Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học bài lực đàn hồi của lò XO ĐỊNH LUẬT húc nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 16 trang )

Mục lục
1. Lời giới thiệu.....................................................................................................1
2. Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động dạy học bài LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO.
ĐỊNH LUẬT HÚC nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức..............................1
3. Tác giả sáng kiến...............................................................................................1
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Doãn Thị Ngân...................................................1
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Vật lí..........................................1
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 2 – 12 – 2018..........1
7. Mô tả bản chất của sáng kiến............................................................................1
7.1. Chia nhóm học tập....................................................................................1
7.2. Hướng dẫn học sinh ghi vở......................................................................2
7.3. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên......................................................................3
7.4. Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề...............................................3
7.5. Hệ thống hóa kiến thức bài học................................................................4
7.6. Kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà............................4
7.7. Hoạt động thực hành thí nghiệm.............................................................5
7.8. Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập.....................................5
7.9. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học................................5
7.10. Tổ chức hoạt động dạy học bài LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH
LUẬT HÚC nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức..................................6
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)...................................................11
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:.................................................11
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:................11
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:................................................................................................11

0



BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu
Trong quá trình giảng dạy Vật lí đặc biệt là dạy xong phần ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM đặc biệt là phần CÁC LỰC CƠ HỌC CƠ BẢN tôi có một vài suy nghĩ,
một số những kinh nghiệm nhỏ thu được từ quá trình dạy, tham khảo tài liệu của các
thầy, cô từ kiến thức thu nhận được qua các buổi tập huấn, tham khảo từ các tài liệu
trên các diễn đàn, từ một số bài viết. Tôi mạn phép gửi tới các thầy cô và các em học
sinh một số kinh nghiệm về việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bài LỰC
ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
2. Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động dạy học bài LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO.
ĐỊNH LUẬT HÚC nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Doãn Thị Ngân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2 – Bồ Lý – Tam Đảo –
Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0974449383
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Doãn Thị Ngân
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Vật lí
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5 – 12 – 2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
- Về nội dung của sáng kiến:
Trong khuôn khổ của bài viết, để giúp giáo viên đạt được hiệu quả cao trong
quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm như
sau:
7.1. Chia nhóm học tập
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp

đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, hoàn thiện bản thân
trong quá trình học tập.
Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ
ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài
học dưới sự điều khiển của giáo viên. Các em phải được thuận lợi trong việc ghi vở và
đọc các tư liệu bài học cũng như thuận lợi khi thực hành thí nghiệm. Nhóm học tập có
thể 2 em, 3 em, tốt nhất là 4 em để đảm bảo các em dễ hợp tác với nhau.

1


Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: Chọn số lượng nhóm quá lớn làm cản trở
sự trao đổi và điều khiển của nhóm trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn
đến một số em bị bỏ rơi khi thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình
khi thảo luận; lựa chọn học nhóm không phù hợp với phương pháp, kỹ thuật mà giáo
viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong
nhóm học sinh.
Giáo viên nên: Chia nhóm một cách tối ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao
cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong quá trình
học tập. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc ghép bàn tạo các nhóm 4 em…; Vị
trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh, nên
để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung quanh lớp học; Điều
chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi nếu gây cản trở khi tổ chức hoạt động
nhóm; Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và thành viên trong nhóm báo cáo kết quả
hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp trong các hoạt đông của từng bài học.
7.2. Hướng dẫn học sinh ghi vở
Vở ghi học sinh là tài liệu quan trọng, hỗ trợ cho học sinh trong quá trình học
tập. Việc ghi vở phải khoa học, rõ ràng, thiết thực trong quá trình học tập trên lớp cũng
như ở nhà. Vở ghi giúp học sinh tái hiện lại những kiến thức, kỹ năng và kết quả học
tập của mình trong quá trình học tập, giúp cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh

biết được trình độ nhận thức cũng như kết quả học tập của các em trong quá trình học
ở trường phổ thông. Căn cứ vào vở ghi học sinh, giáo viên biết được việc học hành của
các em đồng thời có thể sử dụng để đánh giá quá trình học tập của học sinh, điều chỉnh
cách học của học sinh sao cho đạt được hiệu quả mong muốn.
Trong mỗi hoạt động học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn ngay từ đầu năm học
đầu cấp, rèn luyện cho các em thói quen ghi vở, các hoạt động ghi chép này hoàn toàn
chủ động, sáng tạo của học sinh, tránh trường hợp ghi chép một cách máy móc theo ý
áp đặt của giáo viên như chép bảng. màn hình... vào vở mà học sinh không hiểu gì.
Để làm được điều này, ngay từ đầu, trong mỗi hoạt động học giáo viên cần lưu
ý cho học sinh ghi chép vở theo những bước sau đây:
- Ghi chép nhiệm vụ của hoạt động mà thầy, cô giáo chuyển giao vào vở. Nhóm
trưởng cùng các bạn hỗ trợ, nhắc nhở bạn bên cạnh trong việc ghi nhiệm vụ này vào
vở cá nhân.
- Ghi chép ý kiến của cá nhân học sinh vào vở. Giáo viên cần cho học sinh đủ thời
gian để các em suy nghĩ độc lập về nhiệm vụ học tập cũng như suy nghĩ cá nhân cách
giải quyết vấn đề theo ý kiến chủ quan và trình độ của học sinh. Mỗi thành viên đều
phải có ý kiến ghi vở. Học sinh có thể nhiều ý kiến hoặc ít ý kiến, nhưng bắt buộc mỗi
thành viên phải có tối thiểu một ý kiến ghi vở (dù ý kiến đó là đúng hay sai) thì sau
đó nhóm trưởng mới được quyền cho các bạn thảo luận nhóm.
- Ghi chép ý kiến thảo luận của nhóm vào vở. Mỗi em sẽ ghi vào vở các ý kiến đã thảo
luận của nhóm về nhiệm vụ được giao. Nên yêu cầu học sinh ghi ý kiến của 3 bạn
trong nhóm vào vở, từ đó phân tích so sánh các ý kiến để đưa ra ý kiến chung của
nhóm trong việc giải quyết nhiệm vụ được giao.
- Ghi chép ý kiến trình bày báo cáo kết quả của nhóm vào vở. Thảo luận và chọn
phương án báo cáo. Ví dụ khi báo cáo dùng giấy A0, giấy A4 và đèn chiếu, các slide
hỗ trợ hay chỉ báo cáo miệng...

2



Khi cần báo cáo hoạt động của nhóm, giáo viên nên chỉ định một học sinh (một
em nào đó, nhất là các em chưa tự tin) để báo cáo. Trong quá trình hoạt động nhóm,
giáo viên nên tránh: Nói to trước lớp, trình chiếu, hoặc giảng giải vấn đề... làm mất
tập trung hoạt động của nhóm; Nói chung chung và đi lại quá nhiều trong lớp học
không rõ mục đích...
Giáo viên cần: Chọn vị trí đứng, quan sát hoạt động của các nhóm và từng em,
phát hiện kịp thời khi học sinh giơ tay cần hỗ trợ hoặc thông báo; Bỏ thói quen “gà
bài” cho học sinh, khẳng định chân lý, chốt kiến thức cho các nhóm khi các em đang
hoạt động nhóm, chưa báo cáo nhóm...
7.3. Kỹ thuật ghi bảng giáo viên
Bảng là một thiết bị rất hữu hiệu, thiết thực của lớp học trong quá trình dạy học.
Dù sau này các kỹ thuật và phương pháp dạy học có tân tiến đến đâu thì bảng vẫn là
dụng cụ gần gũi, thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình học tập ở mọi
nơi mọi chỗ.
Để sử dụng bảng hiệu quả, giáo viên nên tránh: Dùng bảng như là bình phong
để treo bảng phụ và các tài liệu khác mà đáng lẽ ra giáo viên hoặc học sinh có thể kẻ,
vẽ nhanh được trên bảng...; chép tất cả nội dung bài học lên bảng...
Giáo viên cần: Ghi bảng khi thấy cần thiết như nội dung hoạt động chung cả
lớp, tên bài học, các nhiệm vụ chuyển giao cho học sinh, các ý kiến của học sinh (nếu
cần thiết) và hệ thống hóa kiến thức, những gợi ý hoạt động như cách thức hoạt động,
yêu cầu thiết bị và học liệu cũng như sản phẩm của hoạt động…; Ghi những điểm cần
khắc sâu như công thức, mệnh đề... để các em lưu ý khi hệ thống hóa kiến thức; tránh
ghi trùng lặp kiến thức đã có ở bảng phụ, slide và các tài liệu khác một cách quá thái
không cần thiết...
7.4. Tổ chức hoạt động khởi động, nêu vấn đề
Hoạt động khởi động (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy học
nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết
vấn đề. Hoạt động nàỳ cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần
được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để
cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến

thức, thông tin để giải quyết.
Như vậy, hoạt động tạo tình huống xuất phát là một hoạt động học tập, nhiệm
vụ chuyển giao của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của
mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả.
Tuy nhiên, một số giáo viên còn lạm dụng hoạt động này. Chẳng hạn như tổ chức trò
chơi, hát múa mà không ăn nhập với bài học hoặc chỉ là để “vào bài” với cái tên bài
học mà ai cũng biết.
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giao viên tránh: Cho học sinh hoạt động trò
chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều
khiển việc này; lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời
được một cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản (vấn đề với câu lệnh
what?); Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa coi đó là một hoạt động học tập,
chưa cho các em suy nghĩ, bầy tỏ ý kiến của mình; cố gắng giảng giải, chốt kiến thức ở
ngay hoạt động này...

3


Giáo viên cần: Nêu vấn đề tìm hiểu của bài học khi khởi động gắn liền với hoạt
động tiếp nối là hình thành kiến thức mà đã có trong tài liệu, sách giáo khoa của bài
học; coi hoạt động này là một hoạt động học tập, có mục đích, thời gian hoạt động và
sản phẩm hoạt động; bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm
cũng như sản phẩm của hoạt động.
7.5. Hệ thống hóa kiến thức bài học
Khâu quan trọng trong bài học là hệ thống hóa kiến thức được hình thành trong
bài học. Thông thường giáo viên tổ chức hoạt động này trong mục “Hình thành kiến
thức” hoặc “Luyện tập”. Trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ thống hóa
kiến thức. Bài học có thể là một chủ đề dạy học gồm các tiết học với các nội dung đòi
hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để hệ thống hóa kiến thức đảm bảo
sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài học phải đạt được mục tiêu của chuẩn

kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông quy định.
Để tổ chức hệ thống hóa bài học, giáo viên nên: Thảo luận chung toàn lớp về
những kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” với những
vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động” nêu vấn đề. Trên cơ
sở đó giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc
từng cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là
thời điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ
chức hoạt động của mình.
Giáo viên phải là trọng tài, giám khảo để chốt lại kiến thức, giúp các em nhận
thức ra chân lý. Nếu các em còn gặp khó khăn cần sử dụng các kỹ thuật hoặc phương
pháp để trợ giúp các em, thậm chí cần giảng giải đưa ra những minh chứng thực tiễn
về vấn đề đó, hoặc tiếp tục cho các em nghiên cứu tìm hiểu ở ngoài lớp học...
Khi hệ thống hóa kiến thức, GV cần biên soạn (có thể làm phiếu học tập) các câu hỏi
lý thuyết, các bài tập cơ bản (tốt nhất là câu hỏi tự luận) đảm bảo sao cho đạt được
chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành mà mục tiêu bài học đã đặt ra.
Có thể tổ chức cho các em trải nghiệm trước khi “chốt” lại các kiến thức của toàn bài
học.
7.6. Kết thúc bài học và hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà
Trong giờ dạy, người giáo viên cần chủ động kết thúc và giao nhiệm vụ về nhà
cho học sinh. Thông thường ít nhất 3 đến 5 phút trước khi kết thúc tiết dạy (nếu không
tiếp tục dạy ở tiết sau), giáo viên cần cho các em dừng việc học tập ở trên lớp lại, có
thể lúc đó công việc trên lớp vẫn còn dang dở.
Vấn đề là ở chỗ cần xử lý tình huống sư phạm như thế nào cho từng nhóm, từng
em ở trong lớp. Giáo viên cần căn cứ kết quả và tiến độ hoạt động của từng nhóm học
sinh để giao việc về nhà cho học sinh. Việc học tập ở nhà (ngoài lớp) có thể hướng
dẫn:
a. Đối với các nhóm hoạt động còn dang dở: Tiếp tục về nhà nghiên cứu, tìm
hiểu vấn đề chưa xong trên lớp, gợi ý các em các thực hiện ở nhà... và vận dụng vào
thực tiễn. Yêu cầu các em báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học
tập.

b. Đối với các nhóm đã thực hiện xong: Cần giao nhiệm vụ cho các em tiếp tục
vận dụng thực tiễn, đề xuất các phương án khác đã có trong bài học. Yêu cầu các em
báo cáo kết quả thực hiện ở nhà thông qua các sản phẩm học tập.

4


Không nên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh bằng những câu hỏi, bài tập có
tính chất học thuộc lòng máy móc, mà nên lựa chọn những tình huống, nhiệm vụ học
tập bổ ích liên quan đến thực tiễn đòi hỏi các em phải hợp tác với cộng đồng để tìm
tòi, khám phá.
7.7. Hoạt động thực hành thí nghiệm
Đây là một hoạt động học quan trọng chủ đạo đối với các môn KHTN nhất là
các môn có nhiều thí nghiệm thực hành như Vật lí, Hoá học, Sinh học... Hoạt động này
giúp HS trải nghiệm, học thông qua thực hành, tạo tiền đề cho HS làm quen với
phương pháp nghiên cứu khoa học, điển hình là học theo phương pháp "Bàn tay nặn
bột". Ở đây HS có thể tự làm thí nghiệm, hoặc làm thí nghiệm theo nhóm.
Khi tổ chức hoạt động này, GV cần: Chuyển giao nhiệm vụ, cho HS xây dựng
phương án thí nghiệm (bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, mẫu báo cáo), dự đoán
kết quả; hướng dẫn an toàn thí nghiệm, nơi bố trí thí nghiệm và thu dọn dụng cụ thí
nghiệm; hướng dẫn cách thu thập thông tin, phân tích kết quả và ghi báo cáo, cách
trình bày báo cáo; thảo luận, tính khả thi, an toàn thí nghiệm trước khi làm thí nghiệm.
Giáo viên nên tránh: Thực hành thí nghiệm thay cho HS (trừ thí nghiệm biểu
diễn trên lớp); Áp đặt HS làm thí nghiệm theo kịch bản đã sắp đặt trước của GV.
7.8. Kĩ thuật theo dõi HS đánh giá quá trình học tập
Theo dõi đánh giá HS trong quá trình học tập là một trong những khâu quan
trọng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học. Ở đây, GV được quan sát,
"mục sở thị" các hoạt động, cử chỉ, hành vi, tác phong của các em trong quá trình học
ở lớp học cũng như tự học ở ngoài lớp học (nếu quan sát được). Căn cứ vào sản phẩm
học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả

năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Để theo dõi đánh giá quá trình học tập của HS, GV cần: Có sổ theo dõi quá
trình học tập, ở đó ghi có ghi những lưu ý, chú ý về khả năng phát triển cũng như các
hạn chế của từng em trong quá trình học tập; Theo dõi đánh giá khả năng nhận thức,
thái độ học tập thông qua hoạt động học: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi
thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác
thực hành...; Nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự
đánh giá, đánh giá lẫn nhau; Thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn
nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập,
Thường xuyên xem vở ghi của HS, phát hiện những điểm yếu kém của HS,
động viên khích lệ sự cố gắng, nỗ lực tiến bộ của HS so với bản thân các em; Đa dạng
hoá các hình thức và phương pháp đánh giá...;
GV cần tránh: Ghi chép, đánh giá HS theo cảm tính không có minh chứng kết
quả học tập; Thiên vị, không tạo cơ hội cho các em được đóng vai, nhất là khi tổ chức
học hợp tác như làm nhóm trưởng, thư ký nhóm,...; Bỏ qua những HS bị bỏ rơi, lười
học tập mà không tìm hiểu nghuyên nhân, không có sự trợ giúp kịp thời; Bỏ quên
những sản phẩm học tập tự làm ở nhà của HS...
7.9. Sử dụng CNTT trong hỗ trợ tổ chức hoạt động học
Dạy học có ứng dụng CNTT giúp GV thuận lợi trong tổ chức hoạt động học.
Những phần mềm, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình mẫu vật, thí nghiệm mô phỏng, video...
có tác dụng thiết thực trong quá trình dạy học.

5


GV chỉ nên sử dụng CNTT để thay thế các thiết bị, thí nghiệm mà thực
tế khó thực hiện, mang tính nguy hiểm... hoặc không thực hiện được: phản ứng hạt
nhân, mô phỏng chuyển động của các hành tinh...
Khi sử dụng CNTT tổ chức hoạt động học, GV cần: Chuẩn bị chu đáo các thiết
bị CNTT để hỗ trợ: phần mềm, máy tính,...; Chỉ nên hỗ trợ trình chiếu khi chuyển giao

nhiệm vụ, khi cần thuyết trình giải thích hoặc khi hệ thống hoá kiến thức bài học...;
Chọn lọc âm thanh, hình ảnh, trích đoạn clip... phù hợp với cách tổ chức hoạt động.
GV nên tránh: Dạy học theo kiểu trình chiếu, thuyết trình cả bài; Trình chiếu
trong lúc học sinh học cá nhân, thảo luận nhóm....
7.10. Tổ chức hoạt động dạy học bài LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT
HÚC nhằm giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức
- Tổ chức học sinh tìm hiểu tính đàn hồi của các vật, đặc điểm của lực đàn hồi của
lò xo, lực căng của dây và phản lực của mặt tiếp xúc.
- Hoạt động thí nghiệm: Tổ chức học sinh làm thí nghiệm khảo sát về công thức
xác định độ lớn của lực đàn hồi.
- Tổ chức báo cáo tổng kết:
Nội dung được thiết kế gồm có: Khởi động – Hình thành kiến thức – Luyện tập –
Tìm tòi mở rộng được giáo viên giao cho tại lớp thông qua các hoạt động của giáo
viên.

Mô tả chuỗi hoạt động học và dự kiến thời gian như sau:

Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

Khởi động

Hoạt động 1

Tạo tình huống: Phát hiện tính đàn hồi của các vật và
thấy đặc điểm lực đàn hồi


Hình thành Hoạt động 2
kiến thức

Tìm hiểu các đặc điểm lực đàn hồi của lò xo

Luyện tập

Hoạt động 3

Hệ thống hóa kiến thức và giải các bài toán liên quan
đến lực đàn hồi của lò xo

Tìm tòi mở Hoạt động 4
rộng

Tìm hiểu các ứng dụng của tính đàn hồi của lò xo, dây
cao su, mặt tiếp xúc vào đời sống và kĩ thuật.

Hướng dẫn hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (Tạo tình huống học tập) Phát hiện tính đàn hồi của các vật và thấy đặc
điểm lực đàn hồi của lò xo, dây cao su, mặt tiếp xúc
a. Mục tiêu hoạt động
Tạo tò mò cho học sinh về mối quan hệ giữa lực đàn hồi với độ biến dạng của lò xo
với những hiểu biết của học sinh về tính đàn hồi của các vật.

6


- Học sinh thảo luận nhóm về tính đàn hồi của các vật: Các vật như lò xo, dây cao
su, quả bóng... đều có tính đàn hồi. Tìm hiểu đặc điểm lực đàn hồi của lò xo.

- Tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên trong phiếu học tập.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
- Giáo viên chia nhóm và đặt nhiệm vụ và hướng dẫn trong phiếu học tập.
- Hướng dẫn và theo dõi học sinh làm việc nhóm.
- Tổ chức học sinh báo cáo trước lớp: Đặc điểm về tính đàn hồi của vật và mối
quan hệ giữa lực đàn hồi của lò xo và độ biến dạng của lò xo.
c. Sản phẩm hoạt động
- Sản phẩm nhóm: Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo, lực căng của dây
và phản lực của mặt tiếp xúc:
+ Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn)
với lò xo, làm nó biến dạng.
+ Hướng của mỗi lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực
gây biến dạng.
Hoạt động 2: (Hình thành kiến thức) Xây dựng biểu thức của định luật Húc, nêu nội
dung của định luật Húc.
a. Mục tiêu hoạt động: Xây dựng biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo thông qua làm
thí nghiệm. Phát biểu được nội dung của định luật Húc dựa vào sách giáo khoa và tài
liệu.
Nội dung hoạt động:
- Thảo luận nhóm: Xây dựng phương án thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của lực
đàn hồi của lò xo vào độ biến dạng của lò xo.
- Làm theo hướng dẫn của giáo viên và thực hiện theo hướng dẫn trong phiếu học
tập.
- Làm việc nhóm để tìm hiểu mối quan hệ giữa độ lớn lực đàn hồi và độ biến dạng
của lò xo thông qua yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
- Báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận để thống nhất kiến thức lĩnh hội.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu cá nhóm học sinh hoạt động theo
phiếu học tập.
- Học sinh thực hiện theo nhóm sau đó thảo luận để thống nhất kết quả đạt được.

- Tổ chức học sinh báo cáo trước lớp và điều khiển thảo luận.
- Ghi nhận kết quả của các nhóm và thống nhất kiến thức.

7


c. Sản phẩm hoạt động
Sản phẩm hoạt động nhóm và thảo luận trên lớp:
Thí nghiệm.
- Treo lần lượt 1, 2 quả cân vào lò xo. Ở mỗi lần, đo chiều dài l của lò xo khi có tải
rồi tính độ giãn l = l – lo. Ta có kết quả : (như bảng 12.1 SGK)
F = P (N)
0 1
2
3
4
l (m)
l (m)
ở mỗi kết quả thiết lập tỉ số:

F
l

nhận xét tỉ số.
Giới hạn đàn hồi của lò xo.
Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định.
Định luật Húc (Hookes).
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến
dạng của lò xo.
Fđh = k.| l |

k gọi là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vị là N/m.
Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức – Bài tập vận dụng
a. Mục tiêu hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về lực đàn hồi của lò xo
b. Nội dung hoạt động
Học sinh làm việc cá nhân và thảo luận trước lớp để tóm tắt kiến thức: tóm tắt bằng
sơ đồ.
Vận dụng kiến thức vào giải bài tập đơn giản.
c. Sản phẩm hoạt động
Sản phẩm của cá nhân
Hoạt động 4: (Tìm tòi mở rộng) Tìm hiểu ứng dụng của lực đàn hồi của lò xo vào đời
sống và kĩ thuật.
a. Mục tiêu hoạt động
Học sinh tìm hiểu ứng dụng của các kiến thức về lực đàn hồi của lò xo với từng
lĩnh vực đời sống, kĩ thuật.
Nội dung hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà để tìm hiểu ứng dụng của lực
đàn hồi của lò xo vào đời sống.
Nộp bài báo cáo cho giáo viên vào tiết học tiếp theo.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
c. Sản phẩm hoạt động
Bài báo cáo của học sinh.
Câu hỏi đánh giá
Câu 1.

Công thức của định luật Húc là
m1m2

A. F = ma .


B. F = G

C. F = k D l .

D. F = mN .

8

r2

.


Câu 2.

Câu 3.

Câu 4.

Câu nào sau đây là không đúng ?
A. Lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
B. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách giữa chúng.
C. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ với tích khối lượng của hai vật.
D. Lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của lò xo.
Treo các quả nặng khối lượng m vào đầu dưới của một lò xo nhẹ, có độ
cứng k, đầu trên của lò xo gắn cố định. Biết gia tốc rơi tự do tại nơi làm thí
nghiệm là g. Độ dãn của lò xo phụ thuộc vào những đại lượng nào ?
A. m,k .
B. k,g.

C. m,k,g.
D. m,g .
Người ta treo một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo treo
những chùm quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200( g) . Khi chùm quả
nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo dài 15( cm) . Khi chùm quả nặng có 4
2
quả, chiều dài của lò xo là 17( cm) . Cho g = 10( m/s ) . Số quả nặng cần

treo vào lò xo để lò xo dài 21( cm) là
Câu 5.

A. 6 quả.
B. 8 quả.
C. 10 quả.
D. 9 quả.
Người ta treo vào một đầu lò xo vào một điểm cố định, đầu dưới của lò xo
treo những quả nặng, mỗi quả đều có khối lượng 200( g) . Khi chùm quả
nặng có 2 quả, chiều dài của lò xo dài 15( cm) . Khi chùm quả nặng có 4
2
quả, chiều dài của lò xo là 17( cm) . Cho g = 10( m/s ) . Hệ số đàn hồi k và
chiều dài tự nhiên của lò xo là

Câu 6.

Câu 7.

A. 50( N /m) ; 12( cm) .

B. 100( N /m) ; 10( cm) .


C. 200( N /m) ; 13( cm) .

D. 200( N /m) ; 14( cm) .

Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng
k = 50( N /m) để lò xo dãn ra 10( cm) ? Lấy g = 10( m/s2) .
A. m = 0,5( kg) .

B. m = 1,5( kg) .

C. m = 2,5( kg) .

D. m = 3,5( kg) .

Khi người ta treo quả cân có khối lượng 300( g) vào đầu dưới của một lò xo
(đầu trên cố định), thì chiều dài của lò xo đo được là 31( cm) . Khi treo thêm
quả cân nặng 200( g) nữa thì chiều dài của lò xo được là 33( cm) . Lấy

(

)

g = 10 m/s2 . Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo lần lượt có giá trị là

A. lo = 30( cm) ; k = 50( N /m) .

B. lo = 29( cm) ; k = 100( N /m) .

C. lo = 28( cm) ; k = 100( N /m) .


D. lo = 28( cm) ; k = 200( N /m) .

9


Câu 8.

Treo một vật vào lò xo có độ cứng k = 100( N /m) thì lò xo dãn ra một đoạn

(

)

10( cm) . Cho g = 10 m/s2 . Khối lượng của vật là

A. m = 100( g) .
Câu 9.

B. m = 600( g) .

C. m = 800( g) . D. m = 1( kg) .

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 15( cm) và có độ cứng 100( N /m) .Giữ cố
định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 10( N) để nén lò xo. Khi ấy,
chiều dài của lò xo là bao nhiêu ?
A. l = 0,05( m) .

B. l = 0,50( cm) .

C. l = 0,15( m) .


D. l = 20,0( m) .

Câu 10. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10( cm) và có độ cứng 40( N /m) . Giữ cố

định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1,0( N) để nén lò xo, chiều
dài của lò xo là bao nhiêu ?
A. 2,5( cm) .

B. 7,5( cm) .

C. 12,5( cm) .

D. 9,75( cm) .

Câu 11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20( cm) . Khi bị kéo, lò xo dài 24( cm) và

lực đàn hồi của nó là 5( N) . Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10( N) thì
chiều dài của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 28( cm) .

B. 4( cm) .

C. 22( cm) .

D. 48( cm) .

Câu 12. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 32( cm) , khi bị nén lò xo dài 30( cm)

và lực đàn hồi của nó bằng 4( N) . Hỏi khi bị nén để lực đàn hồi của lò xo

bằng 10( N) thì chiều dài của nó bằng
A. 27( cm) .

B. 37( cm) .

C. 47( cm) .

D. Một kết quả khác.

Câu 13. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30( cm) . Lò xo được giữ cố định tại một

đầu, còn đầu kia treo vật có trọng lượng 10( N) , khi ấy lò xo dài 35( cm) . Hỏi độ
cứng của lò xo bằng bao nhiêu ?
A. 2,000( N /m) .

B. 20,00( N /m) .

C. 200,0( N /m) .

D. 2000( N /m) .

Câu 14. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 7( cm) . Khi treo một vật

nặng 10( g) thì lò xo có chiều dài là 7,4( cm) . Lò xo trên có độ cứng k bằng
A. 25( N /m) .

B. 40( N /m) .

C. 50( N /m) .


D. 80( N /m) .

Câu 15. Treo một vật có trọng lượng P = 5,0( N) vào một lò xo, lò xo dãn ra 2( cm) .

Treo một vật trọng lượng P' vào lò xo, nó dãn ra 6( cm) . Trọng lượng P' có giá trị
bằng

10


A. P ' = 2,5( N) .

B. P ' = 5( N) .

C. P ' = 15( N) . D. Một giá trị khác.

- Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Giải pháp đã được áp dụng trong giảng dạy môn Vật lí.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có).
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và tích cực giúp đỡ học sinh
trong quá trình giảng dạy.
Học sinh hợp tác với giáo viên một cách tích cực, luôn cố gắng lỗ lực trong học
tập.
Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo
các nội dung sau:
Giải pháp đã được áp dụng trong giảng dạy tại các lớp 10 của trường THPT

Tam Đảo 2 và đã mang lại kết quả bước đầu: học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu
tài liệu. Trong quá trình tự nghiên cứu tài liệu học sinh phát triển nhiều năng lực có ích
cho cuộc sống sau này.

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng
thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số Tên tổ chức/cá
TT
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

1

Lớp 10A2

Trường THPT Tam Đảo 2

Giảng dạy Vật lí

2

Lớp 10A3

Trường THPT Tam Đảo 2

Giảng dạy Vật lí


......., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương

Tam Đảo, ngày 13 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến

Doãn Thị Ngân

11


Phụ lục 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Kéo dãn lò xo rồi nêu nhận xét về chiều dài của lò xo, hướng của lực
đàn hồi của lò xo .
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thí nghiệm 2: Nén lò xo và nhận xét về chiều dài lò xo, hướng của lực đàn hồi của lò
xo.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thí nghiệm 3: Đặt vật lên tấm ván và nhận xét về hình dạng của tấm ván và hướng
của lực đàn hồi của tấm ván
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thí nghiệm 4: Kéo căng và nén dây cao su và nhận xét về trường hợp và đặc điểm lực
đàn hồi của dây cao su
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................

12


Phụ lục 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tiến hành các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: - Treo lần lượt 1, 2 quả cân vào lò xo. Ở mỗi lần, đo chiều dài l của lò
xo khi có tải rồi tính độ giãn l = l – lo. Ta có kết quả : (như bảng 12.1 SGK)
F = P (N)
0 1 2 3 4
l (m)

l (m)
ở mỗi kết quả thiết lập tỉ số:

F
l

nhận xét tỉ số đó.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thí nghiệm 2: - Kéo lò xo với lực vượt quá giới hạn đàn hồi rồi nhận xét về hình
dạng của lò xo khi thôi kéo vật.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thí nghiệm 3: Nêu nội dung của định luật Húc
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................

13


Phụ lục 3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học

14


Phụ lục 4

Kết quả của học sinh trong quá trình học tập

Trao đổi trong nhóm rất tích cực

Báo cáo kết quả hoạt động nhóm
Kết quả kiểm tra
Lớp


số

10A2 36


Điểm
0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

0

0

0

0


0

1

1

4

12

10

8

15



×