Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vai trò của viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.05 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VĂN SƠN

VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 938.01.04

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

S.

HÀ NỘI – năm 2020


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Ngọc Hương
2. TS. Nguyễn Minh Đức

Phản biện 1: GS.TS. Bùi Minh Thanh

Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn
Phản biện 3: TS. Quản Minh Cường


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tại: Học viện khoa học xã hội
Vào hồi ...... giờ,….phút, ngày ....... tháng ...... năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
Các bài báo khoa học đã công bố:
1. Đinh Văn Sơn (2012), “Kỹ Năng cơ bản giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm
quyền của Viện Kiểm sát nhân dân”, Tạp chí Kiểm sát, số 14/2012
2. Đinh Văn Sơn (2014), “Trách nhiệm phối hợp trong công tác tiếp công dân giải
quyết khiếu nại, tố cáo”, Tạp chí Thanh tra, số 4/2014
3. Đinh Văn Sơn - Hà Như Khuê (2014), “Về đổi mới công tác khiếu tố”, Tạp chí Khoa
học kiểm sát, số 4/2014
4. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân các cấp”, Tạp chí Kiểm sát,
số 12/2015
5. Đinh Văn Sơn (2015), “Đổi mới công tác tiếp công dân của Viện Kiểm sát nhân dân
các cấp”, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2015


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm xem xét giải quyết của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm

2013. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định
trong Bộ luật tố tụng hình sự đã thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước ta. Các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS) về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước là phương tiện bảo đảm quyền dân chủ trực
tiếp, tránh oan, sai, phòng lọt tội phạm, góp phần mang lại công bằng xã hội. Viện kiểm
sát nhân dân (VKSND) là cơ quan hiến định, có chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp; đồng thời có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ làm phát
sinh mối quan hệ pháp lý giữa VKSND với các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân
trong việc ban hành các quyết định tố tụng, thực hiện các hành vi tố tụng trong hoạt
động tư pháp; đồng thời sẽ phát sinh khiếu nại, tố cáo đối với quyết định, hành vi tố
tụng đó khi người khiếu nại, tố cáo cho rằng có vi phạm pháp luật. Ngoài việc có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong tố tụng hình sự (TTHS) thuộc thẩm
quyền, Viện kiểm sát còn có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ
quan có thẩm quyền khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS. Như vậy,
VKSND không những chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
TTHS của chính mình, mà còn của cả các chủ thể có thẩm quyềngiải quyết khác.
Trong những năm gần đây vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS đã được đề cao. Nhiều khiếu nại, tố cáo trong TTHS liên quan đến oan,
sai bức xúc, kéo dài đã được giải quyết; góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong TTHS của các cơ quan tư pháp nói chung và trong ngành Kiểm sát nói
riêng, còn có nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế; một số khiếu nại, tố cáo chưa được giải
quyết kịp thời hoặc giải quyết chưa đúng pháp luật. Những yếu kém trên phần nào
làm giảm lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước.
Là cán bộ nhiều năm công tác trong ngành Kiểm sát, hơn nữa lại trực tiếp làm

việc trong Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
tác giả luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế;
đồng thời đề ra những giải pháp bảo đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong TTHS.
Nhìn nhận từ bình diện lý luận, mặc dù đã có một số công trình khoa học đã
công bố liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo đối
với quyết định, hành vi cụ thể của hoạt động tố TTHS như khiếu nại quyết định khởi
tố vụ án hình sự; khiếu nại cáo trạng... nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa


2
học nào nghiên cứu có hệ thống về vai trò của VKSND về giải quyết khiếu khiếu
nại, tố cáo trong TTHS. Trong lĩnh vực nghiên cứu này, tác giả đã bước đầu tích luỹ
được những kinh nghiệm thực tiễn và lý luận trong quá trình làm việc, nghiên cứu,
xây dựng Chuyên đề, trau rồi kiến thức trong các Hội thảo, Hội nghị, công tác tập
huấn nghiệp vụ. Từ nhận thức như trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề: "Vai trò của
Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt
Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hình sự và TTHS, mã
số 9 380104.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án phân tích và chứng minh những vấn đề lý luận thể hiện vai trò của Viện
kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Trên cơ sở lý
luận được chứng minh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng
thực hiện vai trò kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên cơ sở
các tiêu chí nhất định; đề xuất một số giải pháp khoa học nhằm bảo đảm vai trò của Viện
kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận án đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng khái niệm, chỉ ra đặc điểm, bản chất của khiếu nại, tố cáo và giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; khái niệm, đặc điểm vai trò của Viện
kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
- Phân tích và chứng minh những phương diện cơ bản thể hiện vai trò của
Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
- Phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện vai trò của
Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; những
tồn tại, hạn chế, vướng mắc;
- Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc, bất cập;
- Đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận; thực trạng pháp luật và thực trạng
thực hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS trên
phương diện trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo và phương diện kiểm sát việc tuân
theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các chủ thể có thẩm quyền
khác; tìm ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải pháp bảo đảm vai
trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam;
- Phạm vi thời gian: Trong 10 năm, từ 2009 đến 2018;
- Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu vai trò của VKSND về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc tuân


3
theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS của các chủ thể có thẩm
quyền khác.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê

Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong quá
trình tiếp cận nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống; tiếp
cận liên ngành khoa học xã hội; tiếp cận chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước
và pháp luật đặc biệt chú ý đến luật học; chủ yếu là phương pháp tiếp cận của
chuyên ngành Luật Hình sự, Tố tụng hình sự.
Để giải quyết mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và trừu tượng hóa được sử dụng
trong quá trình xây dựng các khái niệm; phân tích chứng minh và luận giải những
đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS và vai trò của VKSND trong
lĩnh vực này.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng trong việc làm rõ thực tiễn
công tác áp dụng các quy định pháp luật về kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS của VKSND; làm rõ những yếu tố phù hợp và những bất cập của pháp
luật có liên quan, những hạn chế trong thực thi chức năng, nhiệm vụ của VKSND về
lĩnh vực này.
- Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận
án nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, bố cục
hợp lý, chặt chẽ, có sự kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để đạt được mục
đích, yêu cầu nhiệm vụ đã được xác định cho luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu toàn diện về vai trò của
VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS trong bối cảnh nước ta đang xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN;
Luận án đã xây dựng những vấn đề lý luận cơ bản bổ sung vào hệ thống lý
luận khoa học về vai trò của VKSNDvề giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS;
Luận án luận giải được tác dụng của VKSND khi khoác lên mình chức năng,
nhiệm vụ kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS;
Luận án xác định được những nội dung cơ bản trong vai trò của VKSND về giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự trên thực tiễn; các yếu tố cơ bản tác động
đến vai trò của VKSND về lĩnh vực này; những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc
thể hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự,
đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế, bất cập đó
để đề xuất hệ thống các giải pháp khoa học phù hợp với điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam nhằm bảo đảm vai trò của của VKSND về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận


4
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án góp phần làm phong phú và bổ
sung những luận giải về vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự; đồng thời, luận án xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là không thể thiếu; khẳng định thiết chế kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là sự thể hiện kiểm soát quyền
lực về tư pháp, hạn chế đến mức thấp nhất sự lạm quyền trong hoạt động tư pháp,có tác
dụng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ hoạt động
thực tiễn trong lĩnh vực này; đồng thời cũng là nguồn tài liệu để các cá nhân trong
xã hội nghiên cứu tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Nội dung luận án có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu giảng
dạy, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật;
Luận án sẽ là tài liệu quan trọng cho các nhà nghiên cứu lập pháp, các nhà khoa
học pháp lý, những sinh viên chuyên ngành luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này
7. Kết cấu của luận án
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án
Chương 2. Những vấn đề lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải

quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 3. Thực trạng vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 4. Các giải pháp bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam.


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
Các công trình nghiên cứu (04 công trình) của các tác giả nước ngoài có liên
quan đến đề tài luận án. Như vấn đề cải cách tư pháp, đề cao vai trò của Điều tra viên,
xây dựng đội ngũ Điều tra viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm chính, có năng
lực trình độ để hạn chế những vi phạm pháp luật dẫn đến khiếu nại, tố cáo; vấn đề lạm
dụng quyền lực, tham nhũng, cản trở công lý; cơ chế pháp luật về giải quyết khiếu nại,
tố cáo đối với những người vi phạm. Tuy các công trình này chưa có sự hiện diện của
Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự do mô hình tổ chức
và hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ngoài khác với nước ta nhưng nó là tài
liệu có giá trị để so sánh, đánh giá, đề xuất giải pháp trong quá trình nghiên cứu đề tài
luận án.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự ở nước ngoài.
Các công trình của các tác giả ở trong nước nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo trong
TTHS ở nước ngoài, như:“Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Liên ban Nga”;“Nghiên
cứu pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc”;“Nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Cộng
hòa Pháp”; “So sánh pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế

giới”,các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, phân tích các chế định về trình tự, thủ
tục, thẩm quyền tố tụng trong giải quyết vụ án, qua đó có nêu quyền khiếu nại của người
tham gia tố tụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Các kết quả
nghiên cứu đó là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả so sánh với pháp luật
TTHS Việt Nam, đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong TTHS phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước về khiếu nại, tố cáo
Những công trình nghiên cứu đã được tác giả khảo cứu bao gồm: Nhóm
những công trình nghiên cứu về quyền khiếu nại, tố cáo; nhóm những nghiên cứu về
thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo; nhóm những công trình nghiên cứu về sự hiện diện của VKSNDtrong giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Các tác giả đã phân tích từ góc độ pháp lý về quyền khiếu nại, tố
cáo được xem như là công cụ để giám sát, đối trọng với các chủ thể của quyền lực
nhà nước.Bình luận về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết
khiếu nại, tố cáocác tác giả cho rằng các chủ thể có thẩm quyền giải quyết phải tự
giác, nghiêm chỉnh thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật; có cơ chế kiểm
tra, giám sát; phòng chống và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố
cáo là biểu hiện của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại,
tố cáo. Phân tích về sự hiện diện của VKSND trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, các
tác giả đã đưa ra quan điểm của mình ở các phương diện giải quyết khiếu nại, tố cáo


6
thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp của các chủ thể có thẩm quyền khác.
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Về những ưu điểm và kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và
tiếp tục phát triển
- Về khía cạnh lý luận
Những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có ý nghĩa quan trọng để

tác giả tham khảo thực hiện luận án, như: các quan điểm về quyền con người, quyền
khiếu nại, tố cáo; khái niệm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nguyên
tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo; những tồn tại, hạn chế, bất cập và nguyên nhân; các giải pháp nói chung, nhất
là trong lĩnh vực TTHS nói riêng.
- Về khía cạnh thực tiễn
Các công trình nghiên cứu đã khái quát được một cách khá đầy đủ các quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ngoài cũng như ở trong nước; bước đầu đã tiếp
cận và phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; vai trò của
các chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và vai trò của chủ thể giám sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó đã chỉ ra được những thành tựu, bất cập,
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến vai trò của chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo và vai trò của chủ thể giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn mờ nhạt. Từ
đó giúp tác giả luận án có cơ sở nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm bảo
đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS ở Việt Nam.
1.2.2. Những vấn đề cần phải được tiếp tục nghiên cứu
- Về khía cạnh lý luận
Các công trình, bài viết khoa học ở trong nước bình luận về những quy định
trong TTHS ở nước ngoài; các công trình, bài viết khoa học ở trong nước nghiên
cứu về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam nói chung và lĩnh
vực TTHS nói riêng có nhiều, xong chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về
vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS do tính chất phức tạp
của vấn đề. Do vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra được khái
niệm khái quát, đầy đủ được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam đối với lĩnh vực mà tác
giả luận án chọn nghiên cứu. Nhóm công trình gần với đề tài nghiên cứu của tác giả
luận án: Các công trình nghiên cứu về khiếu nại, tố cáo; có công trình nghiên cứu đã
đi thẳng vào vấn đề khiếu nại, tố cáo trong TTHS Việt Nam. Tuy vậy, các công trình
này mới liệt kê các quy định của pháp luật về khiếu, tố cáo; hoặc chỉ dừng lại ở dạng
nghiên cứu những khiếu nại đối với một loại quyết định tố tụng, chưa nghiên cứu
một cách có hệ thống; chưa đi vào luận giải vai trò của VKSND về giải quyết khiếu

nại, tố cáo trong TTHStrên các phương diện trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS của các chủ thể có thẩm quyền khác.
- Về khía cạnh thực tiễn
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam hiện nay đã có một số
công trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng và thực tiễn thực hiện và


7
bảo đảm thực hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
dưới góc độ khoa học pháp lý. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ
dừng lại ở việc đánh giá thực trạng pháp luật về vai trò của VKSND về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong từng vụ việc cụ thể, chưa mang tính toàn diện, sâu sắc.
Từ nhận xét nêu trên, vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu luận án là: (1) nghiên
cứu sâu, có hệ thống, luận giải để xây dựng khái niệm khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS; (2) Làm rõ đặc điểm, bản chất của khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS; (3) Đưa ra khái niệm, nội dung vai trò của VKSND
về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS; (4) Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất
lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS Việt Nam; (5) Đánh giá thực trạng thực
hiện vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, chỉ ra các ưu điểm,
hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế vướng mắc, bất cập đó
để đề xuất các giải pháp bảo đảm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS ở Việt Nam.
1.3. Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu; hướng tiếp cận của luận án
1.3.1. Cơ sở lý luận
- Chủ nghĩa Mác -Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư
pháp.
Trên cơ sở lý luận nêu trên, luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu,
như sau:

- Câu hỏi nghiên cứu về khía cạnh lý luận: Khái niệm, đặc điểm, bản chất của
khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS, quá trình hình thành và
phát triển? khái niệm, nội dung và bảo đảm vai trò của VKSND về giải quyết khếu nại,
tố cáo trong TTHS Việt Nam?
- Câu hỏi nghiên cứu về khía cạnh thực tiễn: Vai trò của VKSND về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS được quy định trong pháp luật hiện hành ở Việt Nam như
thế nào? Thực tiễn thực hiện và bảo đảm thực hiện vai trò của VKSND về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS ở Việt Nam trên thực tế ra sao?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, không thể thiếu vai trò Viện kiểm sát nhân
dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học trên, luận án trực tiếp giải quyết các vấn
đề khoa học, gồm:
- Tại sao trong Nhà nước pháp quyền XHCN, Viện kiểm sát nhân dân lại có chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
- Nghiên cứu, phân tích làm rõ kết quả và những hạn chế của VKSND trong thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo; nguyên
nhân và các giải pháp khắc phục những hạn chế để bảo đảm vai trò không thể thiếucủa
VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
1.3.3. Hướng tiếp cận của luận án
Thứ nhất, tiếp cận hệ thống: Phân tích và đánh giá các vấn đề về quyền lực
nhà nước, quyền tư pháp, vai trò của Viện kiểm sát trong hệ thống các cơ quan tư


8
pháp, trong bộ máy nhà nước, nhất là vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong TTHS; sự tác động qua lại giữa các cơ quan tư pháp với nhau thông
qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, tiếp cận liên ngành: Có sự kết hợp tri thức của nhiều ngành khoa học
xã hội, như khoa học chính trị, khoa học triết học, khoa học luật hình sự, khoa học

luật tố tụng hình sự, khoa học luật hành chính, khoa học lý luận nhà nước và pháp
luật, khoa học luật hiến pháp, khoa học quyền con người…
Thứ ba, tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu đặc biệt là quá trình xem xét mối quan hệ qua từng giai đoạn lịch sử
khác nhau; khái quát và đánh giá thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS trong bối cảnh lịch sử và những điều kiện
cụ thể và được nhìn nhận dưới góc độ lôgic phát triển.
Thứ tư, tiếp cận luật so sánh: được sử dụng chủ yếu so sánh quy định pháp
luậtTTHS hiện hành và pháp luật TTHS trước đó về vai trò của VKSND về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS.
Kết luận chương 1

Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Khái quát về khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Để luận giải vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
thì trước hết phải nhận thức được khiếu nại tố cáo trong TTHS là gì; đặc điểm của
nó; các chủ thể có thẩm quyền giải quyết và chủ thể có chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS.
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.1.1.1. Khái niệm khiếu nại trong tố tụng hình sự
2.1.1.2. Đặc điểm của khiếu nại trong tố tụng hình sự
- Về người khiếu nại: Phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi
quyết định hành vi tố tụng mà mình khiếu nại;
- Về người bị khiếu nại: Là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự
- Đối tượng bị khiếu nại: Là những hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan, cá
nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

2.1.1.3. Khái niệm tố cáo trong tố tụng hình sự
2.1.1.4. Đặc điểm của tố cáo trong tố tụng hình sự
- Về người tố cáo: Cá nhân phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt
động TTHS;
- Về người bị tố cáo: Là người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS;
- Đối tượng của tố cáo: Hành vi trong hoạt động TTHS mà người tố cáo cho
rằng hành vi đó là vi phạm pháp luật.


9
2.1.1.5. Bản chất của khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Bản chất của khiếu nại, tố cáo chính là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.
Khiếu nại là công cụ pháp lý để cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, khi bị xâm phạm; còn tố cáo là công cụ để cá nhân báo cho cơ
quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự
2.1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
Giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự là quá trình xem xét, thụ lý, xác
minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố
tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2.1.2.2. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
- Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Chỉ được giao cho cơ quan tiến hành tố
tụng và những người có chức danh tiến hành tố tụng. Người giải quyết khiếu nại
không có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành vi tố tụng của chính
mình;
- Về thủ tục giải quyết khiếu nại: Người khiếu nại không có quyền khởi kiện
đối với quyết định giải quyết khiếu nại;

- Thời hạn giải quyết khiếu nại: Thời hạn ngắn hơn nhiều so với thời hạn giải
quyết khiếu nại quyết định, hành vi hành chính (tối đa 15 ngày; có loại thời hạn giải
quyết không quá 3 ngày).
2.1.2.3. Khái niệm giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự
Giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự là quá trình xem xét, thụ lý, xác minh,
ra quyết định giải quyết tố cáo đối với hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.
2.1.2.4. Đặc điểm của giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự
- Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Luôn thuộc về người đứng đầu cơ quan;
- Về thủ tục giải quyết tố cáo: Chỉ quy định một cấp giải quyết;
- Thời hạn giải quyết tố cáo: Về cơ bản thời hạn giải quyết dài hơn đối với
khiếu nại. Tuy vậy riêng đối với tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam
thì thời hạn giải quyết không quá 3 ngày.
2.1.3. Khái niệm, đặc điểm của kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự
2.1.3.1. Khái niệmcủa kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự
Là hoạt động kiểm tra của Viện kiểm sát đối với việc tuân theo pháp luật của
các chủ thể thẩm quyền khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
2.1.3.2. Đặc điểm của kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự
- Về chủ thể: Chỉ Viện kiểm sát là chủ thể duy nhất thực hiện quyền kiểm sát


10
- Về phạm vi kiểm sát: Chỉ trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự
- Hoạt động kiểm sát mang tính quyền lực Nhà nước
2.2. Khái niệm, nội dung vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.2.1.1. Khái niệm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự
Thuật ngữ “vai trò”. Vai trò có nghĩa là “tác dụng, chức năng của ai hoặc cái
gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức”.
Từ khái niệm “vai trò” nêu trên có thể đưa ra khái niệm vai trò của Viện kiểm
sát nhân dân: là những giá trị và tác dụng mà Viện kiểm sát nhân dân mang lại cho
xã hội từ phương diện hoạt động cơ bản của mình.
Như vậy,từ việc phân tích các khác niệm có liên quan và phân tích nghĩa của
thuật ngữ “vai trò” có thể đưa ra khái niệm vai trò của VKSND về giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam là: Những biểu hiện về kết quả, giá trị,
tác dụng mà Viện kiểm sát nhân dân mang lại cho xã hội thông qua hoạt động thực
hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự.
2.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
chụi sự chi phối toàn diện của pháp luật
- Viện kiểm sát nhân dân là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải quyết cả khiếu nại,
tố cáo đối hành vi, quyết định của người tiến hành tố tụng không thuộc quyền quản lý của
mình.
- Vai trò giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát có thể làm chấm dứt
hoặc thay đổi tư cách pháp lý của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
cũng như quá trình tố tụng của vụ án hình sự.
- Vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo được hình thành trên cơ
sở yêu cầu của cá nhân, nhà nước.
2.2.2. Nội dung vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự
2.2.2.1. Vai trò của VKS trong việc trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố

tụng hình sự
Giải quyết khiếu nại, tố cáo vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của Viện kiểm sát.
Quyền hạn giải quyết khiếu naị, tố cáo trong tố tụng hình sự của VKSND được quy định
ở Bộ luật TTHS và Luật tổ chức VKSND và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn
thi hành, Quy chế nghiệp vụ của ngành. Theo đó, VKSND có thẩm quyền có vai trò giải
quyết các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi, quyết định tố tụng của những người tiến hành
tố tụng thuộc VKSND và hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra;
Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; kết quả giải


11
quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan điều tra, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; đồng thời có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với
hành vi tố tụng của những người thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra. Như vậy, VKSND còn có vai trò giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với
cả những người tiến hành tố tụng không thuộc quyền quản lý hành chính của mình.
2.2.2.2. Vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể khác
Vai trò của VKSND về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự được quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Bộ luật tố tụng
hình sự, và được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật như Thông tư liên tịch số 02
của liên ngành tư pháp Trung ương, Quy chế nghiệp vụ của ngành. Theo đó VKS có
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
TTHS của các chủ thể có thẩm quyền.
2.2.3. Mục đích thực hiện vai trò giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
2.2.3.1. Bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người
2.2.3.2. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát
2.2.3.3. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có tác dụng phổ biến, giáo
dục pháp luật cho các chủ thể khiếu nại, tố cáo

2.2.3.4. Góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo
2.2.3.5. Góp phần vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống các hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các trường hợp oan, sai,
chống bỏ lọt tội phạm.
2.2.4. Yêu cầu của việc thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.2.4.1. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.2.4.2. Tuân thủ pháp luật
2.2.4.3. khẩn trương, kịp thời và không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường
của các chủ thể khác
2.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.3.1. Nhận thức của Đảng, Nhà nước và người dân về vai trò của Viện
kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội. Theo đó,
đường lối chủ trương và chính sách của Đảng sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến tất cả
các lĩnh của đời sống xã hội trong đó có vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
TTHS cũng cần nhận thức đầy đủ về vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS. Có như vậy mới
tạo điều kiện thuận lợi để Viện kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình; đồng thời cũng là giúp các cơ quan này phát hiện vi phạm để chấn chỉnh kịp thời


12
với mục đích bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
nước, cá nhân, tổ chức.
Ngoài ra, thì nhận thức của người dân về vai trò của Viện kiểm sát về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS cũng rất quan trọng. Trước hết người dân cần

nhận thức được quyền khiếu nại, tố cáo của mình để tự bảo vệ chính mình và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác khi nó bị xâm phạm. Mặt khác, người dân
cũng cần nhận thức được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS về lĩnh vực này
để đến đúng cơ quan có trách nhiệm giải quyết.
2.3.2. Quy định của pháp luật đối với vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Xã hội pháp quyền tồn tại và phát triển trước hết cần phải có hệ thống pháp
luật thống nhất, đầy đủ và quy định rõ ràng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước trong đó VKSND giữ vai trò như thế nào trong hoạt
động quyền lực nhà nước; trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS
Viện kiểm sát giữ vai trò gì? Phụ thuộc vào nội dung của pháp luật quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Chính sách pháp luật không phù hợp
với thực tế sẽ tác động đến vai trò của VKSND.
2.3.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân tham mưu
giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc;
Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
Chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ giải quyết và kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS là khả năng hoàn thành nhiệm vụ
được giao trong lĩnh vực này dựa trên các tiêu chí sau: Một là, phẩm chất chính trị
thể hiện ở lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng liên quan đến lĩnh
vực công việc được giao; Hai là, phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ thể hiện ở sự
hiểu biết sâu sắc và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật, nhất là các quy
định của pháp luật liên quan đến nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm cao
trong hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc; Ba là, phẩm chất
đạo đức thể hiện ở việc thực hiện nghiêm túc quy định về chuẩn mực đạo đức của
cán bộ, công chức nói chung và cán bộ ngành Kiểm sát nói riêng, có tinh thần phục
vụ nhân dân, bảo vệ công lý, lẽ phải, sống trong sạch, giản dị.

2.3.4. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ hoạt động giải quyết và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Nguồn lực vật chất để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, như:
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ; áp dụng phương tiện
thông tin điện tử, xây dựng phần mềm quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong toàn
ngành Kiểm sát để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, chỉ đạo giải
quyết kịp thời. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyên
môn...Tất cả các điều kiện vật chất nêu trên, đòi hỏi Nhà nước, xã hội cần đầu tư
thích đáng nguồn lực vật chất cho ngành Kiểm sát để thực hiện tốt vai trò của Viện


13
kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp nói chung và trong
TTHS nói riêng.
2.3.5. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
đã có hiệu lực pháp luật
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật là
công đoạn cuối cùng của việc thực thi quyền lực nhà nước. Do vậy, quyền lực trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo chỉ dừng lại ở việc ban hành quyết định giải quyết, kết
luận đúng sai, khẳng định công lý thì chưa đủ và công lý đó chỉ ở “trên giấy” mà
thôi, những quyết định của Viện kiểm sát chỉ có giá trị đích thực khi chúng được tổ
chức thi hành nghiêm.
2.4. Những tiêu chí cơ bản đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
2.4.1. Tiêu chí đánh giá quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhận thức
người dân về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự
- Mức độ thống nhất giữa chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về vai trò của VKSND đối với hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự;

- Mức độ phù hợp trong thực tế về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước với chức năng, nhiệm vụ kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự của VKSND;
- Mức độ bảo đảm quyền lực của VKSND trong quá trình Đảng lãnh đạo hoạt
động giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
- Mức độ nhận thức của nhân dân về khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của hoạt động
giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự;
- Mức độ tin tưởng của nhân dân vào sự công bằng và bảo đảm công lý được
thực thi của hoạt động giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự của VKSND.
2.4.2. Tiêu chí đánh giá pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát nhân
dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Mức độ đầy đủ và toàn diện của pháp luật ghi nhận chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự;
- Mức độ thống nhất của pháp luật trong việc bảo đảm quyền lực của Viện
kiểm sát trong hoạt động giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự;
- Pháp luật bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện hoạt động giải quyết và kiểm sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
2.4.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo phản ánh đúng bản chất vụ việc bảo đảm
công bằng, đúng pháp luật, đạt chân lý khách quan là tiêu chí cơ bản đánh giá vai trò của
VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. Ngoài ra, để bảo đảm việc


14
đánh giá toàn diện vai trò của Viện kiểm sát trong lĩnh vực này thì cần xem xét đến tính
kịp thời của hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn luật định.

Kết luận Chương 2

Chương 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Thực trạng pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.1.1. Từ chủ trương của Đảng đến việc Nhà nước ban hành pháp luật thể
hiện vai trò của Viện kiểm sát về khiếu nại, tố cáo
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra kết luận
về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó nêu rõ:
“Cần sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng:
Viện kiểm sát nhân dân chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, không thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của các cơ quan tổ
chức và cá nhân”
Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc hội khóa XIII đã thông
qua Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật về tư pháp, trong đó có Luật tổ chức
VKSND năm 2014; vai trò của VKSND về giải quyết và kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được ghi nhận thành một mục riêng. Cùng
với Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi mới
về vai trò của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo so với BLTTHS năm 2003
như khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong TTHS, Phó viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát, trừ khiếu nại, tố cáo về quyết định, hành
vi của chính mình; Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát cấp dưới. VKSND tối cao thanh tra,
kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát các cấp.
3.1.2. Pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự hiện nay

Căn cứ những quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội khóa XIII thông
qua Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 trong đó có ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự
3.2. Thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.2.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc trực tiếp
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Bảng 1. Thống kê số liệu giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của VKSND trong 10 năm


15
(từ 2009 đến 2018)
Khiếu nại
Năm
Số thụ lý (việc)
Đã giải quyết
Đạt (%)
(việc)
2009
854
562
66%
2010
798
487
61%
2011
958

617
64%
2012
570
561
98%
2013
596
582
98%
2014
970
955
98%
2015
855
881
99%
2016
1191
1190
99%
2017
1516
1212
79,9%
2018
1672
1592
95,2%

Tổng số
9980
8639
86,5%
Nguồn: Báo cáo thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
của Viện kiểm sát nhân dân các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017, 2018
Bảng 2. Thống kê số liệu giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của VKSND trong 10 năm
(từ 2009 đến 2018)
Tố cáo
Năm
Số thụ lý (việc)
Đã giải quyết (việc)
Đạt (%)
2009
39
30
77%
2010
36
23
64%
2011
39
28
72%
2012
76
72

95%
2013
39
35
90%
2014
52
48
92%
2015
33
30
91%
2016
43
41
95%
2017
125
113
90,4%
2018
102
92
90,1%
Tổng số
584
512
87,6%
Nguồn: Báo cáo thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

của Viện kiểm sát nhân dân các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
2017,2018
3.2.2. Thực trạng thực hiện vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Bảng 3. Thống kê số liệu kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng hình sự của VKSND trong 10 năm (từ 2009 đến 2018)
Năm Tổng số
Các phương thức tiến
Kết quả kiểm Kiểm


biện
pháp
kiểm sát
đã tiến
hành

Trực
tiếp
kiểm
sát

16
hành kiểm sát
sát
Yêu Yêu Yêu Kiến Kháng
cầu cầu
cầu nghị
nghị
ra

tự
cung
văn
kiể
cấp
bản
m hồ sơ,
giải
tra
tài
quyế
liệu
t
56
101
20
146
6
34
93
27
219
14
36
177
33
289
6
41
112

61
432
2
51
70
18
469
6
301 226
48
410
2
45
181
64
359
8
61
227
100
369
2
149 296
70
411
1
142 249
94
329
1

916 1732 535
3433
48

tra
việc
thực
hiện
kiến,
khán
g
nghị

2009
550
373
2010
464
310
2011
635
389
1
2012
731
517
6
2013
724
585

15
2014
1072
497
2015
749
459
2016
863
475
2017
986
471
2018
1039
554
Tổng
7813
4630
22
số
Nguồn: Báo cáo thống kê kết quả kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013,
2014, 2015, 2016, 2017, 2018
3.3. Đánh giá vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
3.3.1. Nhận thức về vai trò của Viện kiểm sát trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự
- Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về vai trò của Viện kiểm sát
về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

- Nhận thức của người dân về vai trò của Viện kiểm sát đối với giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.3.2. Cơ chế pháp lý về vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự chưa hoàn thiện
- Pháp luật chưa quy định chế tài mà Viện kiểm sát được áp dụng trong trường
hợp cơ quan, người có thẩm quyền không thực hiện các yêu cầu, quyết định của
Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong TTHS.
- Pháp luật chưa quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo là một thủ tục tố tụng
tụng bắt buộc.
- Thời hạn giải quyết khiếu nại trong tụng tụng hình sự quá ngắn, khó đảm
bảo chất lượng, kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.


17
- Pháp luật ghi nhận quyền kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện
kiểm sát đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
nhưng lại không giao quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan này.
3.3.3. Hiệu quả kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình
sự của Viện kiểm sát
Từ năm 2009 đến năm 2018 Viện kiểm sát các cấp đã thụ lý giải quyết được
9.151/10.564 việc khiếu nại, tố cáo trong TTHS đạt khoảng 86,6%, số việc còn lại
chưa được giải quyết vẫn còn trong thời hạn, hoặc những việc phức tạp cần có thời
gian để xác minh, kết luận; cũng trong khoảng thời gian nêu trên Viện kiểm sát các
cấp đã tiến hành kiểm sát 7.813 lượt đối với các chủ thể có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong TTHS. Trong đó trực tiếp kiểm sát 4.630 cuộc; áp dụng các
biện pháp kiểm sát gián tiếp: 3.183 lượt. Kết thúc các biện pháp kiểm sát, Viện kiểm
sát các cấp đã ban hành 3.481 văn bản kiến nghị, kháng nghị (3.433 văn bản kiến
nghị, 48 văn bản kháng nghị) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong TTHS khắc phục, sửa chữa vi phạm, đạt tỷ lệ 44,5%, khẳng định vai trò

quan trọng của VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS; đồng thời
khẳng định vị thế của Viện kiểm sát là một cơ quan vừa trực tiếp giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, vừa có chức năng kiểm sát hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong TTHS.
3.3.3.1. Những hạn chế về hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
hình sự thuộc thẩm quyền
- Thứ nhất, về công tác tiếp công dân: Có Viện kiểm sát địa phương lãnh đạo
chưa tiếp dân đầy đủ theo quy định; một số cán bộ trình độ năng lực còn hạn chế;
trách nhiệm trong công tác tiếp dân chưa được đề cao.
- Thứ hai, về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Thời hạn giải quyết còn để
kéo dài; chất lượng giải quyết một số vụ việc chưa đúng quy định của pháp luật,
chưa đúng bản chất của vụ việc.
- Thứ ba, về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành: Lãnh đạo một Viện kiểm sát
địa phương còn xem nhẹ công tác giải khiếu nại, tố cáo nên thiếu kiểm tra đôn đốc
thường xuyên, kịp thời.
3.3.3.2. Những hạn chế về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự đối với các chủ thể có thẩm quyền khác
- Trong phương thức kiểm sát gián tiếp: Một số Viện kiểm sát địa phương áp
dụng quá nhiều biện pháp yêu cầu ra văn bản giải quyết mà không áp dụng biện
pháp kiểm sát khác có hiệu quả hơn dẫn đến chất lượng phương thức kiểm sát gián
tiếp còn nặng về hình thức, kém hiệu quả;
- Về phương thức kiểm sát trực tiếp: Việc nắm thông tin vi phạm trước khi tiến
hành kiểm sát trực tiếp còn hạn chế, do vậy khi vào kiểm sát còn dàn trải chưa tập
trung ngay vào các vi phạm của cơ quan được kiểm sát;
Nhìn chung, các cuộc kiểm sát trực tiếp và gián tiếp mới dừng lại ở việc phát
hiện những vi phạm về hình thức giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc phát hiện vi phạm
trong nội dung còn hạn chế. Do đó chưa khẳng định được vai trò quan trọng của
VKSND về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS.



18
3.3.4. Các nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong hoạt động kiểm
sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.3.4.1. Nguyên nhân khách quan
- Các chính sách về quản lý kinh tế, quản lý xã hội chưa được hoàn chỉnh,
đồng bộ, còn chồng chéo, làm cho việc nhận thức, áp dụng các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực này vào giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tư pháp
chưa thống nhất, dẫn đến có việc oan sai; các khiếu nại kéo dài, bức xúc chủ yếu có
liên quan đến các chính sách này.
- Tính độc lập trong hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Viện kiểm sát chưa được bảo đảm.
- Đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện chức năng kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, phẩm chất đạo đức.
- Do trình độ của một số cán bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, kiến thức cả về chuyên môn
nghiệp vụ và hiểu biết xã hội, dẫn đến việc tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Nhận thức của công dân về vai trò của Viện kiểm sát về kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo chưa đầy đủ.
- Nhận thức của các cơ quan tư pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn kiểm
sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát còn
chưa đầy đủ làm cho vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
TTHS chưa được đề cao.
3.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố
tụng hình sự chưa được quan tâm đúng mức; còn ưu tiên tập trung nhiều vào mục
tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo đầu
tư cơ sở vật chất, đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát chuyên sâu về lĩnh vực
này còn hạn chế, phần nào cũng là nguyên nhân dẫn đến Viện kiểm sát chưa làm

tròn vai trò của mình về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.
- Một số lãnh đạo Viện kiểm sát địa phương còn thiếu quan tâm chỉ đạo kiểm
tra, đôn đốc công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc hướng dẫn, tập
huấn nghiệp vụ của VKS cấp trên cho cấp dưới chưa được tiến hành một cách
thường xuyên; một số cán bộ trực tiếp thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn
có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu nại, tố cáo hoặc còn đùn đẩy, né tránh nhiệm vụ.
- Một số Viện kiểm sát chưa chủ động phối hợp giữa các cơ quan tư pháp
khác trong quản lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong TTHS, nên việc giải quyết
những trường hợp khiếu nại, tố cáo phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành
còn lúng túng, bị động.
- Việc lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với công tác kiểm sát việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS có nơi, có lúc thiếu thường xuyên, triệt để nên công


19
tác này còn mang tính hình thức, mới chú trọng chỉ tiêu về số lượng, chưa đi sâu về nội
dung và chất lượng.
- Nhiều đơn vị nghiệp vụ thuộc VKS các cấp còn xem nhẹ nhiệm vụ của công
tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS.
- Vai trò tham mưu, đề xuất của đơn vị chức năng giúp lãnh đạo Viện quản lý,
chỉ đạo, điều hành đối với công tác này chưa thực sự chủ động và sâu sắc; vẫn còn
biểu hiện ngại va chạm, nể nang; việc đôn đốc, phối hợp, nắm tình hình ở các đơn vị
nghiệp vụ hiệu quả chưa cao.
Kết luận Chương 3

Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
TRONGTỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

4.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân
dân về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
4.1.1. Sự cần thiết phải bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
4.1.1.1. Về vai trò trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
thuộc thẩm quyền
4.1.1.2. Về vai trò kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khác
4.2. Yêu cầu bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
4.2.1. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
4.2.1.1.Phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân khi tham gia giám sát
hoạt động của các cơ quan nhà nước
4.2.1.2.Cải cách tư pháp để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
4.2.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước
4.2.3. Yêu cầu của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
4.3. Bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự
4.3.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động kiểm sát và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
4.3.2. Bảo đảm việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo
4.3.3. Phát huy những ưu điểm đạt được trong thực hiện vai trò của VKSND
về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
4.3.4. Hoàn thiện pháp luật
4.3.3.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
* Về khiếu nại:


20

- Mở rộng quyền khiếu nại trong trong Điều 471 BLTTHS theo hướng đề cao bảo
vệ quyền con người. Cụ thể đối với trường hợp hết thời hiệu khiếu nại nhưng có căn cứ rõ
ràng vụ việc có oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý để giải
quyết.
- Sửa đổi, bổ sung quy định tại các Điều 475, 476, 477 BLTTHS theo hướng
tăng thêm thời hiệu khiếu nại lần tiếp từ 3 ngày lên 7 ngày; sửa đổi quy định về thời
hạn giải quyết khiếu nại (kể từ ngày nhận được khiếu nại) thay bằng kể từ ngày thụ
lý khiếu nại; đồng thời, tăng thời hạn giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền
giải quyết tiếp theo (lần 2) và đối với một số trường hợp phức tạp, cần có thời gian
để xác minh, làm rõ.
- Cần phân cấp và xác định rõ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Kiểm sát viên, Thủ trưởng đơn vị
nghiệp vụ tiến hành tố tụng bị khiếu nại để tránh sự đùn đẩy, né tránh hoặc chỉ cử
cán bộ không đủ thẩm quyền và khả năng tiếp công dân xử lý vụ, việc, dẫn đến
tình trạng khiếu kiện bức xúc, kéo dài.
* Về tố cáo:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 481 BLTTHS theo hướng: Quy định thời hạn giải
quyết tố cáo ngắn hơn để phù hợp với các giai đoạn tố tụng (từ 30 ngày xuống 20
ngày; từ 60 ngày xuống 30 ngày đối với vụ việc phức tạp); riêng thời hạn giải quyết
tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam thì cần tăng thêm thời gian, từ 3
lên 7 ngày để đảm bảo cho việc xác minh, kết luận vụ việc.
- Cần xây dựng Luật khiếu nại, tố cáo về tư pháp
- Bổ sung quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với
những người chưa có chức danh tư pháp nhưng tham gia cùng với người có chức
danh tư pháp để khám nghiệm hiện trường, hỏi cung…;

4.3.3.2. Hoàn thiện pháp luật ghi nhận vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Một là,phương diện trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
thuộc thẩm quyền.

- Bổ sung vào BLTTHS quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị xử lý
trách nhiệm đến cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ
quan điều tra; Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra trong trường hợp không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời
quyết giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Pháp điển hóa quy định kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có
hiệu lực pháp luật đối với một số trường hợp quy định tại Quyết định số 51/QĐVKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao ban hành kèm theo
Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Hai là, phương diện kiểm sát việc tuân theo pháp luật về giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong tố tụng hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khác.


21
- Xây dựng tiêu chí xác định mục đích cuối cùng của giải quyết khiếu nại, tố
cáo không phải chỉ đơn thuần là giải quyết “đơn”, mà là một hình thức để xem xét lại
tính khách quan, có căn cứ của quyết định, hành vi trong TTHS.
- BLTTHS cần bổ sung quy định theo hướng các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo nhận được khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình thì phải đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát biết để kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo đó; đồng thời, quy định thời hạn cho các chủ thể này thực hiện
trách nhiệm của mình đối với các yêu cầu của Viện kiểm sát.
- Bỏ quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết tố cáo
của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 483
BLTTHS năm 2015); bởi lẽ pháp luật không quy định cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố cáo hành vi tố tụng vi phạm pháp
luật của người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
4.3.5. Bảo đảm tính độc lập trong hoạt động kiểm sát và giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong tố tụng hình sự; đồng thời,cải cách mô hình tổ chức đơn vị tham
mưu kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng chuyên trách, đảm bảo

tính khách quan
4.3.6. Đầu tư cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động kiểm sát và
giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân
- Về kiện toàn tổ chức, bộ máy
- Về đầu tư cơ sở vật chất
4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện công tác kiểm
sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố
cáo cần được thực hiện bằng các biện pháp sau:
Một là, Viện kiểm sát cấp trên xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra,
kiểm tra Viện kiểm sát cấp dưới bằng các hình thức thanh tra toàn diện, thanh tra
chuyên đề hoặc thanh tra đột xuất.
Hai là, chỉ đạo thực hiện triệt để các kết luận, quyết định xử lý sau thanh
tra, kiểm tra trên các mặt: xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những người vi
phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo trong TTHS; đồng thời có biện pháp định
hướng, khắc phục những tồn tại để thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về khiếu
nại, tố cáo trong TTHS.
4.3.8. Nâng cao nhận thức của cán bộ ngành Kiểm sát về tầm quan trọng của
công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác kiểm sát và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong TTHS nên qua công tác kiểm tra của Viện kiểm sát cấp
trên đối với Viện kiểm sát cấp dưới cho thấy một số Viện kiểm sát thường chỉ tập trung
vào các công tác khác mà chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm sát và giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Thiếu sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Viện kiểm sát dẫn đến có
những đơn chuyển lòng vòng hoặc đùn đẩy tránh né giải quyết, nhất là đối với những
việc cần phải có sự phối hợp của các đơn vị nghiệp vụ hoặc của cấp trên đối với cấp
dưới.


22

4.3.9. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với các
cơ quan tư pháp khác về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Kết luận Chương 4


×