Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN dạy học TÍCH hợp TRONG môn NGỮ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.99 KB, 16 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:

Tích hợp là “lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một
hệ thống đồng bộ”(Từ điển Tiếng Việt online: ). Đó là kiểu tư
duy nhận ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống và thấy được mối quan
hệ giữa các vấn đề trong các lĩnh vực của đời sống.
Trong dạy học, tích hợp đó là nối kết các đơn vị kiến thức trong cùng một bộ
môn và các bộ môn với nhau trong một chương trình giáo dục. “Dạy học tích hợp
là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội
dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó
phát triển những năng lực cần thiết” (Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam, 2012). Khoa học và đời sống ngày càng phát triển làm cho khối lượng
kiến thức trở nên khổng lồ theo cấp số nhân. Hơn nữa, thời đại của công dân toàn
cầu, con người cần nhiều kĩ năng khác nhau để phát triển bản thân nhằm giải quyết
các vấn đề phức hợp từ thực tế. Cho nên việc tích hợp các môn học, tích hợp nhiều
nội dung của một môn học là một xu thế mà cũng là một yêu cầu. Một mặt giảm
được áp lực học hành, thi cử từ việc giảm đầu môn học, tránh được sự trùng lặp về
nội dung; mặt khác nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được năng lực của
học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức kĩ năng và vận dụng chúng vào thực tế đời
sống; tránh kiểu lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thiếu tính tích cực, năng
động, sáng tạo ở học sinh (viết tắt là HS); nặng nề lí thuyết, hàn lâm trong nội dung
học tập. Đó là cách học “Không nhồi nhét kiến thức, không bắt nhớ máy móc, cần
biết quên các cụ thể chi tiết, chỉ nhớ cách làm, cách xử lý vấn đề... giúp học sinh tự
học, tự khám phá, kích thích sáng tạo”, (PGS.TS Đỗ Ngọc Thống)
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
“Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên
của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của


chúng (...), là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối,
định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp
được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm lý luận dạy học phổ biến
trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang
được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương
trình giáo dục. (TS.Hoàng Thị Tuyết, Khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm
TP.HCM). Tóm lại, dạy học tích hợp là cách đào tạo theo định hướng năng lực,
hướng tới hành động và giải quyết vấn đề (điều mà chúng ta đang hướng tới), thay
1


vì định hướng nội dung như trước đây và hiện nay chúng ta đang làm. Năm 2015,
đề án đổi mới toàn diện chương trình giáo dục chính là để nắm bắt cho xu thế đó.
Thực tế giảng dạy trong trường phổ thông những năm gần đây, xu thế tích
hợp thể hiện ở những cấp độ và hình thức khác nhau. Trong môn Ngữ văn, đó là ba
phân môn không còn tách riêng biệt thành ba cuốn sách giáo khoa (viết tắt là SGK)
mà tích hợp thành một cuốn là “Ngữ văn . Trong các cuộc thi, có thi soạn giáo án
điiện tử e-Learning, soạn giáo án tích hợp…dành cho giáo viên; thi Khoa học Tự
nhiên, Khoa học Xã hội, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực
tiễn, các cuộc thi Olympic và trực tuyến khác…dành cho học sinh. Tích hợp còn
được đề cập trong các đợt bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên hàng năm, trong
các cuộc hội thảo giáo dục của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia… Như
vậy, có thể thấy dạy học tích hợp là xu thế của giáo dục thế giới hình thành từ đầu
thế kỉ XX, đã và đang được áp dụng trong cả dạy học phổ thông & chuyên nghiệp,
nhất là dạy nghề ở Việt nam. Gần đây, Bộ GD và ĐT thực hiện “Hội thảo: Dạy học
tích hợp- dạy học phân hóa trong chương trình phổ thông”. Trong đó hội thảo đã
chỉ ra “những khuyết tật, trì trệ của nền giáo dục Việt Nam như chương trình - sách
giáo khoa nặng về truyền thụ kiến thức, thiếu thực hành, không chú trọng hình
thành năng lực cá nhân, thiếu môn học cốt lõi để hình thành nhân cách, kỹ năng
sống hội nhập trong xã hội hiện đại”. Các chuyên gia nhận định: “Để đạt được

những thành tựu nổi bật về giáo dục, các quốc gia phát triển trên thế giới đều đi
theo xu hướng dạy học tích hợp và phân hóa, coi việc phát triển năng lực người
học là tiêu chí hàng đầu”. Xu hướng dạy học này vừa khắc phục được tình trạng
quá tải, nhồi nhét kiến thức hiện nay đồng thời “còn giảm đầu môn học, tránh sự
trùng lắp về nội dung, giảm thời lượng học tập nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu
ra”. ( Để thích ứng với thời bùng nổ
công nghệ số, những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, đòi hỏi con người hiện
đại phải có tư duy năng động, giải quyết mọi vấn đề theo hướng tổng thể, không
giới hạn trong khuôn khổ của một lĩnh vực hay khoa học nào.
Như vậy, qua các thông tin được tiếp cận, những kiến thức được bồi dưỡng,
tôi đã triển khai thực hiện dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9. Qua thực tế
giảng dạy, tôi nhận thấy việc thực hiện còn những hạn chế nhất định. Mà nguyên
nhân phần lớn ở nội dung tích hợp trong sách giáo khoa chưa được nhiều; bản thân
giáo viên được đào tạo từ phổ thông đến chuyên nghiệp còn nặng về lí thuyết, học
lệch nên nền tảng kiến thức cốt lõi phổ thông của các bộ môn liên quan bị hổng.
Hơn nữa, tôi cũng nhận thấy, cùng với xu thế dạy học tích hợp và tích cực là
phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực đòi hỏi nội dung tích hợp
cần được thực hiện thường xuyên và rõ ràng hơn qua mỗi bài học. Vì vậy, tôi đã
vừa thực hiện dạy học theo nội dung tích hợp vừa rút ra những kinh nghiệm cho
bản thân qua những năm giảng dạy, mở rộng, nâng cao nội dung tích hợp cho bộ
môn Ngữ văn 9 mà không làm mất đặc trưng bộ môn mang tính nghệ thuật này.

2


2. Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN NGỮ VĂN 9
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- “Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn 9” được áp dụng trong dạy học môn Ngữ
văn 9 cấp THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sáng kiến hướng đến nội dung tích hợp ở mức độ cao hơn, rộng hơn những gì đã

được Bộ GD và ĐT triển khai trong chương trình và dựa trên quan điểm tích hợp
của giáo dục Việt Nam. Dù nội hàm tích hợp được hiểu trong sáng kiến này là nội
dung dạy học nhưng cũng có thể hiểu đó như là một phương pháp dạy học, một
cách dạy học theo định hướng năng lực người học.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được áp
từ năm học 2011-2012.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Về nội dung của sáng kiến:
5.1.1.Quan điểm tích hợp và các hình thức tích hợp:
Dạy học tích hợp được biết đến từ đầu thế kỉ XX và có ba quan điểm tích
hợp làm cơ sở cho các cách tiếp cận tích hợp khác nhau. Đó là:
Một là, tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration). Tích hợp đa
môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một
chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến
thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án/hình thức khác nhau để
tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, bao gồm:
- Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương
án này, các môn, các phân môn vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng
dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lắp, khai
thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/môn học.
Trong môn Ngữ văn để khai thác một văn bản, người học tất cả những gì có liên
quan như các văn bản cùng chủ đề, đề tài; cùng tác giả, cùng thể loại, cùng hoàn
cảnh lịch sử sáng tác, cùng phong cách sáng tác …Ngày nay có một phân nhánh
nghiên cứu trong là Văn học so sánh bắt nguồn từ sự tích hợp này.Thông qua kiểu
tích hợp nội bộ môn học, người học đạt được hiểu biết về các mối quan hệ giữa
những phân môn khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với thế giới.
-Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion). Theo cách tích hợp này, các kỹ năng,
kiến thức và thái độ được lồng ghép vào chương trình các môn học thường ngày.
Việc tích hợp các nội dung môi trường, dân số, tư tưởng Hồ Chí Minh, kĩ năng
sống, hướng nghiệp, pháp luật…trong các cuộc thi gần đây là hình thức lồng ghép.

Ngoài ra trong một buổi học, tiết học, cuộc thi để đạt được bộ 3 mục tiêu kiến thức
3


– kĩ năng- thái độ; hình thành kĩ năng vi tính & kĩ năng khai thác Internet cũng là
những hình thức tích hợp lồng ghép.
-Học tập dịch vụ (Service Learning). Học tập dịch vụ liên quan đến các dự
án cộng đồng (như y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế, môi trường, pháp luật…) được
thực hiện trong suốt thời gian học ở lớp. Người ta nhận thấy học tập dịch vụ giúp
nâng cao mức điểm trung bình của các HS tham gia, gắn liền thực tế cộng đồng
nên tỉ lệ bỏ học giảm, điểm số tăng, tỉ lệ học nghề tăng. Các chương trình như thế
nuôi dưỡng cho HS thái độ gắn kết tham gia với công đồng, mài sắc các kĩ năng
sống (Living skills) và chuẩn bị cho các em vào đời để làm việc. Trong chương
trình giáo dục hiện nay của Việt Nam cũng có một số tiết nhất định về hoạt động
ngoại khóa, các lớp học kĩ năng sống do các tổ chức giáo dục thực hiện…
- Các Góc học tập/ Các môn học song hành (Learning Centers/Parallel
Disciplines).Đây là một cách thức tích hợp phổ biến trong đó một đề tài hoặc một
chủ đề được đưa qua lăng kính cùa vài lĩnh vực môn học khác nhau. Ở tiểu học,
HS thường trải nghiệm ở các góc học tập trong lớp. Với mỗi chủ đề, ở mỗi góc
học tập có một hoạt động cho phép HS tìm hiểu từ góc nhìn của một môn khác
nhau như :Toán, Ngôn ngữ, Lịch sử, Đạo đức. Khi HS di chuyển qua các góc học
tập để hoàn thành những hoạt động, họ lĩnh hội khái niệm về chủ đề dưới lăng kính
của nhiều môn học.
- Các bài học dựa vào chủ đề (Theme-Based Units). Đó là mức độ cao hơn
của dạy song hành, bằng cách lập ra một đơn vị bài học đa môn với tên gọi là “Đơn
vị bài học dựa vào chủ đề”. Thường có hơn ba lĩnh vực môn học liên quan đến việc
học/nghiên cứu một đơn vị bài học theo chủ đề và bài học này thường được kết
thúc bằng một hoạt động đạt đến mức tích hợp cao nhất, ví dụ như một sản phẩm
hay bài thu hoạch nào đó. Đơn vị bài học (units) kéo dài trong dăm ba tuần, được
tiến hành ở một khối lớp hoặc toàn trường có thể tham gia vào. Nó có thể độc lập

với kế hoạch học tập thường xuyên. Hình thức này thường gặp ở dạng học tập đi
thực tế nhưng ít gặp ở Chương trình dạy học của Việt nam.
Hai là, tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration). Theo cách tiếp cận
tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung
học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và kĩ năng liên môn. Họ kết nối các nội
dung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn.
Trong môn Ngữ văn, để khai thác một văn bản, người ta có thể dùng kiến thức
Lịch sử, Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật, Anh văn…thậm chí là các môn Khoa
học tự nhiên khác để tìm hiểu. Ngoài ra, tích hợp liên môn còn được hiểu như là
phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới
với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Sắp tới
đây, đổi mới sách giáo khoa chúng ta sẽ có bộ môn “Khoa học tự nhiên” liên môn
của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ; môn “Khoa học xã hội” liên
môn của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD.
Ba là, tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration). Trong cách tiếp
cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các
4


vấn đề gắn liền thực tiễn. Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các
kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai con đường
dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương
lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Trong đó học tập theo dự án,
học sinh được cho cơ hội giải quyết một vấn đề của địa phương. Qua mỗi đề tài,
học sinh tìm tòi, khám phá dưới sự tổ chức của giáo viên, cùng chia sẻ, trao đổi và
trưng bày kết quả học tập. Còn thương lượng chương trình học (negotiating the
curriculum), những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của
chương trình học, thời gian thường dài.
5.1.2. Tích hợp trong môn Ngữ văn 9:
Trong môn Ngữ văn 9, nội dung tích hợp thể hiện: tích hợp ngang (giữa các

phân môn với nhau), tích hợp dọc (giữa các cấp học) & tích hợp liên môn (các môn
ngoài Văn mà tôi gọi là tích hợp rộng). Cụ thể:
5.1.2.1.Tích hợp ngang :
Là tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn trong một cuốn
có tên chung là “Ngữ văn”. Trước đây, ba phân môn này được tách thành ba cuốn
SGK khác nhau. Mỗi một đơn vị bài học sẽ khai thác ba phân môn này trong một
chỉnh thể thống nhất xen kẽ, có liên quan đến nhau và nối kết với các kiến thức liên
của khối/cấp khác. Phân môn Văn khai thác các văn bản văn học bằng kiến thức
Tiếng Việt và Tập làm văn; phân môn Tiếng Việt dùng ngữ liệu từ các văn bản để
hình thành kiến thức & rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ; phân môn Tập làm
văn dùng hình thành kiến thức về các kiểu văn bản và rèn luyện kĩ năng tạo lập văn
bản qua các văn bản Văn chương. Ví dụ, một tác phẩm truyện ngắn sẽ được tìm
hiểu bằng những hiểu biết về ngữ nghĩa, từ vựng, phép tu từ...trong Tiếng Việt
cùng kiến thức về ngôi kể, nhân vật, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, các hình thức
trần thuật...của phần Tập làm văn. Và việc hình thành kiến thức Tiếng Việt sẽ lấy
mẫu từ văn bản, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản qua các kiểu văn bản đã học ở
phần Văn.
Tuy vậy, cùng một cấp học, môn Ngữ văn 9 cũng có thể hiểu tích hợp ngang
là tập hợp các yếu tố có một điểm chung nào đó như: cùng một chủ đề hay đề tài,
cùng tác giả, cùng hoàn cảnh sáng tác, cùng không gian- thời gian văn hóa, …hoặc
nội dung kiến thức tiếng Việt. Dựa vào điểm này, tôi đã xây dựng thành các chuyên
đề thực hiện trong giảng dạy tự chọn và bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng Học
sinh giỏi.
Ví dụ 1: Học sinh sử dụng kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn để tìm hiểu
và rèn luyện các nhóm văn bản sau:
- Văn bản của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (trong chương trình
THCS): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Những trò lố hay là Varen & Phan
5



Bội Châu, Rằm tháng Giêng, Ngắm trăng, Cảnh khuya, Tức cảnh Pác Bó, Đi
đường, Thuế máu...để thấy mỗi tác phẩm được sáng tác trong một hoàn cảnh khác
nhau, mục đích khác nhau nhưng đều mang đặc điểm chung của một phong cách
nghệ thuật hóm hỉnh mà không kém phần trí tuệ, một phong thái ung dung, luôn
hướng đến ánh sáng lạc quan ...
-Văn bản về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (trong chương trình THCS):
Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Đặng Thai
Mai), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà)...để
thấy được điểm chung về một vị lãnh tụ thiên tài, một tâm hồn thanh cao và tấm
lòng tôn kính của mọi người dành cho Bác.
-Văn bản có yếu tố chiến tranh: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội
xe không kính (Phạm Tiến Duật), Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy),
Làng (Kim Lân), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà (Nguyễn
Quang Sáng), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)...để thấy chiến tranh được
thể hiện như thế nào qua mỗi tác phẩm và ảnh hưởng của nó đến mỗi nhân vật nói
riêng và cuộc sống nói chung.
-Văn bản về tình cảm gia đình: Nói với con (Y Phương), Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng), Bếp lửa (Bằng Việt), Mây và sóng (R.Ta go) ...để thấy được
vai trò ý nghĩa của tình cảm gia đình và nghệ thuật thể hiện nó của các tác giả.
-Các tác phẩm trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ),
Truyện Kiều (Nguyễn Du), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)...để thấy
được số phận, phẩm chất của các nhân vật, đồng thời là đặc trưng nghệ thuật trung
đại trong việc xây dựng nhân vật như: cốt truyện thường dựa vào tích có sẵn hay
thực tế lịch sử, ngôn ngữ khuôn mẫu ước lệ, nhân vật thiên về hành động hơn là
miêu tả nội tâm, kết cấu theo hướng có hậu, ngôi kể số 3 thường bình luận khi kết
thúc truyện...
Ví dụ 2: Tích hợp kiến thức phần Văn và Tiếng Việt để tìm hiểu:
- Đặc trưng các tác phẩm thuộc truyện ngắn như :cốt truyện, nhân vật, sự
kiện, tình huống, ngôi kể, đối thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận, biểu cảm...
- Văn nghị luận: Nghị luận xã hội (sự việc hiện tượng đời sống và tư tưởng

đạo lí), nghị luận văn học (về tác phẩm truyện và thơ), trong đó tích hợp với những
văn bản đã học nhằm củng cố lại kiến thức và kĩ năng.
Ví dụ 3: Sử dụng các nội dung từ các văn bản văn chương để tìm hiểu và
vận dụng tìm hiểu một tình huống thực tế thuộc các chuyên đề:
-Chuyên đề về hội thoại: Các thành phần biệt lập, các phương châm hội
thoại…
-Chuyên đề từ vựng: Sự phát triển từ vựng, nghĩa tường minh và hàm ý,
thuật ngữ....
6


5.1.2.2. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân
môn/bộ môn với nhau ở các cấp độ:
- Giữa các phân môn với nhau trong cùng một khối (lớp), tức là bài/nhóm
bài trước với bài/nhóm bài sau; hoặc khác khối và khác cấp học theo chiều dọc từ
trên xuống.
- Rộng hơn chính là tích hợp nội dung của bộ môn đó theo các cấp học tạo
thành hình xoáy trôn ốc (hay hình nón) mà lớp sau/ cấp sau luôn nâng cao hơn lớp
trước/ cấp trước. Theo các chuyên gia, chương trình của Bộ GD-ĐT hiện tại có tích
hợp như thế nhưng chưa thực sự rõ ràng và liên tục.
Về một khía cạnh nào đó, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến
thức có liên quan với nhau sao cho HS có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống.
Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ móc nối với
nhau giúp HS khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học mà ta thường gặp trong các bài
tổng kết và sơ đồ hóa bằng Phương pháp dạy học (viết tắt là PPDH) sử dụng Bản
đồ tư duy (Mindmap). Trong chương trình Ngữ văn 9 có nhiều bài tổng kết, hệ
thống hóa lại kiến thức của cả cấp học. Chỉ riêng phần Văn đã có một số bài tổng
kết cả cấp học về tác phẩm truyện, thơ, văn học nước ngoài, văn bản nhật dụng. Đó
là dạng tích hợp cùng khối. Chỉ riêng phần tác phẩm truyện đã được tích hợp theo

chiều xoáy trôn ốc từ các tác phẩm truyện dân gian được học ở lớp 6 (với các
truyện cười, ngụ ngôn, cổ tích, truyền thuyết ngắn gọn quen thuộc) đến các tác
phẩm hiện đại (có độ dài và độ khó tăng dần) ở các lớp tiếp theo chiều lịch sử văn
học. Ở mức độ rộng hơn là tích hợp giữa các cấp học với nhau. Bậc THCS luôn kế
thừa và nâng cao những kiến thức đã học ở Tiểu học. Học sinh Tiểu học được làm
quen với kiểu văn bản miêu tả và kể chuyện đơn giản, vốn quen thuộc và dễ tiếp
nhận, đến các kiểu văn bản biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành, vốn khó
hơn cùng việc nâng cao ở văn tự sự ở cấp THCS.
Nhận thức được vấn đề này cùng với việc nắm rõ chương trình môn Ngữ
văn khối THCS, tôi đã lưu ý thực hiện nội dung tích hợp, luôn cho học sinh nhắc
lại mỗi khi cần thiết, phù hợp. Cụ thể:
Phần Văn: Vì các văn bản đều thuộc một thể loại nào đó, ra đời trong một
hoàn cảnh nhất định. Cho nên khi tìm hiểu, tôi đều tích hợp về thủ pháp nghệ thuật
đặc trưng thể loại, kiểu văn bản, đề tài, chủ đề đã học. Truyện dân gian tích hợp
các loại truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích lớp 6 với truyện hiện
đại với các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí...dàn trải từ lớp 6-9; truyện
trung đại là truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi lớp 9 với các
tác phẩm cùng loại thể tự sự khác, ... các thể thơ Đường luật với thể thơ dân tộc
như lục bát, song thất lục bát...; các thể văn nghị luận trung đại như cáo, hịch,
chiếu, biểu ở lớp 8 với nghị luận hiện đại thuộc lớp 7, 9...; thơ 5 chữ,7 chữ, 8 chữ
với thơ lục bát, thơ tự do được học giữa các lớp với thơ Đường luật thuộc lớp
7


7,8...Ví dụ như văn bản nghị luận, thuộc loại văn bản nhật dụng như “Chuẩn bị
hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan lớp 9, học sinh được so sánh với “Hịch
tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn lớp để thấy sự giống nhau về các yếu tố nghị luận,
nghệ thuật lập luận, nhưng khác nhau về ngôn ngữ, cách sử dụng dẫn chứng, giọng
điệu…
Phần Tiếng Việt: Tích hợp các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp được tích

hợp giữa các lớp với nhau. Các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập ở
lớp 9 cần tích hợp với kiến thức về nghĩa của từ lớp 6, mục đích nói lớp 8, cấu tạo
câu lớp 6 và 8…
Phần Tập làm văn chú trọng đến các kĩ năng tạo lập 6 kiểu văn bản, trong
đó có tự sự (lớp 6,8,9) và nghị luận (lớp 7,8,9) được học nhiều hơn cả, lớp sau
nâng cao hơn lớp trước trên cở sở nhắc lại, xâu chuỗi.
5.1.2.3. Tích hợp rộng (tích hợp liên môn): Nếu gọi tích hợp ngang là trục
hoành thì tích hợp dọc là trục tung. Nhưng bộ môn Ngữ văn nói chung và các lĩnh
vực khoa học khác luôn nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Không có
môn nào là tách rời, đứng biệt lập. Vì vậy còn một trục khác tạo thành một hướng
tích hợp khác như trục thứ 3 tạo thành hệ tọa độ của không gian 3 chiều là tích hợp
liên môn và thực tế đời sống. Tôi gọi đó là tích hợp rộng vì chữ “liên môn” chỉ bó
hẹp trong phạm vi các môn liên quan trong trường phổ thông, chưa bao quát được
thực tiễn vốn biến đổi và sinh động vô cùng. Do đó tích hợp rộng giúp HS hình
thành và rèn luyện kĩ năng và thói quen khả năng kết nối dựa trên mối quan hệ phổ
biến biện chứng giữa các sự vật hiện tượng. Từ đó có cái nhìn đa diện, toàn vẹn,
sâu sắc trước mỗi vấn đề và giải quyết nó hiệu quả hơn. Đó cũng có thể coi là một
phương pháp đào tạo người học theo định hướng năng lực, hướng đến giải quyết
các vấn đề thực tiễn bằng kiến thức và kĩ năng phức hợp. Trong quá trình giảng
dạy, kiến thức của các bộ môn liên quan như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ
thuật, Anh văn....cùng với các kiến thức về khoa học, nghệ thuật và đời sống được
tích hợp linh hoạt, phù hợp với thời lượng, nội dung học tập. Đây là nội dung tích
hợp rộng, có nhiều mối liên hệ theo nhiều hướng khác nhau, đòi hỏi giáo viên phải
chủ động, linh hoạt trong xử lí nội dung, có hiểu biết rộng, kĩ năng kết nối liên
tưởng độc đáo, sáng tạo, làm cho hoạt động dạy học đỡ nhàm chán, đơn điệu. Điều
đó không chỉ giúp HS củng cố kiến thức bài học mà còn mở rộng biên độ tư duy.
Để giải quyết được nội dung tích hợp và đảm bảo thời lượng chương trình, tôi luôn
chọn những đơn vị bài học mà tôi cho là quan trọng, mang đặc trưng bộ môn, có
thể gọi là kiến thức cốt lỗi, thường được học thành nhiều tiết, hay được khai thác
trong các đề kiểm tra, kiểm định để thực hiện. Đồng thời những nội dung khác có

thể giảm tải, lướt qua.
5.1.2.4. Một số nội dung tích hợp trong môn Ngữ văn 9:
8


Từ nội dung tích hợp theo 3 hướng như trên, tôi đã xây dựng cho mình một
bảng những nội dung có thể tích hợp vào những đơn vị bài học mà tôi cho là quan
trọng. Cụ thể như sau:
Phần Văn:
Tiết
theo
PPC
T
Tiết
1,2:

Tiết
16,17
:

Tiết
26,27
Tiết
28
Tiết
31:
Tiết
36,37
:


TÊN BÀI
HỌC

NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP

Phong
cách Các văn bản của tác giả Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh và của các tác giả khác viết về Bác, các mốc lịch sử hoạt
động cách mạng, các câu chuyện về cuộc đời hoạt động
cách mạng trong cuốn” Vừa đi vừa kể chuyện” của T.
Lan, phong trào học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,
đức tính giản dị, khiêm tốn, tinh thần tự học, lòng yêu
nước, yêu thương con người, làm việc có kế hoạch, tình
đoàn kết hữu nghị…mà HS học trong môn GDCD, các
tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng khác về Hồ Chí Minh như
bài thơ, bức tranh, bài hát, bộ phim…
Chuyện người Truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, bài thơ “Lại viếng
con gái Nam đền Vũ thị”, vở kịch “Chiếc bóng oan khiên”, di tích lịch
Xương
sử văn hóa đền Vũ Nương, thời kì lịch sử nội chiến Nam
Bắc triều, thể loại truyền kì trong văn học Trung Quốc
như “Liêu trai chí chị”, tập “Truyền kì mạn lục”, lối hành
văn biền ngẫu trong truyện trung đại, ngôn ngữ dùng
điển tích trong thơ văn Trung Quốc…Vấn đề chiến tranh,
giữ gìn hạnh phúc gia đình, sự tha thứ độ lượng, vai trò
người phụ nữ trong gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng
dâu, cách nhìn của con cái về cha mẹ…
Truyện Kiều Đặc điểm thời đại lịch sử Nguyễn Du sống từ thế kỉ
của
Nguyễn XVIII-XIX, các địa danh nơi Nguyễn Du từng sống như

Du
Hà Tĩnh, Thái Bình, Thăng Long, Trung Quốc, nguồn
Chị em Thuý gốc “Kim Vân Kiều truyện” và danh phận Thanh tâm tài
Kiều
nhân, thể thơ lục bát và quá trình hình thành chữ Nôm,
Cảnh
ngày các tác phẩm nghệ thuật như bài thơ, bức tranh, bài hát,
xuân
vở kịch, truyện kể, câu đối,... bắt nguồn từ tác phẩm và
Kiều ở lầu các hình thức nghệ thuật khác như: vịnh, tập, lẩy, bói,
Ngưng Bích
ngâm…, ảnh hưởng của Truyện Kiều với đời sống qua
các nhân vật điển hình như Tú bà, Mã Giám Sinh, Thúy
9


Tiết
45:

Tiết
46:

Tiết
51,52
:

Tiết
56,
57:
Tiết

61:
Tiết
62,

Vân, Thúy Kiều, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, Đạm Tiên,Từ
Hải… câu thơ trở thành câu ca dao tục ngữ dân gian…,
các tác phẩm thơ trung đại với ngôn ngữ ước lệ, giầu
điển cố điển tích, các địa danh trên đất Trung Quốc như
sông Tiền Đường, Lâm Tri, Vô Tích, hình ảnh lầu xanh,
lầu hồng,... chuẩn đẹp của người phụ nữ trong xã hội
hiện đại, người phụ nữ Việt Nam trong nạn buôn bán
người hiện nay…
Đồng chí
Hoàn cảnh lịch sử thời kì chống Pháp 1946-1954, những
bài thơ cùng đề tài cùng thời kì như “Nhớ” (Hồng
Nguyên), cùng tác giả: “Ngày về”, hoàn cảnh sáng tác
bài thơ, tranh ảnh minh họa, chiến thắng Khoan Bộ trong
chiến dịch Việt Bắc 1940.
Bài thơ về tiểu So sánh với “Đồng chí” về nội dung (tình đồng đội, tinh
đội xe không thần lạc quan, mục đích chiến đấu, điều kiện chiến
kính
đấu…) và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu,
phép tu từ…) và các tác phẩm cùng chủ đề như “Những
ngôi sao xa xôi” hay có liên quan đến đề tài chiến tranh
như: Chiếc lược ngà, Làng, Bếp lửa, Ánh trăng…, các
hình ảnh, bài thơ, bộ phim về đường Trường Sơn như:
Khoảng trời hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh
niên xung phong, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây
(Phạm Tiến Duật), phim “Ngã ba Đồng Lộc” của Lưu
Trọng Ninh.

Đoàn thuyền Hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm miền Bắc xây
đánh cá
dựng CNXH, vài nét địa lí về vùng mỏ Quảng Ninh,
những tác giả và tác phẩm nổi tiếng trong phong trào
Thơ mới, sự chuyển biến trong cảm hứng thơ của Huy
Cận qua chủ đề bài thơ, những tác giả cùng quê Hà Tĩnh
được học trong chương trình THCS.
Bếp lửa
Hoàn cảnh lịch sử những năm chống Mĩ, tác động của
chiến tranh đối với cuộc sống hai bà cháu, tình cảm gia
đình trong các tác phẩm cùng đề tài: Mây và sóng (tình
mẫu tử), Chiếc lược ngà (tình cha con), Nói với con (tình
cha con)...
Ánh trăng
Hoàn cảnh lịch sử trước và sau năm 1975, một số tác
phẩm tiêu biểu của Nguyễn Duy như: Ngồi buồn nhớ mẹ
ta xưa, Đò Lèn, Nhìn từ xa đất nước…, thể thơ 5 chữ,
nghệ thuật tự sự đặc biệt
Làng
Đặc điểm lịch sử thời chống Pháp, liên hệ tác phẩm cùng
thời kì :“Đồng chí”, cùng đề tài “Lòng yêu nước” (I.
10


63:
Tiết
66,
67:
Tiết
71,

72:

Tiết
96,
97
Tiết
101,
102:

Tiết
112:
Tiết
116,
117
Tiết
121

Tiết
122
Tiết
141,
142:

Erenbua), nghệ thuật xây dựng nhân vật nông dân: phong
cách ngôn ngữ, lối nghĩ, tâm lí…
Lặng lẽ Sa Pa Phong trào đi thực tế sáng tác thời kì mới ở miền Bắc,
câu chuyện của nhà văn về các hình mẫu trong tác phẩm,
vài thông tin về Sa Pa, những người lao động thầm lặng
cống hiến xung quanh ta, đức tính khiêm tốn, tinh thần
và giá trị của lao động…

Chiếc
lược Hoàn cảnh lịch sử thời chống Mĩ, phong trào cách mạng
ngà
ở miền Nam, hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, nghệ thuật sử
dụng ngôn ngữ Nam Bộ, nghệ thuật kể truyện lồng
truyện, xây dựng tình huống, một sô tác phẩm nổi tiếng
của Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm cùng chủ đề: chiến
tranh, tình cha con.
Tiếng nói của Các loại hình nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật ngôn
văn nghệ
từ trong đời sống,
Chuẩn
bị Các dẫn chứng về người Việt trong “Người Việt: phẩm
hành
trang chất và thói hư tật xấu”, những phẩm chất của người Việt
vào thế kỉ mới qua các văn bản đã học: lòng yêu nước, tinh thần nhân
đạo, tình yêu thiên nhiên, tình cảm gia đình, tinh thần lao
động…, những điểm yếu chưa đề cập và ví dụ cụ thể
trong đời sống hàng ngày.
Viếng
lăng Hoàn cảnh lịch sử năm 1976, thông tin tham khảo về
Bác
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm cùng đề tài
cấp THCS, bài hát “Viếng lăng Bác” của Hoàng Hiệp.
Mùa xuân nho Hoàn cảnh lịch sử những năm 1980, tác phẩm cùng chủ
nhỏ
đề như : Lặng lẽ Sa Pa, nghệ thuật sử dụng hình ảnh ẩn
dụ trung tâm: mùa xuân, vài nét về xứ Huế
Sang thu
Hoàn cảnh lịch sử những năm sau 1975, tiểu sử Hữu

Thỉnh và một số bài thơ nổi tiếng của ông: Năm anh em
trên một chiếc xe tăng, Tiểu đoàn 307, Đợi, Thơ viết ở
biển (đã được phổ nhạc)…những bài thơ về mùa thu của
Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Bích Khê…
Nói với con
Hoàn cảnh lịch sử đất nước những năm 1980, tiểu sử Y
Phương, vài nét về đất và người miền núi.
Những
ngôi Hoàn cảnh đất nước thời chống Mĩ, các tác phẩm nghệ
sao xa xôi
thuật cùng đề tài chiến tranh trong thơ, ca, nhạc, họa,
phim ảnh…và có yếu tố chiến tranh trong chương trình
THCS : Chuyện người con gái Nam Xương, Hoàng Lê
nhất thống chí, Chiếc lược ngà, Bếp lửa, Đồng chí, Bài
thơ về tiểu đội xe không kính, Lặng lẽ Sa Pa, Ánh
11


Tiết
151,
152:

Bố của
mông

trăng…
Xi Tích hợp các tác phẩm truyện đặc sắc nước ngoài cấp
THCS về tinh thần nhân đạo: Chiếc lá cuối cùng, Cô bé
bán diêm, thông tin về tác giả Mopaxang, tham khảo
phần còn lại của tác phẩm


Phần Tiếng Việt:
Tiết
TÊN BÀI HỌC
NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP
theo
PPCT
Tiết
Các
phương Tục ngữ, thành ngữ, ca dao liên quan đến giao tiếp;
3,8,13 châm hội thoại
các ví dụ thực tế và trong các văn bản đã học có liên
:
quan.
Tiết
21,25:

Sự phát triển Các dẫn chứng trong văn bản văn học dân gian, trung
của từ vựng
đại và hiện đại; quá trình hình thành và thay đổi của
chữ Hán-Nôm và quốc ngữ, từ mượn mang tính lịch
sử: Hán, Pháp, Nga- Xô, Anh, Trung…các ví dụ
thường gặp trong từ mượn hiện đại của Tiếng Anh,
Trung Quốc…
Tiết
Các thành phần Các dẫn chứng trong các văn bản đã học và thực tế
98,103 biệt lập
giao tiếp, mối quan hệ giữa các thành phần biệt lập
:
với thành phần chính của câu (C-V) trong việc diễn tả

nội dung của diễn ngôn. Mở rộng về mối quan hệ
giữa các thành phần biệt lập với các thành phần khác
trong câu trong mối quan hệ tuyến tính.
Tiết
Liên kết câu và Tích hợp trong quá trình tạo lập văn bản qua các tiết
109,11 liên kết đoạn trả bài Tập làm văn, qua tìm hiểu các văn bản, trong
0
văn
thực tế giao tiếp.
Tiết
Nghĩa
tường Các dẫn chứng thực tế giao tiếp hàng ngày, trong các
123,12 minh và hàm ý
văn bản văn học đã học.
9:
Phần Tập làm văn
Tiết
TÊN BÀI HỌC
NỘI DUNG CÓ THỂ TÍCH HỢP
theo
PPCT
Tiết
Các yếu tố trong văn tự Các yếu tố trong văn tự sự được nhắc lại
32,40, sự: miêu tả, miêu tả nội trong quá trình tìm hiểu và tạo lập văn bản.
12


50,
64,65
Tiết

54,89
Tiết
99,100
:

tâm, nghị luận, các hình
thức trần thuật.
Tập làm thơ 8 chữ
Các bài thơ 8 chữ đã học, liên kết chủ đề
trong văn bản
Nghị luận về sự việc, Các vấn đề thực tế liên quan đến tệ nạn xã
hiện tượng đời sống
hội như: môi trường, quyền trẻ em, bình
đẳng trong gia đình, bạo lực học đường, lãng
phí thời gian, vô cảm, thần tượng…
Tiết
Nghị luận về tư tưởng, Bài học đạo lí từ các câu ca dao, tục ngữ về
108,11 đạo lí
tình cảm gia đình, về con người, …
3,114
Tiết
Nghị luận về tác phẩm Tích hợp với kiến thức về kiểu văn bản đã
118,11 truyện (hoặc đoạn trích) học, văn bản đã truyện tìm hiểu, tạo lập văn
9,120
bản đã học từ bố cục, câu, đoạn văn, dấu câu,
Tiết
Nghị luận về một đoạn liên kết câu và liên kết đoạn, chủ đề…
124,12 thơ, bài thơ
5,131
Tiết

Hợp đồng
Các văn bản điều hành có tính pháp lý và
155 :
phức tạp như biên bản, thông báo, báo cáo,
kiến nghị…có văn bản mẫu.
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Thực tế, hầu hết các tiết/bài học đều có thể tích hợp với nội dung khác nhau,
dù dọc hay ngang hoặc rộng. Trên đây chỉ là những nội dung tích hợp mà tôi cho là
ít được chú ý khi dạy học (khi vốn đã có trong SGK nhưng không được sử dụng
hiệu quả), hoặc tôi rút ra khi thực hiện.
Những nội dung tích hợp trên được thực hiện trong quá trình dạy học trong
tiết học chính khóa và bồi dưỡng theo chuyên đề đại trà (có thể dùng bồi dưỡng
học sinh giỏi), với hình thức giảng dạy trên lớp truyền thống (sách giáo khoa, phấn
trắng, bảng đen) và trong phòng có trang bị máy chiếu Projector dùng bài soạn
Powerpoint tích hợp hình ảnh, văn bản, video, file âm thanh, liên kết đến các link
trực tuyến hay bản sao chụp các văn bản... Khi thực hiện, trước hết giáo viên có tư
liệu phong phú, đa dạng; nắm chắc hệ thống kiến thức cơ bản của bộ môn thuộc
cấp THCS (việc dạy đuổi để nắm chắc chương trình toàn cấp là một ưu thế, nếu
nắm sơ qua cấp khác càng tốt) và có hiểu biết rộng những kiến thức phổ thông liên
quan như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật…và ngoại ngữ Tiếng Anh
cùng kiến thức thời sự thực tế; sau nữa cần linh hoạt đưa vào bài học, tránh nặng
nề, dàn trải mà nên chỉ với mục đích học sinh nắm chắc, biết rộng. Có những nội
dung tích hợp chỉ có thể thực hiện ở các chuyên đề bồi dưỡng với những nội dung
13


được cho là quan trọng, cần thiết sau khi học sinh đã nắm chắc nội dung trong
PPCT, theo hướng từ thấp lên cao, từ cơ bản đến mở rộng. Thậm chí có những nội
dung chỉ dùng như cách nhắc lại để học bài mới như kiến thức về cấu tạo câu, từ
loại, mục đích nói… trong Tiếng Việt; hay người kể, nhân vật trong kiểu văn bản

tự sự; luận điểm, lập luận chứng minh, lập luận giải thích trong nghị luận…
Nội dung tích hợp, các hình thức tích hợp ngang-dọc-rộng được dùng không
chỉ trong khối 9 mà có thể ở bất kì bộ môn nào, cấp học nào. Nội dung tích hợp
cũng được dùng để kiểm tra đánh giá, nhất là các nội dung có tính vấn đề, gần thực
tiễn cần được giải quyết.
6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện dạy học truyền thống sẽ hạn chế hơn dạy
học bằng bài giảng điện tử Powerpoint hay giáo án e-Learning, dạy theo tiết giới
hạn trong 45’ sẽ khó tích hợp được nhiều nội dung so với dạy theo chuyên đề mở
rộng, nâng cao. Giáo viên có hiểu biết rộng, nắm chắc chương trình toàn cấp sẽ ưu
thế hơn giáo viên chỉ làm quen với một khối lớp. Nguồn tài liệu cần phong phú, có
Internet…là điều kiện cần thiết khi thực hiện. Nhưng chế độ thù lao tương xứng,
môi trường làm việc năng động vẫn điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Dạy học tích hợp làm học sinh tích cực hơn trong tư duy, vừa hình thành
kiến thức và kĩ năng cốt lõi của bộ môn Ngữ văn vừa rèn luyện kĩ năng liên kết các
vấn đề liên môn, mở rộng biên độ tư duy, hình thành kĩ năng liên kết, liên tưởng
trong trong học tập. Đó là một lí thuyết, là một hình thức dạy học đang được triển
khai trong chương trình SGK mới do Bộ GD- ĐT chủ trì. Có thể nói dạy học tích
hợp vừa là xu thế vừa yêu cầu của giáo dục thế kỉ XXI, thế kỉ của khối lượng tri
thức khổng lồ và toàn cầu hóa, có tính tương tác cao trong nền công nghiệp tự
động hóa 4.0.
8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

14


Từ khi áp dụng nội dung dạy học tích hợp (tất nhiên là cùng nhiều yếu tố
khác nữa), bắt đầu từ năm học 2011-2012 và đã được 5 năm năm học, kết quả học
tập đại trà của môn Ngữ văn khối 9 Trường THCS Bạch Lưu luôn đạt kết quả cao
trong các cuộc khảo sát chất lượng do Phòng và Sở GD-ĐT tổ chức. Trong các đợt
thi tuyển sinh vào THPT, môn Ngữ văn 9 luôn thuộc top 50 của tỉnh, trong
huyện cũng đạt kết quả cao. Cụ thể 5 năm năm học gần đây (trừ năm học 20162017 không giảng dạy) theo thống kê cấp huyện:
Năm học
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016

Thứ hạng trong
huyện Sông Lô
1/17
7/18
5/18
4/18
5/18

Trong quá trình áp trong dạy học đại trà, thấy có hiệu quả, tôi đã áp dụng vào
công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi từ năm học 2013-2014 và đạt hiệu quả như mong
muốn. Cụ thể:
Năm học

Môn


Tên học sinh tham gia

Giải đạt được

20132014

Văn 8

1. Nguyễn Thị Dung
2. Hoàng Thị Hoa
3. Trần Thị Thu Thủy

20142015

Văn 9

1. Hoàng Thị Hoa

Huyệ
n
Nhì
Nhì
Ba
Nhì

Sử 9

1. Nguyễn Trịnh Khải
2. Nguyễn Thị Dung

1. Nguyễn Ngọc Toàn

KK
Ba
Ba

Văn 6
20152016

Không
dưỡng

tham

gia

Tỷ lệ % đạt
giải

Tỉnh

Ba

100%

KK
KK

66%


100%

50%

bồi

9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số Tên
tổ Địa chỉ
TT chức/cá nhân
1

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

15


2
......., ngày.....tháng......năm......
Hiệu trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

........, ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
(Ký tên, đóng dấu)

Bạch Lưu, ngày.....tháng......năm......

Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Hùng Thắng

16



×