương mại.
+ Hiểu được mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động dân cư, hoạt động sản
xuất và môi trường.
- Về kĩ năng:
Củng cố và phát triển ở HS các kĩ năng:

4


+ Quan sát, nhận xét, phân tích so sánh, đánh giá và giải thích hiện tượng
địa lí.
+ Phân tích: bảng biểu thống kê, biểu đồ, đồ thị, bản đồ, tranh ảnh địa lí.
+ Thu thập xử lí và trình bày các thông tin địa lí.
- Về tư tưởng, thái độ.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Nhận rõ và hiểu đúng những vấn đề đang diễn ra trên thế giới: dân số,
tài nguyên, môi trường.
+ Trân trọng và yêu quý thành quả lao động của con người.
- Phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề...
+ Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ....
7.2.3. Phương pháp và phương tiện dạy học
* Phương pháp dạy học:
- Sử dụng phương pháp làm việc theo nhóm.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp thuyết trình….
Trong đó, tôi dùng phương pháp làm việc theo nhóm là chủ yếu.
* Phương tiện dạy học:
Để nâng cao hiệu quả của bài học, tôi chuẩn bị phấn viết bảng nhiều
màu, bút màu, giấy A0, giấy A3, A4 nam châm từ, bài soạn trình chiếu…
7.2.4. Giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Ở nhà tự hệ thống hóa lại kiến thức Địa lí qua các bài học.
- Ở trên lớp tham gia các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên.
7.3. Tổ chức cho học sinh ôn tập và củng cố
7.3.1. Ôn tập, củng cố kiến thức địa lí công nghiệp
Sau khi học xong bài 34 ( Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một

số sản phẩm công nghiệp trên thế giới) để cho học sinh ôn tập củng cố kiến thức
để làm bài kiểm tra 1 tiết đạt kết quả cao, tôi sử dụng sơ đồ tư duy tái hiện kiến
thức địa lí công nghiệp.
Tôi tổ chức 4 hoạt động:
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh để thiết lập sơ đồ tư duy từng
nội dung (GV đã nêu các vấn đề cho HS từ tiết học trước để chuẩn bị)
Hoạt động 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo nhóm và báo cáo
kết quả thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với cả lớp về kết quả đạt được.

5


Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập
cho phù hợp với đối tượng HS.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung kiến thức mà sơ
đồ tư duy đã lập.
Hoạt động 4: GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS.
Cụ thể:
Hoạt động 1.
Tôi sử dung phương pháp dạy học chia nhóm hoạt động: chia lớp thành 4
nhóm hoạt động, yêu cầu học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy để khái quát nội dung
kiến thức trên khổ giấy A3.
+ Nhóm 1: Khái quát các nội dung cơ bản bài 31 (Vai trò và đặc điểm của
ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công
nghiệp).
+ Nhóm 2 + 3 : Khái quát các nội dung cơ bản bài 32 (Địa lí các ngành
công nghiệp).
+ Nhóm 4: Khái quát các nội dung cơ bản đã học bài 33 (Một số hình thức
chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp).
Hoạt động 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo nhóm và chuẩn

bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả đạt được.
Tôi hướng dẫn học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy để hoàn thành nội dung
yêu cầu: Trước hết các nhóm phải tìm ra các từ khóa trung tâm. Việc tìm ra từ
khóa trung tâm của câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai kiến
thức tiếp theo. Từ nội dung từ khóa triển khai các nội dung có liên quan tới từ
khóa, liên quan tới nội dung câu hỏi, tiếp tục phân nhánh những vấn đề tiếp
theo...phân nhánh đến nội dung của từng phần.
Ví dụ: Nhóm 1- Khái quát các nội dung cơ bản bài 32. Từ khóa trung tâm
lựa chọn ở đây là gì? Có thể là: địa lí các ngành công nghiệp. Các từ khóa chính
từ từ khóa trung tâm là: công nghiệp năng lượng, công nghiệp điện tử - tin học,
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến lương thực - thực
phẩm. Các nhánh kiến thức xuất phát từ từ khóa chính là: vai trò, đặc điểm hoặc
cơ cấu, phân bố; từ mỗi nhánh của các ngành công nghiệp tiếp tục phát triển các
nhánh nhỏ tiếp. Ví dụ: Từ công nghiệp năng lượng có vai trò là ngành kinh tế
quan trọng và cơ bản, là cơ sở phát triển công nghiệp hiện đại, là tiền đề của tiến
bộ khoa học - kĩ thuật; về cơ cấu có các nhánh nhỏ là khai thác than, khai thác
dầu, công nghiệp điện lực; các nhánh tiếp theo là vai trò, trữ lượng, sản lượng và
phân bố ...
6


Trong quá trình hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy tôi lưu ý học sinh: Vẽ sơ đồ
dùng từ ngữ ngắn gọn, có thể dùng biểu tượng, ký hiệu hoặc lựa chọn màu sắc
biểu đạt nội dung phù hợp và có thể biểu đạt nội dung so sánh. Hình thức vẽ các
nhánh hài hòa, tránh gây rối mắt. Ví dụ như mỗi đường nhánh biểu đạt các
ngành công nghiệp cho màu sắc khác nhau để phân biệt. Các nhánh thể hiện nội
dung về vai trò, đặc điểm hoặc cơ cấu, phân bố lựa chọn màu sắc giống nhau để
biểu đạt.
Báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy: Trước khi vào nội dung báo cáo
tôi lưu ý chung các nhóm là khi thuyết trình sơ đồ tư duy phải sử dụng que chỉ

hoặc thước, kết hợp vừa chỉ dẫn, vừa thuyết trình; diễn tả sơ đồ theo trình tự từ
cụm từ khóa trung tâm đến các nhánh lớn, đến các nhánh nhỏ.... Sau đó tôi cho
đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà
nhóm mình đã thiết lập. Các nhóm lần lượt lên trình bày.
Ví dụ: Hình ảnh sơ đồ tư duy của các nhóm học sinh:
- Nhóm 1. Khái quát những kiến thức bài 31.

7


- Nhóm 2 + 3 . Khái quát những kiến thức bài 32.

- Nhóm 4 . Khái quát những kiến thức bài 33.

8


Qua hoạt động này tôi tiếp tục rèn cho các em khả năng thuyết trình
trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy: Tổ chức
cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến
thức theo nội dung yêu cầu về kiến thức và kĩ năng bộ môn. Khi vẽ sơ đồ tư
duy, học sinh tự do sáng tạo theo quan điểm cá nhân, vì vậy khi tổ chức học sinh
thảo luận, tôi hướng học sinh tập trung vào những nội dung kiến thức thiếu sót
cần bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy: Sau khi học
sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức và được học sinh khác nhận xét, bổ
sung kiến thức. Tôi tiếp tục hoàn thiện nội dung kiến thức mà còn thiếu học sinh
chưa hoàn thành, nhận xét về sự hài hòa trong cách biểu đạt kiến thức trên sơ đồ
tư duy.

7.3.2. Ôn tập, củng cố kiến thức Địa lí học kì 2 lớp 10 – SGK cơ bản.
Đến thời điểm này, học sinh đã biết cách sử dụng sơ đồ tư duy từ các bài
trước nên tôi chuyển giao nhiệm vụ học tập. Sau khi học xong bài 42: môi
trường và sự phát triển bền vững, trong nội dung củng cố và giao bài tập về nhà,
tôi giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Công việc thứ nhất: Yêu cấu tất cả học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy để
khái quát nội dung kiến thức môn Địa lí học kì 2 trên giấy A4 ở nhà gồm các nội
dung: Địa lí công nghiệp, địa lí dịch vụ, môi trường và sự phát triển bền vững.
- Công việc thứ hai: Tôi chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các
nhóm chuẩn bị nội dung báo cáo trên giấy Ao theo yêu cầu:
Nhóm 1. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 35.
Nhóm 2. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 36.
Nhóm 3. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 37.
Nhóm 4. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 40.
Nhóm 5. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 41.
Nhóm 6. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 42.
( Riêng kiến thức cơ bản về địa lí công nghiệp đã ôn tập ở tiết trước nên
các em tự tổng hợp kiến thức lại bằng sơ đồ tư duy vào vở).
Tôi hướng dẫn lại học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy để hoàn thành nội dung
yêu cầu: Trước hết các nhóm phải tìm ra các từ khóa trung tâm. Việc tìm ra từ
khóa trung tâm của câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với việc triển khai kiến
thức tiếp theo. Từ nội dung từ khóa triển khai các nội dung có liên quan tới từ
khóa, liên quan tới nội dung câu hỏi, tiếp tục phân nhánh những vấn đề tiếp
9


theo...phân nhánh đến nội dung của từng hiện tượng địa lí. Học sinh có thể dùng
các hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu riêng đặc trưng để diễn tả, ghi nhớ.
Ví dụ:
Nhóm 1. Khái quát nội dung kiến thức bài 35.

Từ khóa trung tâm lựa chọn ở đây là gì? Có thể là: Địa lí dịch vụ. Các
nhánh chính kiến thức xuất phát từ từ khóa trung tâm đó là: Cơ cấu, vai trò, các
nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ. Từ các nhánh chính:
cơ cấu tiếp tục các nhánh nhỏ: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ
công. Tương tự như vậy các em dựa vào kiến thức cơ bản đã học để làm.
Tôi lưu ý học sinh: Vẽ sơ đồ dùng từ ngữ ngắn gọn, có thể dùng biểu
tượng, ký hiệu hoặc lựa chọn màu sắc biểu đạt nội dung phù hợp và có thể biểu
đạt nội dung so sánh. Hình thức vẽ các nhánh kiến thức hài hòa, tránh gây rối
mắt.
Để học sinh tái hiện kiến thức Địa lí 10 học kì 2 , tôi tổ chức 4 hoạt động:
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh để thiết lập sơ đồ tư duy từng
nội dung (GV đã nêu các vấn đề cho HS từ tiết học trước để chuẩn bị).
Hoạt động 2: Báo cáo về sơ đồ tư duy theo nhiệm vụ đã giao
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung kiến thức mà sơ
đồ tư duy đã lập
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
Cụ thể:
Hoạt động 1: Trên cơ sở nhiệm vụ đã giao học sinh hoàn thành ở nhà, tôi
chuyển hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Học sinh báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy đã làm.
Trước khi vào nội dung báo cáo tôi lưu ý chung các nhóm: Thứ nhất là chọn
học sinh lên trình bày báo cáo theo hình thức giáo viên bốc thăm ngẫu nhiên
( học sinh chuẩn bị sẵn tên của tất cả các thành viên trong nhóm đựng vào một
chiếc hộp) điều này khiến tất cả học sinh đều có tinh thần chuẩn bị bài để báo
cáo. Thứ hai, các em khi thuyết trình sơ đồ tư duy phải sử dụng que chỉ hoặc
thước, kết hợp vừa chỉ dẫn, vừa thuyết trình; diễn tả sơ đồ theo trình tự là bắt
đầu từ cụm từ khóa trung tâm đến các nhánh lớn, đến các nhánh nhỏ.... Sau đó
tôi chọn ngẫu nhiên đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về
sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập. Các nhóm lần lượt lên thuyết trình:
Ví dụ: Hình ảnh sơ đồ tư duy của các nhóm học sinh:

- Nhóm 1. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 35.
10


- Nhóm 2. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 36.

- Nhóm 3. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 37.
11


- Nhóm 4. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 40.

- Nhóm 5. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 41.
12


- Nhóm 6. Khái quát những kiến thức cơ bản bài 42.

13


Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy : Sau khi đại
diện các nhóm thuyết trình xong về sơ đồ tư duy kiến thức của mình, tôi tổ chức
cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa lần lượt nội dung sơ đồ tư duy của
các nhóm để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức theo chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bộ môn. Nội dung thảo luận chủ yếu là: Nhóm đã lựa chọn từ khóa
trung tâm và vị trí đặt phù hợp chưa? các kiến thức triển khai các nhánh chính
và nhánh nhỏ có đáp ứng đủ với yêu cầu hay không?
Vì học sinh sáng tạo sơ đồ tư duy theo quan điểm cá nhân nên khi tổ chức
học sinh thảo luận, tôi hướng học sinh tập chung vào những nội dung kiến thức

thiếu sót cần bổ sung.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức
Sau khi học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức và được học sinh
khác nhận xét, bổ sung kiến thức, tôi tiếp tục bổ sung và hướng dẫn học sinh tự
hoàn thiện nội dung mà các em chưa hoàn thành. Tiếp sau đó, tôi nhận xét sự
hài hòa trong cách biểu đạt kiến thức trên sơ đồ tư duy của các em.
Cuối cùng, tất cả học sinh cả lớp tự bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ
đồ tư duy của toàn bộ bài ôn tập mà mình đã làm trên giấy A4 ở nhà. Đây chính
là tài liệu giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi khảo sát
chất lượng do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức, điểm bài thi này lấy làm điểm học
kì 2 của các em.
7.4. Thiết kế giáo án tiết ôn tập, củng cố kiến thức Địa lí học kì 2 lớp 10 –
SGK cơ bản.
7.4.1. Thiết kế giáo án ôn tập giữa kì II
Tiết 41
Ngày soạn:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Củng cố lại những kiến thức đã học chương VIII: Địa lí công nghiệp
2. Kĩ năng :
- Khai thác kiến thức bài học trong bản đồ, bảng biểu.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ và bảng số liệu.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong giờ.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề; năng lự hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

14



- Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống kê; sử
dụng lược đồ, sử dụng biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
2. Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, thước, bút...
- Sơ đồ tư duy đã chuẩn bị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
Lớp
Ngày dạy
Tên HS vắng
A1
A4
A6
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của học sinh.
3. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Kể tên các bài các em đã
được học ở chương VIII.
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt
dẫn vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết
1. Mục tiêu
- Giúp HS hệ thống hóa được kiến thức cơ bản, khắc sâu kiến thức
chương VIII.

- Rèn luyện lại một số kĩ năng khai thác kiến thức bài học trong bản đồ,
bảng biểu.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động

15


Hoạt động của Thầy và Trò
a) Giao nhiệm vụ cho HS
Tôi sử dung phương pháp dạy học chia
nhóm hoạt động: chia lớp thành 4 nhóm hoạt
động, yêu cầu học sinh ứng dụng sơ đồ tư duy
để khái quát nội dung kiến thức trên khổ giấy
A3.
+ Nhóm 1: Khái quát các nội dung cơ
bản bài 31 (Vai trò và đặc điểm của ngành
công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát
triển và phân bố công nghiệp).
+ Nhóm 2 + 3 : Khái quát các nội dung
cơ bản bài 32 (Địa lí các ngành công nghiệp).
+ Nhóm 4: Khái quát các nội dung cơ
bản đã học bài 33 (Một số hình thức chủ yếu
của tổ chức lãnh thổ công nghiệp).
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo
nhóm và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Tôi hướng dẫn học sinh ứng dụng sơ
đồ tư duy để hoàn thành nội dung yêu cầu:

Trước hết các nhóm phải tìm ra các từ khóa
trung tâm. Việc tìm ra từ khóa trung tâm của
câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối với việc
triển khai kiến thức tiếp theo. Từ nội dung từ
khóa triển khai các nội dung có liên quan tới
từ khóa, liên quan tới nội dung câu hỏi, tiếp
tục phân nhánh những vấn đề tiếp theo...phân
nhánh đến nội dung của từng phần.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với
đối tượng HS.
c) Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung
kiến thức mà sơ đồ tư duy đã lập.
d) GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện của HS

Nội dung ghi bảng
1. Lí thuyết
Bài 31 : Vai trò và đặc điểm
của ngành công nghiệp. Các
nhân tố ảnh hưởng tới phát
triển và phân bố công nghiệp.
- Vai trò
- Đặc điểm
- Các nhân tố ảnh hưởng
Bài 32: Địa lí các ngành công
nghiệp
1/ Ngành công nghiệp năng
lượng
2/ Ngành công nghiệp điện tửtin học

3/Ngành công nghiệp sản xuất
hành tiêu dùng
4/ Ngành công nghiệp thực
phẩm.
Bài 33: Một số hình thức chủ
yếu của tổ chức lãnh thổ công
nghiệp
1/Điểm công nghiệp
2/Khu công nghiệp tập trung
3/Trung tâm công nghiệp
4/Vùng công nghiệp

16


Hoạt động 3: Ôn tập kĩ năng
1. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ và bảng số liệu.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
a) Giao nhiệm vụ cho HS
2. Kĩ năng
Nhắc lại các kĩ năng cơ bản về tính toán số - Xử lí số liệu (tính tốc độ tăng
liệu và vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng.
trưởng).
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn theo

nhân và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với số liệu đã tính toán.
cả lớp về kết quả đạt được.
- Nhận xét và giải thích biểu đồ
c) Gv tổ chức cho HS báo cáo kết quả và theo yêu cầu của đề bài.
thảo luận chung cả lớp. Gọi một số HS báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, các HS
khác lắng nghe và bổ sung thêm.
d) GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá kết
quả thực hiện của HS.
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần
hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp là
A. cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh
tế.
B. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến.
D. khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì
17


A. nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.
B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
C. nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

D. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt , giá dầu lại quá cao.
Câu 3: Cách phân loại công nghiệp quan trọng và phổ biến nhất hiện nay là
A. khai thác và chế biến.
B. nặng và nhẹ.
C. truyền thống và hiện đại.
D. cơ bản và mũi nhọn.
Câu 4: “Khu công nghiệp tập trung” còn có tên gọi khác là
A. điểm công nghiệp.
B. trung tâm công nghiệp.
C. khu chế xuất .
D. vùng công nghiệp.
Câu 5: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức
nào của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
A. điểm công nghiệp.
B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp.
D. vùng công nghiệp.
Câu 6: Các ngành công nghiệp như dệt may, giầy da, công nghiệp thực phẩm
thường phân bố ở
A. khu vực thành thị.
B. khu vực nông thôn.
C. khu vực ven thành phố lớn.
D. khu vực tập trung đông dân cư.
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn
HS học ở nhà.
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể
thực tiến.

2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ, vận dụng.
3. Đánh giá: Gv khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
---------------------------------------------------RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI DẠY
................................................................................................................................
................................................................................................................................
..
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7.4.2. Thiết kế giáo án ôn tập học kì II
Tiết PPCT: 51
18


Ngày soạn:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố lại những kiến thức đã học trong kì II.
2. Kĩ năng:
- Khai thác kiến thức trong sơ đồ, bảng biểu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, tích cực, tự giác học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng sơ đồ, bảng biểu, tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.
- Máy chiếu và các phương tiện khác (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
- Sơ đồ tư duy theo bài đã chuẩn bị.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
Lớp
Ngày dạy
Tên HS vắng
A1
A4
A6
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Kể tên các bài các em đã
được học từ đầu học kì II đến nay.
b) HS thực hiện và ghi ra giấy nháp, chuẩn bị để báo cáo trước lớp.
c) GV gọi 01 HS báo cáo, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
d) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo ra tình huống có vấn đề và dắt
dẫn vào nội dung bài học.
Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết
1. Mục tiêu
19


- Giúp HS hệ thống hóa được kiến thức cơ bản, khắc sâu kiến thức đã học
ở HKII.
- Rèn luyện lại một số kĩ năng khai thác kiến thức bài học trong sơ đồ,
bảng biểu.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
a) Giao nhiệm vụ cho HS
Tôi chia lớp thành 6 nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm sử dụng sơ đồ tư
duy để chuẩn bị nội dung báo cáo trên
giấy A0 theo yêu cầu:
Nhóm 1. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 35.
Nhóm 2. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 36.
Nhóm 3. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 37.
Nhóm 4. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 40.
Nhóm 5. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 41.
Nhóm 6. Khái quát những kiến
thức cơ bản bài 42.
( Riêng kiến thức cơ bản về địa lí
công nghiệp đã ôn tập ở tiết trước nên
các em tự tổng hợp kiến thức lại bằng sơ
đồ tư duy vào vở)
- Các nhóm trao đổi, thảo luận hoàn
thành nội dung theo yêu cầu (t = 5 phút)
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
theo nhóm và báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ.


Nội dung chính
I. Lí thuyết
Bài 35. Địa lí ngành dịch vụ
- Vai trò của ngành Dịch vụ.
- Phân tích ảnh hưởng của các nhân
tố tới phát triển và phân bố ngành
Dịch vụ.
Bài 36. Địa lí ngành giao thông vận
tải
- Vai trò của ngành Giao thông vận
tải.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới ngành
giao thông vận tải. Lấy ví dụ minh
họa.
- Ưu và nhược điểm các lọai hình
giao thông vận tải.
Bài 40. Địa lí ngành thương mại
- Vai trò của ngành thương mại.
- Cán cân xuất nhập khẩu.
- Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của
nhóm nước phát triển và đang phát
triển. Giải thích sự khác nhau đó.
Bài 41. Môi trường và tài nguyên
thiên nhiên
- Môi trường.
- Chức năng và vai trò của môi
trường
20



Trong quá trình thực hiện GV quan sát
và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù
hợp với đối tượng HS.
c) Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện nội
dung kiến thức mà sơ đồ tư duy đã lập.
d) GV chốt kiến thức, nhận xét đánh giá
kết quả thực hiện của HS

- Tài nguyên thiên nhiên
Bài 42. Môi trường và sự phát
triển bền vững.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ
môi trường là điều kiện để phát triển
- Vấn đề môi trường và phát triển ở
các nước phát triển
- Vấn đề môi trường và phát triển ở
các nước đang phát triển

Hoạt động 3: Ôn tập kĩ năng
1. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ và bảng số liệu.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
a) Giao nhiệm vụ cho HS
2. Kĩ năng
Nhắc lại các kĩ năng cơ bản về tính toán số liệu - Tính toán, xử lí số liệu

và vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng, tính cự li vận + Tính tốc độ tăng trưởng.
chuyển, cán cân xuất nhập khẩu.
+ Tính cự li vận chuyển trung
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện cá bình.
nhân và chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả + Tính cán cân xuất nhập khẩu
lớp về kết quả đạt được.
- Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp
c) GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và thảo theo yêu cầu
luận chung cả lớp. Gọi một số HS báo cáo kết - Nhận xét và giải thích biểu đồ
quả thực hiện nhiệm vụ, các HS khác lắng theo yêu cầu của đề bài.
nghe và bổ sung thêm.
d) GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của
HS.
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng bài học góp phần
hình thành.
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân.
21


3. Tổ chức hoạt động
a. GV giao nhiệm vụ cho HS
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vai trò của công nghiệp không phải là
A. sản xuất ra khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội.
B. đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
C. tạo cơ sở vững chắc cho an ninh lương thực đất nước.
D. cung cấp các tư liệu sản xuất, tạo sản phẩm tiêu dùng.
Câu 2: Công nghiệp điện tử - tin học là ngành cần

A. nhiều diện tích rộng.
B. nhiều kim loại điện.
C. lao động có trình độ cao.
D. tài nguyên thiên nhiên.
Câu 3. Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống nhân dân là
A. tạo các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
B. phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong và ngoài nước.
C. tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
D. góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở vùng xa.
Câu 4. Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là
A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.
B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.
C. rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh.
D. trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế.
Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây làm cho thông qua hoạt động nhập khẩu, nền
kinh tế trong nước tìm được động lực phát triển mạnh mẽ?
A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
B. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
C. Ngoại tệ thu được dùng để tích lũy và nâng cao đời sống nhân dân.
D. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
b. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp. Trường hợp hết thời gian GV hướng dẫn
HS học ở nhà.
c. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học vào một vấn đề cụ thể
thực tiễn.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ, vận dụng.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra học kì đạt kết quả tốt.
22



3. Đánh giá: Gv khuyến khích HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
---------------------------------------------------NHỮNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIÁO ÁN SAU KHI DẠY
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
7.5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Với cách sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố nội dung ôn tập Địa lí 10 học
kì 2 - SGK cơ bản, học sinh sẽ linh hoạt, sử dụng hiệu quả sơ đồ tư duy để học
bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Học sinh tự mình xây dựng sơ đồ tư
duy theo nội dung kiến thức, điều đó tạo cho học sinh hứng thú khi học và làm
bài tập Địa lí, ghi nhớ kiến thức, nhận thấy sự liên quan giữa các kiến thức của
bài.
Mặt khác phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học tập của
học sinh nó đáp ứng với điều kiện thực tế ở Việt Nam nhất là ở vùng sâu, vùng
xa điều kiện, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Sử dụng sơ đồ tư
duy không nhất thiết cần phải có trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy
chiếu, những công cụ này chỉ là hỗ trợ. Việc giáo viên và học sinh thiết kế sơ đồ
tư duy có thể sử dụng bảng đen, một tờ giấy A0 hoặc tờ giấy A3, A4, phấn màu,
bút màu….
Vì vậy, có thể nói khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tôi vào
thực tế là một điều hoàn toàn thực hiện được. Từ sáng kiến hướng dẫn học sinh
sử dụng sơ đồ tư duy củng cố, ôn tập kiến thức học kì 2 Địa lí 10 – SGK cơ bản,
chúng ta có thể áp dụng trong dạy học bài mới, củng cố kiến thức sau mỗi bài
học hoặc để tổng hợp kiến thức của một chương….không chỉ ở bộ môn Địa lí
mà còn ở các môn học khác như Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo dục công dân.
8. Những thông cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

- Về phía giáo viên:
+ Cần giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh, nghiên cứu sâu về sơ đồ tư duy, cách thiết lập sơ đồ
tư duy theo hệ thống kiến thức.
- Về phía học sinh:

23


+ Biết sử dụng sơ đồ tư duy nghiên cứu kiến thức mới; tái hiện, ghi nhớ
kiến thức cũ. Vận dụng linh hoạt các bước thiết lập sơ đồ tư duy.
+ Hệ thống được các nội dung kiến thức Địa lí lớp 10 học kì 2 gồm các
nội dung kiến thức: Địa lí công nghiệp, địa lí dịch vụ, môi trường và sự phát
triển bền vững.
+ Khi làm việc theo nhóm các em cần biết cách lập kế hoạch, phân công
nhiệm vụ, lắng nghe và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả
Sử dụng sơ đồ tư duy đối với việc ôn tập củng cố kiến thức Địa lí 10 học
kì 2 có nhiều ưu điểm khác so với cách dạy – học truyền thống:
- Sơ đồ tư duy khái quát đầy đủ nội dung kiến thức theo yêu cầu
Ví dụ:
Sơ đồ hóa tư duy về bài 37, từ sơ đồ tư duy học sinh thấy được toàn bộ hệ
thống kiến thức bài học theo một trình tự như đã học: ưu nhược điểm, tình hình
phát triển và phân bố của từng loại hình vận tải.
- Từ sơ đồ tư duy, giáo viên và học sinh có thể tiếp tục khắc sâu kiến thức
nội dung kiến thức Địa lí.
Ví dụ 1:
Sau khi tìm hiểu được ưu nhược điểm của vận tải đường ô tô và đường
sắt. Từ sơ đồ tư duy gợi cho học sinh, lí do đường sắt bị cạnh tranh gay gắt bởi

đường ô tô.
Ví dụ 2:
Từ từ khóa chính “tài nguyên thiên nhiên”, từ sơ đồ tư duy học sinh tái
hiện được kiến thức khái niệm, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. Phân loại
tài nguyên thiên nhiên có 3 cách là dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công
dụng kinh tế và dựa vào khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng
(đây là cách phân loại phổ biến nhất).
- Sử dụng sơ đồ tư duy ôn tập tạo ra những bức tranh đa dạng củng cố
kiến thức. Học sinh được tái hiện kiến thức theo quan điểm riêng, tạo hứng thú
trong học tập. Tiết ôn tập Địa lí diễn ra nhẹ nhàng, học sinh hào hứng sáng tạo.
Ví dụ:
Cùng là nội dung thiết kế sơ đồ tư duy về bài 37 – địa lí các ngành giao
thông vận tải, khi thể hiện các nước phát triển mạnh của từng loại hình vận tải
có nhóm sử dụng hoàn toàn bằng ngôn ngữ viết để nêu tên các nước diễn tả nội

24


dung yêu cầu, nhưng cũng có nhóm sử dụng bằng sử dụng hình ảnh quốc kì của
quốc gia để diễn tả, ….
- Học sinh thấy được sự logic của kiến thức Địa lí và nhớ lâu được kiến
thức.
Ví dụ:
Sơ đồ tư duy về bài 36, học sinh thiết lập sơ đồ tư duy từ các đề mục
trong bài học, tạo sự logic nội dung kiến thức: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải, địa lí các ngành
giao thông vận tải, tiếp tục tạo ra nhảnh nhỏ về ảnh hưởng các nhân tố tự nhiên,
các nhân tố kinh tế - xã hội….
- Không khí thảo luận lớp học sôi nổi, đa dạng nội dung thảo luận: Thảo
luận về từ khóa trung tâm, thảo luận về kiến thức, thảo luận về bố cục sắp xếp,

màu sắc hài hòa…
- Học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy, tạo điều kiện phát triển năng lực thẩm
mĩ; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu hội họa cho học sinh. Sơ đồ tư duy là
một bức tranh đa màu, nhiều nét vẽ. Nếu không biết cách sắp xếp hợp lý các
nhánh kiến thức, cách chọn màu biểu thị, bức tranh đó rất “xấu”.
Qua hoạt động này tôi tiếp tục rèn cho các em khả năng thuyết trình trước
đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn qua việc giới thiệu và giải
thích những nội dung trên sơ đồ tư duy.
Sáng kiến sử dụng sơ đồ tư duy cũng nằm trong xu thế đổi mới phương
pháp giảng dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến cá nhân, tổ
chức.
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 10A1, 10A4 và
10A6. Trong học kì 1 khi dạy tiết ôn tập tôi dạy theo phương pháp thuyết trình
đến trong học kì 2, tôi áp dụng giáo án thực nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi và
triển khai như đã trình bày ở phần trên.
- Đánh giá kết quả học tập sau khi áp dụng phương pháp: Trên thực tế
tính hiệu quả sáng kiến đã được chứng minh qua kết quả kì thi khảo sát chất
lượng học kì 1 và học kì 2 do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Đây là bài thi có
đề được sử dụng chung trong toàn Tỉnh, thi cùng trong một thời điểm và các
học sinh trong cùng một khối của trường được xếp theo thứ tự A, B, C … ; Có
24 học sinh trong một phòng thi và hai giám thị coi thi nghiêm túc, đúng quy
chế; bài chấm được dọc phách và chấm chéo giáo viên ( giáo viên dạy không

25


×