Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.57 KB, 28 trang )

1
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XIN VAY VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
NAM HÀ NỘI
1. Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2009
Căn cứ vào kết quả đạt được trong năm 2008 và tình hình thực tiễn, những
xu hướng triển vọng trong năm tới, kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi
nhánh dự kiến năm 2009 với những mục tiêu như sau:
- Nguồn vốn huy động tại địa phương: tăng 15% so với năm 2008.
- Dư nợ địa phương: 2.020 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước.
- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn: 50% tổng dư nợ địa phương.
- Tỷ lệ nợ xấu: 2%/tổng dư nợ địa phương
Kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2009 như sau:
TT Chỉ tiêu Dư nợ
Dự kiến
tăng trưởng
năm 2009
I Dư nợ cho vay theo loại hình DN 1,758,281 2,109,937
- DN lớn 715,316 858,380
- DN nhỏ và vừa 1,042,964 1,251,557
II Cơ cấu đầu tư vốn tín dụng 0
1 Cho vay ngắn hạn 1,051,984 1,262,381
1.
1
Cho vay các ngành KT 1,051,984 1,262,381
2
1
Cho vay Nông nghiệp nông thôn(thu
mua gao)
0


2 Cho vay Ngành công nghiệp 28,280 33,936
3 Ngành xây dựng 102,491 122,989
4 Thương mại dịch vụ , ngành khác 921,213 1,105,456
2 Cho vay trung, dài hạn 293,526 550,000
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro
2.1.Giải pháp về thông tin để đánh giá rủi ro.
Trong giai đoạn hiện nay,thông tin đóng một vai trò quan trọng đối với tất
cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là đối với hoạt động đánh
giá rủi ro trong thẩm định dự án, một hoạt động luôn chứa đựng rủi ro trong đó.
Chính vì thế, thông tin để đánh giá rủi ro luôn luôn phải được cập nhật và khai
thác triệt để tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định cho vay của chi nhánh
Nam Hà Nội, có như vậy mới phục vụ khách hàng một cách hiệu quả mà vẫn
đảm bảo được mức độ an toàn cho ngân hàng.
Thứ nhất, ngân hàng cần không ngừng tăng cường hệ thống thông tin nội
bộ.
Ngân hàng cần ban hành một quy chế thông tin định kì cho các trung tâm,
các bộ phận thông tin của chi nhánh và trụ sở chính. Các thông tin cần được
thông báo một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ.
Thông tin mà ngân hàng thu nhập được từ các chi nhánh sẽ được phân loại
và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và theo khách hàng. Mặt
khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng:
3
Thông tin về tài chính ngân hàng: các nghị định của chính phủ, thông tư,
quyết định, quy chế của Bộ tài chính, ngân hàng nhà nước, các thông tin liên bộ.
Thông tin về thị trường giá cả: bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc
thiết bị và hàng tiêu dùng.
Thông tin về kinh tế xã hội nói chung: các thông tin về chủ trương, kế
hoạch chính sách phát triển của Đảng và nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp
nước ngoài và đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lực, điện lực,
tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất…

Thứ hai, thu nhập thông tin từ bên ngoài hệ thống ngân hàng:
Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin bên ngoòai hệ thống
thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của ngân hàng với ngân hàng nhà
nước, với các ngân hàng thương mại khác, với các trung tâm thông tin trong
nước cũng như quốc tế. Đây sẽ là kho dữ liệu để ngân hàng khai thác.
Bên cạnh đó, để có các thông tin chính xác hơn về tình hình tài chính, về
quan hệ thanh toán… của chủ đầu tư, ngân hàng có thể khai thác thông tin từ cơ
quan thuế, các bạn hàng của chủ đầu tư để từ đó so sánh, đối chiếu với thông tin
do doanh nghiệp cung cấp.
Ngoài thu thập thông tin thì xử lý thông tin và lưu trữ thông tin cuãng là
vấn đề quan trọng. Do nội dung đa dạng, thông tin lại thu thập từ nhiều nguồn
chính vì vậy xử lý thông tin cần phải nhanh chóng, chính xác và hợp lý. Thông
tin sau khi đã được xử lý thì cần phải được các cán bộ lưu trữ lưu giữ lại để làm
cơ sở tham khảo cho những lần đánh giá sau.
2.2.Giải pháp về cán bộ thẩm định cả về số lượng và chất lượng
4
Trong hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định thì năng lực, chất lượng
của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định rủi ro. Trong thời gian tới ngân
hàng cần quan tâm tới việc cải thiện tình hình cán bộ cả về chất lượng và số
lượng.
Để nâng cao chất lượng của công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định thì
ngân hàng cần phải có một chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực. trong chiến
lược này thì cần nêu rõ những yêu cầu, mục tiêu hướng tới trong chiến lược phát
triển của ngân hàng. Một cán bộ thẩm định giỏi là cán bộ có kiến thức chuyên
môn tốt và có đạo đức nghề nghiệp, đây là hai yếu tố để tạo nên một cán bộ có
chất lượng. Để đạt được hai yêu cầu đó, ngân hàng noogn nghiệp và phát triển
nông thôn cần chú ý tới một số giải pháp sau:
Về số lượng: Ngân hàng cần tiết tục tổ chức các cuộc thi tuyển để nhanh
chóng đạt tới con số cần thiết, từ đó giảm bớt được gánh nặng và cường độ công

việc hiện nay. Ngoài đáp ứng các công việc hiện thời, công việc có thể đảm trách
trong thời gian tới cũng có thể tăng lên. Khi áp lực và cường độ công việc giảm
còn làm cho cán bộ thẩm định làm việc có hiệu quả hơn và có thời gian để nâng
cao năng lực, kiến thức cho bản thân.
Về chất lượng:
Thứ nhất, ngân hàng cần coi trọng chất lượng ngay từ công tác tuyển dụng
cán bộ. Việc tuyển dụng có vai trò quan trọng tới chất lượng của nhân tố con
người trong ngân hàng. Để thỏa mãn được yêu cầu về chất lượng đòi hỏi quá
trình tuyển dụng phải diễn ra một cách khách quan và công bằng. Việc tuyển
dụng phải đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng không chỉ thu hút các sinh
5
viên giỏi mới ra trường mà còn phải thu hút được các đối tượng có năng lực
khác.
Thứ hai, bố trí cán bộ một cách hợp lí. Ngân hàng cần phải bố trí cán bộ
một cách phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng công tác, kiên quyết loại
bỏ, chuyển công tác đối với những cán bộ thiếu năng lực, không có đạo đức nghề
nghiệp.
Thứ ba, xây dựng chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phù hợp. Cán bộ
thẩm định cần thường xuyên đào tạo lại nhằm được cập nhật kiến thức trong
công tác. Việc đào tạo cán bộ không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn
mà còn trang bị những kiến thức về pháp luật, kiểm toán, kinh tế vi mô, vĩ mô,…
Để nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, cán bộ thẩm định cần có những
kiến thức cơ bản về dự án, kĩ năng thẩm định và nắm vững các quy định của nhà
nước về vấn đề đầu tư. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần phải có kiến thức cơ bản
về các ngành nghề, sản phẩm, thị trường của các dự án mà mình phụ trách.
Hàng năm, ngân hàng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ thẩm
định trong hệ thống với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và nước
ngoài, các cán bộ giàu kinh nghiệm để trau dồi kinh nghiệm trong công tác từ đó
khắc phục được khoảng cách chênh lệch về trình độ cũng như kinh nghiệm trong
cả hệ thống.

Thứ tư, ngân hàng cần có chế độ đãi ngộ thích hợp. trong quá trình hoạt
động kinh doanh, ngân hàng cần có chính sách tốt nhằm kích thích tinh thần làm
việc, sự sáng tạo của nhân viên thông qua chính sách khen thưởng thành tích,
xây dựng các chương trình phúc lợi cho cán bộ nhân viên…
6
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp tốt và là cơ sở để
ngân hàng phát triển trong dài hạn. Nó không chỉ có tác động tích cực tới công
tác đánh giá rủi ro mà còn với mọi hoạt động khác của ngân hàng.
2.3.Đẩy mạnh công tác hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro
Qua phân tích ví dụ minh họa ở chương 2, chúng ta nhận thấy quy trình quản lý
rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án nhỏ của ngân hàng còn sơ sài, bởi vậy
ngân hàng cần khắc phục bằng cách đánh giá rủi ro trên tất cả cấc khía cạnh của
tất cả các dự án theo sơ đồ sau:
Thẩm định cơ sở pháp lý của dự ánThẩm định về thị trường, sản phẩmThẩm định khả năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vàoThẩm định các điều kiện vĩ môThẩm định về kỹ thuật, công nghệ
Rủi ro về cơ chế chính sáchRủi ro về thị trườngRủi ro về cung cấpRủi ro kinh tế vĩ môRủi ro về kỹ thuật, vận hànhRủi ro về thi công, xây dựng
Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án
Rủi ro tổng hợp về dự án xin vay vốn
7
2.4.Đa dạng hóa các phương pháp phân tích rủi ro.
Có thể thấy, ngân hàng chủ yếu sử dụng các phương pháp định lượng để
đánh giá rủi ro của dự án đầu tư. Tuy nhiên, các phương pháp định tính mới chỉ
đánh giá được rủi ro trên các khía cạnh độc lập. Để khắc phục hạn chế đó, ngân
hàng cần sử dụng các phương pháp định tính khác như phương pháp ma trận
SWOT, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter….
Phương pháp ma trận SWOT:
8
S – Strength ( điểm mạnh ) W – Weakness ( điểm yếu )
O – Opportunity ( cơ hội ) T – Threat ( thách thức)

Phương pháp ma trận SWOT giúp người phân tích xem xét tất cả các cơ hội mà họ có thể tận dụng
được, và bằng cách hiểu được điểm yếu và thách thức của chủ đầu tư cũng như dự án đầu tư, ngân hàng có thể
quản lý và xóa bỏ các rủi ro.
Cán bộ ngân hàng có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá công ty
như sau:
Điểm mạnh:
- Công ty có lợi thế gì?
- Công ty có thể làm gì tốt hơn các công ty khác?
- Công ty có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?
- Các công ty khác thấy công ty này có điểm mạnh gì trên thị trường?
Cán bộ thấm định cần xem xét trên mọi khía từ bên trong, và từ quan điểm
của khách hàng và mọi người trên thị trường.
Điểm yếu:
- Công ty phải cải tiến cái gì?
- Công ty phải tránh cái gì?
9
Cán bộ thẩm định cần xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài:
Công ty đó có tự nhận thấy điểm yếu của mình không? Có phải đối thủ của công
ty đang làm tốt hơn? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực?
Cơ hội:
- Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?
- Đâu là xu thế tốt mà công ty đang mong đợi?
Những cơ hội được xem là có hiệu quả thường được mang đến như sau:
+ Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rộng và
hẹp.
+ Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà bạn
tham gia.
+ Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống…
Nguy cơ:
- Trở ngại của công ty là gì?

- Đối thủ của công ty đang làm gì?
- Đang có những thay đổi gì liên quan tới sản phẩm của công ty?
- Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng tới vị trí của công ty hay không?
Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra những gì cần thiết để
làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất
phát từ nội tại trong tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Cơ hội và nguy cơ thường
liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế có thể coi SWOT là một công
cụ quan trọng do có tầm quan sát lớn đối với một tổ chức.
10
Phương pháp ma trận BCG
Phương pháp này tập trung vào phân tích 2 yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng và
mức chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm dự án. Mô hình này nên áp dụng khi
phân tích rủi ro về cung cầu thị trường của sản phẩm dự án.
Tỷ lệ tăng trưởng

I IV
II V
Mức chiếm lĩnh thị trường
Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần được
xây dựng vào cuối thập kỷ 60 thế kỉ XX. Nguyên tắc cơ bản của ma trận này
chính là đề cập tới khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản
phẩm của công ty và đặt nó vào ma trân như trên.Các công ty sẽ phải xác định
được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm cũng như thị phần của từng sản
phẩm này để đặt vào trong ma trận. Ma trận BCG đơn giản hóa chiến lược thông
qua hai yếu tố là tốc độ tăng trưởng sản phẩm và thị phần. Nó giả định rằng để
có được tốc độ tăng trưởng cao thì phải sử dụng nhiều nguồn lực ( và tiền) hơn.
Nó không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà có thể sử dụng để phân tích các bộ phận
hay công ty con của công ty giúp phân phối lại nguồn lực trong công ty.
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
Đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn

Cạnh tranh từ các dự án cùng lĩnh vực
Đe dọa từ nhà cung cấp
Đe dọa từ phiá khách hàng
Đe dọa từ những sản phẩm thay thế
11
Mô hình này đã nhấn mạnh 5 lực lượng cạnh tranh chính đe dọa đối với
sản phẩm của dự án, các cán bộ thẩm định nên áp dụng mô hình này để phân tích
rủi ro đối với các dự án những dự án mà rủi ro của thị trường tiêu thụ satn phẩm
có tính quan trọng hàng đầu.
Theo mô hình này, sản phẩm chịu sự đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn là các
doanh nghiệp chưa có mặt trên thị trường nhưng có thể ảnh hưởng tới thị trường
trong tương lại. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới thị trường mạnh
hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

×