Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.26 KB, 37 trang )

MẪU 1.1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường
Tên tôi là

: Phan Thị Nhung

Chức vụ

: Giáo viên

Đơn vị

: Trường Tiểu học Chấn Hưng

Điện thoại : 0973.807.593
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh
Tường xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến/các
sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho
học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ”
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo)
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)



Chấn Hưng, ngày ... tháng... năm …..
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Phan Thị Nhung

0


BÁO CÁO KẾT QUẢ

1


NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
“ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong
trường Tiểu học ”
1 . Lời giới thiệu
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng.
Nó giúp ta rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp suy
luận, giải quyết vấn đề và rèn trí thông minh, sáng tạo, trau dồi tính cần cù, nhẫn
lại, tinh thần vượt khó.Trong khoa học kĩ thuật, Toán học giữ vị trí nổi bật hàng
đầu. Nó có tác dụng đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật trong sản xuất và
chiến đấu. Nó là chiếc chìa khóa vạn năng giúp các em khám phá ra tri thức của
nhân loại.Việc rèn luyện kiến thức Toán học nói chung đặc biệt là kĩ năng giải
toán nói riêng còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất
tốt như:rèn tính cẩn thận, ý trí tự vượt khó, làm việc có kế hoạch, từng bước
hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc
phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, kích thích sự ham thích tìm tòi, sáng

tạo. Qua theo dõi tình trạng thực tế hiện nay trong các trường tiểu học cho thấy
học sinh thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em gặp khó khăn
khi tìm ra phương pháp giải bài toán, chưa biết cách tổng hợp để trình bày bài
giải,câu từ diễn đạt trong bài làm còn vụng về, thiếu lô gic,dẫn đến chất lượng
chưa cao.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ
năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ”
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong
trường Tiểu học ”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phan Thị Nhung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng
- Số điện thoại: 0973807593
E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
2


- Họ và tên: Phan Thị Nhung
- Chức vụ: Giáo viên
- Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh
Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3
trong trường Tiểu học ”.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Từ tháng 9 năm 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Giới thiệu chung về phương pháp dạy học ( PPDH ) Toán 3

- PPDH Toán 3 là dạy học thông qua việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động học tập cho học sinh một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên tổ
chức, hướng dẫn cho học sinh dưới sự trợ giúp đúng mức của SGK Toán 3 và
song song với đó là sự kết hợp với các đồ dùng dạy và học, để mỗi học sinh có
thể tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập để thực hành và vận dụng các
nội dung đó theo khả năng của bản thân mỗi em.
- Ngoài các PPDH đã sử dụng khi dạy học Toán ở lớp 1 và lớp 2, đến lớp 3
còn phải sử dụng các PPDH giúp học sinh tập nêu các nhận xét hoặc các quy tắc
ở dạng khái quát nhất định. Đây là cơ hội phát triển năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa trong học toán ở cuối giai đoạn các lớp 1, 2, 3; đồng thời tiếp tục
phát triển khả năng diễn đạt của học sinh theo mục tiêu của môn Toán ở tiểu
học.
7.2. Vai trò của giải toán có lời văn lớp 3
Việc giải toán có lời văn ở tiểu học là một nội dung vô cùng quan trọng
trong mạch kiến thức môn toán. Trong quá trình giải Toán học sinh phải tư duy
một cách chủ động, tích cực, linh hoạt. Vậ dụng thích hợp các kiến thức và khả
năng đã có vào các tình huống khác nhau, phải biết phát hiện những dữ kiện
chưa được nêu ra một cách tường minh trong chừng mực nào đó phải biết suy
nghĩ năng động, sáng tạo vì vậy giải toán còn là một trong những biểu hiện "
năng động " trong hoạt động trí tuệ của học sinh.
3


Toán lớp 3 bổ sung và hoàn thiện về kiến thức, kĩ năng của toán lớp 1, 2 và
chuẩn bị cho học toán ở các lớp 4, 5. Mặc dù ở lớp Ba các em đã biết cách giải
và trình bày thành thạo một bài toán có lời văn, tuy nhiên các bài toán có liên
quan đến phân số, gấp, giảm một số lần…bây giờ các em mới được học, các em
còn khá lạ lẫm với cách giải các bài toán này. Vì vậy các em gặp không ít khó
khăn khi trình bày lời giải, và cần có sự hưỡng dẫn chỉ bảo từ phía thầy cô.
7.3. Nội dung chương trình toán có lời văn ở lớp 3:

- Hệ thống kiến thức toán có lời văn lớp 3 được sắp xếp xen kẽ với các
mạch kiến thức cơ bản khác của môn Toán lớp 3. Giải toán có lời văn không chỉ
củng cố các kiến thức toán học đã lĩnh hội mà còn giúp học sinh biết cách vận
dụng các kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú và
những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
* Mục tiêu của bài giải toán có lời văn ở lớp 3:
- Học sinh biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính.
- Biết giải và trình bày bài giải một số dạng toán như: Tìm một trong các
phần bằng nhau của một số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị ….
7.4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
7.4.1. Thực trạng của việc dạy và học giải toán có lời văn trong trường tiểu
học hiện nay
A. Khái quát về nhà trường.
Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 994 học sinh gồm 28 lớp. Trong đó
khối lớp Ba có 5 lớp. Cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư đầy đủ và khá
khang trang với đầy đủ các phòng học. Đặc biệt là khung cảnh sư phạm ở đây
thật tốt, đảm bảo là ngôi trường “ Xanh, sạch, đẹp” với những bồn hoa cây cảnh
quanh năm xanh mát, thắm tươi…
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn
nghiệp vụ lại nhiệt tình có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy trong công việc. Đặc
biệt BGH luôn có sự chỉ đạo sát sao kịp và đúng đắn trong mọi hoạt động của
nhà trường.
Học sinh chủ yếu là con em nông thôn trong xã có đạo đức tốt cần cù trong
học tập, phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của học sinh.
4


Hơn năm qua nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt nhiều
thành tích cao góp phần vào thành tích chung của huyện nhà.
B. Thực trạng dạy và học toán trong trường hiện nay.

a. Thuận lợi
* Nhà trường:
Công tác chỉ đạo chuyên môn của BGH luôn sát sao, nhà trường luôn coi
trọng việc dạy đúng và đủ các môn học là cần thiết trong việc phát triển toàn
diện nhân cách học sinh. Bởi vậy, đã kịp thời như tổ chức các chuyên đề cấp tổ,
cấp trường về các môn học nói chung và Toán nói riêng để giáo viên trao đổi
học tập kinh nghiệm cũng như phương pháp của đồng nghiệp.
Trong rất nhiều các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu luôn lấy việc
đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm.
Trong công tác dạy học, nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, luôn
khích lệ giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh. Trong đó môn toán là môn được cả giáo viên và học sinh trong
trường ưu ái đầu tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất.
* Giáo viên
Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn lại được
trang bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học giúp giáo viên có thể tìm kiếm nhiều
thông tin bổ ích hỗ trợ cho các bài giảng của mình sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
Giáo viên trong trường luôn nhận thức được vai trò của việc trong việc giáo
dục toàn diện học sinh đặc biệt là giúp các em có kiến thức toán học vững vàng
để làm nền tảng cho bậc học sau. Bởi vậy giờ dạy Toán luôn là mối quan tâm
của giáo viên trong trường.
* Học sinh:
Học sinh trong trường chủ yếu là con em nông thôn, ngoan , chăm chỉ nên
các em có rất nhiều cố gắng trong học tập. Bên cạnh đó, các em cũng rất hiếu
động, thích được tìm tòi, khám phá; có khả năng trực quan nhạy bén.
Xét về mặt tâm lí học sinh Tiểu học luôn muốn được khẳng định mình
trước bạn bè, thầy cô, thích được khen do vậy đa phần các em chăm học, ham
tìm tòi khám phá kiến thức.
5



- Giải bài toán có lời văn các em đã được làm quen ở các lớp 1, 2 vì thế các
em đã có tiền đề cho việc học giải toán có lời văn ở lớp 3.
- Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn chủ yếu là các bài vận dụng các
kiến thức vào việc giải bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế. Các em mới
làm quen một số dạng mới: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp
một số lên nhiều lần, bài toán liên quan đến rút về đơn vị… Các dạng bài mới
này hầu hết sau tiết lý thuyết giáo viên có thể rút ra được các bước giải giúp học
sinh nắm vững và vận dụng thành thạo vào dạng toán đó.
b-. Khó khăn
* Nhà trường
Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, kinh phí
hạn hẹp nên việc mua sắm đồ dùng phục vụ dạy học còn hạn chế.
* Giáo viên:
Đồ dùng dạy học còn chưa đầy đủ và phong phú . Đặc biệt trang thiết bị
phục vụ môn Toán còn ít.
Mặc dù nhận thức đúng vị trí vai trò của môn Toán, giáo viên đã có nhiều
cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng vẫn phải bám sát theo
sách hướng dẫn vì sợ bị. Các hình thức dạy học còn chưa tổ chức phong phú, đa
dạng. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ học toán và đặc biệt
không trau dồi được cho mình những kĩ năng giải toán .
Bảng thống kê một số phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử
dụng khi dạy học sinh giải toán có lời văn

6


Phương
pháp


Thường xuyên
Số lượng

Tỉ lệ

Thỉnh thoảng
Số lượng

( %)

Tỉ lệ
( %)

Chưa bao giờ
Số
Tỉ lệ
lượng ( %)

Thuyết
trình

5/5 GV

100

0

0

0


0

Vấn đáp

5/5 GV

100

0

0

0

0

Thảo luận
nhóm

3/5 GV

40

2/5 GV

60

Nêu vấn đề


0

0

4/5 GV

80

1 GV

20

7


* Học sinh
- Cũng bởi học sinh là con em nông thôn nên việc đầu tư về thời gian, điều
kiện học tập cũng như người hướng dẫn tại nhà còn hạn chế.
- Do tâm lí chủ quan thường coi toán là dễ nên một số em chưa dành
nhiều thời gian để học. Trong khi đó, lên lớp 3 các em được học nhiều dạng toán
có lời văn mới, đặc biệt các em phải chuyển từ bài toán đơn ( giải bằng một
phép tính) sang bài toán hợp ( giải bằng nhiều phép tính).
- Do các em còn mê phim truyện, trò chơi điện tử,… dẫn đến việc các em
lười học, sao nhãng học hành, ít học bài, ít đọc sách.
Kết luận chung: Nhìn chung, dạy và học toán nói chung và dạy giải toán
có lời văn nói riêng của trường tôi mặc dù được quan tâm nhiều song vẫn chưa
phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chưa được đồng bộ, thống nhất, chưa có chiều sâu.
7.5. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp
3

BIỆN PHÁP 1: NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH

1.1.Tìm hiểu các dạng bài.
Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn ngoài các bài tập vận dụng sau
các kiến thức khác thì được biên soạn thành các tiết học, cụ thể từng loại tiết học
như sau
* Tiết dạy học bài mới:
Trong tiết dạy này, phần bài học thường không nêu các kiến thức có sẵn mà
thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề (bằng hình ảnh hoặc câu gợi mở vấn
đề) để học sinh dựa vào đó mà thực hiện các hoạt động mà các em tự phát hiện,
sau đó giải quyết vấn đề và tự xây dựng kiến thức mới (theo hướng dẫn của giáo
viên). Phần thực hành thường là 2 đến 3 bài tập vận dụng kiến thức mới vừa
học. Các bài tập ở tiết dạy học bài mới thường là các bài tập luyện tập trực tiếp,
đơn giản giúp học sinh nắm được bài học mới bước đầu có kĩ năng vận dụng
kiến thức mới học. Khi dạy thực hành trước tiên giáo viên cần cho học sinh đọc
kĩ bài toán, hướng dẫn tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải bài toán rồi mới yêu
cầu học sinh giải bài toán đó.
* Tiết luyện tập :
8


Mục đích của tiết luyện tập là giúp học sinh vận dụng, củng cố, nâng cao
kiến thức đã được hình thành ở tiết lý thuyết. Mỗi tiết thường gồm từ 3 - 4 bài
tập sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Dựa vào mục tiêu kiến thức kỹ
năng cần đạt của bài, giáo viên hướng dẫn học sinh các bài tập thật tỷ mỉ giống
như phần thực hành của tiết lý thuyết hình thành kiến thức tránh tình trạng chạy
theo số lượng bài tập.
1.2. Thống kê các dạng toán có lời văn trong chương trình
Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn được đan xen tương ứng với các
kiến thức khác của năm học để các em có thể vận dụng kiến thức đó vào giải

toán. Cụ thể toán có lời văn được phân thành hai loại bài.
Bài toán có lời văn
Các bài toán đơn

Các bài toán hợp

(giải bằng một phép tính)

(giải bằng nhiều phép tính)

1.Giải bằng phép cộng

1. Bài toán giải bằng 2 phép tính với
các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản

2.Giải bằng phép trừ

2. Bài toán giải bằng 2 phép tính chia,
nhân liên quan đến rút về đơn vị

3.Giải bằng phép nhân

3. Bài toán giải bằng 2 phép chia liên
quan đến rút về đơn vị.

4.Giải bằng phép chia

9



* Các bài toán đơn:
a. Giải bằng phép cộng ( 2 kiểu bài )
+ Bài toán tìm tổng hai số
Ví dụ : Thùng dầu thứ nhất đựng được 125 lít nước, thùng hai đựng được
135 lít nước. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít nước?
+ Bài toán nhiều hơn một số đơn vị .
Ví dụ : Em có 13 cái nhãn vở. Anh có nhiều hơn em 9 cái nhãn vở. Hỏi anh
có bao nhiêu cái nhãn vở?
b. Giải bằng phép trừ ( 4 kiểu bài )
+ Bài toán bớt một số đơn vị ở một số
Ví dụ : Một cửa hàng có 428 mét vải, đã bán được 163 mét vải. Hỏi cửa
hàng còn lại bao nhiêu mét vải ?
+ Bài toán tìm số hạng chưa biết
Ví dụ : Một đội đồng diễn gồm 165 người, trong đó có 63 nữ. Hỏi đội đồng
diễn đó có bao nhiêu nam?
+ Bài toán ít hơn một số đơn vị
Ví dụ : Khối lớp 2 có 113 học sinh, khối lớp 5 có ít hơn khối lớp 2 là 48
học sinh. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh?
+ Bài toán so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị
Ví dụ : Lớp 3B có 19 bạn nam và 11 bạn nữ. Hỏi số bạn nam nhiều hơn số
bạn nữ là bao nhiêu bạn?
c. Giải bài toán bằng phép nhân ( 2 kiểu bài )
+ Bài toán tìm tích
Ví dụ : Trong phòng ăn có 8 cái bàn, cứ mỗi bàn xếp 6 cái cốc. Hỏi phòng
ăn có tất cả bao nhiêu cái cốc?
+ Bài toán gấp một số lên nhiều lần
Ví dụ : An gấp được 7 ngôi sao, Minh gấp được nhiều gấp 3 lần An.Hỏi
Minh gấp được bao nhiêu ngôi sao?
d. Giải bài toán bằng phép chia ( 7 kiểu bài )
10



+ Chia thành các phần bằng nhau
Ví dụ : Có 24 cái kẹo xếp vào 4 cái hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái
kẹo?
+ Chia thành các nhóm ( Ngược lại với bài toán chia thành các phần bằng
nhau )
Ví dụ : Một sợi dây đồng dài 24 cm được cắt thành các đoạn bằng nhau
mỗi đoạn 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn như thế?
+ Bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Ví dụ : Một cửa hàng có 40 mét vải và đã bán được

1
số vải đó. Hỏi cửa
5

hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
+ Bài toán giảm đi một số lần
Ví dụ : Một công việc nếu làm bằng tay hết 30 giờ, còn làm bằng máy thì
thời gian giảm đi 6 lần. Hỏi công việc đó làm bằng máy hết bao nhiêu giờ?
+ Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Ví dụ : Ngăn trên có 28 quyển sách, ngăn dưới có 7 quyên sách. Hỏi ngăn
trên có số sách gấp mấy lần ngăn dưới?
+ Bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ( Giải tương tự như
kiểu toán trên )
Thêm phần kết luận vậy số sách ở ngăn dưới bằng

1
số sách ở ngăn trên.
4


+ Bài toán chia có dư
Ví dụ : Có 25 mét vải may mỗi bộ quần áo hết 4 mét. Hỏi 25 mét may
được bao nhiêu bộ như thế và thừa mấy mét vải?
* Các bài toán hợp
a. Một số bài toán về mối quan hệ trực tiếp và đơn giản giữa các đại lượng
được giải bằng hai phép tính (Bài toán giải bằng hai phép tính)
Ví dụ 1: Vườn nhà Lan có 16 cây cam, số cây quýt nhiều hơn cam là 9 cây.
Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cây?

11


Ví dụ 2 : Một cửa hàng có 60 kg gạo. Buổi chiều đã bán được

1
số gạo đó.
5

Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo?
b. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( 2 kiểu bài )
+ Bài toán giải bằng hai phép chia, nhân liên quan đến rút về đơn vị
Ví dụ : Có 24 cái bánh xếp đều trong 4 hộp. Hỏi 3 hộp như thế có bao
nhiêu cái bánh?
+ Bài toán giải bằng hai phép chia liên quan đến rút về đơn vị
Ví dụ : Có 40 kg gạo đựng đều trong 5 túi. Hỏi 24 kg gạo đựng đều trong
mấy túi như thế?
BIỆN PHÁP 2: TÌM HIỂU CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP VÀ ĐỀ
RA CÁCH KHẮC PHỤC SAI LẦM
1. Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải toán có lời văn

1.1. Các bài toán đơn .
* Sai lầm trong giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Ví dụ: Một con lợn cân năng 42 kg, một con dê cân nặng 6 kg. Hỏi con
dêcân nặng bằng một phần mấy con lợn?
Lời giải sai:
Con dê nặng bằng một phần con lợn là :
42 : 6 = 7 (kg)
Đáp số :

1
7

* Sai lầm trong bài toán chia có dư.
Ví dụ : Một lớp học có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2
chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?
Lời giải sai:
Cần ít nhất số bàn học là:
32 : 2 = 16 ( dư 1)
Đáp số 16 bàn dư 1 học sinh
12


* Sai lầm khi giải bài toán liên quan đến đại lượng ( tiền Việt Nam)
Ví dụ : Giá tiền một bì thư là 200 đồng, giá tiền một tem thư là 800 đồng.
Hỏi giá tiền một bì thư và một tem thư là bao nhiêu?
Lời giải sai:
Một bì thư và một tem thư có giá tiền là :
800 + 200 = 1000 (tiền)
Đáp số : 1000 tiền
* Sai lầm khi giải bài toán nhiều hơn một số đơn vị

Ví dụ: Khối lớp 3 có 68 học sinh và ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là
21 bạn. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ?
Lời giải sai:
Khối lớp bốn có số học sinh là:
68-21=47(học sinh)
Đáp số :47 học sinh
Tiểu kết:
Khi giải bài toán đơn học sinh mắc sai lầm chủ yếu là do các em chưa xác
định được cái đã cho,cái cần tìm của bài toán,chưa xác định được loại toán,dạng
toán dẫn đến chưa có lời giải ,phép tính thích hợp
1.2.Các bài toán hợp
* Sai lầm khi giải bài toán bằng hai phép tính với các mối quan hệ trực
tiếp và đơn giản:
Ví dụ 1: Anh có 15 viên bi, em ít hơn anh 7 viên bi. Hỏi cả hai anh em có
bao nhiêu viên bi ?
Lời giải sai:
Cả hai anh em có số viên bi là:
15+7=22 (viên bi)
Đáp số : 22 viên bi

13


Ví dụ 2: Một thùng đựng 24 lít nước mắm, lấy ra

1
số nước mắm đó.Hỏi
3

trong thùng còn lại bao nhiêu lít nước mắm ?

Lời giải sai:
Trong thùng còn lại số lít nước mắm là:
24 : 3 = 8 (lít)
Đáp số : 8 lít
Tiểu kết :
Như vậy với bài toán giải bằng hai phép tính thì hầu hết học sinh mắc phải
sai lầm là giải bằng một phép tính và nguyên nhân chủ yếu là học sinh chưa đọc
kỹ đề bài, chưa biết phân tích bài toán.
* Sai lầm về giải toán liên quan đến rút về đơn vị ( Kiểu bài giải bằng
hai phép tính chia )
Ví dụ : Một người đi xe trong 12 phút đi được 3 km. Hỏi nếu cứ đi xe như
vậy trong 28 phút thì đi được mấy km ?
Lời giải sai:
Một phút đi được số km là:
12 : 3 = 4 (km)
Trong 28 phút đi được số km là :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
2. Cách khắc phục:
Từ những sai lầm của học sinh tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra
một số cách khắc phục, nâng cao chất lượng cho học sinh khi học dạng toán giải
toán có lời văn cụ thể như sau:
2.1.Các bài toán đơn .
*Trong giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Ví dụ: Một con lợn cân nặng 42 kg, một con dê cân nặng 6 kg. Hỏi con dê
cân nặng bằng một phần mấy con lợn?
14


Lời giải sai:

Con dê nặng bằng một phần con lợn là :
42 : 6 = 7
Đáp số :

1
7

Phân tích sai lầm :
Tuy đáp số không sai nhưng học sinh đã sai ở lời giải . Mắc phải sai lầm
này là do giáo viên chưa khắc sâu kiến thức, cách giải, các bước giải bài
toán.Học sinh chưa đọc kỹ đề bài, máy móc áp dụng cách giải toán có lời văn
mà lớp 1, lớp 2 đã được học- dùng câu hỏi để viết thành câu trả lời sau khi bỏ từ
hỏi.
Cách khắc phục:
Khi gặp bài giải sai này của học sinh tôi hướng dẫn lại như sau:
+Yêu cầu học sinh đọc kĩ lại đề bài, xác định cái đã cho, cái cần tìm của bài
toán
HS nêu: Cho biết:

Con lợn nặng 42 kg
Con dê nặng 6 kg

Hỏi :Con dê nặng bằng một phần mấy con lợn ?
+Yêu cầu học sinh nêu tên gọi của dạng toán này ?
HS nêu: Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
+Yêu cầu học sinh xác định số lớn, số bé
HS:

Số lớn: 42
Số bé: 6


+Hỏi: Muốn giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm
thế nào?
HS: Bước 1:Ta so sánh số lớn gấp mấy lần số bé(Thực hiện phép chia: Số
lớn:Số bé)
Bước 2:Kết luận số bé bằng một phần mấy số lớn.
Sau khi hướng dẫn học sinh của tôi đã có lời giải đúng:
15


Con lợn cân nặng gấp con dê một số lần là:
42 : 6 = 7 ( lần )
Vậy con dê nặng bằng
Đáp số :

1
con lợn.
7

1
7

* Trong bài toán nhiều hơn một số đơn vị
Ví dụ: Khối lớp 3 có 68 học sinh và ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là
21 bạn. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ?
Lời giải sai:
Khối lớp bốn có số học sinh là:
68-21= 47(học sinh)
Đáp số :47 học sinh
Phân tích sai:

Bài toán cho biết khối lớp 3 có số học sinh ít hơn khối lớp 4vậy ngược lại
tức là lớp 4 có số học sinh nhiều hơn lớp 3, nếu học sinh làm như vậy thì nghĩa
là lớp 3 có nhiều hơn lớp 4.Mắc phải sai lầm này là do học sinh chủ quan không
đọc kĩ bài toán cứ thấy ít hơn là làm tính trừ.
Cách khắc phục:
- Tôi yêu cầu học sinh đọc thật kĩ lại bài toán, xác định cái đã cho, cái cần
tìm của bài toán.
(Học sinh xác định: Khối lớp 3 có 68 học sinh, ít hơn số học sinh của khối
lớp bốn là 21 bạn. Hỏi: Khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ? )
Giáo viên hỏi : Lớp 3 ít hơn lớp 4 vậy khối lớp 4 như thế nào so khối lớp
3?
Học sinh : Khối 4nhiều hơn khối 3
Yêu cầu học sinh xác định dạng toán
(Đến đây học sinh sẽ xác định được đây là bài toán về nhiều hơn một số
đơn vị)
Giáo viên hỏi : Để giải bài toán về nhiều hơn ta thực hiện tính gì ?
16


Học sinh : Ta thực hiện tính cộng
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. Kết quả học sinh đã làm đúng
Lời giải đúng
Khối lớp bốn có số học sinh là:
68+21=89(học sinh)
Đáp số :89 học sinh
2.2. Các bài toán hợp.
*Khi giải bài toán bằng hai phép tính với các mối quan hệ trực tiếp và
đơn giản
Ví dụ 1: Anh có 15 viên bi, em ít hơn anh 7 viên bi. Hỏi cả hai anh em có
bao nhiêu viên bi ?

Lời giải sai:
Cả hai anh em có số viên bi là:
15+7=22 (viên bi)
Đáp số : 22 viên bi
Phân tích sai lầm:
Đây là bài toán giải bằng hai phép tính song học sinh chỉ thực hiện có một
phép tính nên dẫn đến sai hoàn toàn.
Nguyên nhân :
+/ Lớp 1, lớp 2 các em chỉ học giải bài toán đơn ( giải bằng một bước tính),
có thói quen dùng câu hỏi làm câu trả lời.
+/ Do giáo viên chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh, phương pháp
truyền thụ chưa phù hợp với các em dẫn đến học sinh chưa đọc kỹ đề bài, chưa
biết phân tích cái đã cho, cái cần tìm của bài toán.
Cách khắc phục:
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ bài toán, xác định bài toán hỏi gì?
(Bài toán hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi)
Giáo viên hỏi:
Số viên bi của anh biết chưa ?
17


Số viên bi của em đã biết chưa?
(Học sinh cần xác định số viên bi của anh đã biết còn của em chưa biết)
Giáo viên : Để tính số viên bi của em ta làm như thế nào ?
Học sinh : Lấy 15 – 7 = 8 (viên bi)
Giáo viên : Để tính số viên bi của hai anh em ta làm thế nào ?
Học sinh : 15 + 8 = 23 (viên bi)
Từ cách hướng dẫn chi tiết như vậy học sinh đã sửa được sai cho bài của
mình
Lời giải đúng:

Em có số viên bi là:
15 – 7 = 8 (viên bi)
Cả hai anh em có số viên bi là:
15+8=23 (viên bi)
Đáp số : 23 viên bi
* Khi giải bài toán thực hiện bằng hai phép chia liên quan đến rút về
đơn vị
Ví dụ : Một người đi xe trong 12 phút đi được 3 km. Hỏi nếu cứ đi xe như
vậy trong 28 phút thì đi được mấy km ?
Lời giải sai:
Một phút đi được số km là:
12 : 3 = 4 (km)
Trong 28 phút đi được số km là :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
Phân tích sai lầm :

18


Đáp số 7 km là không sai nhưng học sinh đã sai ở lời giải và đánh số trong
lời giải thứ nhất. Bài toán cho biết 12 phút mới đi được 3 km. Vậy 1 phút không
thể đi được 4 km. Ở đây học sinh đã áp dụng quá máy móc cứ giải bằng hai
phép tính chia, chưa nắm rõ bước rút về đơn vị .
Cách khắc phục:
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ lại bài giải để học sinh tìm ra cái sai
Học sinh : Sai vì một phút đi được 4 km và 28 phút chỉ đi được 7 km
Giáo viên : Yêu cầu học sinh đọc kỹ lại bài toán và tóm tắt bài toán
Học sinh : Tóm tắt:
12 phút : 3 km

28 phút : … km ?
Giáo viên : Gợi ý học sinh: Muốn tính xem 28 phút đi được mấy km ? thì
phải tìm xem 1 km đi hết mấy phút
Học sinh chọn phép tính 12 :3 =4 (phút)
Giáo viên : 1km đi hết 4 phút, vậy để tính 28 phút đi được mấy km ta làm
thế nào ?
Học sinh : Lấy 28 : 4 = 7 (km)
Lời giải đúng :
Một km đi trong số phút là:
12 : 3 = 4 (phút)
28 phút đi được số km là :
28 : 4 = 7 (km)
Đáp số : 7 km
BIỆN PHÁP 3: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CÓ
LỜI VĂN
Để giải các bài toán có lời văn thông thường thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
* Bước 2: Tóm tắt đề toán.
19


* Bước 3: Phân tích bài toán.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
Bước 1. Đọc kĩ đề toán: Yêu cầu học sinh đọc ít nhất 2-3 lần đề toán,
nhằm giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “ dữ kiện” là những cái
đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và
những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
Bước 2. Phân tích - Tóm tắt đề toán: Mục đích của "tóm tắt" là phân tích

đề toán để làm rõ giả thiết (bài toán cho biết gì ? và kết luận bài toán hỏi gì? )
của bài toán.Do vậy, dạy học sinh tóm tắt bài toán trước khi giải là việc rất cần
thiết. Tuy nhiên, không nhất thiết bắt buộc học sinh phải làm phần “tóm tắt" vào
phần trình bày bài giải . Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em
càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải Toán giỏi. Cho nên,
khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
- Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
- Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
- Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
- Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
- Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
- Cách 7: Tóm tắt bằng kẻ ô.
Với mỗi dạng toán giáo viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách tóm tắt
phù hợp.
Bước 3. Phân tích mối quan hệ giữa các dữ kiện đã cho với kết luận để
tìm ra cách giải bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích
đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng
phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán
theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì?
20


- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Cái này biết chưa?
- Còn cái này thì sao?
Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em

nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
Bước 4. Trình bày lời giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu
bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên
chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu
trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp.
Bước 5. Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Qua quá trình quan sát
học sinh giải Toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã
giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có
tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra ,
đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải Toán va phải trở thành thói quen đối
với học sinh. Cho nên khi dạy giải Toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông
qua các bước:
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính từ bước giải đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài
giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều
kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.
Tuy phương pháp giải một bài toán có lời văn thường gần giống nhau song
chúng ta tránh áp dụng máy móc mà cần linh hoạt tùy theo từng dạng toán
* Các bài toán đơn :
- Bài toán tìm tổng hai số:
21


Ví dụ : Anh có 8 nhãn vở, em có 6 nhãn vở. Hỏi cả hai anh em có mấy
nhãn vở ?
Phương pháp giải:

Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và tóm tắt bài toán
Tóm tắt :
Anh : 8 nhãn vở
Em : 6 nhãn vở
Cả hai anh em : ? nhãn vở
Phân tích:
- Bằng các câu hỏi gợi mở giáo viên giúp học sinh nhận ra :Bài toán hỏi cả
hai anh em tức là số nhãn vở của anh và của em, từ đó xác định tên gọi của bài
toán(bài toán tìm tổng hai số) ,xác định phép tính cần thực hiện là tính cộng.
Bải giải:
Cả hai anh em có số nhãn vở là
8 + 6 = 14 ( nhãn vở)
Đáp số : 14 nhãn vở
- Bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số:
Ví dụ : Lan có 12 cái kẹo Lan cho em

1
số kẹo đó. Hỏi Lan cho em bao
3

nhiêu cái kẹo ?
Phương pháp hướng dẫn:
- Trước tiên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán,xác định cái đã cho, cái
cần tìm.
- Giáo viên hỏi để học sinh trả lời: “ Làm thế nào để tìm

1
của 12 cái kẹo?
3


” (Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau,mỗi phần là

1
số kẹo cần
3

tìm).Lúc này giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng trực quan hoặc hình vẽ, sơ đồ
để học sinh hiểu rõ hơn.

22


- Cho một số học sinh nhắc lại : “ Muốn tìm

1
của 12 cái kẹo ta chia 12 cái
3

kẹo thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó chính là

1
số kẹo”.
3

Học sinh sẽ trình bày bài giải:
Lan cho em số kẹo là:
12 : 3 = 4 (cái kẹo)
Đáp số :4 cái kẹo
Tương tự giáo viên hỏi để học sinh trả lời : “ Muốn tìm


1
của 12 cái kẹo ta
4

làm thế nào? ” ( HS: Lấy 12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau 12 : 4 =3 cái
kẹo ,mỗi phần bằng nhau (3 cái kẹo ) chính là

1
của số kẹo.
4

Từ đó gợi ý học sinh tự nhận ra khi giải bài toán tìm một trong các phần
bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
- Bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
Ví dụ : Ngăn trên có 24 quyển sách, ngăn dưới có 6 quyển sách. Hỏi số
sách ở ngăn dưới bằng một phần mấy số sách ở ngăn trên?
Tóm tắt :
Ngăn trên : 24 quyển
Ngăn dưới : 6 quyển
Hỏi : Số sách ngăn dưới bằng một phần mấy số sách ngăn trên ?
Phương pháp hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn qua các câu hỏi:
Để biết số sách ở ngăn dưới bằng một phần mấy số sách ở ngăn trên ta cần
biết gì? (biết số sách ở ngăn trên gấp mấy lần số sách ở ngăn dưới ) Yêu cầu học
sinh nêu tên gọi của bài toán (bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ) Nêu
các bước giải bài toán dạng này:
( thực hiện phép chia : Số lớn chia số bé để tính xem số lớn gấp mấy lần số
bé , rồi thực hiện kết luận theo yêu cầu đề bài ).
23



Bài giải :
Số sách ở ngăn trên gấp số sách ở ngăn dưới một số lần là:
24 : 6 = 4 (lần )
Vậy số sách ở ngăn dưới bằng
Đáp số :

1
số sách ở ngăn trên
4
1
4

Tiểu kết :
Các bài toán đơn ( giải bằng một phép tính) thường đơn giản nhưng lại rất
quan trọng, hỗ trợ rất lớn cho học sinh khi giải các bài toán hợp, bởi thực tế khi
giải các bài toán hợp muốn giải được đều phải đưa về bài toán đơn. Nếu học
sinh nắm vững phần này thì việc giải các bài toán hợp sẽ trở nên dễ dàng và
chính xác hơn. Vì vậy trong khi dạy bài toán đơn ngoài việc sử dụng đường lối
chung như trên thì giáo viên cần giúp học sinh xác định được :
- Bài toán cần sử dụng phép tính nào?
- Bài toán có tên gọi là gì?
Làm tốt hai việc này không những giúp học sinh giải đúng mà còn giúp học
sinh biết chuyển một bài toán hợp thành nhiều bài toán đơn dễ dàng.
* Các bài toán hợp.
- Lên lớp 3 các em được làm quen với dạng toán hợp (giải bằng nhiều bước
tính-Chủ yếu là hai bước tính).Thực chất toán hợp chính là sự kết hợp của nhiều
bài toán đơn. Do không nắm vững toán đơn nên học sinh thường lúng túng khi
đứng trước một bài toán hợp có rất nhiều em mắc phải những sai lầm ( như tôi
đã nói ở phần trên).

Ví dụ 1: Lan có 8 cái kẹo, Minh có số kẹo nhiều hơn Lan 7 cái. Hỏi cả hai
bạn có bao nhiêu cái kẹo ?
Phương pháp giải:
Bước 1:Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài toán
Bước 2:Yêu cầu học sinh trả lời: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?

24


×