Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 31 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Từ lâu con người đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của tri
thức, là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Trẻ mẫu giáo
là một sinh thể toàn khối có cái nhìn nguyên hợp đối với hiện thực. Ngay từ khi
còn trong bào thai, ở tháng thứ sáu trẻ đã sống trong nhịp điệu, lời ru, tiếng hát,
vũ điệu âm nhạc của những câu chuyện, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ … Những
nhịp điệu bài thơ, lời du, tiếng hát, những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện kể là
những bước đi đầu tiên của trẻ mầm non đi vào thế giới văn học nghệ thuật, trẻ
được làm quen với bài thơ câu chuyện, ca dao, tục ngữ chọn lọc dành cho lứa
tuổi mầm non sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt trong đó bao gồm cả
việc làm giàu vốn từ cho trẻ. Làm quen với tác phẩm văn học qua những câu
chuyện, bài thơ, câu ca dao, tục ngữ đã tập luyện cho trẻ phát âm chính xác diễn
đạt rõ ràng đúng ngữ điệu, đúng ngữ pháp… Làm quen với tác phẩm văn học sẽ
tạo điều kiện cho trẻ kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học tập, việc cho
trẻ làm quen với văn học từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học,
phát triển mạnh mẽ những xúc cảm tình cảm đạo dức và tính thẩm mĩ ở trẻ.
Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là cho trẻ học tiếng mẹ
đẻ, học cách phát âm đúng từ, nói đúng ngữ điệu, diễn đạt lời nói mạch lạc của
mình và chỉ ra mức độ giới hạn yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm
văn học qua nghệ thuật đọc diễn cảm của cô.
Thông qua những tác phẩm văn học dành cho trẻ em, trẻ bắt đầu nhận ra
trong xã hội những mối quan hệ tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình cô trò…Và
trẻ cũng dần dần nhận ra rằng có một xã hội ràng buộc con người với nhau, trong
lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm…Nhờ được nghe, được
tiếp xúc với tác phẩm văn học trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về văn học. Bước
đầu trẻ nhận ra sự khác nhau về nội dung, hình thức giữa các thể loại như:
Truyện, thơ, tục ngữ, ca dao, những hình ảnh nhân vật…đã giúp trẻ trao dồi
những điều trẻ đã nghe được và được bộc lộ những tình cảm của mình nhằm phát
triển đời sống tinh thần cho trẻ. Chính vì vậy giáo viên mầm non cần phải dạy trẻ


biết cảm thụ các tác phẩm văn học, chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ đem lại
cho trẻ niềm vui sướng vô hạn và có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát
triển ở trẻ.
Trẻ em luôn khát khao nhận thức khám phá thế giới hiện thực xung quanh
trẻ, rất muốn tìm tòi hiểu biết tất cả những lý do tồn tại của cuộc sống, Trong sự
suy nghĩ nhỏ bé của mình, ở trong điều kiện đó những câu tục ngữ, ca dao, bài
thơ, câu chuyện là những bài học đầu tiên giúp các bé nhận thức thế giới, chính
1


xác hoá những biểu tượng đã có về thực tế xã hội. Dần dần từng bước cung cấp
cho trẻ những khái niệm mới và mở rộng kiến thức cho trẻ.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần làm phong phú sự hiểu
biết của trẻ và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã
chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
làm quen với tác phẩm văn học” để nghiên cứu và thực hiện.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học”
3. Tên tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoan
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: GV trường mầm non Tam Dương – Huyện Tam
Dương – T. Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0967286289
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hoan
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
- Tháng 2/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
7.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Như chúng ta đã biết văn học có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo
đức tình cảm và phát triển lời nói, đặc biệt là lời nói nghệ thuật cho trẻ em, các
tác phẩm văn học như: Truyện, thơ, tục ngữ, ca dao…Có tác dụng phát triển ở trẻ
khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, cảm thụ nhịp điệu, giai điệu bài thơ và từ
đó có thể sử dụng các phương tiện biểu cảm ngôn ngữ, ngữ điệu, giúp trẻ biết
giao tiếp ngôn ngữ một cách có biểu cảm, biết kể chuyện đọc thơ diễn cảm.
Chương trình cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm quen với tác phẩm văn học ở
trường mầm non là: Tiếp tục dạy trẻ cảm nhận vần nhịp điệu của thơ, ca dao,
đồng dao, dạy trẻ hiểu nội dung nhận biết cách so sánh trong thơ, truyện…Rồi
đánh giá nhân vật và nội dung của nó, dạy trẻ kể lại câu chuyện kể theo tranh một
cách diễn cảm. Khi dạy các những bài thơ, câu ca dao, tục ngữ, cô giáo phát triển
ở trẻ năng lực nhận xét, cảm thụ văn học nghệ thuật, sự phong phú ngôn ngữ mẹ
đẻ.
7.1. 2. Cơ sở thực tiễn
2


Năm học 2018-2019 phòng giáo dục và đào tạo huyện Tam Dương chỉ đạo
thực hiện chương trình Giáo dục mầm non đối với các trường mầm non trong địa
bàn huyện. Khi thực hiện chương trình Giáo dục mầm non với các lĩnh vực phát
triển, đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (làm quen với tác phẩm văn học),
Trường mầm non Tam Dương đã triển khai thực hiện, tuy nhiên trong quá trình
thực hiện tổ chức các giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường còn
có một số thuận lợi và khó khăn sau:
a) Thuận lợi
Được sự quan tâm, tạo điều kiện của phòng giáo dục Tam Dương cùng với
sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trường MN Tam Dương, luôn đầu tư mua
sắm trang thiết bị đồ dùng cho lớp như đồ dùng, học liệu, đồ dùng đồ chơi cho

trẻ như mua sắm bộ tranh truyện, tranh thơ, truyện tranh….cho các cháu để thực
hiện tốt chuyên đề phục vụ trong công tác giảng dạy.
Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổi
chuyên đề của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức. Đó cũng là điều kiện
để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình.
Bản thân luôn luôn được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, được trẻ
yêu quý, phụ huynh tin tưởng; Bản thân là giáo viên trong trường nắm chắc
phương pháp tổ chức giờ học cho trẻ làm quen với văn học, tích cực tự làm một số
đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy, luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn.
Mỗi giáo viên đều có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất
cụ thể ngay từ đầu năm học. 100% giáo viên đã nắm được phương pháp hình
thức tổ chức hoạt động làm quen với văn học, nhiều cô giáo có khả năng cảm
nhận cái hay, cái đẹp trong bài thơ câu chuyện và biết thể hiện nó bằng chí năng
lực sư phạm của mình với giọng đọc thơ truyền cảm đầy sáng tạo, đã tạo ra
những cảm xúc cho trẻ hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ chuyện.
Môi trường lớp học đẹp hấp dẫn trẻ.
Đối với phụ huynh họ luôn mong muốn con em học tốt, phụ huynh nhận
thức tốt về chuyên đề nên đã quan tâm đến việc học của con và đã đồng tình ủng
hộ nhà trường mua sắm một số trang thiết bị cần thiết, thường xuyên trao đổi về
nội dung giáo dục để cùng tham gia giáo dục chuyên đề cho trẻ đạt hiệu quả tốt.
b) Khó khăn
Đầu năm học lớp tiếp nhận khoảng 25% số cháu mới, các cháu này chưa
được học qua lớp 3 tuổi trước đó, do vậy trẻ chưa có những nề nếp và thói quen
trong các hoạt động ở trường. Trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều. Đây cũng là
một trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ.
3


Diện tích lớp học trật có ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, đồ chơi, đồ

dùng phục vụ tiết học còn ít chưa phong phú, lớp học đông so với độ tuổi
Một số trẻ còn nhút nhát chưa dám mạnh dạn tham gia vào các hoạt động,
một số trẻ còn nói ngọng.
Đa số trẻ ở nông thôn nên sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái còn
chưa khoa học.
Còn có một số phụ huynh chưa bố trí được thời gian quan tâm đến con,
chủ yếu giao cho ông bà đưa đón nên việc trao đổi còn gặp khó khăn.
Ngoài ra một số giáo viên khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ chuyện còn
hạn chế giọng đọc, giọng kể và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh hoạ
chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa
linh hoạt sáng tạo kết quả trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử
dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý
hiệu quả trên tiết học chưa cao.
c) Điều tra thực trạng
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
làm quen với văn học đầu năm học ở một số trường mầm non trong huyện tôi đã
thu được kết quả sau:
Biểu 1: Kết quả đầu năm trẻ lớp 4 tuổi C Trường mầm non Tam
Dương
(Tổng số trẻ điều tra: 33, số trẻ nam: 21; trẻ nữ: 12)

STT

1

2

3

Nội dung


Tốt

Trẻ yêu thích tác
phẩm, hứng thú 4/33
tiếp nhận tác
phẩm
Trẻ có khả năng
đọc, kể diễn cảm 4/33
tác phẩm diễn đạt
ngôn ngữ mạch
lạc
Giáo dục lễ giáo,
đạo đức qua các 6/33
tác phẩm văn học
Trẻ mạnh dạn tự

Tỉ lệ
%

Mức độ đánh giá
Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ
%
%
%

12%

10/33


30% 14/33

43% 5/33 15%

12%

10/33

30% 13/33

40% 6/33 18%

18%

12/33

36% 12/33

36% 3/33 10%

4


4

tin trả lời các câu 5/33
hỏi của cô

15%


10/33

30% 13/33

40% 5/33 15%

Biểu 2: Kết quả đầu năm trẻ lớp 4 tuổi C Trường mầm non Hợp Hòa
(Tổng số trẻ điều tra: 30, số trẻ nam: 26; trẻ nữ: 4)

STT

Nội dung

Tốt

Tỉ lệ
%

Mức độ đánh giá
Khá Tỉ lệ TB Tỉ lệ Yếu Tỉ lệ
%
%
%

Trẻ yêu thích tác
phẩm, hứng thú 4/30 13% 10/30 34% 12/30 40% 4/30 13%
1
tiếp nhận tác
phẩm
Trẻ có khả năng

đọc, kể diễn cảm 4/30 13% 9/30 30% 12/30 40% 5/30 17%
2
tác phẩm diễn đạt
ngôn ngữ mạch
lạc
Giáo dục lễ giáo,
đạo đức qua các 5/30 17% 11/30 36% 11/30 36% 3/30 11%
3
tác phẩm văn học
Trẻ mạnh dạn tự
tin trả lời các câu 5/30 17% 10/30 34% 11/30 36% 4/30 13%
4
hỏi của cô
Qua khảo sát thực tế tại các trường tôi thấy chất lượng việc cho trẻ làm
quen với một số tác phẩm văn học chưa cao. Trẻ có khả năng đọc, kể diễn cảm
tác phẩm diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc chưa nhiều, trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi trẻ
lời các câu hỏi của cô. Tôi nghĩ việc thực hiện các chuyên đề văn học ở trường
mầm non đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: Trình độ
tay nghề và sự sáng tạo của cô giáo, môi trường cho trẻ hoạt động và khả năng
cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Đứng trước thực trạng trên tôi luôn băn khoăn,
suy nghĩ mình phải làm gì và làm như thế nào để tìm ra biện pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.
7.2. Về nội dung của sáng kiến
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho
trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể
chuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẽ đẹp nội
5


dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ

thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc.
Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa vào cõi mộng
mơ, trau rồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất chợt đến
từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động của
mính chứ không phải của ngưới khác.
Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ
thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, những
hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ
đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn
học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm
mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả
năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giửa nội
dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm.
Trẻ em nói chung và đặc biệt trẻ 2 tuổi rất thích những tác phẩm vui nhộn,
dễ chán những bài văn buồn và gây sự sợ hãi. Tuy nhiên phản ứng của trẻ trước
những cảnh hoặc chi tiết chứa đựng sự căng thẳng phụ thuộc vào cả cách thể hiện
của người lớn khi đọc, kể tác phẩm lẫn đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như sự
từng trải của trẻ.
Trẻ 3-4 tuổi trong khi nghe kể những câu chuyện có tính hài hước đã biểu
hiện hành động điệu bộ cho thấy chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bất
bình thường của những tình tiết có tính hài hước của tác phẩm. Qua quan sát,
người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất thích xem chèo và chúng khoái trí cười
theo khi xuất hiện những nói hóm hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề. Người lớn
thấy cảnh đó chắc là ngạc nhiên vì sao một cô, cậu bé lại hiểu được những truyện
khôi hài, khó hiểu dến như vậy. Nhưng rõ ràng là các em có khả năng bẩm sinh
hiểu được sự hài hước.
Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi), giáo viên cần chọn và đọc cho
trẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức nghệ thuật phức tạp hơn. Trên cơ sở
những gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm

nhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm khiến chúng xác định thái độ đối với các
nhân vật, sự kiện phản ánh trong tác phẩm.
Đối với trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẫm mĩ đã có
một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn
thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, bài thơ,
những đoạn văn xuôi hay và và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình
tượng nghệ thuật.
6


Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ
hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ
hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ
đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải
ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhà sư phạm cần hướng trẻ đến vẻ
đẹp mang “bản chất người” của hình tượng văn học. Vẻ đẹp của tính người trong
cá nhân đơn nhất ở văn học trẻ em có thể nhận ra từ cách cư xử tế nhị, nhân hậu
giữa đồng loại (bác gấu đen và hai chú thỏ), trong sự thành thực đối với bản thân
và người khác, trong cử chỉ biết ơn… Cẩn dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chổ
đứng và tình thế của người khác như hiểu được sự cực nhọc mẹ, nỗi ưu tư của
cha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tận
tình làm nhẹ vơi đi gánh nặng đó. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thưởng ngày trong
cư xử mang “tính người” ấy sẽ nãy sinh ra những hành động cao thượng nhân ái
vì con người.
Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức để
trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọc
thơ diễn cảm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò
chơi đóng kịch…Để trẻ trở thành một chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một
cách tích cực, sáng tạo.

Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy nhưng
nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những phẩm chất
cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.
Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến trẻ
nhanh chóng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể hiện của
cô giáo. Khả năng tự chủ, tự vệ của trẻ rất mong manh cho nên nhũng hình tượng
nghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ. Tính dễ xúc cảm có thể làm có thể
kêu lên trước một cảnh tượng thương tâm nào đó; Hay mọi hành động của nhân
vật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây được sự hứng khởi. Chẳng hạn
khi cô giáo cho trẻ làm quen với truyện “Tấm cám”, những chi tiết thể hiện tiếng
khóc của Tấm trong tác phẩm đều gây cho trẻ cảm xúc mạnh mẽ. Đó là tiếng
khóc “nức nở” khi bị Cám lừa trút sạch giỏ cá, tôm; Lá tiếng “òa lên khóc” khi
con bống người bạn thân, người bạn thân thiết bị mẹ con Cám làm thịt; là tiếng
khóc “tức tưởi” lúc phải nhặt thóc với gạo, là nổi tủi thân tủi phận “Tấm bưng
mặt khóc”. Trẻ thể hiện nỗi lo lắng, thương tâm với nhân vật. Khi cô kể đến đoạn
Tấm thử hài, được về cung làm hoàng hậu, trẻ vui mừng, thốt lên phấn khởi…
Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để.Trong tiếp nhận văn học
trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự
7


khác nhau giửa chúng. Trẻ em không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về tình
cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Cho nên giáo viên khi giải thích cho trẻ
cần nhất quán vá tạo dựng niếm tin. Với niếm tin ngây thơ trẻ em có tôn giáo của
mình. Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẽ, bênh vực những nhân vật tốt, dũng
cảm và cao cả, những nhân vật nhỏ bé yếu ớt cần được bảo vệ. Chẳng hạn khi cô
giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “chú Dê đen” trẻ rất thích
nhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi nhớ đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, không
phân biệt thế giới nghệ thuật trong tác phẩm và hiện thực đời sống.
Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng tưởng

tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật. Do vậy trẻ em rất dễ dễ bị
cuốn hút bởi những hình tượng hoang đường kì vĩ, tác động mạnh vào trí tưởng
tượng của các em như; Hình tượng cậu bé làng gióng vươn vai bỗng lớn thành
một tráng sĩ, những chi tiết về sự hóa thân kì diệu của nhân vật,cô Tấm, phép
màu kì lạ của “Quả Bầu tiên”…, Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ
mẫu giáo là một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là tiền đề để cô giáo
thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm.
7.3. Về khả năng áp dụng nội dung của sáng kiến
7.3.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức văn học cho bản thân
Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần phải
yêu văn học, say mê văn học, thích tìm tòi khám phá những cái hay cái đẹp trong
từng tác phẩm văn học, tích lũy kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung và cụ
thể là các bài thơ câu chuyện đặc biệt là thơ chuyện của mầm non.
Khi đọc một bài thơ, kể một câu chuyện để dạy cho trẻ giáo viên phải hiểu
được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác định được giọng đọc, nhịp
đọc thì phải hiểu tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (So sánh, nhân cách hóa...) biết
được nội dung câu chuyện nhắn gửi điều gì?
Ví dụ 1: Bài thơ: “Em vẽ”
Em vẽ
Con gà trống
Mào đỏ tươi
....................
....................
Em vẽ
Nhiều mái trường
Tươi ngói đỏ

8



Với nghệ thuật so sánh tác giả đã vẽ lên trước mắt ta con gà trống, con
mèo lười, thật sống động một con gà mới chỉ nghe thôi chưa được nhìn, được
ngắm mà đã cảm nhận vẻ đẹp rực rỡ của con gà.

Mô hình minh họa bài thơ “em vẽ”
Ví dụ 2: Với nghệ thuật nhân cách hóa, nhà thơ Đàm Thị Lam Luyến đã
viết lên bài thơ “Em yêu nhà em”
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm lúi lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta cục tác như vừa đẻ xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ
Có ao muống với cá cờ
Em là chị Tấm đợi chờ Bống lên
Có đầm ngào ngạt hoa sen
Ếch con học nhạc Dế mèn ngâm thơ
Dù đi xa thật là xa
Chẳng đâu vui được như nhà của em
Bài thơ nói lên một vẻ đẹp thật sinh động, ngộ nghĩnh đáng yêu vây xung
quanh ngôi nhà em bé, làm cho người nghe bài thơ cảm thấy như mình được xích
gần đến với những gì viết trong thơ.
9


Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp giáo viên hiểu
rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến với trẻ có hiệu quả hơn. Bồi dưỡng kiến
thức văn học không chỉ nghiên cứu tác phẩm mà còn phải chú ý đến việc nghiên
cứu tài liệu sách báo truyền hình.
Hàng ngày tôi tranh thủ giờ trực trưa hay các ngày nghỉ trong tuần dành

một đến hai tiếng để đọc tài liệu dành cho giáo viên Mầm non “Phương pháp làm
quen truyện thơ dành cho lứa tuổi Mầm non, tập san dành cho Giáo dục Mầm
non, xem các bài soạn mẫu gợi ý, sưu tầm sách truyện mẫu giáo phù hợp để đọc
cho trẻ nghe.
Đọc báo chí, xem truyền hình có những chuyên mục bổ ích dành cho giáo
viên Mầm non như: Chương trình thiếu nhi, khoa học giáo dục…
Tôi thấy biện pháp cập nhật thông tin, làm giàu vốn kiến thức hiểu biết sâu
về chuyên môn nghề nghiệp, là phương tiện làm phong phú tâm hồn, nâng cao
trình độ biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm thơ truyện, yêu thích tác
phẩm thì dễ dàng hơn trong việc phân tích đánh giá nội dung tác phẩm văn học,
mang lại hiệu quả cao trên các tiết học thơ truyện.
7.3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường kích thích hứng thú học tập của
trẻ khi cho trẻ làm quen với hoạt động văn học qua các môn học khác.
Như chúng ta đã biết ngay từ khi còn nằm trong bào thai ở tháng thứ sáu
trẻ đã được nghe những nhịp điệu lời ru, tiếng hát, những câu ca dao, tục ngữ…
Vì trẻ tiếp xúc sớm với những lời ca tiếng hát, những câu thơ, ca dao, tục ngữ, đó
là bài học đầu tiên giúp trẻ nhận thức được thế giới, định hướng về biểu tượng xã
hội, những khái niệm kinh nghiệm tình cảm. Làm quen sớm với tác phẩm văn
học là tiền đề của quá trình nhận thức thông qua các tác phẩm văn học như kể
chuyện, đọc thơ… Sẽ phát triển các mặt ở trẻ, chính vì vậy việc tạo môi trường
kích thích hứng thú cho trẻ làm quen với văn học không chỉ diễn ra ở hoạt động
chính, mà còn diễn ra trong các hoạt động khác như:
+ Hoạt động tạo hình
+ Hoặc qua chơi trò chơi vận động và trong hoạt động ở các góc và hoạt
động ngoài trời…

10


Trẻ chơi đóng kịch ở hoạt động góc

Vì thông qua các hoạt động khác ngôn ngữ văn học không hề mất đi mà
còn giúp trẻ hiểu một cách rõ ràng và đặc biệt như: Kỹ năng đọc thơ, kể chuyện
diễn cảm, lời nói ngôn ngữ dần dần phát triển và phong phú, vì trẻ ở lứa tuổi này
rất thích bắt chước, thích khám phá tìm tòi để thoả mãn tính tò mò ham hiểu biết
của trẻ. Vì vậy thông qua các hoạt động khác tôi có thể lồng văn học vào vì qua
các hoạt động đó trẻ có thể được nghe lại, đọc lại những câu chuyện, bài thơ, câu
tục ngữ, ca dao…Một cách hứng thú nhiều lần cùng một câu chuyện, bài thơ mà
trẻ đã thuộc lòng, trẻ thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần những bài thơ câu chuyện
đó
Ví dụ: Khi dạy trẻ hoạt động tạo hình “ Vẽ ngôi nhà của bé” Tôi có thể
lồng vào đó bài thơ như: Em yêu nhà em…Hay khi cho trẻ chơi trò chơi vận
động “Kéo cưa lừa sẻ” Tôi cũng có thể vừa cho trẻ chơi vừa đọc đồng dao.
Vì vậy việc tạo môi trường kích thích hứng cho trẻ làm quen với văn học
thông qua các hoạt động khác là kích thích khả năng bắt chước sự tiếp nhận, đặc
biệt là sự phát triển rất nhiều về ngôn ngữ âm thanh cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ
có khả năng nhận ra những hình ảnh sinh động của cuộc sống, khả năng nghe
nhìn và cảm nhận màu sắc xúc cảm qua những bài thơ, câu chuyện… mà cô đã
lồng ghép các hoạt động khác
Ví dụ: Khi dạy trẻ hoạt động môi trường xung quanh về sự nảy mầm của
cây đậu, khi dạy hoạt động này tôicho trẻ quan sát tranh vẽ hoặc mô hình, cô có
thể vừa cho trẻ quan sát vừa kể cho trẻ nghe một cậu chuyện về: Chú đỗ con.
Chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ đem lại niềm vui sướng thích khám phá và
tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì trong thế giới thiên nhiên chứa đựng bao nhiêu
điều mà trẻ cần tìm hiểu là nơi quan sát cuộc sống của muôn loài, động vật, thực

11


vật mà không bao giờ chán đối với trẻ, trẻ rất hứng thú nghe đọc, nghe kể về
những đặc điểm đời sống sinh sôi nảy nở đó.

Ở trong những điều kiện đó những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện
bài thơ là những bài học đầu tiên giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh. Vì văn
học chính ngôn từ là kho vô tận về âm thanh, là bức tranh khái niệm về cuộc
sống, khi cho trẻ làm quen với văn học thông qua các hoạt động khác, giúp trẻ có
những hình tượng văn học phong phú xúc cảm tình cảm, đưa trẻ đến những ngôn
ngữ dân tộc. Những hình tượng đó sẽ làm phong phú nhận thức rõ ràng cho trẻ,
làm chính xác hoàn hảo các câu các cấu trúc ngữ pháp. Không những thế khi cho
trẻ làm quen với văn học thông qua các hoạt động khác còn giúp trẻ có hứng đọc
sách, kỹ năng giở sách và kỹ năng đọc kể diễn cảm.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi hoạt động góc, ở góc văn học trẻ được giở sách
xem truyện, tập đọc thơ… Thông qua hoạt động này trẻ được hiểu biết và phát
huy những kỹ năng tiềm ẩn, những động lực thúc đẩy, khát vọng tìm hiểu thế giới
xung quanh.

Trẻ xem sách truyện trong giờ hoạt động góc
Mặt khác, thông qua hoạt động góc này với cái thế giới thu nhỏ trong
quyển sách những câu truyện những bài thơ đã trỏ thành niềm vui niềm hạnh
phúc đối với trẻ nó đã thoả mãn tính tò mò ham hiểu biết của trẻ giúp trẻ có hứng
thú ham thích đọc sách, phát triển kỹ năng giở sách, tư thế ngồi và giúp trẻ có
một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của trẻ.
12


Để kích thích trẻ có hứng thú với văn học thông qua các hoạt động khác thì
cô giáo phải là người tổ chức các hoạt động, nhằm giúp trẻ phát triển kích hứng
thú học văn học, để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giúp trẻ có kỹ năng kinh
nghiệm sống cho cuộc sống sau này của trẻ nhằm phát triển ở trẻ một con người
mới, con người có ích cho xã hội.
7.3.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ làm quen với văn học qua lời
kể giọng đọc của cô.

Để truyền thụ một tác phẩm văn học đến với trẻ một cách chọn vẹn và trẻ
có hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm văn học đó một cách dễ dàng, chọn vẹn thì
người giáo viên phải cần cho trẻ một số kỹ năng thủ thuật ngôn ngữ khi đọc thơ
kể chuyện diễn cảm, thậm chí là kỹ xảo đọc kể diễn cảm. Việc rèn luyện này đòi
hỏi giáo viên phải đọc kỹ các tác phẩm văn học và phân tích từng chi tiết nhỏ của
từng tác phẩm văn học, từ đó xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ
điệu cường độ âm thanh, ngôn ngữ của mình.
Giọng điệu là tình chất chung của giọng đọc, giọng kể, khi trình bày một
tác phẩm văn học nghệ thuật giọng điệu cơ bản phụ thuộc vào các thể loại nội
dung, tư tưởng phong phú, phong cách của ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Vì
trẻ 4 tuổi chưa thể tự đọc một tác phẩm nào đó, cho nên sự tiếp nhận các tác
phẩm văn học thông cô giáo. Qua giọng đọc lời kể của cô trẻ có khả năng nhìn ra
những hình ảnh sinh động về cuộc sống và cảm nhận được màu sắc, xúc cảm,
tình cảm của các tác phẩm văn học, giúp trẻ có hứng thú tiếp nhận tốt các tác
phẩm văn học đó.
Ví dụ: Với bài thơ “Tết đang vào nhà”. Cô cần đọc với giọng điệu bộ ràng,
vui vẻ, để khắc hoạ cảnh vật, hoạt động của con người rất sáng sủa sinh động
thực sự gợi tâm trạng vui sướng, yêu đời với xuân đang tới.
“Hoa đào trước ngõ…
…Tết đang vaò nhà.”
Hoặc với bài thơ: “Đàn gà con” giọng điệu khi đọc cần hồn nhiên trong
trẻo, tình cảm thể hiện bức tranh thiên nhiên đẹp tươi sáng giản dị, pha chút tinh
nghịch tình cảm của trẻ thơ.
“Mười quả trứng tròn…
… Ta yêu chú lắm.”
Việc lựa chọn lời kể cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát âm,
ngoài ra đối với trẻ 4 tuổi cô giáo cần chọn và đọc, kể cho trẻ những tác phẩm
văn học phù hợp theo từng độ tuổi. Vì trẻ ở lứa tuổi này đã phân biệt được rõ rệt
sự khác nhau giữa các hình thức hoạt động và các thể loại như: Thơ, truyện…Trẻ
đã chú lắng nghe được các câu chuyện khá dài, biết nghe âm thanh nhịp điệu qua

13


lời kể giọng đọc, lời kể nghệ thuật của cô. Từ đó trẻ nhận ra được tính cách phẩm
chất của các nhân vật trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ: Khi kể chuyện cổ tích “Cóc kiện trời” Cô cần kể giọng điệu sôi nổi
rõ ràng, có pha chút cảm phục. Đoạn đầu được kể với giọng chậm rãi, mục đích
giới thiệu bối cảnh câu chuyện và các nhân vật: “Thủa xa xưa Ngọc Hoàng……
con vật họp bàn nhau quyết định cử cóc lên gặp Ngọc Hoàng…”
Đoạn miêu tả cuộc chiến giữa các nhân vật và tay chân của Ngọc hoàng lại
cần nhịp điệu nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, thể hiện căng thẳng của của chiến
đấu: “… Bầy gà vừa ló ra……………………… Không còn sót người nào.”
Liên quan đến cường độ, nhịp điệu phải kể đến ngắt giọng, ngắt giọng
ngắn thường ở nhịp điệu nhanh, cường độ mạnh, ngắt giọng dài thường ở trong
nhịp điệu chậm, cường độ nhẹ, thể hiện tình cảm buồn, bi thương.
Qua những lời kể giọng đọc của cô giáo trẻ cảm thụ được trạng thái của
các nhân vật, âm điệu, các bài thơ, câu chuyện…Nhận ra được tính cách, hình
ảnh của các nhân vật có trong nội dung tác phẩm văn học. Qua đó trẻ cũng nhận
ra được trạng thái tự hào vui tươi hay âu yếm, trông những bài thơ hay câu
chuyện điều đó sẽ giúp trẻ nhận dạng được tục ngữ, ca dao, chuyện kể, văn xuôi,
thơ ca…Thu hút hứng thú kích thích cho trẻ khi làm quen với tác phẩm văn học
và trẻ thích học hoạt động văn học. Vì qua các tác phẩm văn học đó sẽ giúp trẻ
phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, tình cảm thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ
cho trẻ, giúp trẻ có khả năng, năng khiếu về môn văn học nghệ thuật.
7.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng hoạt động văn học theo chủ đề phù hợp.
Do đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non “Học mà chơi chơi mà học” Nhất là
đối với trẻ 4 tuổi, với phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới tích cực như
hiện nay, khi dạy trẻ theo chủ đề lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục trẻ
trong các hoạt động có chủ đích làm quen với tác phẩm văn học. Tôi đã phải đầu
tư thời gian vào nghiên cứu các đề tài của mình dạy có thể đưa vào chủ đề này

hay chủ đề kia sao cho phù hợp. Để làm sao khi cho trẻ làm quen với văn học thì
nội dung chủ đề đó phải xuyên suốt liên kết trong quá trình học, sự nối tiếp giữa
phần nọ với phần kia, luôn luôn gắn với chủ đề thì hoạt động đó sẽ không bị
nhàm chán, rời rạc, kiến thức cung cấp cho trẻ cũng không hời hợt mà sẽ tạo
được sự hứng thú lôi cuốn hấp dẫn trẻ từ hoạt động này sang hoạt động khác. Trẻ
có cảm giác như mình đang được vui chơi tìm hiểu trong thế giới đó chứ không
phải ở trong một giờ học. Do vậy việc cho trẻ làm quen với văn học theo chủ đề
chủ điểm sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, hứng thú tích cực hơn.
Ví dụ: Đề tài: Kể chuyện “Tích Chu”.
Chủ đề: Gia đình
14


Gồm các phần: Cho trẻ xem hình ảnh bà cháu trên màn hình vi tính và giới
thiệu tên truyện, Kể nội dung câu chuyện cho trẻ nghe.
+ Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng lời
+ Lần 2: Cô kể diễn cảm bằng lời kết hợp tranh minh họa.
Giảng nội dung câu chuyện, tóm tắt nội dung câu chuyện, đàm thoại cùng
trẻ (Lồng giáo dục).
+ Kể lại lần 3 bằng rối tay, cho trẻ kẻ nối tiếp cùng cô.
+ Lần 4: Có thể cho trẻ xem đĩa phim hoạt hình có nội dung câu truyện
“Tích Chu” Trò chơi kết hợp lấy nước suối cho bà…
Như vậy những lời nói dẫn dắt của cô những hoạt độmg được đưa vào chủ
đề chủ điểm trẻ có cảm giác chơi các trò chơi chứ không phải là đang học.
Bên cạnh xây dựng hoạt theo chủ đề, chủ điểm, tôi còn xây dựng các góc
chơi và trang trí lớp cũng theo hướng chủ đề nhằm gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ
có hứng thú và yêu thích tham gia hoạt động văn học.
7.3.5. Biện pháp 5: Sử dụng đồ dùng hấp dẫn gây hứng thú cho trẻ.
Như chúng ta đã biết đồ dùng trực quan là không thể thiếu được trong các
tiết học, trước đây đồ dùng dạy thơ cho trẻ chỉ là những bức tranh do cô vẽ hoặc

mua từ sở giáo dục. Lúc đầu trẻ còn tập trung sau đó trẻ không hứng thú học. Vì
vậy kết quả đạt được chưa cao.
Hiểu được tâm lý của trẻ luôn luôn thích đồ dùng trực quan sinh động,
hứng thú với những gì mới lạ cho nên tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo ra
nhiều đồ dùng hấp dẫn gần gũi với trẻ, phù hợp chủ điểm và nội dung bài thơ cô
cần chuyển tải đến trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo đồ dùng minh hoạ được coi như là
một quy tắc, có thể gọi đó là quy tắc “vàng”như cách gọi của J.A.Cô mêxnki.
Trẻ chỉ có thể hiểu đầy đủ tác phẩm khi kết hợp đọc kể cho chúng nghe.
Trẻ tiếp nhận bằng tai và mắt, vì vậy tranh minh hoạ kết hợp với lời đọc sẽ làm
cho tác phẩm sống động rõ ràng hơn.
Ví dụ: Chủ điểm thế giới thực vật khi dạy bài “Hoa kết trái” tôi sử dụng
tranh động với màu sắc rực rỡ “tim tím” hoa cà, “vàng vàng” hoa mướp, “đỏ như
đốm lửa” hoa lựu… đây là những chỗ nhấn mạnh trọng tâm trong tác phẩm hội
hoạ. Kích thước tranh cần có tỉ lệ thích hợp để phù hợp với việc tri giác gần và
phải thuận lợi cho việc lật, giở. Với những bố cục hợp lí trong tranh, màu sắc rực
rỡ đẹp mắt, kết hợp với những hình ảnh động rung rinh, chạy đi chạy lại trong
tranh bao giờ cũng lôi cuốn sự chú ý thích thú của trẻ. Tranh không chỉ dùng khi
cô đọc thơ cho trẻ nghe mà tôi còn sử dụng tranh cho trẻ đọc thơ nối tiếp và cả
khi trẻ lên diễn thơ. Có nghĩa là tôi dùng tranh trong tiết học, trong các hoạt động
15


một cách lô gích hợp lí cho nên tôi thấy trẻ hiểu bài nhanh hơn, hứng thú học
hơn.
Ngoài việc dùng tranh trong tiết học, tôi còn sử dụng các nhân vật rời ngộ
nghĩnh, sinh động đẹp mắt để đưa vào dạy trẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Rong và Cá” tôi dùng phao xốp và tận dụng
những tờ giấy gói hoa, len vụn để làm những chú cá vàng (Gắn băng gai). Với
các nguyên liệu rẻ tiền dễ kiếm tôi làm các chú cá vàng đuôi mềm mại uốn lượn
ngộ nghĩnh. Tôi dùng những chú cá này để làm rối que đọc thơ cho trẻ nghe và

cho trẻ sử dụng rối que để diễn thơ. Để không nhàm chán, với những chú cá vàng
trên tôi làm rối tay cho trẻ diễn thơ. Khi được đọc thơ với những chú cá vàng ngộ
nghĩnh trẻ sẽ rất thích thú, thể hiện bài thơ một cách nhẹ nhàng diễn cảm. Không
chỉ dừng lại ở đó, tôi còn sử dụng những chú cá vàng để cho trẻ chơi trò chơi
“cắp cá” thả xuống ao. Với cô rong xanh, có lúc tôi lên đồi tìm cây dương xỉ
mềm để thay rong biển, ngoài ra tôi làm bằng những sợi dây dứa tước nhỏ tạo sự
mềm mại và sử dụng như những chú cá vàng.
Ngoài rối que, rối tay, mô hình, tôi còn sử dụng những con rối nhồi bông
để gây sự bất ngơ, tò mò muốn khám phá của trẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Gấu qua cầu” ở chủ điểm thế giới động vật, tôi dùng
2 con gấu nhồi bông xinh xắn để dạy trẻ. Tôi đưa hai chú gấu ra và giới thiệu với
trẻ: Chào các bạn tôi là gấu nâu, còn tôi là gấu trắng. Các bạn thấy chúng tôi ai
xinh hơn nào? Không biết chuyện gì đã sảy ra với hai bạn gấu này nhỉ. Các con
hãy nghe cô đọc bài thơ “Gấu qua cầu” của nhà thơ Nhược Thuỷ.

(Rối tay tự làm)
16


Với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi không quá cầu kỳ, đắt tiền nhưng phải
thật ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng gần gũi với trẻ. Chính vì thế đồ dùng đồ chơi
thường do tôi tự làm, hoặc do cô và trẻ cùng làm, sưu tầm trong sách báo và
trong các trương trình góc sáng tạo trên ti vi.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây đào” tôi dùng một cành đào đẹp để cho trẻ quan
sát, nêu cảm nhận của mình khi được nhìn cành đào. Sau đó tôi lại sử dụng càng
đào để đọc thơ cho trẻ nghe. Phần kết thúc tiết học tôi cho trẻ trang trí cành đào
chuẩn bị đón tết. Chỉ một cành đào tôi không những dùng để giới thiệu bài mà
còn sử dụng khi đọc thơ cho trẻ nghe và chơi trò chơi. Với những đồ dùng đơn
giản, dễ tìm và sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp tôi thấy 100% trẻ hứng thú
trong giờ học.

Với cách sử dụng đồ dùng như trên tôi đã tìm ra các hình thức sử dụng đồ
dùng hợp lý, lô gích xuyên suốt từ đầu đến cuối tiết học. Đây cũng là một giải
pháp mới trong việc sử dụng đồ dùng nhằm đáp ứng yêu cầu của trương trình
giáo dục mầm non mới. Qua đây trẻ được trực tiếp quan sát, ngắm nghía, sử
dụng, điều khiển đồ dùng, khám phá những điều mới lạ nên rất hứng thú, tích cực
tham gia vào các hoạt động.
Không phải tiết học nào tôi cũng sử dụng tranh hoặc rối để dạy mà tôi còn
sử dụng mô hình có trong nội dung bài thơ để đưa vào dạy trẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài “Mẹ và Con” của Nguyễn Đan tôi dùng một cây ngô
thật đang có bắp trồng trong chậu cát. Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi chỉ vào từng
phần của cây ngô theo lời thơ. Trẻ cảm nhận giai điệu của bài thơ qua thực tế,
được ngắm nhìn những hình ảnh thật có trong bài thơ, giúp trẻ hưng phấn thích
thú trong giờ học, giờ học sôi nổi, đạt kết quả cao 95% trẻ thuộc thơ trong tiết
học.
Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số đồ dùng cho trẻ diễn thơ theo vai như một
số mũ các nhân vật và đồ dùng, trang phục của một số nghề.
Khi dạy bài thơ “Làm bác sĩ” của Lê Ngần tôi chuẩn bị quần áo, khăn của
mẹ, trang phục và đồ dùng của bác sĩ, sữa, bánh mỳ… để trẻ nhập vai đọc những
câu thơ có nội dung phù hợp với vai diễn của mình. Với cách diễn thơ như vậy
trẻ được đóng vai các nhân vật có trong bài thơ giúp trẻ đọc diễn cảm bài thơ,
ngữ điệu giọng đọc phù hợp với từng nhân vật nên giờ học đạt kết quả cao, 100%
trẻ hứng thú học.
Cứ như vậy đồ dùng đồ chơi luôn được thay đổi khiến giờ học trở lên hấp
dẫn sinh động, trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Nhưng sử dụng đồ dùng
gì và sử dụng như thế nào cũng là một nghệ thuật của cô để gây được tình huống
cho trẻ. Như vậy việc chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đồ dùng hợp lý góp phần
17


không nhỏ cho việc tạo hứng thú, nâng cao chất lượng giờ học cho nên giờ đây

tôi đã thành công trong việc gây hứng thú cho trẻ học thơ.
7.3.6. Biện pháp 6: Lồng ghép các trò chơi đưa vào dạy thơ cho trẻ.
Vui chơi giúp trẻ học hỏi thế giới xung quanh mình một cách tự nhiên. Trẻ
thông qua vui chơi sẽ thử nghiệm các ý tưởng, phát hiện các mối quan hệ, đúc kết
thông tin, biểu đạt cảm xúc và ý tưởng của mình, tự nhận biết đánh giá chính
mình và phát triển các mối quan hệ với bạn bè đồng lứa. Những đứa trẻ hiếu
động tự phát triển và tích luỹ những tri thức cho riêng mình về thế giới xung
quanh và xác định được vị trí của chúng trong thế giới đó.
Piaget đã khảng định “Trẻ em phải được tự mình thử nghiệm và tìm tòi.
Thầy cô giáo, tất nhiên là có thể hướng dẫn các em bằng cách hỗ trợ thêm...
những gì mà chúng ta cho phép trẻ tự mình tìm tòi sẽ luôn tồn tại một cách sinh
động... trong suốt cuộc đời của đứ trẻ đó”. Chơi là sống còn đối với việc học của
trẻ, trong vui chơi điều quan trọng nhất là trẻ “được tham gia” nhiệt tình và
những gì chúng phát hiện được sẽ thuộc về mỗi đứa trẻ trong suốt cuộc đời.
Sử dụng trò chơi vào việc cung cấp, củng cố kiến thức hoặc thay đổi không
khí lớp học trong hoạt động làm quen với các tác phẩm thơ là rất cần thiết, đây là
một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức tiết học. Nó mở đầu hoặc kết thúc
tiết học và thu hút được sự chú ý của trẻ. Trong quá trình dạy thơ cho trẻ, trò
chơi đóng vai trò như một phương pháp. Đối với trẻ thì " Chơi là học ";" Học
bằng chơi”. Vì vậy cô giáo cần đánh giá trò chơi như công việc của trẻ, hướng
dẫn và hỗ trợ trò chơi như một phần quan trọng của quá trình học.
Vậy làm thế nào để có những trò chơi hay, gây hứng thú và khắc sâu kiến
thức cho trẻ. Để thực hiện được điều đó, tôi luôn tìm ra các trò chơi học tập, trò
chơi vận động, trò chơi dân gian để lựa chọn cho phù hợp với nội dung của từng
bài dạy, phù hợp với sở thích của trẻ.
Trước đây khi dạy thơ tôi không chú ý đưa các trò chơi xen kẽ vào tiết học
cho nên tiết học nào tôi cùng thấy trẻ rất mệt và căng thẳng. Sau những lần dạy
trẻ như vậy tôi băn khoăn suy nghĩ mình phải tìm biện pháp gì để đưa vào dạy
thơ tạo hứng thú cho trẻ. Sau khi nghiên cứu kỹ yêu cầu của bài dạy tôi đã mạnh
dạn đưa trò chơi vào để dạy thơ cho trẻ tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực từ đầu đến

cuối tiết học, trẻ được thay đổi hoạt động nên không thấy mệt mỏi.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Rong và Cá” của nhà thơ Phạm Hổ, ngoài việc sử
dụng các hình thức giới thiệu bài như trên tôi dạy trẻ đọc thơ theo cách (Cả lớp
đọc -> tổ đọc -> nhóm đọc). Tôi thấy trẻ chỉ tập trung lúc đầu còn phần sau tiết
học trẻ bắt đầu chán. Nhưng đến nay khi dạy bài thơ “Rong và Cá” vào bài tôi tổ
chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “Chơi thả cá”. Sau đó cô cho trẻ trò chuyện
về con cá, đến phần đàm thoại tôi lồng nghép trò chơi “ Con cá” để thay đổi tư
18


thế ngồi cho trẻ. Kết thúc giờ học tôi cho trẻ chơi trò chơi vận đông: “ Cắp cá”.
Trẻ đi trong đường ngoằn ngoèo cắp cá thả vào ao. Dưới hình thức “học bằng
chơi, chơi là học”, 100% trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động.
Nhưng không phải tiết học nào tôi cũng đưa trò chơi vào ngay từ đầu mà
còn phụ thuộc vào nội dung của từng bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa kết trái” sau khi cho cả lớp đọc thơ tôi cho trẻ
chơi
“Hoa gì, quả gì” nhằm cho trẻ tìm được các loại hoa quả có trong bài thơ. Sau đó
tôi cho trẻ đọc thơ theo các nhóm hoa, quả. Kết thúc giờ học tôi cho trẻ chơi trò
chơi vận động “Hoa kết trái” bằng những hoa quả mà trẻ đã tìm được từ trò chơi
trước. Cách chơi như sau: Bạn có hoa gì thì kết với bạn có quả đấy thành một cặp
hoa kết trái sau đó cho trẻ đổi hoa quả cho nhau. Với trò chơi này tôi giúp trẻ nhớ
tên bài thơ lâu hơn, kết thúc giờ học một cách nhẹ nhàng mà vẫn khắc sâu được
nội dung bài thơ cho trẻ.
Hay khi dạy bài “Thị” của nhà thơ Phạm Hổ, tôi cho trẻ chơi chiếc túi kỳ
diệu giúp trẻ đoán được mùi quả thị trong túi, trò chơi này giúp tôi giới thiệu bài
thơ một cách gần gũi với trẻ qua đây trẻ được quan sát, khám phá mùi thơm của
quả thị. Đến phần dạy trẻ đọc thơ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bí
mật”. Cách chơi như sau: Có 3 ô cửa, mỗi ô cửa có chứa một phần quà (Quà là
tranh vẽ hoặc quả thị). Đại diện 3 tổ lên chọn ô cửa mình thích sau đó mở ra, ô

cửa có tranh hay đồ vật gì thì tổ đó đọc những câu thơ có nội dung về tranh hoặc
đồ vật đó. Qua trò chơi này trẻ khám phá được cái đẹp trong tác phẩm hội hoạ,
kích thích được tính tò mò của trẻ, bên cạnh đó tôi còn thay đổi hình thức đọc thơ
nhằm tạo cảm giác mới lạ cho trẻ. Kết thúc tiết học tôi cho trẻ chơi trò chơi
“ghép tranh”. Cách chơi như sau: Chia trẻ thành 2 đội, bật qua 4-5 vòng lên tìm
những miếng ghép phù hợp để ghép thành quả thị hoặc cô Tấm. Trong vòng 1
bản nhạc đội nào ghép được quả thị hoặc cô Tấm thì đội đó thắng cuộc.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ "Ong và Bướm" cuối giờ học tôi cho trẻ chơi trò
chơi
"Xây tổ cho Ong và Bướm", cách chơi như sau: Chia trẻ thành 2 đội chuyển gạch
đi theo đường zíchzắc để xây tổ cho Ong và Bướm, trong vòng 3 phút đội nào
xây được tổ đẹp thì đội ấy được thưởng.
Ngoài những trò chơi trên tôi còn nghiên cứu sưu tầm sáng tạo ra một số
trò chơi khác như: Gieo hạt; câu cá, xây cầu, thi bàn tay khéo... Nói chung khi sử
dụng các trò chơi đưa vào dạy thơ cho trẻ, cô giáo phải lựa chọn trò chơi sao cho
phù hợp với từng phần (Giới thiệu bài, luyện đọc thơ cho trẻ, củng cố bài) đồng
thời linh hoạt xen kẽ giữa các trò chơi động tĩnh để gây sự hứng thú và thay đổi
19


tâm thế cho trẻ trong giờ học. Chính vì vậy đến nay giờ học của lớp tôi luôn đạt
kết quả cao.
7.3.7. Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin
Đối với trẻ mầm non cái gì đối với trẻ cũng là mới lạ, bởi vậy là một giáo
viên mầm non khi cho trẻ làm quen với văn học muốn thu hút được trẻ đến với
hoạt động này thì việc đưa công nghệ thông tin đến với trẻ và sử dụng công nghệ
thông tin như một đồ dùng dạy học cho trẻ là một yếu tố quan trọng, vì với trẻ 4
tuổi rất thích tìm hiểu và khám phá, vì tư duy của trẻ ở lứa tuổi này là tư duy trực
quan, hình tượng, cụ thể, trẻ được ngắm những hình ảnh đẹp trên màn hình vi
tính. Đối với từng loại hoạt động để giúp trẻ có hứng thú học lại nhanh hiểu, dễ

nhớ những tình tiết nội dung, nhân vật của câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao…
Tôi đã vào mạng truy cập mọi hình ảnh có nội dung tôi cần tìm và đưa vào máy
vi tính cho trẻ quan sát để thu hút sự hứng thú của trẻ trong các hoạt động nhất là
trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học tôi đã sử dụng phần mềm phô tô
xốp vẽ, cắt những hình ảnh nhân vật, den đơ làm thành những bộ phim hoạt hình
rất sinh động, cho trẻ xem và quan sát. Trong các hoạt động khác cũng vậy, tôi
cũng có thể sử dụng một số phần mềm exel, pastwort… Cho các hoạt động khác
sao cho phù hợp hơn.
Ví dụ: Khi kể cho trẻ nghe chuyện “cậu bé mũi dài” tôi đã quay cảnh bạn
nhỏ vệ sinh cá nhân…để cho trẻ quan sát.

Tranh minh họa truyện cậu bé mũi dài
20


Giờ học kể chuyện có UDCNTT
Hay khi dạy trẻ bài thơ: “Giúp bà” tôi quay những hình ảnh ngã tư đường
phố nơi có nhiều người qua lại, có một số hình ảnh chấp hành luật lệ giao thông
và đang giúp đỡ những người khác qua đường, cho trẻ quan sát những hình đó sẽ
rất hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Khi tôi thực hiện kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Cáo
thỏ gà trống”.Tôi đã đưa công nghệ thông tin vào trong giờ kể chuyện đó, tôi
thấy trẻ rất chăm chú lắng nghe và say mê tìm hiểu các nhân vật có trong câu
chuyện, nội dung, tình tiết câu chuyện tôi cần cho trẻ biết. Điều đó sẽ giúp trẻ
nhớ lâu tên truyện, tên nhân vật, nội dung cũng như tình tiết của câu chuyện.
Nói chung tuỳ theo từng hoạt động mà tôi đưa những hình ảnh công nghệ
thông tin vào phù hợp theo từng hoạt động, giúp cho các giờ hoạt động của tôi
đạt hiệu quả cao nhất là hoạt động làm quen với văn học.
Mặt khác muốn thực hiện được biện pháp này thì phải có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các giáo viên mầm non và những chuyên gia tin học, để lập những
chương trình có nội dung phù hợp với từng lứa tuổi mẫu giáo. Vì vậy tôi nghĩ

những hình ảnh diễn ra trên màn hình vi tính có sức hấp dẫn lôi cuốn trẻ mạnh
mẽ và nhất định sẽ có sự đóng góp đáng kể vào hiệu quả giáo dục ở trường mầm
non.
7.3.8. Biện pháp 8: Phối kết hợp phụ huynh.
21


Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan
trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ huynh
hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học từ đó để đưa ra biện
pháp cụ thể.
Bằng cách cô ghi các nội dung bài thơ câu chuyện ở góc tuyên truyền,
nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã học.
Động viên phụ huynh cung cấp sách chuyện tranh ảnh cho trẻ.

Góc tuyên truyền của lớp
Hàng ngày giờ đón trả trẻ cô gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp thu
trên lớp của trẻ để kết hợp phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi dưỡng cho trẻ.
Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ
huynh đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia
đình, mua sách báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe, dạy con
đọc những bài ca dao, đồng dao thậm chí con hát cho con nghe, dạy con hát…
Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhièu tiến bộ rõ rệt và hứng thú hơn khi nghe
cô giáo kể chuyện, đọc thơ.
Trên các tiết học tôi đều theo dõi để tìm ra những cái sai của trẻ rồi tìm
cách gặp phụ huynh trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ ở nhà.
Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, đọc thơ kể chuyện hay, diễn cảm tôi cũng gặp
và trao đổi phụ huynh để về nhà bố mẹ động viên khen ngợi trẻ kịp thời.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

22


- Cơ sở vật chất: Phòng học kiên cố khang trang sạch sẽ; có đủ đồ dùng đồ
chơi phục vụ tiết học cho cô và trẻ nói riêng cũng như chuyên đề nói chung, môi
trường lớp học đẹp hấp dẫn, an toàn với trẻ.
- Nguồn lực: Có được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ và cố gắng, nỗ lực
của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ
+ 100% cán bộ quản lý và giáo viên trong trường được tập huấn và bồi
dưỡng hàng năm để nắm chắc được nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động
giáo dục cho trẻ phù hợp nhóm lớp mình phụ trách
+ Phụ huynh nhận thức tốt về chuyên đề, đã quan tâm đầu tư mua sắm
trang thiết bị cần thiết và trao đổi về nội dung giáo dục để cùng thực hiện tốt
chuyên đề đạt hiệu quả tốt.
+ Trẻ cùng độ tuổi và trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực và
tự nguyện.
- Về không gian: Nghiên cứu các hoạt động tại trường Mầm Non Tam
Dương, trường mầm non Hợp Hòa - Huyện Tam dương, Tỉnh Vĩnh Phúc
Thời gian nghiên cứu : 12 tháng từ tháng 02/ 2017- 02/ 2018
+ Đánh giá hiệu quả khi áp dụng đề tài, khảo sát chất lượng trẻ so sánh với
kết quả đầu năm.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm và một số đề xuất, kiến nghị với cấp trên.
+ Đưa ra kết luận của đề tài.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham
gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung
sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi nghiên cứu và vận dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy ở lớp tôi
đã thu được kết quả như sau:
10.1.1. Đối với giáo viên
Tất cả giáo viên trong huyện, trong trường nói chung và bản thân tôi nói
riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học. Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình
thức đổi mới của hoạt động này.
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng
lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp
tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng
23


các biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã có một cách sáng tạo, linh
hoạt, bản thân không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các
phương tiện thông tin đại chúng .... bên cạnh những thành tích trên tôi còn
phải cố gắng nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và
đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
10.1.2. Đối với giáo phụ huynh
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm hơn, nắm bắt được kế
hoạch giáo dục của trường cũng như của lớp.
Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ.
Quan tâm, trò chuyện với con nhiều hơn để uốn nắn cho trẻ kịp thời.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ nói
riêng và sự phát triển giáo dục mầm non nói chung.
Không chỉ quan tâm đến việc học tập của con mà nhiều các bậc phụ huynh còn
tham gia đóng góp vật liệu và kinh phí vào môi trường học, cơ sở vật chất, trang thiết bị

đồ dùng, đồ chơi ở nhóm lớp phục vụ cho công tác học và chơi của trẻ.
10.1.3. Đối với trẻ
Trẻ rất hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động. Trẻ yêu thích tác
phẩm, hứng thú tiếp nhận tác phẩm.
Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi học các tiết văn học.
Nhiều trẻ nhút nhát, ít nói đã trở nên mạnh dạn, tự tin và nói nhiều hơn.
Trẻ thích được đóng kịch, trẻ thích đọc thơ kể truyện.
Sự phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ
đặc biệt là nhận thức được thể hiện rõ rệt, điều đó thể hiện ở các kết quả sau:

24


Biểu 3: Biểu khảo sát chất lượng cuối năm của trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi C trường mầm non Tam Dương khi áp
dụng sáng kiến này
(Tổng số trẻ điều tra: 33, số trẻ nam: 21; trẻ nữ: 12)

STT
1

2

3

4

Nội dung
Trẻ yêu thích tác
phẩm, hứng thú
tiếp nhận tác

phẩm
Trẻ có khả năng
đọc, kể diễn cảm
tác phẩm diễn đạt
ngôn ngữ mạch
lạc
Giáo dục lễ giáo,
đạo đức qua các
tác phẩm văn học
Trẻ mạnh dạn tự
tin trả lời các câu
hỏi của cô

Mức độ đánh giá
Tỉ lệ %
TB

Tốt

Tỉ lệ %

Khá

Tỉ lệ %

Yếu

Tỉ lệ %

15/33


45,4

16/33

48,6

2/33

6

0/33

0

13/33

39 %

18/33

55

2/33

6

0/33

0


16/33

48

17/33

52

0/33

0

0/33

0

16/33

48,6

15/33

45,4

2/33

6

0/33


0

Biểu 4: Biểu khảo sát chất lượng cuối năm của trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi C trường mầm non Hợp Hòa khi áp dụng
sáng kiến này
25


×