GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK - CN SÀI GÒN - PGD SỐ 2.
3.1. TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD SỐ 2:
Bảng 3.1: Tổng hợp hoạt động tín dụng.
ĐV: triệu đồng
(Nguồn:Tổ
tín dụng PGD Số 2)
Kết quả đạt
được:
Tiếp tục thực
hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng trong hệ thống, PGD đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều
mặt công tác: từ tổ chức mạng lưới nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, cơ
cấu lại nợ theo hướng đề cao chất lượng hiệu quả, có trọng tâm theo đề án, tập trung và
kiên quyết tạo lành mạnh tài chính.
Phòng giao dịch đã tập trung huy động nguồn vốn tại chỗ, tập trung quảng bá, tuyên
truyền, nhất là khai thác nguồn vốn rẻ, nguồn vốn trung hạn ổn định trong dân cư, từ phân
công trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi đến tổ chức thực hiện, kể cả khoán chỉ tiêu đến từng
nhóm và người lao động nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm đều tăng hơn tốc độ
tăng trưởng dư nợ .
Quan tâm đến công tác thẩm định cho vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Từ Ban Giám đốc đến lãnh đạo tổ tín dụng, cán bộ tín dụng đều có trách nhiệm hơn, chủ
động và sâu sát hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, dự án, phương án sản xuất kinh doanh
có hiệu quả để cho vay.
Trong điều hành kinh doanh PGD để tuân thủ nghiêm sự chỉ đạo định hướng của
Trung tâm điều hành AGRIBANK SÀI GÒN, tranh thủ cao sự chỉ đạo và ủng hộ của các
cấp lãnh đạo địa phương, thiết lập sự phối hợp ngày càng có hiệu quả với các ngành, tổ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng nguồn vôn 165,484 232,132 292,243
Tổng dư nợ 109,199 121,170 140,072
Nợ quá hạn 0 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn 0 0 0
chức chính trị – xã hội đã tạo điều kiện cho PGD hoạt động đúng pháp luật, bám sát các
chương trình phát triển của địa phương. Thực hiện các văn bản, quy định, quy trình kịp
thời, đúng hướng, phù hợp thực tế. Đặc biệt, từng bước đưa sổ tay tín dụng vào thực hiện
theo thông lệ quốc tế có tác dụng rất tốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
PGD biết coi trọng, nâng cao kỷ cương, tuân thủ quy chế, pháp luật, gắn điều hành
tập trung thống nhất với việc khuyến khích năng động sáng tạo, có làm có kiểm tra giám
sát trong thực hiện, nên kết quả kiểm tra đã củng cố bộ máy điều hành cấp ngân hàng, chấn
chỉnh các quy trình tác nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền có bước phát triển, trực tiếp góp phần nâng
cao thương hiệu AGRIBANK: “MANG PHỒN THỊNH ĐẾN VỚI KHÁCH HÀNG”, tăng
cường hiệu quả trong kinh doanh.
PGD luôn coi trọng tạo động lực trong kinh doanh, còn phát động các phong trào thi
đua trong cán bộ gắn công nhân viên với khen thưởng.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:
3.2.1 Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn:
3.2.1.1 Đa dạng hình thức huy động vốn:
Trước hết cần xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn tại PGD, với
phương châm “đi vay để cho vay”, PGD phải đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn
vì có gia tăng nguồn vốn huy động mới nâng cao được doanh số cho vay. Sau đây là một
số giải pháp:
• PGD cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi
tiết kiệm, mở các tài khoản cá nhân, mở rộng dịch vụ thanh toán chuyển tiền… nhằm gia
tăng nguồn vốn.
PGD cần phải chú ý nhiều hơn vào việc thu hút nguồn tiền gửi thanh toán của các doanh
nghiệp trên địa bàn cũng như mở tài khoản cá nhân vì đây là những nguồn vốn rẻ và có chi
phí trả lãi thấp nhằm thu hút nhiều vốn để có thể cho vay dài hạn.
• Bên cạnh đó PGD đưa ra kế hoạch khuyến khích các doanh nghiệp và công nhân
mở tài khoản tiền gửi để thực hiện thanh toán tiền lương qua ngân hàng bằng việc đa dạng
hoá và hiện đại hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Làm như vậy đảm
bảo việc thanh toán và chuyển tiền an toàn nhanh chóng nhằm huy động được một khoản
tiền nhàn rỗi để cho vay.
• Cần đẩy mạnh chiến lược tiếp thị khách hàng và cung cấp những tiện ích tốt nhất
cho khách hàng đến gửi tiền như quảng cáo và khuyến mãi qua đó khai thác tối đa các
khách hàng tiềm năng cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng qua các hình thức như: treo
băng rôn, áp phích quảng cáo, phát tờ rơi, bruchure giới thiệu sản phẩm – dịch vụ tại trung
tâm thương mại, siêu thị, trường học…
• Ngoài ra PGD cần phải mở rộng huy động vốn bằng cách thu hút gửi tiền tiết kiệm
bằng ngoại tệ, nhận tiền gửi ngoại tệ để có thể thực hiện cho vay bằng ngoại tệ để gia tăng
thêm lợi nhuận cho ngân hàng.
Tuy nhiên, PGD không thể sử dụng hết nguồn vốn huy động vào việc cho vay mà phải cân
đối giữa đầu vào và đầu ra nghĩa là cân đối giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay
để vừa đảm bảo khả năng chi trả, vừa đảm bảo được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có
như vậy hoạt động kinh doanh của PGD mới đạt hiệu quả cao nhất, không có tình trạng ứ
đọng vốn cũng như thiếu hụt vốn cho vay.
Khi PGD huy động được càng nhiều nguồn vốn thì có thể mở rộng hình thức cho vay dài
hạn.
3.2.1.2 Sử dụng lãi suất linh hoạt:
- Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì PGD cần chú ý đến quyền lợi của người
gửi tiền. PGD nên thực hiện kết hợp giữa lợi ích khách hàng với lợi ích Ngân hàng. Nếu lãi
suất huy động thấp sẽ không kích thích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Ngược lại, nếu
lãi suất huy động cao thì phải đẩy đầu ra cao, do đó Ngân hàng không cho vay được.
Vì vậy, PGD cần đưa ra một chính sách lãi suất phù hợp như gửi tiền tiết kiệm:
1tháng, 3tháng, 6tháng, 12tháng, các hình thức kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng để cạnh
tranh với các NHTM khác trên địa bàn…Ngoài ra PGD cần triển khai thêm các hình thức
sau:
-Tiết kiệm xây dựng nhà ở.
-Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm nhân thọ, tiết kiệm học đường.
-Tiền gửi tiết kiệm định kỳ có thưởng, tiết kiệm việc làm.
-Tiết kiệm dành cho tuổi già về hưu.
Đưa ra nhiều hình thức gửi tiết kiệm như vậy sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng gửi
tiền vào PGD tạo nên những khoản tiền lớn để có thể cho vay. Đồng thời, PGD phải đảm
bảo đầu ra vừa thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân của người vay vốn, như vậy mới đảm
bảo lợi ích của PGD.
3.2.1.3 Tìm kiếm, duy trì và thu hút khách hàng:
- Hiện nay việc mở tài khoản cá nhân tại PGD chưa hấp dẫn khách hàng nên doanh
số còn tương đối thấp. Do vậy, PGD cần có kế hoạch tuyên truyền thông tin đại chúng, để
người dân hiểu được nội dung, thủ tục để mở và sử dụng tài khoản cá nhân, đồng thời chỉ
ra cho họ thấy lợi ích và công dụng của chúng.
- PGD cần nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, xây dựng chính sách khách hàng
chung - khách hàng ưu đãi: hiện nay một số sản phẩm tín dụng vẫn chưa có phát sinh do
không có khách hàng. Khách hàng là nguồn tài nguyên vô giá trong mọi hoạt động của
ngân hàng. Chính vì vậy, PGD nên chủ động tìm kiếm khách hàng và xây dựng riêng cho
mình những quy định chính sách khách hàng chung - khách hàng ưu đãi, áp dụng chung
cho khách hàng có giao dịch thường xuyên và khách hàng có giao dịch lần đầu.
- Chính sách ưu đãi khách hàng theo từng dịch vụ và phân loại khách hàng, xếp hạng
khách hạng vàng, bạc dựa trên dư nợ và quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng. Chính sách ưu
đãi sẽ thể hiện qua: ưu đãi về lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, ưu đãi về tài sản đảm bảo,
ưu đãi về thời gian trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ưu đãi trong tỷ giá khi khách hàng giao
dịch ngoại tệ…và trong một thời gian cụ thể. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các
nhân viên tìm hiểu và chăm sóc khách hàng chu đáo, tập trung vào những vấn đề nhỏ nhất
mà khách yêu cầu.
- Thu hút khách hàng: ngân hàng nào làm dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ có cơ
hội chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Do đó PGD phải luôn luôn chăm sóc khách hàng để
tạo cho mỗi người có cảm giác mình là một người khách quan trọng đặc biệt của PGD, tạo
sự thân mật và nâng cao uy tín giữa ngân hàng và khách hàng. Dịch vụ chăm sóc khách
hàng được thể hiện qua:
+ Nhiệt tình hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm.
+ Trợ giúp khách hàng trong quá trình sử dụng.
+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng: gửi thư cảm ơn, thư chúc mừng, thăm hỏi
nhân dịp lễ tết, …
+ Và luôn quan tâm đến những lời nhắn hồi âm của khách hàng. Muốn thành công,
PGD phải triệt để tìm hiểu và giải quyết những phàn nàn của khách hàng, có như vậy họ
mới cảm thấy ngân hàng có trách nhiệm và hoạt động một cách thực tế.
3.2.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại:
PGD nên đưa ra những sản phẩm tín dụng mang những đặc tính sau:
- Về chức năng, PGD phải chứng tỏ cho khách hàng thấy được sản phẩm - dịch vụ
của mình có những ưu việt gì so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ: có nhiều tiện
ích, đa dạng và phong phú về hình thức, tính thuận tiện trong thủ tục, dịch vụ hậu mãi…
- Về giá cả, PGD phải thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các chính sách giá phù
hợp cho các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng, bao gồm giá cả và giá trị tăng thêm. Vì giá
cả không chỉ thể hiện giá trị mà còn là đẳng cấp của sản phẩm.
3.2.1.5 Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng:
- Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển sản phẩm tín dụng
của ngân hàng. Trong đó PGD nên tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng
các kênh phân phối mới để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng.
- Bên cạnh đó, PGD cần phải triển khai thực hiện cũng như đa dạng hóa các sản
phẩm – dịch vụ kèm theo như: thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng tại nhà, qua điện
thoại, qua mạng Internet hay mở tài khoản tiết kiệm cho những người có dự định đi du hoc.
3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay:
3.2.2.1 Mở rộng cho vay dài hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp:
- Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay rất lớn vì thế PGD cần có những biện
pháp nâng cao chất lượng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay dài hạn của khách hàng
như: huy động thông qua chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng sổ bảo hiểm tiền gửi.
Ngoài ra PGD có thể huy động bằng cách quy định khách hàng nếu gửi một số tiền nhất