Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.7 KB, 11 trang )

LÝ LUẬN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, RỦI RO VÀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG.
1. Hoạt động thẩm định dự án
1.1.Khái niệm chung
Các dự án đầu tư nào cũng có những chỉ xác định dựa trên các con số dự
tính và bên trong các dự án luôn chứa đựng các rủi ro. Chính vì thế mà, trước khi
ra quyết định đầu tư, các bên tham gia vào đầu tư cần phải có hoạt động thẩm định
dự án đầu tư. Theo những góc độ khác nhau, chúng ta có rất nhiều cách để định
nghĩa về thẩm định dự án:
• Theo mục tiêu đầu tư: Thẩm định dự án là việc xem xét, đánh giá dự án xem có đạt
được mục tiêu về mặt kinh tế - xã hội, tài chính đã dặt ra hay không?
• Theo mục đích quản lý: Thẩm định dự án là hoạt động kiểm tra xem xét dự án trên
các góc độ khác nhau trên cơ sở đó tham mưu chi các cấp có thẩm quyền ra quyết
định đầu tư .
• Trên phương diện kỹ thuật: Thẩm định dự án là một kỹ thuật, nghiệp vụ trong phân
tích lợi ích và chi phí của dự án.
Chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất thẩm định dự án là quá
trình xem xét phân tích đánh giá dự án mà việc xem xét phân tích đánh giá dự án
một cách khách quan khoa học và toàn diện đối với các nội dung hồ sơ dự án từ đó
chọn lựa dự án và ra quyết định đầu tư.
1.2.Sự cần thiết của hoạt động thẩm định :
Sự cần thiết của thẩm định dự án xuất phát từ chính đặc điểm của đầu tư.
Các đặc điểm của dự án đầu tư bao gồm:
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn
Vốn đầu tư lớn nằm khế đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô
vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng
chính sách, quy hoạch, kế hoạch đâu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu
tư, bố trí vốn theo tiến độ, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân


thủ một kế hoạch trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo
tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những vấn đề “hậu dự án” tạo
ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
Thời kỳ đầu tư kéo dài.
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi hoàn thành và đưa
vào hoạt động.Nhiều công trình đầu tư phát triển kéo dài hàng chục năm. Do vốn
lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên rủi ro rất cao chính
vì thế cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn
thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu
tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thời kỳ vận hành các kết quả ĐT kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình hoạt động cho
đến khi hết hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy
tác động lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các kim tự tháp Ai Cập, Nhà Thờ La
Mã ở Rôm, Vạn lý trường thành ở Trung Quốc…Trong suốt quá trình vận hành,
các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều
yếu tố tự nhiên, xã hội chính trị,văn hoá, kinh tế …
Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình
xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó,
quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu
ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Tóm lại, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và vận hành các kết quả đầu
tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động thường cao. Rủi ro đầu tư do
nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như
quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…cũng có những nguyên
nhân khách quan như: nguyên liệu tăng giá, giá bản sản phẩm giảm, công suất sản
xuất không đạt công suất thiết kế …
Ngoài ra, thẩm định dự án chính là quá trình hiệu chỉnh sửa chữa những sai
sót trong quá trình lập dự án đồng thời nó là bước kiểm tra tính chính xác của kết

quả lập dự án.
2. Hoạt động thẩm định các dự án xin vay vốn tại ngân hàng
Nhiệm vụ của các ngân hàng chính là đi vay và cho vay. Chính vì vậy khi
kiểm tra xem xét tính hiệu quả của một dự án họ thường quan tâm tới khả năng trả
nợ gốc và trả lãi của dự án.
Các ngân hàng thường thẩm định trên 3 nội dung lớn:
• Thẩm định khách hàng ( doanh nghiệp xin vay vốn) : Ngân hàng sẽ thực hiện thấm
định tư cách pháp nhân; tình hình tài chính; tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu.
• Thẩm định dự án: Bên cạnh thẩm định khách hàng, ngân hàng sẽ kiểm tra xem xét
các dự án hoạt động với mục đích gì? Nguồn lực của dự án tính khả thi và hiệu quả
của dự án (đặc biệt là xem xét đến khả năng trả nợ của dự án)
• Thẩm định tài sản đảm bảo: Hoạt động thẩm định tài sản đảm bảo có nghĩa là xem
xét đánh giá các căn cứ cơ sở, giá trị của tài sản đảm bảo để từ đó giảm rủi ro của
việc ngân hàng cho vay vốn.
Quan điểm của ngân hàng trong thẩm định dự án xin vay vốn là quan điểm
tổng vốn đầu tư. Họ chỉ quan tâm tới những dự án thực sự có nhu cầu xin vay vốn
và khi dự án hoạt động có lợi nhuận thì sẽ ưu tiên trả nợ ngân hàng.
3. Rủi ro và quản tri rủi ro
3.1.Khái niệm về rủi ro:
Trong các hoạt động diễn ra hàng ngày luôn chứa đựng yếu tố rủi ro. Vậy rủi
ro là gì?
Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố
mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sai lệch dự kiến và thực tế.
Trên thực tế có hai quan niệm khác nhau về rủi ro :
• Rủi ro chỉ liên quan tới thiệt hại - rủi ro không đối xứng(Pháp)
• Rủi ro liên quan tới cả thiệt hại và may mắn – rủi ro đối xứng (Mỹ)
3.2.Nội dung quản lý rủi ro
Sơ đồ 1: Quy trình quản lý rủi ro chung
Phát hiện rủi ro
Đánh giá rủi ro

Quản trị rủi ro
Tránh rủi ro
Hạn chế rủi ro
Tự bảo hiểm
Phong tỏa rủi ro
Chuyển giao rủi ro
• Phát hiện rủi ro: Đây là một công việc mang tình thiết yếu và quan trọng. Nếu việc
phát hiện rủi ro được làm tốt thì các bước tiếp theo của quá trình quản lý rủi ro mới
được tiến hành và có hiệu quả. Để phát hiện được rủi ro cần phải xem xét một cách
tổng thể trên mọi giai đoạn, mọi khía cạnh.
• Đánh giá rủi ro: Đây là bước xem xét đánh giá lại mức thiệt hại và xác suất rủi ro
có thể xảy ra và xác định mối quan hệ nhân quả dẫn đến rủi ro.
• Quản trị rủi ro: Sau khi phát hiện và đánh giá chính xác các rủi ro thì các nhà quản
lý sẽ tiến hành hoạt động quản trị rủi ro. Nói chung có 5 phương pháp thường được
áp dụng để quản trị rủi ro: tránh rủi ro, hạn chế rủi ro, tự bảo hiểm, phong tỏa rủi ro
và chuyển giao rủi ro.
4. Rủi ro trong ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng luôn phải đối mặt với rất
nhiều loại rủi ro:
• Rủi ro về lãi suất: là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi
lãi suất thị trường có sự biến động
• Rủi ro về tín dụng: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của chi nhánh là
khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động kinh doanh do khách hàng không thực
hiện, hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
• Rủi ro về tỷ giá hối đoái: là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh
chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới. Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự
thay đổi tỷ giá hối đoái giữa nội tệ và ngoại tệ.
• Rủi ro về thanh khoản: là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khả dụng ( cung
thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng
cầu thanh khoản.

×