Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.82 KB, 15 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP HÒA B

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU,ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn.
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Thanh Nhàn

Hợp Hòa, năm 2019
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Đối với một trường tiểu học, có hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học hay
không, phần lớn do quyết tâm của ban giám hiệu và tập thể sư phạm nhà trường.
Với phong trào thi đua “ dạy tốt, học tốt” và phương châm “ tất cả tập trung cho
chất lượng dạy và học” thì hoạt động chuyên môn của trường tiểu học nói
chung chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó phản ánh được thực chất của
việc “ trồng người ” và hiệu quả đào tạo của nhà trường .
Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học thì tổ khối chuyên môn
là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn
của nhà trường. Tổ khối chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban
đầu về kết quả giảng dạy và học tập, về phương pháp đã được dạy học, về đổi
mới nội dung chương trình,… một cách sát thực nhất. Tổ khối chuyên môn còn
là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với giáo viên và học sinh. Tổ khối
chuyên môn phải theo sát từng giáo viên trong khối để nắm bắt và khắc phục
những yếu kém về phương pháp giảng dạy, học tập. Vì vậy tổ khối chuyên môn


có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn
của nhà trường.
Là cán bộ quản lý phụ trách chung và quản lý chuyên môn ở trường tiểu
học, tôi thấy có rất ít tổ khối chuyên môn tổ chức sinh hoạt có hiệu quả, còn
nhiều tổ khối chỉ tổ chức sinh hoạt mang tính hình thức như: Tổ khối có họp
nhưng không bàn về chuyên môn, phương pháp giảng dạy,... mà chỉ tổ chức tập
trung giáo viên trong tổ lại họp “ đối phó” hoặc bàn về các sự việc khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng quan trọng nhất là
nhận thức của các tổ khối trưởng. Các buổi họp khối để sinh hoạt chuyên môn sẽ
không có hiệu quả nếu phó hiệu trưởng không theo sát và khối trưởng không say
mê chuyên môn chỉ sử dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm
tra đánh giá thì khối chỉ hoạt động hình thức. Một nguyên nhân khác là do năng
lực quản lý của đội ngũ tổ khối trưởng còn hạn chế. Nhiều khối trưởng cũng
nhận thức được mối liên quan chặt chẽ của hoạt động của tổ khối chuyên môn
và việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng
không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng buổi họp khối có hiệu quả và duy trì
thành nề nếp. Để các tổ khối sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả là một công
việc rất khó đòi hỏi ban giám hiệu phải nhiệt tình và có quyết tâm gây dựng. Là
cán bộ quản lý phụ trách chung và quản lý chuyên môn của nhà trường tôi mạnh
dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên
môncủa trường tiểu học Hợp Hòa B. ”để nghiên cứu với mong muốn góp một
số ý kiến nhỏ nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ khối chuyên môn
nói riêng và chất lượng dạy học nói chung trong trường tiểu học hiện nay.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn của trường tiểu học Hợp Hòa B.”
2


3. Tên tác giả viết sáng kiến
Họ và tên: Trần Thị Thanh Nhàn

Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường tiểu học Hợp Hòa B, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0965173111
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Trần Thị Thanh Nhàn - Hiệu trưởng trường tiểu học Hợp HòaB, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện Tam Dương.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng:
Thời gian bắt đầu nghiên cứu và dùng thử từ 9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Thực trạng
7.1.1. Thực trạng Nhà trường:
Trường Tiểu học Thanh Vân chỉ có một điểm trường, cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.
Trường có 631 học sinh/19 lớp. Sĩ số giữa các lớp tương đối đồng đều.
Đời sống kinh tế của người dân hầu hết phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên
gặp nhiều khó khăn, vì thế còn có nhiều học sinh chưa được sự quan tâm cần
thiết của gia đình đối với việc học tập của mình.
Ban giám hiệu không có một kế hoạch riêng cho việc chỉ đạo công tác
sinh hoạt tổ chuyên môn mà được lồng ghép chỉ đạo trong các buổi họp chuyên
môn toàn trường hàng tháng.
7.1.2. Thực trạng tổ chuyên môn:
Mỗi tổ chuyên môn có từ 11 đến 13 giáo viên (Bao gồm cả nhân viên và
giáo viên chuyên trách), đều có trình độ đạt chuẩn trở lên.
Tổ chuyên môn tổ chức họp 2 lần/ tháng vào thứ sáu tuần 1 và tuần 3. Nội
dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ trưởng đánh giá tình hình 2 tuần
qua, đưa ra kế hoạch cho 2 tuần tới và thông báo một số văn bản (nếu có), các
thành viên phát biểu ý kiến đóng góp. Việc các thành viên ý kiến cũng chỉ xoay

quanh việc đánh giá của tổ trưởng và kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập
đến những vướng mắc về nội dung, chương trình, phương pháp hay công tác chủ
nhiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Sau mỗi kỳ khảo sát, chất lượng
tổ cũng chỉ phân tích chung chung và đưa ra một số giải pháp chung cho toàn
khối.
Sự chuẩn bị của từng giáo viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như
không có, ý thức tham gia xây dựng chưa cao.
3


Hồ sơ, sổ sách cập nhật bằng máy móc nên còn sai xót, chưa khoa học
trong khi trình bày .
7.1.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
Ban giám hiệu chưa giám sát, quản lý chặt chẽ các buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn.
Tổ khối chuyên môn chưa nắm chắc nhiệm vụ của mình.
Tổ trưởng chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc
điều hành công việc của tổ.
Các thành viên trong tổ chưa có nhận thức đúng đắn về tác dụng của các
buổi sinh hoạt chuyên môn theo tổ khối.
7.1.4. Nội dung của đề tài
a) Nhiệm vụ của tổ chuyên môn :
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm
học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục
khác.
Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các
thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần.
(Điều 15 Điều lệ Trường Tiểu học)
b) Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn :
* Công tác hành chính :
Thảo luận đóng góp xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần,
tháng, học kỳ năm học nhằm thực hiện cụ thể hóa chương trình, kế hoạch dạy
học và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường; cho ý kiến góp ý chương
trình hành động của nhà trường; tham gia xây dựng các chỉ tiêu thi đua của tổ,
nhà trường.
Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học.
Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm khi kết thúc học kỳ I và cuối năm
học.
* Công tác chuyên môn :
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề: Trao đổi kinh nghiệm, lên kế hoạch dạy tiết
chuyên đề.
Trao đổi để điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học, kỹ năng sư phạm, công tác chủ nhiệm, ...
Ra đề kiểm tra chung, kiểm tra định kỳ.
Phân tích chất lượng học sinh sau mỗi kỳ khảo sát, xây dựng các biện pháp
4


nâng chất lượng giáo dục toàn khối, đặc biệt chú ý các học sinh yếu.
c) Các biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn :
* Biện pháp thứ nhất:
Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và
các quy chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn
bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Hiệu phó chuyên môn

triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường.
Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, chọn một chỗ thuận lợi để niêm
yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn
mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.
Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên
môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học,
dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt.
Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ
động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức
học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ
chuyên đề, ...
Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo,
đạt kết quả khá tốt.
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức việc kiểm tra đánh giá học sinh.
+ Tổ chức kiểm tra 1 tiết chung toàn khối:
Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng
của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo
chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt
công tác này, việc tổ chức kiểm tra 1 tiết phải đạt được các mục đích và yêu cầu
sau:
Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện
hành.
Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá,
trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, cẩn mật.
Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng
chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe.
Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kiến thức thực tế của mình. Giáo
viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của
học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, thích hợp nhằm nâng cao chất
lượng dạy - học.

Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với
tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề.
Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học
sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục.
5


Để thực hiện được mục đích yêu cầu về kiểm tra đánh giá như đã trình bày
ở trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết thống nhất chung toàn khối.
Một số công việc thực hiện được tóm tắt theo các bước cơ bản sau:
+ Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức kiểm tra
Kiểm tra 1 tiết/tháng/môn đối với các môn được đánh giá bằng điểm số,
theo trọng tâm của công tác dạy - học từng tháng. Hiệu phó chuyên môn lập kế
hoạch kiểm tra chung với 4 lần/năm đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt vào các
thời điểm: Giữa học kỳ 1, Cuối học kỳ 1, Giữa học kỳ 2, Cuối học kỳ 2 ; 2
lần/năm đối với các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý và được niêm yết thông
báo ngay từ đầu mỗi học kỳ để giáo viên và các tổ chuyên môn chủ động trong
công việc thực hiện chương trình và chuẩn bị cho công việc kiểm tra giữa kỳ,
kiểm tra định kỳ.
+ Bước 2: Sinh hoạt tổ chuyên môn và ra đề kiểm tra:
Giáo viên có vai trò và trách nhiệm lớn trong việc chuẩn bị và tổ chức
kiểm tra. Trước khi kiểm tra ít nhất là một tuần: Tổ chuyên môn phải thống nhất
được mục đích yêu cầu; các đơn vị kiến thức cơ bản cần được kiểm tra đánh giá
và thông báo nội dung này đến tất cả học sinh trong lớp để học sinh chủ động ôn
tập.
Sau khi họp tổ chuyên môn, mỗi giáo viên ra một đề tham khảo (có thể ra
2 đề A – B đối với bài kiểm tra định kỳ) với đáp án và biểu điểm đầy đủ nộp lại
cho tổ trưởng chuyên môn, trên cơ sở đó phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
hoặc Tổ trưởng chịu trách nhiệm ra đề kiểm tra chính thức.
+ Bước 3: Tổ chức kiểm tra.

Hiệu phó chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra 1 tiết chung và niêm yết kế
hoạch này từ đầu mỗi học kỳ (như đã nêu ở Bước 1).
Chúng tôi xác định công việc tổ chức kiểm tra chung là nhiệm vụ của toàn
Hội đồng sư phạm. Do vậy việc coi kiểm tra chung không phải chỉ là nhiệm vụ
của giáo viên trong tổ chuyên môn với nhau mà còn là nhiệm vụ của các giáo
viên thuộc các tổ chuyên môn khác. Vì thế, phân công coi kiểm tra phải thực
hiện coi chéo tổ. Kế hoạch phân công giáo viên coi kiểm tra được hiệu phó
chuyên môn thông báo ngay trước khi tiến hành kiểm tra. Việc tổ chức coi thi
được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc dưới sự giám sát của Ban giám hiệu. Với
cách tổ chức và quản lý như trên tạo nên không khí nghiêm túc trong kiểm tra.
Thuận tiện cho việc theo dõi chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn.
+ Bước 4: Giai đoạn chấm, trả bài:
Đối với trường tiểu học Thanh Vân, công việc ra đề và chấm bài khảo sát
chất lượng hàng tháng đều do Ban giám hiệu đảm nhiệm.
Sau khi chấm bài xong, Ban giám hiệu trả bài cho giáo viên chủ nhiệm
các lớp.
Giáo viên chủ nhiệm xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm
bắt được chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác
6


trong việc chấm bài. Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểu điểm thì giáo
viên lập danh sách các học sinh cần được chấm lại và nộp cho ban giám hiệu.
Ban giám hiệu xem xét lại các bài đề nghị của giáo viên và chấm lại cùng
với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm sau khi có kết quả của học sinh
lớp mình cần ghi lại những mảng kiến thức học sinh không làm được để dạy lại
giúp các em nắm chắc hơn về kiến thức.
Ban giám hiệu thông báo kết quả kiểm tra của các lớp trước Hội đồng và
cập nhật vào sổ theo dõi của trường để làm căn cứ bình xét thi đua.
Giáo viên chủ nhiệm trả bài cho học sinh theo qui định của trường( chậm

nhất sau 5 ngày kiểm tra).
Sau khi trả bài, giáo viên chủ nhiệm nhập ngay điểm vào sổ phụ theo dõi
chất lượng của học sinh lớp mình và báo cáo điểm kiểm tra, nhận xét ưu điểm và
tồn tại, phương hướng khắc phục các tồn tại đó của học sinh về Tổ trưởng tổ
chuyên môn của mình.
+ Bước 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm
Để phục vụ cho việc theo dõi, lưu trữ, rút kinh nghiệm về chất lượng dạy học sau mỗi lần kiểm tra cần thống kê kết quả từng bài kiểm tra và lưu giữ bài
kiểm tra theo từng khối lớp. Sau đó, giao các bảng thống kê này cho tổ chuyên
môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt tổ nhóm.
Chúng tôi chỉ đạo: Trong họp tổ, tổ chuyên môn phải rút kinh nghiệm qua
từng bài kiểm tra từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của
học sinh. Từ đó, các giáo viên trong tổ cùng nhau trao đổi thống nhất điều chỉnh
nội dung, chương trình, phương pháp, kế hoạch giảng dạy các bài tiếp theo
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học.
+ Đối với các bài không kiểm tra tập trung:
Tất cả các bài kiểm tra mà không có trong kế hoạch kiểm tra chung thì
giáo viên chủ nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch kiểm tra của
tổ; đề kiểm tra do giáo viên chủ nhiệm ra, sau khi kiểm tra xong thì lưu đề và
đáp án tại hồ sơ của tổ.
Với cách làm như thế này, dù không được kiểm tra chung, nhưng việc tổ
chức kiểm tra đều được chỉ đạo thống nhất về thời gian, nội dung và yêu cầu
kiểm tra. Các đề và biểu điểm đáp án của các bài kiểm tra được lưu tại hồ sơ tổ
chính là các tư liệu chuyên môn khá quan trọng để giáo viên trong tổ trao đổi
học tập.
Với các biện pháp trong chuỗi biện pháp thứ hai sau khi được triển khai áp
dụng đã đạt được những kết quả rất tích cực:
+ Thực hiện được mục đích, yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá học
sinh. Kết quả đánh giá thể hiện chính xác trình độ và năng lực học tập của từng
học sinh. Các tồn tại, hạn chế khi còn kiểm tra riêng hầu như được chấm dứt
hẳn.

+ Đã thúc đẩy được các tổ chuyên môn sinh hoạt với nhiều nội dung thiết
thực, phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy - học.
7


* Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng,hội
họp.
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Thực hiện đổi mới nội
dung, chương trình, và phương pháp dạy - học theo hướng lấy học sinh làm
trung tâm.
+ Về phía Nhà trường:
Phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi
dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học.
Lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ chuyên môn triển khai học tập
chuyên đề, sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao
giảng được hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu năm học và cụ thể hóa
ở mỗi đầu học kỳ. Song song với việc tổ chức thao giảng tập trung, chúng tôi
luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo chỉ đạo của
tổ chuyên môn".
+ Về phía Tổ chuyên môn:
Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo
viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao
đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài
quan trọng.
Thống nhất chỉ đạo 1 tuần 2 tiết trong đó phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo
chỉ đạo của tổ chuyên môn.
+ Về phía Giáo viên:
Tham gia thao giảng theo kế hoạch của tổ và dành thời gian dự giờ đúng
kế hoạch của tổ chuyên môn đồng thời chủ động dự thêm ít nhất 1 tiết/tuần;

Cùng trao đổi ngay sau tiết dạy để cùng đúc rút kinh nghiệm dạy – học.
Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, có vở tự học, ghi chép đầy đủ nội
dung các buổi tập huấn và thể hiện nội dung bài tự học ít nhất 1 bài/ tháng.
* Biện pháp thứ tư: Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên
môn:
Nhà trường lên lịch họp tổ chuyên môn ngay từ đầu học kỳ đảm bảo đúng
yêu cầu: Tổ chuyên môn họp 2 lần/tháng vào thứ sáu tuần 1 và tuần 3
* Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm :
+ Nội dung mang tính chất hành chính như: Đánh giá việc thực hiện kế
hoạch, triển khai dự thảo kế hoạch, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nề nếp, ... chỉ
được chiếm không quá 1/2 thời gian họp tổ.
+ Từ 1/2 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung liên quan trực tiếp đến
dạy - học như: thao giảng, học tập chuyên đề, rút kinh nghiệm, bàn các biện
pháp nâng cao chất lượng dạy - học; chuẩn bị cho việc đánh giá kiểm tra, …
xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo
về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học,... yêu cầu tất cả các bài dạy đều
8


được thống nhất trao đổi trong sinh hoạt tổ. Rút kinh nghiệm qua các bài kiểm
tra nhất là bài kiểm tra giữa học kỳ và cuối học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học. Thống nhất kiến thức trọng
tâm của từng chương, từng chủ đề, chủ điểm chuẩn bị cho kiểm tra sắp tới (nếu
có). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được tiến hành
thường xuyên.
Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện để mỗi tổ chuyên môn đều có chỗ
riêng lưu giữ các loại hồ sơ tổ hay sử dụng : Sổ kế hoạch hoạt động của tổ, sổ
phân công thao giảng - dự giờ, sổ theo dõi chất lượng khảo sát,…
* Biện pháp thứ năm: Tin học hóa công việc hành chính:
Công việc xếp loại, thống kê kết quả học tập của học sinh cần cung cấp
kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết quả đó cho tổ chuyên môn.

Nhập điểm, xếp loại học lực của học sinh, kết quả lên lớp, thi lại, ở lại,
chương trình in giấy khen.
Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra.
Nội dung thống kê theo từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Ngay sau
khi nhập xong, cung cấp các bảng thống kê này cho tổ chuyên môn để phục vụ
cho việc sinh họp tổ.
* Biện pháp thứ sáu: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng
kết năm một cách khoa học, kịp thời.
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy - học, người cán bộ quản lý phải
luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Vì có thể nói
người dạy học là giáo viên và người đánh giá học sinh cũng là giáo viên. Do đó
trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy - học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn
chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp
thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã
làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao
chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó, mỗi tổ chuyên môn họp sơ
kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch
của giáo viên, của tổ chuyên môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện
pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học
kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với
cách làm này không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt
phong trào thi đua dạy - học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức.
7.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo.
Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, quan sát hoạt động của tổ khối.
Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng sinh hoạt tổ khối ở trường.
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm bắt
các mặt khó khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó có
những đề xuất hợp lý cho đề tài.
9



Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả dạy và học trong lớp về năng
lực, phẩm chất, HS lên lớp, HS lưu ban, sự tiến bộ của HS yếu.
7.3. Kết quả
7.3.1. Đối với cán bộ quản lý :
Chủ động lên kế hoạch chỉ đạo phù hợp nhu cầu thực tế của từng tổ
chuyên môn và chủ động tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn.
Kịp thời nắm bắt tình hình từng tổ chuyên môn : thời gian sinh hoạt, nội
dung sinh hoạt, khó khăn vướng mắc trong quá trình chỉ đạo; nhu cầu của tổ, của
giáo viên. Từ đó, kịp thời giúp đỡ tháo gỡ khó khăn, tạo sự đoàn kết, đồng thuận
trong trường, trong tổ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
Tạo nên phong trào thi đua lành mạnh, rộng khắp; nội bộ đoàn kết, biết
chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
7.3.2. Đối với tổ chuyên môn :
Có kế hoạch sinh hoạt cụ thể, rõ ràng phù hợp yêu cầu chung của tổ, tạo
sự thuận lợi cho thành viên trong tổ tham gia sinh hoạt.
Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang
tính chất giải quyết sự vụ, sự việc của công việc hành chính đơn thuần, mà tập
trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy học.
Nội dung sinh hoạt của tổ phong phú, phù hợp tình hình thực tế tại từng
thời điểm dạy-học nhất định; nắm bắt kịp thời nhu cầu của từng giáo viên trong
tổ.
Biểu mẫu, sổ sách được cập nhật kịp thời, chính xác, khoa học thuận tiện
cho việc lưu trữ, khai thác nội dung phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch chỉ
đạo, đề ra biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Công bằng, khách quan trong đánh giá, xếp loại, khen thưởng học sinh,
giáo viên.
Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn
tạo được tính chủ động, phát huy tính sáng tạo trong hoạt động của từng tổ

chuyên môn phù hợp với đặc điểm từng khối.
7.3.3. Đối với giáo viên :
Biết trước nội dung sinh hoạt lần sau, từ đó chủ động chuẩn bị nội dung
cần trao đổi được chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm giảng dạy, được
giúp đỡ kịp thời khi gặp khó khăn.
Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình một cách có hệ thống; nắm
vững phương pháp và cách thức sử dụng phương pháp để tổ chức hoạt động dạy
– học đạt hiệu quả cao nhất; kỹ năng sư phạm ngày càng được hoàn thiện.
Chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp tình hình thực
tế của lớp, giúp nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình chủ nhiệm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn khối, toàn trường.
10


Thay đổi hẳn về suy nghĩ trong cách giảng dạy đặc biệt là tính tự giác
trong công việc, thoát ly khỏi sách giáo khoa. Thay vì phụ thuộc vào sách giáo
khoa thì bây giờ giáo viên “phụ thuộc” vào học sinh. Trong quá trình giảng dạy,
lấy học sinh làm trung tâm, khơi nguồn kiến thức từ chính bản thân các em.
Giáo viên không còn la mắng học sinh, thay vào đó là tìm ra nguyên nhân của
vấn đề và giải quyết nó một cách hợp lý.
+Năm học: 2018 -2019: Chất lượng đại trà của nhà trường luôn ổn định,
chất lượng học sinh giỏi được duy trì tương đối tốt, kết quả cụ thể đạt được như
sau:
Hoạt động GD
Khối

TS
HS

Toán


Tiếng Việt

Năng lực

Phẩm chất

T

H

C

T

H

C

T

Đ

C

T

Đ

C


1

173

108

46

19

69

104

0

141

32

0

142

31

0

2


131

68

58

3

54

75

0

87

44

0

88

43

0

3

137


75

54

6

55

80

0

87

50

0

88

49

0

4

103

41


58

4

44

59

0

73

30

0

73

30

0

5

89

45

34


9

27

61

0

52

37

0

52

37

0

GV:Trong kì thi giáo viên chủ nhiệm giỏi trường tiểu học Hợp Hòa B có
01 giáo viên đạt giải Nhì, 01 giáo viên đạt giải Ba cấp huyện.
7.3.4. Giải pháp mới
Qua thực tế chỉ đạo ở đơn vị mình để nâng cao được chất lượng của các
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
1. Bồi dưỡng củng cố năng lực chuyên môn cho tổ khối trưởng :
Ngay từ trong hè, để chuẩn bị cho năm học mới ban giám hiệu đã từng
bước lập lại nề nếp, kỷ cương nhà trường như sau: khi họp bàn dự kiến nhân sự
các khối, lớp Ban giám hiệu đã xem xét, nắm bắt năng lực của từng giáo viên,

hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công như: những người có con nhỏ, nhà
xa, ...để phân công giảng dạy ở các lớp hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ. Lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững và
được sự tín nhiệm của giáo viên để làm tổ khối trưởng. Đây là những nòng cốt
giúp cho hoạt động chuyên môn nhà trường đi lên. Ban giám hiệu hướng dẫn tận
tình đội ngũ cốt cán này. Sau khi lập được các tổ khối trưởng, Ban giám hiệu
cùng các tổ khối trưởng họp liên tịch để bàn bạc và đề ra chỉ tiêu kế hoạch,
phương hướng, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu quy chế năm học,
về công tác chuyên môn của các tổ khối, kế hoạch từng học kỳ, từng tháng, hàng
tuần và phổ biến nội dung công việc thật cụ thể. Để các tổ khối trưởng nắm
vững về hoạt động của tổ khối chuyên môn giúp cho nhà trường đi lên và chất
lượng giáo dục phát triển tiến bộ hơn, vào đầu năm học 2018-2019, Hiệu phó
chuyên môn triệu tập cuộc họp các tổ khối trưởng phổ biến các loại hồ sơ, sổ
11


sách của khối một cách thống nhất theo yêu cầu gồm: sổ kế hoạch khối, sổ theo
dõi tình hình giáo viên và chất lượng của học sinh, sổ thống kê chất lượng,…
Phổ biến kế hoạch chuyên môn dự kiến của Phòng giáo dục đào tạo và kế hoạch
chuyên môn của nhà trường để từ đó định hướng cho tổ khối trưởng lập kế
hoạch cho phù hợp với đặc điểm tình hình của khối. Kết hợp với nhà trường,
công đoàn đưa chỉ tiêu lên lớp, chất lượng giảng dạy vào xét thi đua khen
thưởng cuối năm. Phổ biến cho tổ khối trưởng các khối nắm vững thông tư
22/2016 TT-BGD&ĐT về cách đánh giá học sinh tiểu học, phổ biến quy định về
xếp loại tiết dạy,...
2. Củng cố phong trào thi đua hai tốt :
Đầu năm học, trong tháng 9 và các buổi họp chuyên môn toàn trường,
Hiệu Phó chuyên môn triển khai thông tư 22/2016 TT-BGD&ĐTcách đánh giá
xếp loại học sinh, quy định về đánh giá tiết dạy, quy định vở sạch chữ đẹp, quy
chế chuyên môn đến từng giáo viên. Hướng dẫn giáo viên tích cực áp dụng đổi

mới phương pháp dạy học, sử dụng triệt để đồ dùng thiết bị dạy học được cấp
phát, tích cực tự làm đồ dùng phục vụ cho giảng dạy. Ngoài ra còn cho giáo viên
dạy mẫu các tiết của các phân môn theo chuyên đề mới được phổ biến để từ đó
rút kinh nghiệm các tiết dạy, bài dạy .
Kết hợp với tổ khối trưởng, thanh tra nhân dân trường học thường xuyên
kiểm tra giáo viên về mặt chuyên môn như :
Kiểm tra sổ dự giờ xem giáo viên có dự đủ số tiết theo qui định không?
Sau mỗi tiết dự có tiến hành nhận xét, rút kinh nghiệm hay chỉ ghi chép để
chống đối.
Kiểm tra Sổ theo dõi chất lượng giáo dục của giáo viên xem họ có nhận
xét theo thông tư 22 không ? Lời nhận xét có đúng với học sinh không hay mang
tính hình thức? Có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu chưa? Giáo viên phải thường
xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh ra sổ phụ từng ngày, từng tuần để
hết tháng có nhận xét chính xác đối với học sinh, cho điểm chính xác qua các
lần kiểm tra định kì, để từ đó xem xét việc giảng dạy và theo dõi học sinh của
giáo viên như thế nào?
Việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Giáo viên phải soạn giáo án trước
khi lên lớp 2 ngày. Khối trưởng ký duyệt giáo án hàng tuần vào buổi sinh hoạt
khối, ban giám hiệu kiểm tra giáo án và ký duyệt giáo án hàng tháng.
Ngoài ra ban giám hiệu và tổ khối trưởng phải thường xuyên khảo sát chất
lượng giảng dạy và học tập ở các khối lớp bằng các hình thức như: dự giờ đột
xuất giáo viên, cho bài kiểm tra kiến thức sau khi dự giờ,…
Nhà trường phải tạo điều kiện, động viên giáo viên thường xuyên tham
khảo tài liệu sách báo để nâng cao tay nghề, có phương pháp giảng dạy tốt hơn,
nắm bắt kịp thời những thông tin trong ngành. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy
học để tiết học nhẹ nhàng sinh động.
Kêu gọi lòng yêu nghề mến trẻ hết lòng vì học sinh. Có biện pháp kịp thời
giúp đỡ uốn nắn những em học yếu để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
12



Ngoài ra nhà trường còn khuyến khích tổ chức thi đua các tiết dạy tốt chào
mừng các ngày lễ, có khen thưởng để động viên tinh thần giáo viên.
Không thể có những buổi sinh họat chuyên môn tổ khối đạt chất lượng
cao khi giáo viên chưa say mê với giờ dạy trên lớp, chưa đầu tư vào giáo án để
tìm ra biện pháp tốt nhất khi giảng dạy.
3. Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn để thảo luận tìm ra các tình
huống trong tiết dạy và biện pháp khắc phục:
Song song với việc giảng dạy trên lớp trong các buổi sinh hoạt tổ khối
2lần /tháng khối trưởng phải là người chủ đạo. Trước tiên phải nắm tình hình
học tập, giảng dạy tuần vừa qua từ đó đánh giá lại những mặt đã làm được và
chưa làm được để kinh nghiệm trong khối. Muốn như vậy, khối trưởng phải theo
sát tổ khối về chương trình, sách giáo khoa,…theo sát giáo viên về chất lượng
giảng dạy theo sự linh hoạt của chương trình sách giáo khoa mới.
Những buổi sinh hoạt chuyên môn mà tổ khối trưởng báo cáo xong phần
đánh giá kết quả hoạt động của tuần vừa qua và nêu phương hướng chuẩn bị cho
hoạt động tuần tới mà giáo viên nhất trí hoàn toàn coi như thất bại. Yêu cầu là
mỗi giáo viên cần có quan điểm riêng của mình để thảo luận sau đó thống nhất
cả khối, tránh việc áp đặt từ trên xuống.
Vì vậy việc tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy các bài học
mà giáo viên rút ra là các “tài liệu” để sinh hoạt tổ khối chuyên môn thiết thực
nhất giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như đẩy mạnh phong trào chuyên
môn của tổ khối và của trường.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để thực nghiệm phương pháp nghiên cứu ở phần trên tôi đã chọn các tổ
khối của trường tiểu học Hợp Hòa B do đồng chí Nguyễn Thị Sơn làm tổ trưởng
tổ 1, đồng chí Nguyễn Thị Hương Giang làm tổ trưởng tổ 2+3, đồng chí Bùi Thị
An làm tổ trưởng tổ 4+5 để tiến hành triển khai những nội dung của đề tài.
Mục đích: Đưa nội dung của đề tài nghiên cứu vào những buổi sinh hoạt

chuyên môn của tổ để kiểm tra việc cải tiến của mình.
Quá trình áp dụng được tiến hành từ tháng 9 năm 2018:
Ngay từ đầu năm học sau khi nhà trường tổ chức phiên họp Hội đồng triển
khai nhiệm vụ của năm học, tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ
theo tuần, tháng, năm học và duyệt với Hiệu phó sau đó thông qua trước tập thể
tổ vào phiên họp đầu tiên trong năm học.
Trước mỗi buổi sinh hoạt tổ chuyên môn tổ trưởng phải xây dựng nội
dung họp duyệt với Hiệu phó để có những điều chỉnh phù hợp sau đó thông báo
tới tất cả các thành viên trong tổ. Mỗi thành viên trong tổ đều phải chuẩn bị ý
kiến để tham gia góp ý vào những nội dung mà tổ trưởng triển khai.
Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ triển khai những nội dung theo kế hoạch.
Hiệu phó trực tiếp dự sinh hoạt cùng với tổ, sau mỗi buổi sinh hoạt có nhận xét
rút kinh nghiệm.
13


10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng những giải pháp trên tôi thấy các tổ trưởng đã chủ động
xây dựng được kế hoạch chung cho cả tổ theo tuần, tháng, năm học phù hợp với
tình hình thực tế của tổ, có tính khả thi cao. Xây dựng được nội dung sinh hoạt
chuyên môn của tổ đa dạng, phong phú, sát thực.
Các thành viên trong tổ thấy được tầm quan trọng của những buổi sinh
hoạt chuyên môn, từ đó tích cực đóng góp ý kiến, đưa ra những biện pháp thiết
thực để thực hiện kế hoạch chung của tổ nhằm góp phần đưa chất lượng giáo
dục đi lên một cách bền vững.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn giúp cho mỗi GV có được định hướng
đúng đắn trong quá trình giảng dạy của bản thân từ khâu soạn bài, lên lớp, sử
dụng đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, chấm chữa bài cho HS,…
Chất lượng đại trà cũng như chất lượng học sinh năng khiếu của tổ luôn
được duy trì và có phần tăng cao hơn năm học trước.

Các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ đã gắn bó các thành viên trong tổ
với nhau chặt chẽ hơn, mỗi người tự thấy được trách nhiệm của mình trước tập
thể và cùng nhau đưa phong trào của tổ đi lên về mọi mặt.
Công tác chuyên môn là công tác quan trọng trong nhiệm vụ dạy và học
của trường tiểu học. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải
quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các tổ khối trưởng
để làm cầu nối trong công cuộc trồng người. Muốn nề nếp quản lý chuyên môn
của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các
buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn. Khi tổ khối chuyên môn chưa tổ chức tốt nề
nếp sinh hoạt thì những buổi sinh hoạt đầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chủ trì
sinh hoạt để định hướng và nâng cao chất lượng giảng dạy học tập. Tuy nhiên
ban giám hiệu, tổ khối trưởng phải nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể
xảy ra trong buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn thì mới đạt được kết quả tốt. Khi
tổ chuyên môn hoạt động một cách tự giác, tích cực, các thành viên trong tổ thi
đua nhau một cách lành mạnh nhất định sự nghiệp giáo dục sẽ thành công.
Nâng cao chất lượng tổ chuyên môn là một quá trình rất khó khăn và phức
tạp đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn cũng như người cán bộ quản lý phải có trình
độ và lòng nhiệt tình say mê với công việc. Cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên
môn phải tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên đổi
mới nội dung sinh hoạt tổ, xây dựng tổ chuyên môn thực sự là trung tâm bồi
dưỡng chuyên môn cho mỗi cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Để chất lượng giáo dục huyện nhà nói riêng, chất lượng giáo dục của toàn
ngành giáo dục nói chung sớm đạt được mục tiêu là đào tạo lớp người mới có đủ
tri thức vững tin bước vào thế kỷ 21, một thiên niên kỷ mới với công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tự hào sánh vai với các nền giáo dục tiên
tiến trên thế giới thì mỗi giáo viên tiểu học cần hiểu rõ trách nhiệm và làm tốt
công việc của mình trong sự nghiệp trồng người này. Một đất nước có phồn vinh
hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố con người và người giáo viên tiểu
học chính là người gieo mầm nhân tố đó và quyết định sự phát triển của các em
14



học sinh sau này. Xây dựng được ý thức học tập, ý thức vươn lên là trang bị
được cho các em những kiến thức cần thiết giúp các em trở thành con người có
ích cho xã hội, phục vụ và cống hiến cho đất nước bởi tiểu học là nền móng then
chốt.
Mỗi chúng ta hãy chú trọng lựa chọn phương pháp, dồn hết tâm huyết để
nâng cao trách nhiệm giáo dục của huyện Tam Dương nói riêng và của đất nước
nói chung.
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi mong sẽ đóng góp một
phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước,mở ra hướng nghiên
cứu phương pháp giảng dạy có hiệu quả đối với các môn học trong nhà trường.
Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc chỉ đạo sinh hoạt
chuyên môn tổ khối.Trong năm học 2018- 2019 tôi đã mạnh dạn vận dụng sáng
kiến này vào việc chỉ đạo tổ chuyên môn của trường tiểu học Hợp Hòa B, tôi đã
thu được kết quả khá khả quan. Tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp
đỡ, nhận xét và bổ sung góp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn, góp
phần hoàn thành tốt công tác chuyên môn được các cấp tin tưởng giao phó.
11.Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu
Số
TT

Tên tổ chức,
cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến


1.

Tổ 1

Trường tiểu học
Hợp Hòa B.

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên.

2.

Tổ 2+3

Trường tiểu học
Hợp Hòa B.

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên.

3

Tổ 4+5

Trường tiểu học
Hợp Hòa B.

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên.


Hợp Hòa, Ngày 17 tháng 2 năm 2019

Hợp Hòa, Ngày 16 tháng 2 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Dương Thị Kiên

Trần Thị Thanh Nhàn

15



×