Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.61 KB, 16 trang )

Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi khám phá khoa học”.
- Lĩnh vực áp dụng:Phát triển nhận thức cho trẻ.
- Mô tả bản chất của sáng kiến: “Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi khám phá khoa học”. Giúp trẻ phát triển kh ả năng nh ận th ức,
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Cung cấp cho trẻ những kiến th ức về các
đồ vật , con vật, các sự vật hiện tượng thiên nhiên đang di ễn ra xung
quanh trẻ, khuyến khích sự tìm tòi,hứng thú ở trẻ, kích thích trẻ khám phá,
giúp trẻ hứng thú với tiết học , lĩnh hội được nhiều kiến th ức m ới, kỹ
năng mới và rèn luyện các kỹ năng đã có, trẻ phát triển nhận th ức tốt h ơn.
Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện
+ Về nội dung của sáng kiến:
1.Giải pháp 1:Đầu tư cơ sở vật chất , bổ sung các đồ dùng đồ ch ơi
phục vụ tiết dạy:
a. Mục đích:
-Tạo môi trường lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất trang thi ết b ị đồ dùng
phục vụ cho việc dạy và học, có không gian đủ cho các hoạt đ ộng c ủa tr ẻ.
- Đầu tư các mô hình chăn nuôi con vật thật , cây cối , vườn rau, vườn
hoa , bể nước …tạo điều kiên cho trẻ được quan sát khám phá các v ật th ật
kích thích sự tò mò hứng thú chủa trẻ.
b. Nội dung và phương pháp
- Tham mưu với BGH mua sắm bổ sung đồ dùng , trực quan, đ ồ ch ơi ph ục
vụ tiết học như : Bàn ,ghế ,bảng ,tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình
ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động.


- Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh đ ộng nh ằm
kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng
đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học phong phú và sinh
động.
- Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị


thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : Bảng , tranh ảnh, lôtô, và v ới m ỗi ti ết
dạy cần có đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ.
- Vận động các bậc phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi các nguyên vật
liệu, mua thêm đồ dùng, tranh, truyện, đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các
con vật, cây cối, hoa lá, quả ... Sưu tầm những câu ca dao, t ục ngữ, đồng
dao để làm phong phú vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ.
- Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở đ ịa
phương như : vải, bông làm dối , cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá
khô với nhiều màu sắc, bọt biển, các loại đá sỏi , hoa ép khô ,vỏ cây khô để
làm tranh ảnh cho tiết dạy. Sưu tầm các loại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò
... để bổ xung vào đồ chơi của trẻ .
VD: Chủ đề thế giới động vật : tôi vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên
vật liệu kết hợp với các nguyên liệu tự tìm kiếm tôi đã làm các con v ật
như : chó, mèo , gà, vịt, voi, hổ, cá, cua , tôm, chim, ong, bướm…. đ ể b ổ sung
thêm các đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
- Hay trang trí lớp theo chủ đề tạo góc học mở cho trẻ đ ược tr ải nghiệm,
được thao tác trực tiếp với các con vật, các mô hình t ừ đó kh ơi g ợi h ứng
thú của trẻ
2. Giải pháp 2: Áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ lầm trung tâm.
khuyến khích trẻ hoạt động theo nhóm:


a. mục đích:
- Trẻ được hoạt động mọi lúc mọi nơi, kích thích được s ự tò mò h ứng thú
của trẻ.
- Trẻ được trải nghiệm các sự vật hiện tượng theo cách riêng của trẻ.
- Trẻ được làm việc nhóm, trao đổi thảo luận giao tiếp v ới nhau nhiều
hơn.
- Dạy học lấy trẻ làm trung tâm khác với dạy học truy ền th ống là giáo viên
không truyền đạt kiến thức cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, các c ơ h ội đ ể

mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động; tự chiếm lĩnh
kiến thức, kinh nghiệm.
b. nội dung và phương pháp:
- Như chúng ta đã biết mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác
nhau về thể chất và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc
độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng ch ơi
tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú
và đang thực hiện.
Vì vậy, với trẻ mầm non, giờ học được tiến hành dưới sự tổ ch ức, h ướng
dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội các tri th ức m ới, c ủng
cố, hệ thống hóa các tri thức đã có, rèn luyện và phát huy khả năng làm
việc nhóm.
- Để đạt được điều này, người giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu c ầu,
trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa ch ọn đ ược n ội
dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, t ừng cá nhân trẻ, đ ồng th ời
giúp trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng nhận th ức, kỹ năng xã h ội.


- Bản thân tôi đã vận dụng quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm vào
việc tổ chức giờ học ở trường mầm non như hoạt động phát triển th ể
chất, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, phát tri ển ngôn
ngữ và đặc biệt là môn khám phá khoa học, với trẻ lớp mình ph ụ trách.
Ví dụ 1: Trong giờ khám phá khoa học “ tìm hiểu về m ột s ố con v ật s ống
trong gia đình” sau khi cùng trẻ trò chuy ện gây h ứng thú d ẫn d ắt tr ẻ vào
tiết học tôi tiến hành cho trẻ được tìm hiểu về các con vật nh ư gà, vịt ,
chó, mèo . Thay vì cho trẻ học theo phương pháp truy ền th ống là cô cho
trẻ quan sát từng con vật và trả lời các câu hỏi cô đ ưa ra, thì tôi ti ến hành
chia trẻ thành 4 nhóm nhỏ, cho mỗi nhóm trẻ quan sát và tìm hiểu về 1
con vật sau 1 khoảng thời gian từ 5-6 phút cô sẽ m ời đại diện của t ừng
nhóm lên giới thiệu về tên gọi, các bộ phận, đặc điểm và lợi ích của con

vật nhóm mình quan sát, sau khi từng nhóm trình bày song ý kiến của
nhóm mình cô mời các nhóm khác có ý kiến bổ sung , nếu không còn ý ki ến
nào khác cô sẽ khái quát lại phần trình bày của nhóm v ề các con v ật để
tất cả trẻ trong lớp đều nhận biết một các chính xác từng tên gọi , bộ
phận, đặc điểm, lợi ích của các con vật nuôi trong gia đình.
Ví dụ 2: “Khi cho trẻ khám phá về một số nghề bác sĩ, giáo viên, bộ đội”
Sau khi trò chuyện gây hứng thú tôi giới thiệu nội dung bài học : hôm nay
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một số nghề trong xã hội nh ư nghề bác
sĩ, giáo viên, bộ đội để các con hiểu thêm về công vi ệc và ý ngĩa c ủa các
ngành nghề.
Tiến hành: cô chia trẻ thành 3 nhóm mỗi nhóm quan sát tranh v ề 1 ngh ề
trẻ tự trao đổi thảo luận với nhau sau 3-4 phút cô mời từng nhóm lên trình
bày , cô sẽ khái quát lại phần trình bày của từng nhóm và đ ưa ra k ết lu ận
về công việc và ý nghĩa của từng ngành nghề mà trẻ đang tìm hi ểu.


3. Giải pháp 3: Xây dựng góc “Bé khám phá thiên nhiên ”
a. Mục đích:
- Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nh ặt c ỏ,
bắt sâu, tưới nước, trẻ quan sát các con vật quen thuộc và chăm sóc cho
chúng ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranh
ảnh về thế giới tự nhiên .
- Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong lớp và sân trường.
- Tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động tr ải nghi ệm tr ồng
chăm sóc và bảo vệ cây xanh, chăm sóc các con vật, từ đó trẻ cảm nhận
được vẻ đẹp tự nhiên, biết giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường.
b. Nội dung và phương pháp
- Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh nh ư: cây cỏ lan chi , cây hoa
hồng, một số loại rau như xà lách, rau xu hào, rau mùng t ơi, c ải ng ọt, c ải
canh , vườn cà chua… hoa cúc bách nhật, hoa loa kèn đ ỏ, hoa ngũ s ắc… dàn

dây leo. Tổ chức cho trẻ được tham gia các hoạt động chăm sóc cây, t ưới
cây nhổ cỏ bắt sâu cho cây, quan sát quá trình nảy m ầm từ h ạt , quá trình
phát triển của cây, … từ đó trẻ biết được tên gọi các bộ phận đ ặc đi ểm, l ợi
ích của từng loại cây, biết được điều kiện cần thiết cho các loại cây sinh
trưởng và phát triển.
- Tham mưu với BGH nhà trường xây dựng các khu chăn nuôi m ột s ố con
vật quen thuộc gần gũi như: thỏ, gà, cá, chim, chó…. để cho trẻ có điều
kiện tiếp xúc với các con vật thật, tìm hiểu về tên gọi các bộ phận đ ặc
điểm và lợi ích của chúng.
- Ngoài ra tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách, tranh ảnh vẽ con v ật, cây c ối,
hoa lá, quả hạt … Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc


sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Và nhận ra các ch ữ cái đã h ọc trong các
từ, tôi sắp xếp các lọ đựng vỏ cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt… Có gắn
nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ rễ nhận th ấy, trẻ đ ược ch ơi và làm
được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ
hến, ốc, trai ,sò … vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ ch ơi
phong phú vừa rẻ tiền vừa rễ kiếm . Các tranh, lô tô đều được phân loại
để ở giá vừa rễ lấy , rễ tìm.
Ví dụ : Tôi phân loại lô tô tranh ảnh:
- Tranh các đồ vật riêng
- Tranh các con vật riêng
- Tranh các hiện tượng thiên nhiên riêng.
- Lô tô con vật xếp vào một ô.
- Lô tô các loại quả xếp vào một ô.
Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng đ ược phân lo ại x ếp
gọn gàng và rễ kiếm .
Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi v ới các nguyên v ật li ệu khác
nhau để trẻ được trải nghiệm .

4. Giải pháp 4: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.
a. mục đích
-Rèn kỹ năng quan sát so sánh, phận loại theo các d ấu hi ệu đ ơn gi ản.
- Trẻ nhận ra các đặc điểm khác nhau và giống nhau của các con v ật , đ ồ
vật, sự vật , hiện tượng xung quanh, có thể phân nhóm các đ ồ vật, con v ật
theo 2-3 dấu hiệu đơn giản.


-trẻ sẽ nhận biết chính xác tên gọi các bộ phận đặc đi ểm, l ợi ích c ủa các
đồ vật con vật các sự vật hiện tượng từ đó giúp trẻ lĩnh hội ki ến th ức
mới , rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích .
b. Nội dung và phương pháp
- Tìm hiểu đặc điểm phát triển của trẻ 5-6 tuổi t ừ đó l ựa ch ọn nh ững n ội
dung dạy trẻ phù hợp.
- Khi cho trẻ khám khá các con vật , đồ vật các s ự vật hi ện t ượng ng ười
giáo viên cần sử dụng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ kích thích trẻ
tìm tòi khám phá để phát hiện ra những đặc điểm bộ phận c ủa t ừng đ ối
tượng được quan sát từ đó trẻ so sánh nhận xét về các đặc đi ểm khác
nhau, giống nhau giữa các nhóm đối tượng giúp trẻ hiểu rõ hơn, sâu h ơn,
và hoàn chỉnh hơn , kiến thức trẻ lĩnh hội được nhiều hơn.
- Khi cho trẻ quan sát khám phá giáo viên cần h ướng d ẫn tr ẻ kh ơi g ợi cho
trẻ bằng các câu hởi mở có nội dung từ dễ đến khó t ừ đ ơn gi ản đến tr ừu
tượng,phù hợp với khả năng của trẻ.
- Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung c ấp cho trẻ kiến
thức dù đơn giản nhưng cũng phải thật chính xác.
-Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm nh ững cách
vào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ. có th ể dùng câu đ ố, bài
hát… Để trẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật th ật và mô
hình.
-Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát th ật kỹ, trẻ biết

đưa ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu h ỏi gợi m ở c ủa cô, c ứ
mỗi lần làm quen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài. Trẻ
không những hiểu về đối tượng mà còn có cách ứng xử , hành động phù
hợp với chúng.


Sau khi trẻ được làm quen 3 – 4 đối tượng( trong 1 bài ) tôi cho tr ẻ so sánh
2 đối tượng một, để trẻ có thể rễ ràng hoàn thành nhiệm vụ phân loại
trong các trò chơi.
- Tổ chức các trò chơi trong mỗi tiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò ch ơi động
với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiết dạy vui tươi hào h ứng và hi ệu
quả.
- Trong các tiết học khác tôi cũng lồng ghép kiến th ức môi tr ường
xung quanh để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ.
- Trong hoạt động khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến th ức cũ, tận dụng
mọi lúc, mọi nơi để giáo dục trẻ.
- Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên. trẻ tưới cây, nh ặt
lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh. Đặc biệt trẻ được chơi
nhiều đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được
nhìn, sờ, nắm, ngửi … Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh
trẻ, không những thế mà tôi còn phát huy tính sáng t ạo c ủa tr ẻ b ằng
cách cho trẻ làm tranh từ nguyên liệu thiên nhiên như : Hoa, lá ép khô, v ỏ
cây, cọng rơm, vỏ ngao sò…
- Qua các buổi dạo chơi ,thăm quan , hoạt động ngoài tr ời , dã ngo ại … khi
trẻ quan sát tôi hướng trẻ sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể tri giác
một cách chọn vẹn đối tượng đó.
- Trẻ được quan sát kỹ, biết được đầy đủ các đặc điểm của đ ối t ượng nên
trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.
- Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không nh ững đ ể trẻ khám phá
thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý th ức

bảo vệ môi trường. Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công
việc của mỗi người , về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là


giáo dục Bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến th ức r ất đ ơn giản như
tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định và ý th ức bảo v ệ môi
trường xanh sạch đẹp.
5. Giải pháp 5: Rèn trẻ thông qua tiết dạy
a.Mục đích
- Giúp trẻ chú ý học tập .
- Đạt được mục đích yêu cầu cần đạt của tiết dạy.
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ các kiến thức kỹ năng về các đồ vật, con vật các
sự vật hiện tượng thiên nhiên, các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Trẻ có nề nếp thói quen tốt, trả lời câu hỏi rõ ràng m ạch lạc. Kích thích
sự tò mò ham hiểu biết , khơi dậy những khả năng của trẻ…
b. Nội dung và phương pháp
- Để nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học bản thân tôi luôn trú
trọng đến việc rèn trẻ qua các tiết học nhằm giúp trẻ chú ý vào gi ờ h ọc
nhận biết chính xác từng đối tượng quan sát, nên trong m ỗi ti ết v ới m ỗi
mẫu vật, hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý
kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm c ủa đ ối t ượng.
- Ví dụ : Làm quen với con cua, trẻ đã tìm đ ược đ ặc đi ểm c ủa con cua có
hai càng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ các con có biết con cua
nó đi như thế nào không? ”
- Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que ch ỉ rõ, cua có mai cua,
yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng.


Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà tr ẻ còn
biết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ

phận cơ thể ra sao.
- Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát rễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phân
loại cũng rất tốt.
- Trong tiết khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các môn khác như :
Toán , âm nnhạc , tạo hình ,văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt
hơn, hiểu vấn đề sâu và rộng hơn.
- Ví dụ : Trong tiết dạy khám phá các loại rau củ quả.
Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đ ố của đội
bạn.
Như vậy trẻ được giải câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích t ư duy, làm
phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc... Trong tiết dạy tôi cũng lồng
ghép toán sơ đẳng, khi khám phá các loại rau củ quả, cô và trẻ cùng đếm
số

lượng

các

loại

rau

củ

quả

.

- Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuy ển tiếp trong tiết dạy đ ể ti ết
dạy thêm hào hứng, sôi động.

- Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiết học. Các trò ch ơi động, trò ch ơi
tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm ph ần hoạt
bát nhanh nhẹn . Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tương ứng
ở dưới để rễ nhận biết được chữ cái mình đã học .
6. Giải pháp 6: Tự học tập bồi dưỡng bản thân.
a. mục đích
-Nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn.


- Có kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động cho trẻ 5-6 t ưởi khám phá khoa
học.
- Đảm bảo mục đích yêu cầu của bài, cung cấp cho trẻ kiến th ức về các đ ồ
vật, con vật, các sự vật hiện tượng xung quang.
-Góp phần nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học nói riêng và nâng
cao chất lượng giáo dục trẻ của lớp và nhà trường.
b. Nội dung và phương pháp
- Bản thân tôi luôn có ý thức tự học tập bồi dưỡng nâng cao kiến th ức và
trình độ chuyên môn .
- Học hỏi bạn bè đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên đ ề, h ọp
chuyên môn , tập huấn chuyên môn do phòng giáo d ục và nhà tr ường t ổ
chức.
- Tự bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin , tích c ực ứng dụng công
nghệ thộng tin trong giảng dạy.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, đ ồng dao, các câu truy ện, trò ch ơi,
câu đố để dạy trẻ.
7. Giải pháp 7: Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh
a. Mục đích:
- Tăng cường sự phối hợp giữa cô giáo và phụ huynh h ọc sinh
- giúp cha mẹ trẻ hiểu hơn về chương trình học của các con, hiểu v ề công
việc của giáo viên để hỗ trợ giáo viên trong việc dạy trẻ.

b. Nội dung và phương pháp


- Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luy ện tập
thường xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy.
Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào gi ờ đón trả trẻ đ ể
hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ khi về nhà .
Cháu Diễm , cháu Lan rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe.
Cháu Châm ,cháu Duy rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh .
Cháu Tùng, cháu Khánh rất hứng thú khi được trải nghiệm công việc chăm
sóc cây hoa….
- Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi tr ường xung quanh mà còn
giữ gìn các đồ dùng đồ chơi, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ.
Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quy ển tranh v ề con vật, cây
cỏ… phù hợp với lứa tuổi. Trẻ được làm quen với hình ảnh, với chữ viết .
- Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không th ể thi ếu đ ược, giúp
trẻ luỵên tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên,
về xã hội phong phú và đa dạng hơn.
- Vì trẻ ở trường chủ yếu là con em nông thôn, nên khi ở nhà trẻ được
tiếp xúc với thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường
xuyên cung cấp và củng cố những gì đã có thì hiệu quả việc cho trẻ khám
phá khó học là rất cao.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp d ụng
giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
+ Mang lại hiệu quả kinh tế:
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với s ự chỉ đạo của
Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của tổ chuyên môn và các b ạn đ ồng


nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ thăm lớp. Lớp h ọc của tôi đã thu

hoạch được những kết quả như sau:
- Trẻ tích cực, chủ động, hứng thú tham gia các hoạt đ ộng khám phá khoa
học.
- Kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt, ghi nh ớ có ch ủ đích tiến b ộ rõ d ệt.
- Trẻ biết sử dụng ngôn từ một cách chính xác và có nghĩa.
- Có khả năng ứng dụng và trải nghiệm vào thực tế.
- Khả năng phối hợp làm việc nhóm mang lại sự hứng thú và kích thích trí
tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ biết cách xử lí các tình huống, đưa ra ý kiến c ủa mình.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
- Trẻ hứng thú tiếp thu bài học và trả lời các câu hỏi của cô trong các gi ờ
hoạt động chính.
- Bản thân tôi đã tìm ra được các biện pháp để giúp trẻ th ực s ự yêu thích
và hào hứng với khám phá khoa học, chất lượng môn h ọc đ ược nâng cao
hơn trước.
Về mặt kinh tế tận dụng được các đối tượng có trong t ự nhiên nh ư đ ồ
dùng đồ chơi tự tạo ra từ các nguyên liệu phế thải để sáng tạo ra đồ dùng
tranh truyện.
+ Mang lại lợi ích xã hội:
Giáo viên nắm chắc các đặc điểm tâm lý của trẻ v ề các ph ương pháp đ ổi
mới giáo dục mầm non.


Qua việc thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học”, tôi đã thu được một số kết quả
sau:
- Giáo viên biết sử dụng phương pháp giáo dục (lấy trẻ làm trung tâm) cô
chỉ là người tổ chức cho trẻ hoạt động. Các hoạt động giáo d ục tr ọng tâm
theo từng chủ đề được thiết kế xuất phát từ trẻ, lựa chọn nh ững kiến
thức, kỹ năng gần với cuộc sống thực của trẻ.

- Giáo viên biết tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách tích c ực, sáng
tạo theo khả năng và nhu cầu của từng trẻ. Phát huy tính tích cực trong các
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu đ ổi m ới
chung của ngành giáo dục mầm non.
- Giáo viên luôn tạo môi trường nhóm lớp gần gũi, thân thiện, an toàn, h ấp
dẫn cho trẻ. Giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, kiên trì khi dạy tr ẻ.
Giáo viên luôn có những thủ thuật sáng tạo để thu hút s ự chú ý c ủa tr ẻ,
khuyến khích trẻ tham gia hoạt động, luôn lấy trẻ làm trung tâm của mọi
hoạt động để phát huy khả năng của trẻ.
- Trên thực tế giảng dạy giáo viên có sự sáng tạo cho riêng mình đ ể k ết
quả đạt như mong muốn.
- Giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của môn khám phá khoa h ọc v ới vi ệc
phát triển khả năng nhận thức của trẻ. Không ngừng học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tự rèn luyện bản thân để đáp ứng v ới
nhu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay.
- Luôn nghiên cứu các hình thức, phương pháp giúp trẻ học tốt môn khám
phá khoa học.
- Cung cấp cho trẻ kiến thức một cách đầy đủ, chính xác khoa h ọc.


- Thường xuyên làm đồ dùng trực quan, sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng,
đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học thu hút đ ược trẻ vào ti ết
học. Phải hết sức chú ý sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy cho trẻ, tùy
từng thời điểm, mục đích có thể gây hứng thú hoặc củng c ố bi ểu t ượng,
cần kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn với lời nói.
- Cho trẻ được tiếp cận thường xuyên với thiên nhiên để góp ph ần làm
giàu vốn từ cho trẻ một cách tốt nhất và chính xác nh ất.
Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh thường xuyên giành th ời gian
gần gũi, trò chuyện với trẻ để trẻ có được những kiến của bản thân.
d) Các thông tin cần được bảo mật: (Không có)

đ) Các điều kiện cần thiết đê áp dụng sáng kiến:
Để sáng ki ến có thể áp d ụng đi vào cuộc sống thì cần có các điều ki ện
sau :
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Cơ sở vật chất, phòng học, lớp học đầy đủ, đồ dùng, đồ ch ơi.
- Các nguyên vật liệu phế thải, hộp giấy, sách báo cũ, khu vui ch ơi, góc
thiên nhiên, các chậu hoa , cây cảnh, các loại rau, các chuồng chăn nuôi các
con vật quen thuộc gần gũi với trẻ, ….
- Sự kết hợp chặt chẽ giữa phụ huynh học sinh và giáo viên ch ủ
nhiệm lớp.
e) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đ ối t ượng.
- Đã áp dụng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp 5TA tr ường m ần non Hoa Lan.
Bên cạnh đó có thể áp dụng rộng rãi với tất cả trẻ thuộc kh ối mẫu giáo 56 tuổi của toàn trường.


Tuy nhiên trong quá trình áp dụng vào th ực tiễn v ẫn còn nhiều thiếu sót,
rất mong được sự tham gia góp ý của ban lãnh đạo cấp trên và bạn bè
đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.



×