Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN tạo hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình giảng dạy chương i vẽ kĩ thuật cơ sở môn công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.1 KB, 15 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1, Lời giới thiệu: Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là
rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để hiểu sâu và nắm chắc kiến
thức kỹ thuật học sinh phải tiếp thu kiến thức chủ động, tích cực. Việc cải tiến
phương pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá kiến thức với các bộ môn
nói chung và môn công nghệ (Công nghiệp) là rất cần thiết nhằm tăng hứng thú
học tập với học sinh và giúp các em chủ động nắm chắc kiến thức.
Trong Luật giáo dục, điều 28, mục 2 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Phần VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ là chương đầu tiên của môn Công nghệ lớp 11.
Đây là một nội dung khó, liên quan đến kiến thức tự nhiên, nhất là kiến thức
hình học. Một số nội dung học sinh đã được làm quen trong môn Công nghệ lớp
8, song do các em đã được học khá lâu, hơn nữa giáo viên dạy Trung học cơ sở
thường không đúng chuyên ngành nên kiến thức các em đã được học rồi nhưng
vẫn rất mơ hồ. Đối với các lớp học yếu thì việc dạy và học chương này vô cùng
khó khăn.

1


2, Tên sáng kiến: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình giảng dạy
chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở môn công nghệ 11.
3, Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Thu Hòa
Địa chỉ: Phường Hùng Vương – Thành Phố Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0989645159 _ Email:



4, Chủ đầu tư sáng kiến: Trần Thị Thu Hòa
5, Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vẽ kĩ thuật cơ sở.
Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Giúp học sinh dễ dàng vẽ được các hình
chiếu cơ bản.
6, Ngày sáng kiến được áp dụng: 11/9/2019
7, Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Về nội dung của sáng kiến:
I, TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1- Phương pháp đàm thoại (vấn đáp) trong dạy học:
Đàm thoại thực chất là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời,
đồng thời có thể trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh
nắm kiến thức một cách chủ động, tích cực.

2


Trong thực tế, nhiều khi ta quan niệm rằng cứ đặt câu hỏi rồi học sinh trả
lời là có đàm thoại. Như vậy, ta đã hiểu chưa đúng về đàm thoại. Theo tôi, đàm
thoại có nhiều mục đích: Có thể đàm thoại để nắm lại, kiểm tra kiến thức cũ,
đàm thoại để phát triển tư duy tìm kiến thức mới, đàm thoại để chứng minh, giải
thích một vấn đề, nội dung kiến thức ...
Với bài dạy kỹ thuật khi kiểm tra kiến thức cũ, kiến thức có liên quan đến
bài dạy mới, giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ đã
học không cần suy luận. Câu hỏi loại này dễ thực hiện, dễ ra câu hỏi, song cần
rõ ràng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Để hiểu khái
niệm khổ giấy. Câu hỏi đơn giản là? Khổ giấy nào lớn nhất? Và nhỏ nhất? ( HS

nhìn vào kích thước trong bảng 1.1. Các khổ giấy chính.)
Ví dụ 2: Để dạy bài hình chiếu trục đo phải dùng kiến thức về hình chiếu
song song, dạy bài phương pháp hình chiếu vuông góc phải dùng kiến thức phép
chiếu vuông góc... Câu hỏi rất đơn giản: Thế nào là phép chiếu song song và
ứng dụng? Hoặc thế nào là phép chiếu vuông góc và ứng dụng?...( Giáo viên
dùng thước kẻ để học sinh nhìn theo hướng vuông góc, và nhìn theo hướng song
song).
Phương pháp đàm thoại có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều hạn chế. Trong
một bài dạy ta không nên lạm dụng dễ gây nhàm chán mất thời gian.

3


Điều đáng lưu ý ở đây là để đàm thoại cho tốt giáo viên phải xác định rõ
mục đích đàm thoại để xây dựng, củng cố đơn vị kiến thức nào. Câu hỏi đặt ra
phải được chọn lọc sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với trình độ học sinh.
Cao hơn, câu hỏi phải mang tính "gợi mở", "dẫn dắt" học sinh đi tìm kiến thức.
Chính vì yêu cầu trên mà giáo viên khi sử dụng đàm thoại phải tốn nhiều công
sức để chuẩn bị câu hỏi. Yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của
phương pháp này là nội dung và kỹ thuật đặt câu hỏi.
Một số yêu cầu khi đặt ra câu hỏi:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu nội dung cần hỏi.
- Dự kiến câu trả lời của học sinh (tuỳ theo trình độ học sinh) dự kiến câu
hỏi, gợi ý bổ sung.
- Đặt câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của
học sinh.
Phương pháp đàm thoại cần kết hợp tốt với các phương pháp khác (nhất là
phương pháp trực quan) bài giảng mới đạt kết quả cao. Có thể áp dụng phương
pháp đàm thoại cho toàn bài, thông thường ta nên áp dụng ở những nội dung cần
thiết và có thể "đàm thoại".

2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học.
- Là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học
truyền tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ
dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:

4


+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng.
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
- Cách tiến hành:
+ Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
+ Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/ nội dung liên quan.
Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/ nội dung luôn được kết nối với nhau.
Sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách
đầy đủ và rõ ràng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn
giản, và bài 6. Thực hành: Biểu diễn vật thể tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để trình
bày các bước tiến hành:
4. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học.
Việc sử dụng phiếu học tập là một phương tiện để phát triển tích cực hoạt
động của học sinh. Phiếu học tập giúp học sinh làm quen với một cách kiểm tra
trình độ kiểu mới. Các câu hỏi thường không phức tạp, không khó nhưng đòi hỏi
học sinh phải có phản xạ nhanh, hiểu ý nhanh và lựa chọn ngay cách trả lời thích
hợp nhất. Muốn vậy thiết kế phiếu học tập theo tinh thần đổi mới phương pháp
dạy học nói chung và môn công nghệ 11 nói riêng là hợp lí và khoa học nhất.
Bởi vì: Phiếu học tập là một trong những công cụ cho phép cá nhân hoạt động

5



học tập, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động học tập. Đồng thời
là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí thông tin ngược. Phiếu học tập
gồm những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hoặc làm theo nhóm
được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi
phiếu có thể giao cho học sinh vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt đến một
kiến thức tập dượt, một kĩ năng rèn luyện, một thao tác tư duy thăm dò một thái
độ trước một vấn đề.
Tôi đã sử dụng một số dạng phiếu học tập như sau:
PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên học sinh:……………………………..
Lớp:……………………………………………
Dạng 1: PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC

NGHIỆM ĐIỀN KHUYẾT.

Khi dạy bài 5. Hình chiếu trục đo, tôi đã sử dụng phiếu học tập để củng cố kiến

thức sau khi học xong bài.

6


- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 8 phút.
- Giáo viên thu phiếu học tập để theo dõi học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài.
PHIẾU HỌC TẬP

HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO


Họ và tên học sinh:......................................................

Lớp:…………………………………………………………………………
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau:
1. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng
phép chiếu ……………………….
2. Các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ được gọi là…………………

3. Góc giữa các trục đo: X'O'Z', Y'O'Z', X'O'Z' gọi là………………….
4. Hệ số biến dạng theo trục O’X’ là……………

7


5. Hệ số biến dạng theo trục O’Y’ là……………
6. Hệ số biến dạng theo trục O’Z’ là……………
7. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các góc trục đo bằng nhau và
bằng………..
8. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là
………………………...
9.

Hình

chiếu

trục

đo


xiên

góc

cân



các

xiên

góc

cân



hệ

góc

trục

đo



dạng




…………………………...
8.

Hình

chiếu

trục

đo

số

biến

…………………………..
10. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, những hình tròn nằm trong các mặt
phẳng song song với các mặt phẳng toạ độ biến dạng thành hình

………………….

Dạng 2. PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM

GHÉP ĐÔI.

8



Ví dụ: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, tôi đã sử dụng

phiếu học tập sau khi học sinh đã học xong bài để củng cố kiến thức.

- Thời gian hoàn thành 8 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài và thu phiếu trả lời của học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP

TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT

Họ và tên học sinh:……………………………..
Lớp:……………………………………………
1. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để tạo thành kích
thước đúng của khổ giấy.

Cột 1

Cột 2

1 A0

a
297

9

×


210 mm


2 A1

b
1189

3 A2

c
420

4 A3

d
841

5 A4

e
594

×
×

×
×

841 mm


297 mm

594 mm

420 mm

2. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để nêu đúng ứng
dụng của các nét vẽ.

Cột 1

Cột 2

1 Nét liền đậm

a Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt.

2 Nét liền mảnh

b Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.

3 Nét lượn sóng

c Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng.

4 Nét đứt mảnh

d Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.


5 Nét gạch chấm mảnh e Vẽ đường kích thước, đường gióng, đường gạch

gạch trên mặt cắt.

10


1. Chọn cụm từ ở cột A ghép với cụm từ tương ứng ở cột B để nêu
đúng ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật.

A

B

1 Đường kích thước

a Được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ vuông
góc và vượt quá với đường kích thước khoảng

2
2 Đường

gióng

thước
3 Chữ số kích thước

4 mm.

kích b Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào

tỉ lệ bản vẽ.
c Được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với
phần tử được ghi kích thước, đầu mút có vẽ
mũi tên.

II. TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THÔNG QUA
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học.

11


a, Yêu cầu mỗi học sinh phải có đủ dụng cụ vẽ: Giấy A4 (10 tờ), bút chì ( HB),
thước kẻ, compa, tẩy, gọt bút chì.
b, Vẽ bằng phấn màu các hình vẽ trong sách giáo khoa giúp học sinh vẽ dễ
dàng và tạo sự chú ý.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thực tế giảng dạy ở các lớp 11A 7 , 11A8 vận dụng các phương pháp
dạy học nói trên, tôi nhận thấy học sinh có hứng thú trong giờ học, tích cực tham
gia xây dựng bài, hiểu bài trên lớp. Kết quả trả lời phiếu học tập như sau:
Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung


Yếu

Kém

bình
11 A7

42

38

4

0

0

0

11 A8

41

35

5

1


0

0

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ.
Chương Vẽ kĩ thuật là một chương khó trong chương trình lớp 11, lại liên
quan đến một số kiến thức của một số môn học khác nên nếu áp dụng các
phương pháp tôi trình bày ở trên để dạy các lớp có lực học yếu thì hiệu quả cũng
không cao.
IV. KẾT LUẬN

12


Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu cụ thể trong mỗi tiết
học nói riêng, cần vận dụng kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực, lấy những
ví dụ cụ thể, dễ hiểu để học sinh hiểu ngay bài. Tuy nhiên việc vận dụng như thế
nào cho có hiệu quả là vấn đề phải nghiên cứu, trao đổi sâu sắc. Việc vận dụng
phải dựa trên cơ sở hiểu rõ bản chất của từng kĩ thuật, phương pháp, từ đó mới
vận dụng vào từng bài cụ thể, từng đối tượng học sinh cụ thể. Sẽ không có một
phương pháp thực sự tối ưu cho tất cả các dạng bài, cho mọi đối tượng học sinh.
Với gần 11 năm giảng dạy môn Công nghệ (Công nghiệp) ở trường phổ
thông tôi luôn có mong muốn dù môn Công nghệ chưa phải là môn chính trong
nhà trường, nhưng môn Công nghệ phải được giảng dạy tốt góp phần giáo dục
toàn diện cho học sinh.
Qua kinh nghiệm các năm tôi thấy rằng nếu giáo viên luôn cải tiến
phương pháp dạy bộ môn, phát huy tính tích cực của học sinh thì học sinh học
bộ môn cũng rất thích thú và đạt kết quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để tạo hứng thú cho học tập của
học sinh khi học chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở (Chương trình Công nghệ lớp 11).

Do thời gian có hạn, tôi chỉ xin trình bày trong phạm vi một chương. Khi áp
dụng các phương pháp trên tôi thấy đạt hiệu quả (như bảng kết quả ở trên cho
thấy. Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp dạy học trên, tôi thấy còn có một
số hạn chế nhỏ. Ví dụ: Một số học sinh không tích cực tư duy khi giáo viên đã
lấy ví dụ rất cụ thể nên không trả lời được câu hỏi.

13


Để việc áp dụng các phương pháp tôi trình bày ở trên đạt hiệu quả cao, tôi
xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau:
- Bộ giáo dục nên có nhiều sách tham khảo cho bộ môn Công nghệ nói chung,
môn Công nghệ Trung học phổ thông nói riêng.
Hy vọng với đề tài của tôi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh. Tuy nhiên, trong thời gian có hạn, đề tài của tôi chắc không thể tránh khỏi
thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để bộ
môn Công nghệ (Công nghiệp) được giảng dạy tốt hơn trong nhà trường phổ
thông.
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Đối tượng: Chương trình môn Công nghệ, bậc Trung học phổ thông, khối 11.
- Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập
của học sinh trong việc dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở.
 Vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
Để giúp đỡ và tạo điều kiện học tập tích cực cho các em học sinh vẽ được các
hình vẽ trong sách giáo khoa. Việc tạo ra môi trường học tập và tạo hứng thú
cho học sinh là cực kì cần thiết.
Mục đích: Tạo hứng thú học tập cho các em trong quá trình vẽ kỹ thuật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
8, Những thông tin cần thiết được bảo mật.


14


9, Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học – Liên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc.
- Hoạt động giảng dạy và học tập môn Công nghệ- Chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở
tại lớp 11 A7; 11 A8.
+ Lớp thực nghiệm: 11A7., 11A8.

10, Lợi ích thu được: Giúp tất cả học sinh vẽ được hình chiếu.
11, Danh sách những tôt chức/ cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến

ST
T
1

Tên tổ chức/ cá
nhân
Lớp 11A7

2

Lớp 11A8

Vĩnh yên, ngày 27 tháng 2
năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
( Ký tên, đóng dấu)


Phạm vi lĩnh vực áp
dụng sáng kiến
Trường THPT Nguyễn Cấp cơ sở
Thái Học
Trường THPT Nguyễn Cấp cơ sở
Thái Học
Địa chỉ

Vĩnh yên, ngày 27 tháng 2 năm Vĩnh yên, ngày 27 tháng 2 năm
2020
2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Tác giả sáng kiến
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
( Ký tên, đóng dấu)

Trần Thị Thu Hòa

15



×