Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo chuyên đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.12 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HỒNG 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***==***
Tam Hồng, ngày 15 tháng 3 năm 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môn Tự nhiên và Xã hội là một môn học rất quan trọng trong chương trình
giáo dục ở bậc tiểu học hiện nay. Đối với môn học này gồm hệ thống kiến thức cơ
bản rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người. Không những thế mà
môn học này còn giúp học sinh nhận biết về các sự vật hiện tượng đơn giản trong
tự nhiên và xã hội, thực hiện được các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân gia
đình và cộng đồng, yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
Phương pháp dạy học môn tự nhiên và xã hội vô cùng quan trọng trong quá
trình dạy học. Muốn cho học sinh hiểu được bài, nắm vững kiến thức của bài học
đòi hỏi mỗi giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài học.
Môn TN&XH tuy kiến thức không cao, không khó nhưng cũng rất đa dạng
và hầu như GV khi dạy môn TN&XH còn hời hợt, qua loa. Vì thế, trong khối
chúng tôi đã thống nhất và đưa ra một số phương pháp giảng dạy để phù hợp với
từng bài học cụ thể và có kết quả giảng dạy ngày một chất lượng hơn để phù hợp
1



với chuẩn kiến thức hiện nay và nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh
trong học tập. Đây chính là lí do mà chúng tôi mở chuyên đề đổi mới PPDH phát
huy tính tích cực của học sinh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để dạy tốt môn TN&XH lớp 1 người GV cần phải nghiên cứu kĩ mục đích,
yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học của chương trình TNXH của cấp học cũng
như của lớp 1.
1. Mục tiêu của chương trình môn TN&XH
*Môn TN&XH nhằm giúp học sinh:
Có một số kiến thức cơ bản ban đầu về:
- Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng
tránh bệnh tật tai nạn).
- Một số sự vật hiện tượng đơn giản trong TN&XH.
Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:
- Tự chăm sóc sức khỏe bản thân , ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng
tránh một số bệnh tật và tai nạn.
- Quan sát , nhận xét ,nêu thắc mắc , đặt câu hỏi , biết cách diễn đạt những
hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng đơn giản trong TN&XH.
Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi :
- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình
và cộng đồng.
2


- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương.
2. Mục tiêu và chương trình môn TN&XH lớp 1
*Giúp học sinh biết:
- Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn.
- Các thành viên trong gia đình, lớp học.

- Tập quan sát một số cây, con vật và sự thay đổi của thời tiết.
3. Nội dung môn TN&XH lớp 1
Gồm 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Con người và sức khỏe
- Cơ thể người và các giác quan (các bộ phận chính, vai trò, nhận biết thế
giới xung quanh của các giác quan, vệ sinh răng miệng). Ăn đủ no, uống đủ nước.
- Gồm 10 bài, từ bài 1 -> bài 10.
Chủ đề 2: Xã hội
- Gia đình: Các thành viên trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em
ruột). Nhà ở và đồ dùng trong nhà (địa chỉ nhà ở, chỗ ăn, ngủ, làm việc, học tập,
tiếp khách,…và các đồ dùng cần thiết trong nhà). Giữ nhà ở sạch sẽ, an toàn khi ở
nhà (phòng tránh đứt tay, chân,… bỏng và điện giật).
- Lớp học: Các thành viên trong lớp học, các đồ dùng trong lớp học, giữ vệ
sinh lớp học sạch sẽ.
- Thôn, xóm, xã, phường nơi đang sống: Phong cảnh và hoạt động sinh sống
của nhân dân. An toàn giao thông.
3


- Chủ đề này gồm: 11 bài, từ bài 11-> bài 21.
Chủ đề 3: Tự nhiên
- Thực vật và động vật: Một số cây và một số con vật phổ biến (tên gọi, đặc
điểm và ích lợi hoặc tác hại đối với con người).
- Hiện tượng tự nhiên: Một số cây phổ biến của thời tiết (nắng, mưa, gió,
nóng, rét).
- Chủ đề này gồm 14 bài, từ bài 22 -> bài 35.
- Bài TN&XH hôm nay “Bài 27: Con Mèo” nằm trong chủ đề tự nhiên.
- Nội dung kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục
sức khỏe một cách hợp lí, nhuần nhuyễn, đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề “Con
người và sức khỏe” đến môi trường và sức khỏe cộng đồng trong chủ đề “xã hội”

và trong chủ đề “tự nhiên ”.
4. Phương pháp dạy học môn TN&XH lớp 1
Khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, GV cần sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp khác nhau như: quan sát, động não, đóng vai, thảo luận theo cặp hoặc
theo nhóm nhỏ, tham quan, giảng giải,…
Mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh riêng và GV cần khai thác hợp lí,
không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào và coi nó như phương pháp độc tôn.
Tuy nhiên, với tính chất đặc trưng của môn học GV cần chú trọng hướng dẫn HS
biết cách quan sát, nên thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về tự
nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. Đối tượng quan sát là tranh, ảnh,
4


sơ đồ, mẫu vật, mô hình,… là khung cảnh gia đình, lớp học, cuộc sống địa phương,
là cây cối, con vật và một số hiện tượng thời tiết diễn ra hằng ngày.
Giáo viên cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực tế để HS biết
cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Những PPDH cơ bản thường dùng trong giảng dạy môn TN&XH lớp 1 là:
*Phương pháp quan sát
- Phương pháp quan sát được dùng để dạy HS cách sử dụng các giác quan để
tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội, mà không có
sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các đối tượng đó.
- Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các bài học môn Tự
nhiên và Xã hội. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên
ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật hoặc để nhận biết các
hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, cuộc sống hàng ngày.
- Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thức tư duy và
hình tượng của HS. Trong quá trình quan sát, GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và rõ
ràng, để hướng dẫn học sinh tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm.
- GV có thể tổ chức cho học sinh quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân

trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường,…).
Cách tiến hành:
- Xác định mục đích quan sát:

5


Trong một bài học, không phải mọi kiến thức HS cần lĩnh hội đều được rút ra
từ quan sát. Vì vậy, GV cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm
đạt được mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào.
- Lựa chọn đối tượng quan sát:
Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang
diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ
diễn tả các sự vật hiện tượng đó … Khi lựa chọn đối tượng quan sát, GV cần lựa
chọn tối đa các vật thật.
- Tổ chức: Có thể tổ chức cho học sinh quan sát độc lập, quan sát theo nhóm
hay cả lớp tùy theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ
năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của học sinh.
- Hướng dẫn: Tùy theo mục đích và đối tượng được sử dụng cho học sinh
quan sát, GV cần chỉ dẫn cho các em sử dụng nhiều giác quan để phán đoán, cảm
nhận sự vật và hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…). Trình tự tiến
hành quan sát cũng rất quan trọng. Ví dụ: GV cần hướng dẫn các em bắt đầu bằng
sự quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiết; quan sát từ
bên ngoài rồi mới đến bên trong.
*Phương pháp hợp tác trong nhóm:
- Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với học
sinh mới bắt dầu vào lớp 1, bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép học sinh có
nhiều cơ hội hơn để khám phá và diễn đạt ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ,
6



hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ
các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm. Điều đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và
tính cách của trẻ, gồm cả việc hợp tác, phối hợp với các bạn.
Cách tiến hành: Bao gồm các bước sau:
+) Chuẩn bị:
- Tổ chức các nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Hướng dẫn cách làm việc của các nhóm.
+) Làm việc theo nhóm:
- Từng cá nhân làm việc độc lập theo sự phát triển của nhóm.
- Tập hợp kết quả làm việc của từng cá nhân thành sản phẩm chung của nhóm.
+) Làm việc chung cả lớp:
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý,…
- GV kết luận.
*Phương pháp trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là:
- Trò chơi có nội dung gắn liền với hoạt động học tập của học sinh.
- Giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học.
Vai trò của trò chơi học tập
7


- Làm thay đổi hình thức hình thức học tập.
- Làm không khí trong lớp học thoải mái, dễ chịu hơn.
- Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn.
- HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn.
- HS tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực hơn.
- HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức.

Các yêu cầu của trò chơi học tập:
- Các trò chơi phải thú vị để học sinh thích được tham gia.
- Phải thu hút được đa số mọi người tham gia.
- Các trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
- Các trò chơi không được tốn nhiều thời gian , sức lực để không ảnh hưởng
đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh hưởng đến tiết học khác.
- Quan trọng hơn, trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuẩn chỉ là
trò chơi giải trí.
Cách xây dựng một trò chơi học tập:
- GV có thể tổ chức bất kì hoạt động nào thành trò chơi bằng cách vận dụng
các nhân tố cơ bản của trò chơi:
- Phải có tính thi đua giữa các cá nhân và các nhóm.
- Có quy định về sự thưởng, “phạt”.
- Có cách chơi rõ ràng.
8


- Có cách tính điểm.
Cách tổ chức một trò chơi:
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả của trò chơi, nhận xét thái độ của người tham gia chơi và
rút kinh nghiệm.
- Kết thúc: GV hỏi xem HS đã học được những gì qua trò chơi hoặc GV tổng
kết lại những gì cần học được qua trò chơi.
*Các PPDH được sử dụng trong bài TN&XH này là:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp giảng giải, thuyết minh.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hợp tác nhóm.
5. Các hình thức tổ chức dạy học thường sử dụng ở môn TN&XH lớp 1.
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
- Hoạt động cả lớp.
6. Quy trình dạy học một tiết môn TN&XH
• Bài cũ:
- Gọi HS kiểm tra kiến thức bài trước.
9


• Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:
- Nêu tên hoạt động :
- Cách tiến hành : - Bước 1:…………………………………..
- Bước 2:……..............................................
- Bước 3 :………………………………….
Hoạt động 2:
- Nêu tên hoạt động :
- Cách tiến hành : - Bước 1 :………………………………….
- Bước 2 : ………………………………...
- Kết luận của giáo viên.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò :
- Tóm tắt lại nội dung chính
- Nhận xét giờ học, hướng dẫn về nhà.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Qua quá trình dạy tự nhiên xã hội lớp 1 với các phương pháp dạy học tích
cực theo hướng chú trọng vào đối tượng người học, chúng tôi nhận thấy:
- HS nắm chắc kiến thức trọng tâm của mỗi bài học.

- HS tích cực học tập, tiếp thu kiến thức một cách sâu, rộng hơn.
- HS hào hứng, hoạt động hiệu quả hơn trong các hoạt động.
- Kích thích được sự ham thích tìm hiểu về môi trường tự nhiên, cuộc sống
xung quanh,...
- HS tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập, từ đó các em yêu thích
môn học hơn.
Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề của chúng tôi về “Đổi mới phương
pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp

10


1”. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các đồng chí Cán bộ quản
lí và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
TM. Ban giám hiệu

Nhóm viết chuyên đề
Tập thể giáo viên tổ lớp 1

BÀI SOẠN MINH HỌA
Tự nhiên và xã hội
CON MÈO
I. Mục tiêu:
- Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- Nói về một số đặc điểm của con mèo ( Lông, móng, vuốt, ria, mắt, đuôi...)
- Nêu ích lợi của việc nuôi mèo
- HS có ý thức chăm sóc mèo ( Nếu nhà em có nuôi mèo)
II. Đồ dùng dạy và học:
-


Hình ảnh minh họa, phiếu thảo luận nhóm, 1con mèo

III. Các hoạt động dạy – học:

11


1. Bài cũ:
- Chỉ và nêu tên các bộ phận bên ngoài của

- HS chỉ, nêu các bộ phận bên

con gà?

ngoài của con gà

- Nuôi gà mang lại lợi ích gì?

- Hs nêu lợi ích của việc nuôi gà.

- Nhận xét
2. Bài dạy:
* Giới thiệu bài:
- Cho hs hát bài "Chú mèo con"

- HS hát, vỗ tay

- Bài hát, hát về con vật nào?


- HS nêu

- Gv giới thiệu bài học tiết 27: Con mèo

- Hs nêu tên bài

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của con
mèo
*Hoạt động1.1: Chỉ và nêu tên các bộ phận

- HS làm việc theo nhóm 4

bên ngoài của con mèo

- Đại diện nhóm lên trình bày

- Hướng dẫn hs Quan sát con mèo

- Các nhóm khác nhận xét bổ

- Phát phiếu thảo luận nhóm

sung

- Gv nhận xét.

-Hs nêu : Con mèo gồm có đầu,

- Gv kết luận


mình, chân, đuôi,...

- Gv hướng cho hs những đặc điểm ngoại
hình đặc trưng của mèo như: Màu lông đa

- Hs quan sát, chỉ các bộ phận

dạng, mắt tinh, bộ vuốt sắc nhọn,...

- HS nói cá nhân

- Gv cho hs quan sát con mèo thực tế
12


- Yêu cầu hs mô tả về con mèo bằng một câu

- Hs nêu

ngắn

- Hs trình bày: Rình chuột, theo

*Hoạt động1.2: Tìm hiểu về các hoạt động

dõi, vồ,...

của con mèo

- Hs nêu: Thích đùa, thích leo


- Con mèo có những hoạt động gì?

trèo, sưởi nắng,...

- Khi bắt chuột con mèo làm như thế nào?
-Con mèo còn có hoạt động nào khác không?
-Gv kết luận
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
* Hoạt động 2.1: Tìm hiểu ích lợi của việc

- Hs nêu: Vật nuôi trong gia đình

nuôi mèo

- Hs nói

- Con mèo là con vật được nuôi ở đâu?

- Hs thảo luận cặp

- Gia đình bạn nào có nuôi mèo?

- Đại diện trình bày

- Gv yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Bằng sự

- Các nhóm bổ sung, nhận xét

hiểu biết của mình, em hãy nêu những lợi ích


- Hs trình bày:

khi nuôi mèo ?

+ Nuôi mèo để bắt, tiêu diệt

- Gv yêu cầu hs kết luận

chuột

- Cho hs quan sát hình ảnh về hoạt động của

+ Nuôi mèo để làm cảnh.

mèo

- Hs quan sát

- Mèo là con vật có ích hay có hại?

- Hs nêu

- Gv kết luận: Nuôi mèo có rất nhiều ích lợi,
mèo là con vật có ích đối với đời sống con
13


người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ và chăm
sóc mèo.


- Hs trình bày cá nhân

* Hoạt động 2.1: Tìm hiểu những việc nên
hay không nên khi nuôi, chăm sóc mèo

- Hs nhận phiếu, thảo luận

- Khi gia đình em nuôi mèo, em và gia đình
em làm gì để chăm sóc mèo?

- Đại diện 1 nhóm trình bày

- Yêu cầu thảo luận nhóm 4

- Các nhóm khác sử dụng thẻ để

- Gv phát phiếu thảo luận: Em hãy đánh Đ

cho biết ý kiến

đối với việc nên làm khi nuôi mèo, đánh S

- 1 Hs nêu những việc nên làm

đối với những việc khồn nên làm khi nuôi

khi chăm sóc mèo

mèo.


- 1 Hs nêu những việc không nên

- Gv hướng dẫn: Đồng ý kiến, giơ thẻ màu

làm khi chăm sóc mèo

xanh. Không đồng ý kiến, giơ thẻ đỏ.

- Hs quan sát

- Gv kết luận

- Hs trình bày hiểu biết cá nhân

- Hướng dẫn hs quan sát những hình ảnh đối
lập về con mèo khi được chăm sóc so với
hình ảnh con mèo khi thiếu sự chăm sóc.
- Thực tế việc nuôi mèo hiện nay ở gia đình
em, địa phương em đang sống như thế nào?
- Gv định hướng, giáo dục học sinh ý thức
chăm sóc mèo.

- Hs trình bày: Mèo có thể lây

- Con mèo có khả năng lây bệnh cho con

sang người một số bệnh như:

14



người không? Theo em, đó có thể là những

Hen, dịch hạch,...

bệnh gì?

- Tiêm phòng cho mèo, không

- Để phòng tránh lây bệnh từ mèo, chúng ta

nên thường xuyên tiếp xúc trực

cần làm gì?

tiếp với mèo,...

- Gv kết luận

- Hs nêu

- Gv cho hs xem một đoạn phim về sự trưởng
thành, hoạt động của loài mèo.

- Hs theo dõi để thực hiện

3. Củng cố - dặn dò:
- Chốt kiến thức bài học
- Giáo dục hs tình yêu thương con vật là biểu

hiện của lối sống nhân văn.
- Nhắc hs chuẩn bị bài học tiếp theo: Tiết 28:
Con muỗi.

15



×