Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

SKKN áp dụng dạy học tích hợp trong môn vật lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.76 KB, 34 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS HOÀNG LÂU

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP
TỈNH NĂM HỌC 2018-2019

Tên sáng kiến: “Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS”
Tác giả sáng kiến: Hà Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: THCS Hoàng lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hồ sơ bao gồm:
1. Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở;
2. Đơn đề nghị sáng kiến cấp tỉnh;
3. Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh;
4. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.

Tam Dương, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

“Áp dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS”
1. Lời giới thiệu:
1.1. Cơ sở lý luận:
Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý
thuyết và dạy thực hành, qua đó hình thành năng lực cần thiết cho học sinh. Dạy
học phải làm cho các em có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc
dạy kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết
nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi học sinh. Việc dạy lý


thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không
mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá trình
dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động
giúp cho học sinh hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để
thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Sự định
hướng của giáo viên góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần
có đối với sự phát triển của học sinh mà mục tiêu bài học đặt ra và cách giải quyết
chúng .
.
Trong dạy học tích hợp, học sinh được đặt vào những tình huống của đời sống
thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra
theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ
chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Các em
cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,... và phân tích đối
tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật,
hiện tượng. Từ đó, các em vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp
thực hành.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Như chúng ta đã biết, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều ít
nhiều có mối liên hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm tương đồng
và cùng một nguồn cội…Để nhận biết và giải quyết các sự vật, hiện tượng ấy, cần


huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không
phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày càng xuất hiện các môn khoa học “liên
ngành” hơn nữa, trong quá trình phát triển của khoa học và giáo dục, nhiều kiến
thức, kĩ năng chưa hoặc chưa cần thiết trở thành một môn học trong nhà trường,
nhưng lại rất cần chuẩn bị cho học sinh để các em có thể đối mặt với những thách
thức của cuộc sống.
Tuy nhiên thực trạng đáng buồn là hiện nay có nhiều học sinh không thích học

vật lý vì tính trừu tượng, khô khan và đặc biệt các em dễ nản khi gặp bài tập tính
toán đòi hỏi sử dụng kiến thức Toán học để giải. Tình trạng này do nhiều nguyên
nhân, theo tôi trong đó có nguyên nhân do giáo viên có phương pháp dạy học chưa
phù hợp, chưa tích cực đổi mới phương pháp khiến học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động, có lý thuyết mà không có thực hành, không được vận dụng vào thực
tiễn. Giáo viên chưa có sự vận dụng linh hoạt, chưa có sự gắn kết kiến thức giữa
các môn học. Giáo viên chưa hiểu rằng khi các em càng được vận dụng vào thực
tiễn thì các em tiếp thu kiến thức càng dễ dàng và nhớ lâu. Đặc biệt hơn nữa khi
hiện nay có nhiều giáo viên vẫn còn chưa hiểu rõ mục đích, cách thức của tích hợp
liên môn trong công tác dạy học không chỉ ở bộ môn Vật lý mà đối với cả các môn
học khác, hoặc đã áp dụng nhưng chưa hiệu quả, điều này đã làm hạn chế rất nhiều
những ưu điểm của dạy học tích hợp.
Từ các lý do nêu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết phải tích hợp giáo dục các kiến
thức và kĩ năng cho học sinh thông qua các môn học. Vì vậy tôi chọn đề tài “Áp
dụng dạy học tích hợp trong môn Vật lý THCS” nhằm đưa ra các giải pháp tích hợp
các môn học vào bộ môn Vật lý, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp
học sinh có hứng thú hơn với bộ môn Vật lý THCS. Từ đó vận dụng vào giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn.
2. Tên sáng kiến:
ÁP DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN VẬT LÝ THCS

3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: hà Thị Thu Hương
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương –
Vĩnh Phúc


- Số điện thoại: 0387334579

E-mail:


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Hà Thị Thu Hương - Trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng ở chương trình Vật lý THCS.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
+ Học sinh:
-Dạy học tích hợp liên môn có tính thực tiễn, ứng dụng cao, học sinh được làm việc
nhiều hơn, được tự tìm tòi khám phá nhiều hơn nên phát huy được tính tích cực của
học ,tạo hứng thú học tập cho các em.
- Cùng một lúc các em được ôn lại, hệ thống lại các kiến thức liên quan ở nhiều
môn học, từ đó nâng cao chất lượng học tập.
- Các em được tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ học nên giúp phát triển nhiều
kỹ năng sống cho các em.
+ Giáo viên:
- Có tinh thần tự học và sáng tạo. Tuy nhiên còn có những hạn chế về thời gian,
kinh phí để thực hiện chủ đề.
- Với phương pháp dạy học tích hợp, đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức
hoạt động tốt, có am hiểu thực tế rộng (có điều này thì mới định hướng cho học
sinh tham gia các tình huống khác nhau)
- Các giáo viên được tham gia các lớp tập huấn do Bộ, Sở, Phòng giáo dục tổ chức,
xây dựng các chủ đề tích hợp các môn, các đơn vị kiến thức có thể tích hợp từ đó
giúp giáo viên thực hiện dễ dàng hơn.
- Giáo viên phải xây dựng kế hoạch công phu, chi tiết cho mỗi chủ đề từ khâu lựa
chọn nội dung đến phương pháp, hình thức tổ chức, địa điểm, thời gian thực hiện
sao cho đạt hiệu quả cao nhất.



+Cơ sở vật chất:
-Thiết bị thí nghiệm thiếu và chất lượng kém làm ảnh hưởng lớn đến việc dạy học.
-Với những chủ đề tích hợp mà học sinh có thể vận dụng tạo ra các sản phẩm là
thiết bị hoặc máy móc, thì việc đầu tư nguyên vật liệu rất khó khăn, chủ yếu dùng
các vật liệu tự kiếm, đơn sơ, hiệu quả không cao.
7.1.2. Nội dung giải pháp:
Để đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện chủ đề tích hợp liên môn vào bộ môn
Vật lý theo tôi cần thực hiện tốt các công việc sau:
Bước 1. Lựa chọn chủ đề tích hợp
Các kiến thức liên môn có thể nằm ở chương trình của các lớp khác nhau và
đều có thể được lựa chọn để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Căn cứ vào nội dung kiến thức và tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, các ứng
dụng trong thực tiễn từ đó giáo viên có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn
phù hợp thể hiện được nội dung tích hợp liên môn. Trên cơ sở các chủ đề tích hợp
liên môn đã được xây dựng và thực hiện, giáo viên tiếp tục mở rộng xây dựng các
chủ đề tích hợp liên môn trong toàn bộ chương trình các khối lớp.
Ví dụ: Ta có thể xây dựng một số chủ đề tích hợp ở mỗi khối như sau:
Lớp 6
Máy cơ đơn giản

Lớp 7
Sự truyền ánh sáng

Lớp 8
Áp suất

Lớp 9
Công suất


Sự nở vì nhiệt của Ứng dụng định luật Lực ma sát
chất khí
truyền thẳng ánh
sáng

Điện năng- công
của dòng điện

Sự nở vì nhiệt của Gương cầu
chất rắn

sự nổi

Sử dụng an toán
và tiết kiệm điện

Một số ứng dụng Nguồn âm
của sự nở vì nhiệt

Đối lưu – bức xạ Mắt
nhiệt

...................

..................

.......................

..............



Bước 2. Xây dựng nội dung trình bày chủ đề:
Trình bày về nội dung dạy học trong chủ đề, nội dung kiến thức thuộc chương
trình các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề: nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên
bài (tiết), phân tích về thời lượng và thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ
phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan theo chương trình hiện
hành.
+ Thiết kế phương án, kế hoạch dạy học, môn học sau khi đã tách riêng phần nội
dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng.
- Ví dụ:
Chủ đề ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT có thể xây dựng thời lượng trong 2
tiết học, phạm vi 2 tiết cách nhau 1 tuần, thời điểm tiến hành ở Học kỳ 2 của lớp 8
khi đó học sinh đã được học một số bộ môn tích hợp điển hình như môn Hóa...
+ Trình bày ý tưởng, câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua
đó học sinh học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương ứng đã
được tách ra từ chương trình các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung
dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn.
+ Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan đến hoạt
động trải nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và
phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
+ Sau khi hoàn thành chủ đề về ĐỐI LƯU- BỨC XẠ NHIỆT ngoài các sản phẩm
làm việc trên lớp, kiến thức, kỹ năng đã được hình thành, thì học sinh còn có những
sản phẩm thực tế (mô hình, vật thật) do áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được tiếp thu
trong chủ đề ví dụ: Học sinh tự làm được bếp năng lượng mặt trời đơn giản; làm
được một số đồ chơi ứng dụng sự đối lưu như đèn kéo quân.
Như vậy có thể thấy dạy học tích hợp không những giúp học sinh tổng hợp
nhiều kiến thức trong một bài, một chủ đề mà quan trọng hơn nữa, thiết thực với
các em là em đã làm được gì sau chủ đề, từ đó trong cuộc sống em có thể vận dụng
linh hoạt kiến thức để giải quyết các vấn đề gặp phải.
Bước 3. Tìm hiểu kiến thức liên môn để tích hợp

Công việc này đòi hỏi người giáo viên phải tích cực tìm tòi các kiến thức ở
nhiều bộ môn khác nhau có liên quan đến chủ đề tích hợp. Giáo viên cần tham khảo


các tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo của bộ môn định
tích hợp sau đó trao đổi và học hỏi ở giáo viên bộ môn để hiểu rõ hơn về đơn vị
kiến thức đưa vào tích hợp. Một số bộ môn thường có các kiến thức liên quan được
sử dụng đề tích hợp trong môn Vật lý như: Hóa học, Sinh học, Địa lý, Công nghệ,
Tin học, Toán học, Giáo dục công dân, Giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả ... Nhiệm vụ của người giáo viên là phải biết chắt lọc,
lựa chọn kiến thức để tích hợp sao cho đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, có tính
thực tiễn, gần gũi với đời sống của các em mà không bị quá tải, chồng chéo.
Sau đây là một số ví dụ trong lựa chọn kiến thức tích hợp ở một số bộ môn:
1. Tích hợp môn Hóa học:
Bài 23: Đối lưu –Bức xạ nhiệt (Vật lý 8)
- Kiến thức liên quan: điều kiện phát sinh sự cháy
+ Đốt nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ oxi cho sự cháy.
Từ đó giải thích được một số hiện tượng như tại sao ở nhà bếp, các nhà máy, xí
nghiệp phải xây dựng các cột khói, đèn dầu phải có chụp đèn...
- Trong xây dựng nhà cần có nhiều cửa sổ hoặc có các hệ thống thông gió, không
khí lưu thông cho con người có đủ ô xi để con người hô hấp.
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện (lớp 9)
- Tia lửa điện có tác dụng làm nhiễu sóng điện từ ảnh hưởng đến thông tin liên lạc
hoặc gây ra các phản ứng hóa học (tạo ra các khí độc như: NO, NO 2, CO2,…). Vì
vậy, cần đảm bảo sự tiếp xúc điện thật tốt trong quá trình vận hành và sử dụng các
thiết bị điện. Tia lửa điện truyền đến các vật liệu xốp, dễ cháy có thể gây ra hỏa
hoạn.
Bài 22-23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện
(vật lý 7)

- Bước đầu làm quen với kí hiệu các nguyên tố hóa học và phương trình phản ứng
hóa học, dòng điện gây ra các phản ứng điện phân và công thức hoá học của các
khí thải độc hại trong sản xuất công nghiệp (CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S,…).
- Biết được môi trường điện li sẽ khiến cho kim loại bị ăn mòn (ăn mòn hóa học)
và biện pháp bao bọc kim loại bằng chất chống ăn mòn hóa học .


2. Tích hợp Môn Sinh Học:
Bài 22-23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng
điện
Biết được dưới tác dụng của trường điện từ mạnh, có thể khiến cho tuần
hoàn máu của người bị ảnh hưởng, căng thẳng, mệt mỏi. Dòng điện càng mạnh
càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người.
Biết được dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện
châm).
Biết một số hóa chất có trong khí thải sinh hoạt, công nghiệp có ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
Sự bức xạ mặt trời quá mạnh khiến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, sự phát
thải khí độc từ các nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông.... gây hiệu ứng nhà
kính. Thực vật lúc này có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu
Vận dụng kiến thức về cơ chế điều hòa thân nhiệt để giải thích được cơ sở
khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp nhằm giúp giữ cơ thể mát mẻ về
mùa hè, ấm áp về mùa đông.
+ HS biết được về mùa hè cần bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng phương tiện
chống nóng, trồng nhiều cây xanh giúp hấp thụ nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời
làm giảm nhiệt độ môi trường, đồng thời lá cây thoát hơi nước làm mát môi trường
xung quanh.
Học sinh vận dụng kiến thức về hô hấp để giải thích tình trạng ngạt khí than,
gas, máy phát điện ....khi ở trong phòng kín.

HS được ôn lại Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái, hoạt
động sinh lí của sinh vật:
+ Vùng ôn đới, lá cây vàng vào mùa thu và rụng vào mùa đông để giảm sự thoát
hơi nước.
+ Khi nhiệt độ môi trường quá cao: một số động vật có tập tính ngủ hè, chui
vào hang để tránh nơi nóng.


Ngoài ra hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học có lẫn trong hơi nước
hoặc tích tụ dưới đáy ao hồ, đại dương... khi nhiệt độ tăng, hơi nước bốc lên phân
tán trong tự nhiên gây ảnh hưởng đến môi trường.
2. Tích hợp Môn Công Nghệ:
Bài 19: Sử dụng an toàn khi sử dụng điện
- Vận dụng được các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.
- Vận dụng những kiến thức cơ bản nhất về sơ cứu người bị điện giật.
- Nêu được vai trò của sản xuất điện năng trong đời sống và sản xuất:
+Điện năng là nguồn động lực, cung cấp năng lượng cho các dụng cụ và
thiết bị điện.
+Sử dụng trong sinh hoạt và sản suất, thúc đẩy tăng năng suất lao động, phát
triển kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ.
-Biết được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của cầu chì, aptomat.
+Giữ khoảng cách an toàn với đường dây cao áp và trạm biến áp.
+Biết được một số biện pháp an toàn điện: Nối đất cho dụng cụ điện, dùng
dây dẫn điện có vỏ bọc điện cách điện.
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
HS biết lựa chọn trang phục có màu sắc phù hợp theo mùa:
+ Mùa hè nên chọn trang phục có màu sáng để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
+ Mùa đông nên chọn trang phục màu sẫm để tăng sự hấp thụ các tia nhiệt.
Các em biết mục đích của Trồng rừng và bảo vệ rừng từ đó tích cực trồng và
chăm sóc cây xanh ở gia đình và nơi công cộng....

HS biết được khi sử dụng hợp lý, tiết kiệm điện năng sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho cá nhân và cho cả xã hội từ đó đề ra một số biện pháp sử dụng thiết bị sử
dụng thiết bị chạy năng lượng Mặt trời thay thế điện năng: bình nước nóng năng
lượng mặt trời, gương cầu lõm sử dụng năng lượng Mặt trời, Pin Mặt trời....
3. Tích hợp Môn Địa Lý:
Bài 22-23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng
điện


- Biết được khí hậu nước ta ,cùng những yếu tố tự nhiên và việc sử dụng các nguồn
nhiên liệu hóa thạch và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng tạo ra nhiều khí độc
hại
Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Học sinh hiểu và giải thích rõ về các hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất: Các mùa
trong năm, ngày đêm, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí, sự thay đổi nhiệt độ
không khí theo độ cao.
Xác định được vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu .
HS nhớ lại gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp
suất thấp
Nhớ lại vòng tuần hoàn của nước, nguyên nhân gây ra mưa, bão, lũ lụt.. hậu
quả .
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Giải thích được
rõ hơn hiện tượng hiệu ứng nhà kính do ô nhiễm không khí gây nên; đồng thời đề
ra được những biện pháp và có những hành động cụ thể để giảm ô nhiễm môi
trường.
Đặc điểm khí hậu Việt Nam, những diễn biến bất thường của khí hậu việt nam,
nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng tránh hiện tượng khí hậu cực đoan.
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
+ Nêu được tên các nhà máy sản xuất điện năng trong nước.
+ Biết được sự phân bố của các nhà máy điện.

+ Tốc độ phát triển công nghiệp điện ở nước ta ở mọi khu vực.
4. Tích hợp môn Giáo dục công dân:
Hầu hết các chủ đề đều có tích hợp bộ môn giáo dục công dân vì rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng sống rất cần thiết ví dụ như:
- Học sinh đề ra được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, rèn cho học sinh
tính tự giác tích cực tham gia bảo vệ môi trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
(khi giảng dạy tích hợp về vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu).
- Hiểu được tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất thời gian
- Biết được tiết kiệm là làm giàu cho mình, gia đình và xã hội (khi dạy tích hợp về
vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng như điện năng).


- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, tích cực trồng, chăm sóc cây xanh,
không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn ra môi trường...(khi dạy tích hợp về vấn
đề bảo vệ môi trường).
- Rèn kỹ năng phân tích đánh giá mức độ nhận thức của học sinh (khi phân tích
hậu quả của những việc làm của con người làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất).
5. Tích hợp Môn Toán học:
HS rèn kỹ năng biến đổi toán học và áp dụng trong môn Vật lý.
Đặc biệt các bài tập định lượng như bài tập về lực đẩy ác si mét và điều kiện nổi
của vật, bài tập về áp suất, bài tập về thấu kính…
Học sinh vận dụng kiến thức về giải phương trình, bất đẳng thức, hệ phương trình,
giải phương trình bậc hai, kiến thức về tam giác đồng dạng...
Bước 4. Lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức dạy học áp dụng,
phương pháp kiểm tra đánh giá trong chủ đề
* Về phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học:
+ Giáo viên cần căn cứ vào đặc thù bộ môn, nội dung dạy học, mục tiêu cần
đạt của chủ đề, căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện về cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học, đối tượng học sinh... để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học

phù hợp.
- Một số phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp bàn tay nặn bột, phương
pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án,...
- Ví dụ:
Chủ đề: Sự nổi có thể sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
Chủ đề: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng ta có thể lựa chọn phương pháp
dạy học theo dự án.
Chủ đề: Đối lưu-bức xạ nhiệt áp dụng phương pháp dạy học nhóm – sử dụng kỹ
thuật các mảnh ghép.
Ngoài các phương pháp trên thì cần kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp dạy
học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống đề giờ dạy đạt hiệu quả.
* Về kiểm tra đánh giá:


Quá trình đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh đã được thể hiện trong
kế hoạch dạy học mỗi chủ đề (đánh giá bằng quan sát, nhận xét; cách biên soạn câu
hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập; cách đánh giá sản phẩm học tập của học sinh; cách
tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; cách ghi nhật kí dạy học...).
Với việc tổ chức tiến trình dạy học như trên, có thể hình dung mỗi chủ đề dạy học
bao gồm một số nhiệm vụ học tập được thiết kế thành các hoạt động kế tiếp nhau.
Lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề
học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn
định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay
những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc
tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành
viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với
các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập
chung của cả lớp.
Bước 5. Tổ chức thực hiện chủ đề
- Lựa chọn thời điểm thích hợp thực hiện chủ đề.

- Học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập;
giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ
trợ phù hợp, hiệu quả.
- Giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung
học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
- Tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận
xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ớ kiến thảo luận của học sinh; chính xác
hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi chủ đề được
thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong
và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong
tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một
giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chủ đề đã
thiết kế. Cần ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học.


Sau đây tôi xin trình bày một dự án mà bản thân tôi đã thực hiện “Áp dụng
dạy học tích hợp trong môn vật lí THCS” năm học 2017 - 2018

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
MÔN VẬT LÝ 8
1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC
Bài 23: ĐỐI LƯU- BỨC XẠ NHIỆT
2. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến thức:
1.1. Môn vật lý
- Nhận biết được dòng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết sự đối lưu xảy ra
trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ thực tế về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí,

chân không.
1.2. Môn Sinh học
Lớp 8: Bài 33: Thân nhiệt.
- Nắm được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
- Hiểu thân nhiệt ổn định là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp chống
nóng, lạnh; đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
Lớp 6: Bài 23: Cây có hô hấp không?
Nhớ lại khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp của cây.
1.3. Môn hóa học:
Bài 42,43: Không khí, sự cháy.
- Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Biết các điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Đốt nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ oxi cho sự cháy.
1.4. Môn địa lý:
Lớp 6: Bài 17: Lớp vỏ khí.
HS xác định được vị trí và đặc điểm của tầng đối lưu.


Lớp 6: Bài 7, 8, 18:
Học sinh hiểu và giải thích rõ về các hiện tượng trên Trái Đất: Các mùa trong
năm, ngày đêm, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí, sự thay đổi nhiệt độ không
khí theo độ cao.
Lớp 7: Bài 7: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
HS hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.
Giải thích được rõ hơn hiện tượng hiệu ứng nhà kính do ô nhiễm không khí gây
nên; đồng thời đề ra được những biện pháp và có những hành động cụ thể để giảm
ô nhiễm môi trường.
1.5. Môn công nghệ:

Bài 2: Lựa chọn trang phục.
Biết lựa chọn trang phục có màu sắc phù hợp theo mùa:
+ Mùa hè nên chọn trang phục có màu sáng để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt.
+ Mùa đông nên chọn trang phục màu sẫm để tăng sự hấp thụ các tia nhiệt.
1.6. Môn giáo dục công dân:
Lớp 6: Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
Hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống mỗi cá nhân và loài người;
đồng thời hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh
chịu.
2. Kỹ năng
2.1. Môn Vật lý
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích kênh chữ, kênh hình, tổng hợp thông tin.
- rèn kỹ năng làm thí nghiệm.
2.2. Môn Sinh học
- Lớp 6: Bài 3 : Đặc điểm chung của thực vật.
- Lớp 8: Bài 33: Thân nhiệt.
Biết phòng tránh cám nóng, cảm lạnh; đồng thời biết cách ứng phó với tình
huống khi gặp cảm nóng, cảm lạnh.
2.3.Môn hóa học:
Bài 42,43. Không khí, sự cháy.
Biết cách duy trì và đẩy mạnh quá trình cháy bằng cách tạo dòng đối lưu
không khí.
2.4. Môn công nghệ:


Bài 2: Lựa chọn trang phục.
Biết lựa chọn trang phục có màu sắc phù hợp theo mùa.
2.5. Môn giáo dục công dân:
Lớp 6: Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên.
Có hành động thiết thực thể hiện lòng yêu quý và bảo vệ thiên nhiên: Như

biết trồng , chăm sóc, bảo vệ rừng, chăm sóc cây xanh ở trường, nơi ở….
3. Thái độ
3.1. Môn vật lý
- Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động.
- Thái độ yêu thích các môn học, có ý thức vận dụng các kiến thức lĩnh hội được
vào thực tiễn cuộc sống. Có ý thức trồng cây xanh và làm thoáng khí nhà ở…
3.2 Môn sinh học:
- Lớp 8: Bài 33: Thân nhiệt.
Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc tự chăm sóc tốt cho bản thân, phòng
tránh những ảnh hưởng do thời tiết gây ra ( Cảm nóng, cảm lạnh)
3.3.Môn hóa học:
Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng các loại chất đốt thân thiện
với môi trường, vận dụng kiến thức về đối lưu để có những biện pháp chống ô
nhiễm môi trường.
3.4. Môn địa lý:
Có ý thức bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng tết kiệm điện, sử dụng các
dạng năng lượng tự nhiên, hạn chế sử dụng những loại nhiên liệu tạo chất thải gây
hiệu ứng nhà kính.
3.5. Môn GDCD:
Có ý thức giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, ngăn cản kịp thời những hành động vô
tình hoặc cố ý phá hoại môi trường tự nhiên, sâm hại đến cảnh quan thiên nhiên.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC
- Học sinh trường THCS Hoàng Lâu – Tam Dương - Vĩnh Phúc
+ Số lượng: 85 học sinh
+ Số lớp: 2 lớp
+ Khối lớp: Khối 8
+ Năm học: 2017-2018.


4. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN

4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống
khác.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh có kiến thức về “Đối lưu – Bức xạ nhiệt”, từ đó biết vận dụng kiến thức
đó để giải thích các hiện tượng tự nhiên, phục vụ cho đời sống; đồng thời biết cách
hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng của sự đối lưu và bức xạ nhiệt gây ra cũng
như tận dụng những lợi ích do đối lưu và bức xạ nhiệt đem lại.
- Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là
nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng.
- Có kỹ năng sống, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng
thêm cây xanh.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Giá thí nghiệm, đèn cồn, lưới đốt, cốc đốt, nhiệt kế và gói thuốc tím.
- Bộ thí nghiệm về sự đối lưu của chất khí và bộ thí nghiệm về bức xạ nhiệt.
- Phòng học bộ môn.
2. Học liệu
2.1. Một số hình ảnh đối lưu và bức xạ nhiệt.
2.2. Một số thông tin về đối lưu và bức xạ nhiệt.
2.2.1 Đối lưu là sự trao đổi nhiệt bằng các dòng vật chất chuyển động (chất
lỏng, chất khí hay plasma), xảy ra khi có chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng
của chất lưu.
Trong tự nhiên, hiện tượng đối lưu trên bề mặt Trái Đất tạo ra các dòng biển nóng
và lạnh chảy, các cơn gió biển, các dòng khí nóng và lạnh tạo nên xoáy lốc, mưa
đá... Trong vũ trụ, plasma chảy thành dòng trong một số ngân hà và tinh vân.
Theo văn phòng nghiên cứu giông lốc thuộc Cơ quan Hải dương và Khí quyển

Quốc gia Mỹ, giông là hiện tượng mưa to kèm sấm chớp, do đối lưu rất mạnh trong
khí quyển gây ra


Siêu giông làm gãy đôi thân cây, đổ xuống xe ôtô ở Carrollton, bang Illinois hôm
13/6. (Ảnh: Fox2)

2.2.. Khi đốt cháy, một phản ứng dây chuyền phải diễn ra theo đó ngọn lửa có thể
duy trì nhiệt của chính nó bằng cách phát nhiệt trong quá trình cháy và có thể tiếp
tục cháy, với điều kiện có một nguồn cung cấp liên tục của các chất ôxy hóa và
nhiên liệu.Nếu chất oxy hóa là oxy từ không khí xung quanh, do có lực hấp dẫn,
hoặc do một số lực tương tự gây ra bởi gia tốc là cần thiết để tạo ra đối lưu. Đối lưu
loại bỏ tro than và mang nguồn cung cấp oxy mới vào ngọn lửa để lửa tiếp tục
cháy. Nếu không có lực hấp dẫn, một đám cháy nhanh chóng bị dập tắt vì nó sẽ bị
các tro than và khí không bắt cháy trong không khí bao vây.
2.2.3. Bức xạ mặt trời không chỉ là nguồn năng lượng chủ yếu đảm bảo sự sống cho
các sinh vật, mà còn có vai trò quan trọng trong việc ấn định khí hậu và các kiểu
thời tiết khác nhau.


Bức xạ mặt trời là một dạng phóng xạ điện từ với một biên độ các bước sóng rộng
lớn. Bức xạ mặt trời khi xuyên qua khí quyển đã bị các chất trong khí quyển như
O , CO2, hơi nước... hấp thụ một phần (khoảng 19% toàn bộ bức xạ); 34% phản xạ
2
vào khoảng không vũ trụ và 49% lên bề mặt trái đất.
Phần ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất gọi là ánh sáng trực xạ (ánh sáng mặt
trời), còn phần bị bụi, hơi nước ... khuyếch tán gọi là ánh sáng tán xạ. Có khoảng
63% ánh sáng trực xạ và 37% ánh sáng tán xạ, ánh sáng phân bố không đồng đều
trên bề mặt trái đất do độ cong của bề mặt trái đất và độ lệch trục trái đất so với mặt
phẳng quỹ đạo của nó quay quanh mặt trời. Do vậy ở các vùng nhiệt đới nguồn

năng lượng bức xạ nhận được lớn gấp 5 lần so với vùng cực. Càng lên cao cường
độ ánh sáng càng mạnh hơn vùng thấp. Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong
năm, ở các cực của Trái Đất mùa đông không có ánh sáng, mùa hè ánh sáng chiếu
liên tục, ở vùng ôn đới có mùa hè ngày kéo dài, mùa đông ngày ngắn. Càng đi về
phía xích đạo thì độ dài ngày càng giảm dần.
- Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng
ozon và lớp khí CO 2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ
là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2 dày và bị CO 2 và hơi
nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí
quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2 có tác dụng như một lớp kính giữ
nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu.
Ngoài khí CO 2 còn nhiều khí khác gọi chung là khí nhà kính (những khí có khả
năng hấp thụ các bức xạ sóng dài - hồng ngoại), chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO 2 ,
CH 4 , N 2 O, O 3 (ôzôn), các khí CFC, CF 6 , HFCs và PFCs.
- Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không
quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất
nóng lên và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khiến cho Trái Đất nóng lên, khí
hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...


Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
2.2.4. Các phương thức thải nhiệt ở da
Bức xạ nhiệt:
Sự mất nhiệt do bức xạ là sự mất nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, thuộc
loại sóng điện từ. Một người không mặc áo quần, ở nhiệt độ phòng, có lượng nhiệt
mất bằng cách bức xạ chiếm 60%.
Dẫn nhiệt trực tiếp:
Là sự truyền nhiệt từ da sang các vật tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn như ghế,
giường, nền nhà ... Sự mất nhiệt bằng cách này chỉ chiếm 3% ở nhiệt độ phòng.
Dẫn nhiệt đối lưu:

Là sự truyền nhiệt đối lưu từ cơ thể sang không khí. Ở nhiệt độ phòng, sự
mất nhiệt vào không khí bằng đối lưu chiếm 15%.
Bay hơi nước:
Bay hơi là phương thức thải nhiệt đặc biệt ích lợi cho cơ thể khi nhiệt độ môi
trường cao hơn nhiệt độ da. Một gram nước bay hơi trên mặt da sẽ lấy đi 0,58 kcal
nhiệt. Phương thức bay hơi giúp thải 22% lượng nhiệt trong điều kiện nhiệt độ
phòng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word.
- Mạng Internet.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Dẫn nhiệt là gì? Tính dẫn nhiệt của chất lỏng và chất khí?
- Trong chân không có xảy ra dẫn nhiệt không?


* Đặt vần đề vào bài mới:
Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém, còn chân không không xảy ra dẫn
nhiệt. Vậy chất lỏng, chất khí và chân không truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức
nào?
3. Bài mới:
Phương pháp dạy học nhóm – Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép.
Vòng 1: Nhóm làm thí nghiệm
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh.
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Tìm hiểu về sự đối lưu trong chất lỏng.
+ Nhóm 3 và nhóm 4: Tìm hiểu về sự đối lưu trong chất khí.
+ Nhóm 5 và nhóm 6: Tìm hiểu về bức xạ nhiệt.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm.
+ Cách tiến hành thí nghiệm.
+ Quan sát và ghi lại hiện tượng, giải thích hiện tượng.
+ Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- Giáo viên lưu ý học sinh:
+ Quan sát hiện tượng ngay từ lúc đầu để thấy rõ hiện tượng.
+ Cẩn thận khi làm thí nghiệm để tránh bị bỏng.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên .
- Nhóm tự tổ chức thảo luận chung để giải thích hiện tượng và trả lời câu hỏi trong
phiếu học tập.
Vòng 2 : Nhóm các mảnh ghép
- Hình thành 6 nhóm mới, mỗi nhóm gồm 6 người mới (1 người từ nhóm 1; 1
người từ nhóm 2; 1 người từ nhóm 3; 1 người từ nhóm 4; 1 người từ nhóm 5; 1
người từ nhóm 6)
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm để giải quyết.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
Nội dung
Vòng 1: Nhóm làm thí nghiệm:


NHÓM 1; 2: NGHIÊN CỨU SỰ ĐỐI LƯU TRONG CHẤT LỎNG

- Tiến hành được thí nghiệm để quan sát sự đối lưu trong chất lỏng.
- Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa.
Tiến hành thí nghiệm: Đặt gói nhỏ đựng các hạt thuốc tím vào đáy của cốc
thủy tinh đựng nước, dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía đặt thuốc tím:
Quan sát hiện tượng xảy ra đối với nước màu tím.

1. Nhận xét và rút ra kết luận:
- Hiện tượng:……………………………………………………………………
- Giải thích hiện tượng:……………………………………………………..........
- Kết luận:…………………………………………………………………………
2. Chất lỏng truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức nào?
3. Tại sao dây đốt nóng ở ấm siêu điện, nồi cơm điện…thường đặt ở phía dưới?
Thông tin
-Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời

Hoạt động của Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời
Bình nóng lạnh năng lượng mặt trời hoạt động theo nguyên lý đối lưu nhiệt
(biến đổi quang năng thành nhiệt năng): Bề mặt của máy sẽ hấp thụ nguồn năng
lượng mặt trời để làm nóng nước. Nhờ quá trình đối lưu nhiệt, nước tại bình bảo ôn
sẽ tăng lên, quá trình này diễn ra liên tục cho tới khi nhiệt độ trong bình bằng nhiệt
độ của nước tại thiết bị hấp thụ.
Quá trình tạo ra nước nóng phụ thuộc vào khả năng hấp thụ nhiệt của máy
nước nóng mặt trời với các tia bức xạ năng lượng mặt trời, không phụ thuộc vào
nhiệt độ của môi trường xung quanh.


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM 1; 2

1. Nhận xét và rút ra kết luận:
- Khi có sự chênh lệch về nhiệt độ, chất lỏng di chuyển thành từng dòng, sự truyền
nhiệt bằng các dòng như vậy gọi là sự đối lưu.
2.Chất lỏng truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức đối lưu.
3. Dây đốt nóng thường được đặt ở phía dưới để tạo ra dòng đối lưu.
4. Sự đối lưu trong chất lỏng được ứng dụng trong nguyên lý hoạt động của máy
nước nóng mặt trời, các thiết bị đun nấu bằng điện…
NHÓM 3, 4: NGHIÊN CỨU SỰ ĐỐI LƯU TRONG CHẤT KHÍ


- Tiến hành được thí nghiệm để quan sát sự đối lưu trong chất khí.
- Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa.
Tiến hành thí nghiệm: Đặt tấm bìa giữa cốc thủy tinh sao cho giữa tấm bìa và đáy
cốc có khe hở.Ở hai bên của cốc, một bên đốt nến ở phía dưới và một bên đốt
hương phía trên cốc.
Quan sát hiện tượng xảy ra đối với khói hương.
1. Nhận xét và rút ra kết luận:
- Hiện tượng………………………………………………………………………
- Giải thích hiện tượng:……………………………………………………............
- Kết luận:…………………………………………………………………………
Thông tin
Khi đốt cháy, một phản ứng dây chuyền phải diễn ra theo đó ngọn lửa có thể
duy trì nhiệt của chính nó bằng cách phát nhiệt trong quá trình cháy và có thể tiếp
tục cháy, với điều kiện có một nguồn cung cấp liên tục của các chất ôxy hóa và
nhiên liệu.
Nếu chất oxy hóa là oxy từ không khí xung quanh, do có lực hấp dẫn, hoặc
do một số lực tương tự gây ra bởi gia tốc là cần thiết để tạo ra đối lưu. Đối lưu loại
bỏ tro than và mang nguồn cung cấp oxy mới vào ngọn lửa để lửa tiếp tục cháy.
Nếu không có lực hấp dẫn, một đám cháy nhanh chóng bị dập tắt vì nó sẽ bị các tro
than và khí không bắt cháy trong không khí bao vây.
2. Tích hợp môn hóa học: Cho biết tác dụng của bóng đèn dầu đối với sự cháy của
đèn?


Đối lưu tự nhiên
Trong tự nhiên, hiện tượng đối lưu trên bề mặt Trái Đất tạo ra các dòng
biển nóng và lạnh chảy, các cơn gió biển, các dòng khí nóng và lạnh tạo nên xoáy
lốc, mưa đá... Trong vũ trụ, plasma chảy thành dòng trong một số ngân hà và tinh
vân.

Theo văn phòng nghiên cứu giông lốc thuộc Cơ quan Hải dương và Khí
quyển Quốc gia Mỹ, giông là hiện tượng mưa to kèm sấm chớp, do đối lưu rất
mạnh trong khí quyển gây ra.

Siêu giông làm gãy đôi thân cây, đổ xuống xe ôtô ở Carrollton, bang Illinois hôm
13/6. (Ảnh: Fox2)
3. Tích hợp môn địa lý: Trong tự nhiên, sự đối lưu không khí gây ra những hiện
tượng gì?
4. Tích hợp môn địa lý: Nêu đặc điểm chủ yếu của tầng đối lưu? Giải thích tại sao
có đặc điểm như vậy?
5. Tích hợp môn sinh học: Tại sao ban đêm không nên để lọ hoa, cây cảnh trong
phòng kín?
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT CỦA NHÓM 3; 4

1. Nhận xét và rút ra kết luận: Khi có sự chênh lệch về nhiệt độ, chất khí di chuyển
thành từng dòng, sự truyền nhiệt bằng các dòng như vậy gọi là sự đối lưu.
2.Tác dụng dễ thấy nhất của bóng đèn là giữ cho ngọn lửa không bị tắt khi có gió,
tuy nhiên về mặt vật lý tác dụng này không phải là tác dụng quan trọng nhất. Thực
ra công dụng chính của bóng đèn là tăng độ sáng về mặt quang học và tăng nhanh
quá trình cháy về mặt nhiệt học. Cột không khí trong bóng đèn bị ngọn lửa hơ


nóng hơn từ phía dưới, do hiện tượng đối lưu mà lớp không khí nóng hơn này bay
lên mang theo những sản phẩm cháy và thay vào đó là lớp không khí chưa nóng ở
bên ngoài chui qua cổ đèn vào bên trong, lớp không khí này có nhiều oxi nên duy
trì sự cháy tốt hơn. Quá trình cứ diễn ra như thế làm cho ngọn lửa luôn được duy trì
ở mức độ cháy tốt nhất.
3. Trong tự nhiên hiện tượng đối lưu trên bề mặt Trái Đất tạo ra dòng biển nóng và
lạnh chảy, các cơn gió biển; các dòng khí nóng lạnh tạo nên lốc xoáy, sự đối lưu
không khí mạnh tạo nên mưa đá…

4. Đặc điểm chủ yếu của tầng đối lưu là không khí chuyển động theo chiều thẳng
đứng, vì lớp không khí ở dưới nóng lên trước do nhận được nhiệt của bề mặt trái
đất trước, nở ra, trọng lượng riêng của nó trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của
lớp không khí lạnh ở trên. Do đó lớp không khí nóng đi lên còn lớp không khí lạnh
chìm xuống dưới tạo thành dòng đối lưu.
5. Trong phòng kín không có sự đối lưu không khí với bên ngoài, mà cây hô hấp
lấy ô xi có trong phòng và nhả ra khí cacbonic làm nồng độ khí oxi giảm, còn nồng
độ khí cacbonic trong phòng tăng gây ngộ độc cho người trong phòng.
NHÓM 5, 6: TÌM HIỂU VỀ BỨC XẠ NHIỆT

Tiến hành thí nghiệm để chứng minh nhiệt đã được truyền bằng các tia nhiệt
đi thẳng.
Thông tin trong sách giáo khoa về bức xạ nhiệt
- Tiến hành thí nghiệm: Đặt bình cầu, trên nút có gắn một ống thủy tinh bên trong
có giọt nước màu gần một ngọn lửa đèn cồn.
+ Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước.
+ Lấy miếng gỗ chắn giữa đèn và bình. Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt
nước.
1. Nhận xét và rút ra kết luận.
- Hiện tượng………………………………………………………………………
- Giải thích hiệntượng:……………………………………………………............
- Kết luận:…………………………………………………………………………
Thông tin
Bức xạ mặt trời là một dạng phóng xạ điện từ với một biên độ các bước sóng
rộng lớn. Bức xạ mặt trời khi xuyên qua khí quyển đã bị các chất trong khí quyển


như O2, O3, CO2, hơi nước.. hấp thụ một phần (khoảng 19% toàn bộ bức xạ); 34%
phản xạ vào khoảng không vũ trụ và 49% lên bề mặt trái đất.
Phần ánh sáng chiếu thẳng xuống mặt đất gọi là ánh sáng trực xạ (ánh sáng

mặt trời), còn phần bị bụi, hơi nước... khuếch tán gọi là ánh sáng tán xạ. Có khoảng
63% ánh sáng trực xạ và 37% ánh sáng tán xạ. Ánh sáng phân bố không đồng đều
trên bề mặt trái đất do độ cong của bề mặt trái đất và độ lệch trục trái đất so với mặt
phẳng quỹ đạo của nó quay quanh mặt trời. Do vậy ở các vùng nhiệt đới nguồn
năng lượng bức xạ nhận được lớn gấp 5 lần so với vùng cực. Càng lên cao cường
độ ánh sáng càng mạnh hơn vùng thấp. Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong
năm, ở các cực của Trái Đất mùa đông không có ánh sáng, mùa hè ánh sáng chiếu
liên tục, ở vùng ôn đới có mùa hè ngày kéo dài, mùa đông ngày ngắn. Càng đi về
phía xích đạo thì độ dài ngày càng giảm dần.
Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua
tầng ozon và lớp khí CO2, để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào
vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO 2, dày và bị CO2,
và hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ
bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO 2, có tác dụng như một lớp
kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu.
Ngoài khí CO2, còn nhiều khí khác gọi chung là khí nhà kính (những khí có
khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài - hồng ngoại), chủ yếu bao gồm: hơi nước,
CO2,, CH 4 , N 2 O, O3 (ôzôn), các khí CFC, CF6, HFCs và PFCs.
Nếu các khí nhà kính tồn tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất
không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái
Đất nóng lên và gây nên những hậu quả nghiêm trọng khiến cho trái đất nóng lên,
khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao...


×