Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

chuyên đề hệ THỐNG một số DẠNG bài tập về PHIÊN mã và DỊCH mã – SINH học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.66 KB, 22 trang )

Chuyên đề: HỆ THỐNG MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ – SINH HỌC 10
PHẦN I. LÍ DO LỰA CHỌN
- Đây là nội dung kiến thức chuyên sâu của chương trình Sinh học 10, ứng dụng giải nhiều bài
tập trong các đề thi.
- Thời gian học phần này trong chương trình sinh học 12 quá ít nên học sinh không biết cách
giải các bài tập liên quan.
- Các bài tập rất đa dạng nên việc xây dựng hệ thống bài tập theo các dạng đặc thù là cần thiết,
giúp học sinh học kiến thức một cách logic, dễ hiểu và có khả năng ứng dụng cao.
PHẦN II. NỘI DUNG
A. PHIÊN MÃ
I. Lí thuyết về phiên mã
1. Cấu trúc của ARN
- ARN là một loại axit Nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học C, H, O, N, P
- ARN thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn nhưng nhỏ hơn nhiều so với ADN
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân, đơn phân là các Nucleotit, mỗi
Nu có khối lượng trung bình là 300đvC kích thước TB là 3,4Å, bao gồm 3 thành phần
+1 phân tử axit photphoric (H3PO4)
+1 phân tử đường 5C (pentozo): đường Ribozo (C5H10O5)
+1 trong 4 loại bazo nito: A, U, G, X
- Các loại Nu liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị (là liên kết được hình thành giữa axit photphoric
của Nu này với đường 5C của Nu kế tiếp để hình thành nên chuỗi poliNucleotit
- 4 loại Nu sắp xếp với số lượng, thành phần, trình tự khác nhau tạo cho ARN có tính đa dạng và đặc
thù
- Có 3 loại ARN
*ARN thông tin (mARN)
+Cấu trúc: Mạch thẳng
+Chức năng: Làm khuôn để tổng hợp Protein tại riboxom. Sau khi tổng hợp xong protein,
mARN thường được các enzim phân huỷ
*ARN vận chuyển (tARN)
+Cấu trúc: Có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu (antincodon), có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với bộ
ba trên ARN thông tin


+Chức năng: Vận chuyển axit amin tới riboxom
Vai trò như một “người phiên dịch” dịch trên ARN thông tin thành trình tự các
axit amin trên chuỗi polipeptit
*ARN riboxom (tARN)
+Cấu trúc: ARN riboxom kết hợp với protein tạo nên riboxom
Riboxom gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất
+Chức năng: Là nơi tổng hợp protein
2. So sánh giữa ADN và ARN
- Giống nhau
+Đều là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân bao gồm nhiều đơn phân, đơn phân là các
Nucleotit
+Một Nu gồm 3 thành phần: 1 phân tử H3PO4, 1 phân tử đường 5C, 1 trong 4 loại bazo nito
+Có 3 loại bazo nito giống nhau là A, G, X
+Trên một mạch, các Nu liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị
+Đều có tính đa dạng và đặc thù do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân
- Khác nhau
ADN
ARN
1


-Đường cấu tạo là deoxiRibozo (C4H10O5)
-Có bazo nito loại T, không có loại U
- Có cấu trúc gồm 2 mạch nên có liên kết hidro

-Đường cấu tạo là Ribozo (C5H10O5)
-Có bazo nito loại U, không có loại T
- Có cấu trúc gồm 1 mạch nên không có liên kết
hidro (Trừ một vài chỗ của ARN vận chuyển)
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN


- Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN
3. Cơ chế phiên mã
a. Khái niệm phiên mã
Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn AND
b. Cơ chế phiên mã
*Khởi đầu: Enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc
có chiều 3’ – 5’ và bắt đầu tổng hợp ARN thông tin tại vị trí đặc hiệu
*Kéo dài: ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen để tổng hợp nên phân tử ARN thông
tin theo NTBS (A – U, G – X, T – A, X – G) theo chiều 5’ – 3’
*Kết thúc
Khi enzim di chuyển tới cuối gen gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã và giải phóng ra
ARN thông tin vừa được tổng hợp
Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại
II. Các dạng bài tập về phiên mã
1, Dạng 1: Khi biết trình tự các Nu trên ADN, xác định trình tự các Nu trên ARN thông tin và
ngược lại
a, Phương pháp
- Chỉ một trong 2 mạch của gen là mạch gốc
- Mạch gốc có chiều 3’ – 5’
- Khi biết được trình tự Nu trên mạch gốc, ta xác định được trình tự Nu trên ARN theo NTBS
(A – U, G – X, T – A, X – G)
- Chiều của ARN thông tin là 5’ – 3’
b, Bài tập
Xác định trình tự các Nu trên ARN thông tin và trên ADN
a, Cho ADN: 3’ TAX GXX ATT GXT…5’ (mạch gốc)
5’ ATG XGG TAA XGA…3’ (mạch bổ sung)
b, Cho mARN: 5’ AUG UUX GAU XGU…3’
c, Cho ADN: 3’ ATG XTA GXT TTT…5’
5’ TAX GAT XGT AAA...3’

d, Cho ADN: 5’ ATG GXT TAT GXT…3’
3’ TAX XGA ATA XGA...5’
e, Cho mARN: 5’ AUG GXU UAU GXU ..3’
2, Dạng 2: Tính số lượng, phần trăm từng loại Nu của ARN
a, Công thức
-Gọi rN là tổng số Nu của ARN
-Gọi rA, rU, rG, rX lần lượt là số lượng từng loại Nu của ARN
Ta có rN = N/2 = rA + rU + rG + rX
Theo NTBS có
rA = Tgốc, rU = Agốc, rG = Xgốc, rX = Ggốc
A = T = rA + rU, G = X = rG + rX
%rA + %rU
%rG + %rX
%A = %T =
%G = %X =
2
2
%rA + %rU + %rX + %rG = 100%
b, Bài tập

2


Bài tập 1: Một gen có chiều dài 5100Å, trên mạch 1 của gen có A = 150, T = 450. Mạch 2 có G = 600.
Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại Nu của phân tử ARN thông tin được tổng hợp được nếu mạch 1 là
mạch gốc?
Bài giải
Tổng số Nu của gen là: N = 2L/3,4 = 3000Nu
Theo NTBS có: A1 = 150Nu, T1 = 450Nu, X1 = G2 = 600
G1 = N/2 – (A1 + T1 + X1) = 300

rN = N/2 = 1500
rA = Tgốc = T1 = 450, %rA = 30%
rU = Agốc = A1 = 150Nu, %rU = 10%
rG = Xgốc = X1 = 600Nu, %rG = 40%
rX = Ggốc = G1 = 300Nu, %rX = 20%
3, Dạng 3: Tính chiều dài, khối lượng và số liên kết hoá trị của phân tử ARN thông tin
a, Công thức
N
L ARN = Lgen =
x 3,4 = rN x 3,4
2
N
MARN = rN x 300 đvC =
x 300 đvC
2
Tổng số liên kết hoá trị trong phân tử ARN = 2rN – 1 = N – 1
b, Bài tập
Bài tập 1: Phân tử ARN thông tin có A = 2U = 3G = 4X và có khối lượng 27.104đvC
a, Tính chiều dài của gen?
b, Tính số lượng từng loại Nu của ARN thông tin?
c, Tính số liên kết hóa trị giữa axit và đường của phân tử ARN thông tin?
d, Khi gen nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại Nu MT cung cấp là bao nhiêu?
Bài giải:
a, Tính chiều dài của gen
Theo đề bài có
M ARN = 27.104 = rN x 300 → rN = 900Nu
L = rN x 3,4 = 900 x 3,4 = 3060Å
b, Tính số liên kết hóa trị giữa axit và đường của phân tử ARN thông tin
Theo bài ra có rA = 2rU = 3rG = 4rX → rU = rA/2, rG = rA/3, rX = rA/4
Mà rN = N/2 = rA + rU + rG + rX = rA + rA/2 + rA/3 + rA/4 = 900

→ rA = 432 Nu, rU = 216Nu, rG = 144Nu, rX = 108Nu
c, Số liên kết hoá trị giữa axit và đường
Hht = 2rN – 1 = 1799 liên kết
d, Theo NTBS có A = T = rA + rU = 648Nu
G = X = rG + rX = 252Nu
3
Amt = Tmt = (2 – 1)648 = 4536Nu
Gmt = Xmt = (23 – 1)252 = 1764Nu
Bài tập 2: Một gen có chiều dài 4080Å và có 20%A. Mạch 1 của gen có A + G = 42% và A – G = 6%
a, Tính số lượng từng loại Nu của gen và số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch đơn của gen?
b, Tính số lượng từng loại Nu của mARN được tổng hợp từ gen nói trên nếu mạch 2 của gen là
mạch gốc?
c, Khi gen nói trên nhân đôi 3 lần liên tiếp, tính số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho
quá trình nhân đôi của gen?
Bài tập 3: Bốn loại ribonucleotit A, U, G, X của một phân tử ARN lần lượt phân chia theo tỉ lệ: 2 : 4 :
3 : 6. Số liên kết hóa trị Đ-P của ARN là 2999.
a, Tính chiều dài của ARN đó?
b, Tính số lượng từng loại ribonucleotit?
3


c, Tính số Nucleotit của gen đã tổng hợp ra ARN đó?
d, Gen thứ hai có chiều dài và tỉ lệ từng loại nucleotit bằng chiều dài và tỉ lệ từng loại nucleotit
của gen đã tổng hợp ARN nói trên. ARN được tổng hợp từ gen thứ hai này có A = (1/4)T của gen và X
= (1/3)G của gen. Số lượng từng loại ribonucleotit của ARN được tổng hợp từ gen thứ hai là bao nhiêu?
Bài tập 4: Một phân tử ARN gồm 7 loại bộ mã sao với số lượng từng loại như sau: 1 bộ GUG, 1 bộ
UAG, 40 bộ XAX, 60 bộ XXA, 68 bộ GXG, 150 bộ AUU, 180 bộ GXA.
a, Xác định chiều dài của ARN đó?
b, Tính số ribonucleotit từng loại của ARN?
c, Gen đã tổng hợp ARN ở trên chứa từng loại Nu ntn?

4, Dạng 4: Tính số Nu môi trường cung cấp và số lần sao mã của gen
a, Công thức
Gọi n là số lần sao mã (phiên mã) của gen
Ta có số lần sao mã của gen bằng số phân tử mARN được tổng hợp
N
rNmt = n.rN = n.
2
rAmt = n. rA = n. Tgốc
rUmt = n. rU = n. Agốc
rGmt = n. rX = n. Xgốc
rXmt = n. rG = n. Ggốc
b, Bài tập
Bài tập 1: Một gen có chứa 1080 Nu. Trong quá trình sao mã, nó cần môi trường nội bào cung cấp
1620 rinonucleotit các loại. Tính số lần sao mã của gen?
Bài giải
Gọi n là số lần sao mã của gen, ta có
Tổng số ribonucleotit môi trường cung cấp cho gen sao mã được tính theo công thức
N
2rNmt
rNmt = n.rN = n.
→n=
= 2x1620/1080 = 3
2
N
Vậy gen đã sao mã 3 lần
Bài tập 2
Một phân tử ADN chứa 2800Nu, tổng hợp 10 phân tử mARN, mỗi mARN có A=20%, U=30%,
G=10%, X=40%. Môi trường đã cung cấp số RN mỗi loại là bao nhiêu?
Bài giải
Tổng số RN trên 1 phân tử ARN tổng hợp ra là

rN = N/2 = 1400Nu
rA = 20% = 280Nu → rAmt = 10 x 280 = 2800Nu
rU = 30% = 420Nu → rUmt =10x 420 = 4200Nu
rG = 10% = 140Nu → rGmt = 10x140 = 1400Nu
rX = 40% = 560Nu → rXmt = 10x 560 = 5600Nu
Bài tập 3: Một gen có chiều dài 4080Å và có 3120 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có A = 120, G =
480. Tính số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp cho gen sao mã 2 lần. Biết mạch 1 của gen là
mạch gốc.
Bài tập 4: Một gen có A – G = 20%. Trên mạch gốc có A = 300, G = 210. Trong quá trình sao mã của
gen, môi trường đã cung cấp 1800 Nu loại U. Biết gen có chiều dài 4080Å.
a, Tính số lượng từng loại Nu của ARN
b, Xác định số lần sao mã của gen
c, Tính số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp để phục vụ cho quá trình sao mã của gen?
Bài giải
a. Theo đề bài có: N = 2L/3,4=2400Nu
Lại có: A – G = 20%.
4


Theo NTBS có : A + G = 50%.
→ A = T= 840, G = X = 360
Số lượng từng loại Nu của ARN là
rA = Tgốc = T1 = A2 = A – A1=540
rU = Agốc = A1=300
rG=Xgốc = X1=G2=G-G1=150
rX=Ggốc=G1=210
b. Số lần sao mã của gen:
Theo đề bài có: Umt = n.rU=1800 →n = 1800/300=6
c. Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp:
rUmt = 1800

rAmt = 6 . 540 = 3240
rGmt = 6 . 150 = 900
rXmt = 6 . 210 = 1260
Bài tập 5: Một gen có 150 chu kì xoắn, gen có 3600 liên kết hidro. Trên mạch 1 (mạch gốc) của gen
có A = 600, G = 225. Gen sao mã đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 9000Nu.
a, Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của gen và của từng mạch đơn?
b, Tính số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại Nu của một phân tử mARN?
c, Tính số lượng từng loại Nu MT cung cấp cho quá trình sao mã của gen?
Bài giải
a. - Tổng số Nu của gen: N = 150 x 20 = 3000
- Theo NTBS có 2A + 2G = 3000
2A + 3G5 = 3600
→ A = T = 900 → %A = %T = 30%
G = X = 600 → %G = %X = 20%
- Số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại Nu trên mỗi mạch đơn
b. Số lượng và tỉ lệ từng loại Nu của ARN là
rA = Tgốc = T1 = A2 = A – A1=300→ %rA = 20%
rU = Agốc = A1=600 → %rU = 40%
rG=Xgốc = X1=G2=G-G1=375 → %rG = 25%
rX=Ggốc=G1=225 → %rX = 15%
c. - Tính số lần sao mã của gen:
n = 9000/1500 = 6
- Số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp:
rUmt = 6 . 600 = 3600
rAmt = 6 . 300 = 1800
rGmt = 6 . 375 = 2250
rXmt = 6 . 225 = 1350
Bài tập 6: Một gen có chiều dài 4080Å. Trên mạch thứ nhất của gen có T = 200Nu, X = 250Nu. Trên
mạch thứ 2 của gen có X= 350Nu. Gen trên sao mã một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 750Nu
loại X và 1200Nu loại A.

a, Mạch nào là mạch gốc của gen?
b, Xác định số lần sao mã của gen?
5, Dạng 5: Tính số liên kết hidro của gen và số liên kết hoá trị của ARN trong quá trình sao mã
của gen
a, Công thức
- Tổng số liên kết hidro bị phá vỡ Hphã vỡ = nxH = n(2A + 3G)
- Tổng số liên kết hidro được hình thành = H
- Tổng số liên kết hoá trị được hình thành = n (rN-1)
b, Bài tập
5


Bài tập 1: Gen sao mã một số lần và đã lấy của môi trường 9048Nu. Trong quá trình đó có 21664 liên
kết hidro bị phá vỡ. Trong mỗi phân tử ARN được tổng hợp có 2261 liên kết hóa trị.
a, Tính số lần sao mã của gen?
b, Tính số lượng từng loại Nu của gen?
c, Trong các phân tử ARN được tổng hợp có bao nhiêu liên kết hóa trị được hình thành?
Bài giải:
a, Gọi n là số lần sao mã của gen, ta có
Từ công thức Hht = 2rN – 1 = 2261 → rN = 1131Nu
Mặt khác, rNmt = n x rN = 9048 → n = 9048/1131 = 8
Vậy gen tiến hành sao mã 8 lần
b, Theo NTBS có 2A + 2G = N = 2rN = 2262Nu (1)
Theo đề bài lại có: Hphá vỡ = n (2A + 3G) → 2A + 3G = Hphá vỡ/n = 2708 (2)
Giải (1) và (2) được A = T = 685Nu, G = X = 446Nu
c, Tổng số liên kết hoá trị được hình thành là Hht hình thành = n(rN- 1) = 9040 liên kết
Bài tập 2:
Một gen có chiều dài là 0,255μm. Khi gen sao mã để tạo nên 1 phân tử ARN thông tin có tỉ lệ
Uraxin U=60%, 2 mạch đơn của gen tách nhau ra. Người ta biết trên mạch đơn thứ nhất, số Guanin
G=14% số Nu của mạch, Timin T=450Nu, và số Xitozin X=45Nu.

a, Mạch nào là mạch gốc?
b, Tính số ribonucleotit cần dùng cho quá trình sao mã?
Bài tập 3:
Biết rằng số ribonucleotit tự do cần dùng cho một lần sao mã là rU=600, rX=1125. Gen có A1 =
200, A2 = 150, G1 = 375, G2 = 225. Mạch nào là mạch gốc của gen?
Bài tập 4:
Trong quá trình sao mã của một gen, môi trường nội bào đã cung cấp 600 ribonucleotit loại G,
1260 ribonucleotit loại A. Trên mạch thứ nhất của gen có T = 420 và G = 100. Trên mạch thứ hai của
gen có G = 200 và T = 180.
a, Xác định mạch gốc và số lần sao mã của gen?
b, Tính số Ribonucleotit loại U và X cần dùng cho quá trình sao mã?
Bài tập 5:
Một gen qua 5 lần sao mã làm hình thành 3745 mối liên kết hóa trị trong các phân tử ARN.
Trong quá trình sao mã này, giữa 2 mạch gen liên tiếp có 9750 liên kết hidro bị phá vỡ.
a, Tính tổng số RN mà môi trường cần cung cấp cho quá trình sao mã?
b, Tính số lượng từng loại Nu của gen?
Bài tập 6: Một gen dài 4080Å và có hiệu số giữa A với một loại Nu khác là 10%. Trên mạch thứ nhất
của gen có 15%A và 30%G. Gen nhân đôi 2 đợt và mỗi gen con tạo ra tiếp tục sao mã 3 lần. Phân tử
ARN chứa 120X
a, Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nu của gen và của mỗi mạch đơn?
b, Tính tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nu của phân tử ARN?
c, Đã có bao nhiêu liên kết hidro bị phá vỡ trong toàn bộ quá trình nhân đôi và sao mã của gen?
Bài tập 7: 2 gen đều có chiều dài 4080Å
1. Gen thứ nhất có 3120 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có 120A và 480G. Tính số lượng từng loại
ribo nucleotit mà môi trường cung cấp cho gen sao mã 1 lần?
2. Gen thứ hai có A - G = 20%, Agốc = 300, Ggốc = 210, môi trường cung cấp rUmt = 1800
a. Tính số lượng từng loại ribo Nucleotit của mARN?
b. Xác định số lần sao mã của gen?
c. Tính số lượng từng loại ribo Nucleotit môi trường cung cấp để phục vụ cho gen sao mã?
Bài tập 8: Phân tử mARN có 15%U và 35%G. Gen tổng hợp ra nó có 20%A

1. Tính tỉ lệ % từng loại ribo nucleotit môi trường cung cấp cho gen sao mã?
6


2. Nếu gen đó nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra đều sao mã 4 lần và trong quá trình nhân đôi của gen,
môi trường đã cung cấp 3780G. Xác định:
a. Chiều dài, khối lượng của mARN?
b. Số lượng từng loại ribo Nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình sao mã của các gen trên?
Bài tập 9: Gen có L = 4080Å, A = 20%, A 1 + G1 = 42%, A1 - G1 = 6%. Gen nhân đôi 3 lần liên tiếp,
mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần
1. Tính số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch đơn?
2. Tính số lượng từng loại ribo Nucleotit của mỗi mARN?
3. Tính số lượng từng loại ribo Nucleotit môi trường cung, số liên kết hidro bị phá vỡ số liên kết hoá trị
hình thành trong toàn bộ quá trình nhân đôi và sao mã trên?
6, Dạng 6: Xác định thời gian sao mã
a, Công thức
- Đối với mỗi lần sao mã
+Thời gian sao mã: Là thời gian để mạch gốc của gen tiếp nhận và liên kết các ribonucleotit tự
do thành phân tử ARn
+Gọi thời gian để tiếp nhận 1 RN là dt thì thời gian sao mã là
TGsm (1 lần) = dt. rN
+Gọi tốc độ sao mã là Vsm (là số RN liên kết được/1giây)
rN
TGsm (1 lần)=
Vsm
- Đối với nhiều lần sao mã
+Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã không đáng kể thì thời gian sao mã nhiều lần là
TGsm (nhiều lần) = n. TGsm (1 lần)
+Nếu thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã là đáng kể (Δt) thì thời gian sao mã nhiều lần là:
TGsm (nhiều lần) = n. TGsm (1 lần) + (n – 1)Δt

b, Bài tập
Bài tập 2: Một phân tử ARN có số ribonucleotit loại G = 420 và G chiếm 35% tổng số ribonucleotit.
Thời gian để gen tiếp nhận và liên kết tất cả ribonucleotit G của ARN là 4,2 giây
a, Tính tốc độ sao mã của ARN nói trên?
b, Tính thời gian sao mã tổng hợp ARN?
c, Nếu gen nói trên sao mã 5 lần liên tiếp, thời gian chuyển tiếp giữa 2 lần sao mã là 2 giây thì
quá trình sao mã này mất bao nhiêu giây?
Bài giải:
a, Tốc độ sao mã của ARN là
Vsm = 420/4,2 = 100 rbonucleotit/s
420x100
Số RN của phân tử ARN là: rN =
= 1200 ribonucleotit
35
b, Thời gian tổng hợp ARN là
TGsm = 1200/100 = 12 giây
c, Thời gian sao mã 5 lần
TGsm (5 lần) = 5 x 12 + 2 (5-1) = 68 giây
Bài tập 3: Gen có chiều dài 0,255µm tiến hành sao mã 4 lần. Biết thời gian để tách liên kết hidro và
tiếp nhận các ribo Nucleotit của môi trường ở mỗi vòng xoắn là 0,01 giây. Cho biết quá trình sao mã là
liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử ARN khác.
1. Tính tốc độ sao mã và thời gian sao mã của gen nói trên?
2. Nếu quá trình sao mã là không liên tục, giữa các lần sao mã có một khoảng thời gian gián đoạn đều
nhau là 0,75 giây thì thời gian của quá trình sao mã là bao nhiêu?
Bài tập 4: Một gen sao mã trong thời gian là 10 giây và đã sử dụng của môi trường 1080 ribonucleotit
loại A, phân tử ARN được tổng hợp dài 4080Å và có 300 liên kết hoá trị trong các ribonucleotit loại U,
7


mạch gốc của gen có 480X. Biết tốc độ sao mã của gen luôn không đổi là 800ribonucleotit/giây. Giữa

các lần sao mã có khoảng thời gian gián đoạn bằng nhau là 0,2 giây.
Bài tập 5: Một gen dài 0,51µm và có hiệu số giữa A với một loại Nu khác là 150Nu. Mạch 1 của gen
có 20%A và mạch 2 có 24%G. Khi gen sao mã, môi trường cung cấp 1440 RiboNu loại Xitozin, tốc độ
sao mã là 600RiboNu/giây.
1. Xác định số lượng và tỷ lệ từng loại Nu của mỗi mạch đơn và của cả gen?
2. Xác định số lượng và tỷ lệ từng loại RiboNu của phân tử ARN được tổng hợp
3. Xác định số lượng từng loại RiboNu môi trường cung cấp cho quá trình sao mã?
4. Xác định thời gian sao mã của gen trong 2 trường hợp sau:
a. Quá trình sao mã là liên tục từ phân tử ARN này sang phân tử ARN khác?
b. Giữa các lần sao mã có khoảng thời gian gián đoạn bằng nhau và bằng 20% thời gian của
một lần sao mã?
B. DỊCH MÃ
I. Lí thuyết về protein và cơ chế dịch mã
1. Cấu trúc của Protein
a, Cấu tạo hoá học
-Pr được hình thành do
Phiên mã
Dịch mã
ADN
mARN
Protein
-Pr là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn (từ hàng nghìn đến hàng triệu nguyên tử),
dài đến 0,1µm, phân tử lượng có thể đến 1,5.106 đvc
-Thành phần gồm 4 nguyên tố chính C, H, O, N (đôi khi có thêm S, P)
-P được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axit amin
-Gồm 20 loại axit amin, cấu tạo chung của axit amin là
R – CH – COOH (Nhóm cacboxyl)
NH2 (Nhóm amin)
Các axit amin phân biệt nhau nhờ gốc hoá trị R, mỗi axit amin có chiều dài trung bình là 3Å
-Mỗi phân tử Pr là một hay nhiều chuỗi polipeptit, chuỗi polipeptit gồm các axit amin nối dọc

với nhau nhờ mối liên kết peptit (được hình thành khi 2 axit amin loại đi 1 phân tử nước, nhóm amin
của axit amin này liên kết với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp)
-Tính đặc thù và đa dạng của Pr phụ thuộc vào thành phần, số lượng, trình tự các axit amin
trong Pr đó
-Do cấu trúc của các axit amin nên chuỗi polipeptit bao giờ cũng có 1 đầu chứa nhóm amin tự
do và 1 đầu chứa nhóm cacboxyl tự do
-Do cơ chế nhân đôi làm ADN ổn định, từ đó tổng hợp protein giữ được tính ổn định qua các thế hệ
b, Cấu trúc không gian
Protein có cấu trúc không gian với 4 bậc khác nhau
-Cấu trúc bậc 1: Phân tử Pr gồm 1 chuỗi polipeptit liên kết với nhau theo mạch thẳng. Thể hiện trình tự
sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit
-Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit co xoắn lại (xoắn α) hoặc gấp nếp (β) nhờ liên kết hidro giữa các axit
amin gần nhau
-Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polipeptit cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều đặc
trưng gọi là cấu trúc bậc 3
-Cấu trúc bậc4: Hai hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết với nhau theo 1 cách nào đó tạo phức hợp lớn
hơn
8


2. Chức năng của Protein
2.1. Protein trong cơ thể sống
Pr tham gia vào cấu tạo tế bào và các cơ quan tử
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể (Pr cấu trúc)
VD: Sợi colagen cấu tạo nên các mô liên kết, kêratin cấu tạo nên lông, tóc, móng
- Dự trữ các axit amin (dự trữ các Pr)
VD: Albumin, Pr sữa, Pr dự trữ trong các hạt cây
-Vận chuyển các chất (Pr vận chuyển)
VD: Hemoglobin vận chuyển O2 và CO2
Các chất mang (Pr màng) vận chuyển các chất qua màng tế bào

-Bảo vệ cơ thể (Pr bảo vệ)
VD: Các kháng thể, inteferon chống lại sự xâm nhập của VK và VR
-Thu nhận thông tin (Pr thụ thể)
VD: Các Pr thụ thể trên màng TB
-Xúc tác cho các phản ứng hoá sinh (Pr enzim)
VD: Lipaza thuỷ phân lipit, Amilaza thuỷ phân tinh bột chín
2.2. Vai trò trong cấu trúc di truyền
-Là 1 trong những thành phần chủ yếu tạo nên NST, đảm bảo cho hoạt tính của AND tăng. Pr
dạng histon giúp cho NST giữ nguyên cấu trúc xoắn nhất định
3
+ADN cuốn 1 vòng xoắn vào 8 phân tử Pr histon tạo nên các Nuclexom - đơn vị cấu
4
tạo nên NST. Trong mỗi Nucleoxom Pr liên kết với các vòng xoắn của ADN đảm bảo cho cấu trúc di
truyền ổn định
+Pr liên kết với rARN để cấu tạo nên riboxom (Hạt lớn = 45 phân tử Pr + 3 phân tử
rARN, hạt bé = 33 phân tử Pr + 1 phân tử rARN)
-Tham gia vào cấu trúc 1 số cơ quan chứa TTDT như ty thể, lục lạp, riboxom
2.3. Vai trò của Pr trong cơ chế di truyền
-Pr được tạo ra từ khuôn mẫu của gen cấu trúc, chúng tương tác với môi trường để hình thành
tính trạng theo sơ đồ
Gen → mARN → Pr → Tính trạng
-Pr ức chế được sản sinh từ khuôn mẫu của gen điều hoà có tác dụng đóng hoặc mở gen vận
hành (O) điều hoà quá trình phiên mã.
-Trong quá trình tổng hợp ADN có sự xúc tác của enzim ADN-polimeraza và các enzim khác
-Trong quá trình tổng hợp ARN có sự tham gia của enzim ARN-polimeraza đảm bảo cho quá
trình phiên mã xảy ra trên mạch 3’ - 5’ của gen để tạo ra ARN có chiều 5’ - 3’
-Trong quá trình tổng hợp Pr, cần có sự tham gia của các enzim: enzim hoạt hoá axit amin,
enzim peptitdaza
-Pr còn tham gia tạo nên các yếu tố mở đầu, kéo dài, kết thúc quá trình tổng hợp protein
-Sự phân huỷ Pr tạo nên các axit amin làm nguyên liệu tổng hợp Pr, tạo năng lượng ATP hoạt

hoá các nguyên liệu: Nucleotit, ribo Nucleotit, các axit amin là nguyên liệu tổng hợp ADN, ARN, Pr
-Pr là thành phần tạo nên trung thể → thoi tơ vô sắc đảm bảo cho quá trình phân li NST trong
nguyên phân, giảm phân góp phần ổn định vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
3. Tính đặc trưng và tính đa dạng của Protein
3.1. Tính đặc trưng
Mỗi loài SV đều có tính đặc trưng về Pr của chúng, thể hiện về số lượng, thành phần và trình tự
sắp xếp của các axit amin của phân tử Pr, cũng như các bậc cấu trúc không gian của chúng
9


-Tính đặc trưng của Pr là do tính đặc trưng của AND quyết định
3.2. Tính đa dạng
Pr được cấu tạo bởi 20 loại axit amin khác nhau tuỳ theo cách liên kết của các axit amin hình
thành nên 1014 - 1015 loại Pr khác nhau. Điều đó giúp cho Pr đảm bảo các chức năng khác nhau trong
sự sống cũng như trong vật chất di truyền.
4. Những điểm giống và khác nhau giữa Protein và axit Nucleic về mặt cấu tạo và chức năng
a. Về cấu tạo
*Giống nhau
-Đều là đại phân tử sinh học, có kích thước và khối lượng lớn
-Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại
-Về thành phần hoá học, mỗi đơn phân đều gồm có 3 thành phần
-Đều được cấu tạo bởi 4 nguyên tố chính C, H, O, N theo một cấu trúc nhất định: Axit Nucleic
cấu tạo bởi Nu, còn Pr được cấu tạo bởi axit amin
-Cả hai đều được cấu tạo bởi các đơn phân, xếp theo trình tự nghiêm ngặt, trình tự sắp xếp các
Nu trong ADN, ARN quy định trình tự các axit amin trong Pr do nó chỉ huy tổng hợp
-Đều có các liên kết hoá học nối giữa các đơn phân để tạo thành mạch
-Cả hai đều là thành phần cấu tạo nên NST: Histon và các cặp Nucleotit
*Khác nhau
Điểm khác nhau
Axit Nucleic

Protein
Chiều dài
ADN lớn (hàng trăm μm)
Lớn nhất chỉ dài 0,1 μm
Khối lượng
ADN lớn (có thể đến hàng chục Chỉ đến 1,5.106 đvC
triệu đvC)
Số mạch
ADN có 2 mạch
Có thể 1, 2, 3, 4 chuỗi polypeptit
ARN có 1 mạch đơn
Đơn vị cấu tạo
Các Nu, mỗi Nu có 3 thành phần Các axit amin, mỗi axit amin gồm 3 thành
phần:
nhóm amin (NH2), nhóm cacboxyl (COOH)
và gốc R
Các loại đơn phân 4 loại
20 loại axit amin
Loại liên kết nối Liên kết photphodieste (liên kết Liên kết peptit (được hình thành do hai axit
các đơn phân
được hình thành giữa đường của amin loại chung 1 phân tử nước giữa nhóm
Nu này với axit photphoric của NH2 của axit amin này với nhóm COOH của
Nu kế tiếp)
axit amin kế tiếp)
Tính chất
Có tính axit
Vừa có tính kiềm, vừa có tính axit (do có mặt
cả nhóm NH2 và nhóm COOH)
2. Về chức năng
*Giống nhau

- Cả 2 phối hợp tạo phức hợp Nucleoprotein
- Cả hai đều có tính đặc trưng và ổn định trong mỗi loài
- Cả hai đều tham gia và quá trình tổng hợp Pr: ADN là bản mật mã, mARN là bản sao mã, tARN giải
mã, rARN tổng hợp bào quan riboxom. Còn Pr tạo ra riboxom, là địa điểm tổng hợp Pr, là các enzim
xúc tác: ADN polymeraza, ARN polymeraza, enzim hoạt hoá axit amin, enzim gắn axit amin vào
tARN, enzim tách axit amin ra khỏi tARN, enzim gắn axit amin vào chuỗi polypeptit, enzim xúc tác sự
khởi đầu, kết thúc quá trình tổng hợp Pr
- Cả hai đều góp phần vào cơ chế di truyền các tính trạng từ thế hệ này sang thế hệ khác
*Khác nhau
10


Axit Nucleic
Truyền đạt tính trạng di truyền

Protein
Tham gia cấu trúc và các hoạt động sống của
tế bào, cơ thể sinh vật
ADN có khả năng tự nhân đôi, một số ARN ở sinh vật Không có khả năng tự nhân đôi
bậc thấp cũng có khả năng tự nhân đôi
Mã hoá việc tổng hợp protein
Pr quy định tính trạng của cơ thể sinh vật
ADN nhân đôi là cơ sở sự di truyền và sinh sản
Pr là cơ sở quy định các tính trạng
ADN, ARN tự sao và sao mã trong nhân
Quá trình tổng hợp Pr (dịch mã) xảy ra ngoài
TBC
5. Mối quan hệ giữa ADN và Protein trong cấu trúc và cơ chế di truyền
5.1.Quan hệ giữa ADN và Protein trong cấu trúc di truyền
-ADN kết hợp với Pr theo tỷ lệ tương đương tạo nên hợp chất Nucleoprotein hình thành nên sợi

nhiễm sắc
-Sợi nhiễm sắc xoắn lại và lấy thêm chất nền là Pr hình thành cấu trúc NST
-ADN tạo thành lõi của NST, Pr bao xung quanh ADN và liên kết với các vòng xoắn của ADN
giữ cấu trúc ADN ổn định, TTDT được điều hoà
5.2. Quan hệ giữa ADN và Pr trong cơ chế di truyền
-Trình tự các bộ Nucleotit trên mạch gốc gen của phân tử ADN quy định trình tự axit amin của
chuỗi polipeptit trong phân tử Pr được tổng hợp
-Sự biến đổi trong cấu trúc của ADN dẫn đến làm biến đổi cấu trúc gen tạo ra kết quả biến đổi
các axit amin của phân tử Pr được tổng hợp.
-Pr do gen trên ADN điều khiển tổng hợp, Pr tạo ra tham gia vào thành phần của các enzim, xúc
tác các cơ chế di truyền của ADN như:
+Enzim ADN-polimeraza xúc tác cho ADN tự sao
+Enzim ARN-polimeraza xúc tác cho sao mã
+Enzim còn xúc tác cho quá trình điều khiển giải mã của gen trên ADN
6. Cơ chế dịch mã
a. Sự tiếp xúc các Riboxom với mARN
- Sau khi tổng hợp mARN, chúng được phóng thích khỏi nhân, ra TBC, đến tiếp xúc với
riboxom và quá trình dịch mã bắt đầu
- Có nhiều riboxom cùng dịch mã cho một phân tử mARN
- Khi riboxom thứ nhất trượt một khoảng tử 50Å đến 100Å thì rboxom thứ hai mới tiếp xúc với
mARN, rồi riboxom thứ ba, thứ tư,…thứ n.
- Mỗi riboxom trượt hết chiều dài một phân tử mARN một lần, sẽ tổng hợp được một phân tử
Pr tương ứng
- Có bao nhiêu lượt ribôxom trượt hết chiều dài các mARN thì quá trình dịch mã hình thành
bấy nhiêu phân tử Pr
- Sau mỗi lần ribôxom tổng hợp xong Pr của mình, enzim sẽ tách Pr đưa vào mạng lưới nội
chất, rồi chuyển đến địa điểm nào tế bào cần thiết
b. Cơ chế dịch mã
- Giai đoạn hoạt hoá axit amin tự do: Axit amin tự do được ATP và và enzim xúc tác gắn với
tARN tương ứng, hình thành phức hợp tARN – axit amin

- Tổng hợp chuỗi polipeptit
+Gần điểm tiếp xúc của ribôxom với mARN là điểm lắp ghép axit amin, tại đây có đầy đủ hệ
enzim xúc tác
+Axit amin sẽ được ghép vào chuỗi polypeptit khi bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba mã
sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung sau:
mARN:
A
U
G
X
tARN: U
A
X
G
11


+Ribôxom tiếp xúc với bộ ba mở đầu AUG, tARN mang axit amin mở đầu là mêtionin ghép
vào vị trí đầu tiên
+Riboxom trượt sang bộ ba kế tiếp, cứ như vậy riboxom trượt từ bộ ba này đến bộ ba khác đến
hết chiều dài của mARN thì hết axit amin này đến axit amin khác ghép vào chuỗi polipeptit đến lúc
hoàn thành xong phân tử Pr
+Cần chú ý là bộ ba kết thúc trên mARN (UAA, UAG, UGA) không được dịch mã và khi chuỗi
polipeptit được tổng hợp xong, men sẽ cắt tách axit amin mở đầu khỏi chuỗi polypeptit để hình thành
phân tử Pr hoàn chỉnh
Kết luận: Quá trình sinh tổng hợp Pr thực chất là quá trình truyền đạt thông tin di truyền, bản chất của
quá trình là mối quan hệ theo sơ đồ sau: AND → ARN → Pr
Bài tập
a. Mạch khuôn của 1 gen cấu trúc có trình tự các mã bộ ba như sau:
3’…TAX – GAT – XGX – TTA – GXA…5’

Hãy viết trình tự bắt đầu các axit amin trong phân tử protein do gen cấu trúc nói trên điều khiển
tổng hợp?
b. Một phân tử protein có trình tự các axit amin được bắt đầu như sau:
Mêtiônin – Arginin – Alanin – Lơxin – Asparagin…Hãy viết trình tự các cặp nucleotit được bắt
đầu trong gen cấu trúc đã tổng hợp phân tử protein nói trên?
7. Mã di truyền
-Mã di truyền là gì?
+Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 Nu kế tiếp nhau trong mạch khuôn của gen quy định tổng hợp
1 axit amin
+Mã di truyền là trình tự sắp xếp các Nu trong gen, quy định trình tự sắp xếp các axit amin
trong phân tử Protein
-Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
+Nếu mỗi Nu mã hoá một axit amin thì 4 loại Nu chỉ mã hoá được 4 loại axit amin - Điều này
vô lí vì có đến 20 loại axit amin
+Nếu là mã bộ hai thì từ 4 loại Nu sẽ có 4 2 = 16 mã bộ hai, chưa đủ để quy định 20 loại axit
amin
+Nếu là mã bộ ba thì từ 4 loại Nu sẽ có 4 3 = 64 tổ hợp các bộ ba khác nhau, đủ và dư để quy
định 20 loại axit amin. Trong thực nghiệm, có đến 18 loại axit amin được mã hoá từ hai đơn vị mã trở
lên.
- Đặc điểm của mã di truyền
+ Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều dài 5’ – 3’
+ Mã di truyền có tính liên tục, nghĩa là không gối lên nhau. Cứ 3 Nu kế tiếp nhau quy định một
axit amin.
+ Mã di truyền có tính đặc hiệu, nghĩa là mỗi bộ ba nhất định tương ứng với một loại axit amin xác định
+ Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hoá), nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi
nhiều bộ ba khác nhau (trừ metionin và triptophan)
+ Mã di truyền có tính phổ biến, nghĩa là tất cả các loài đều dùng chung mã di truyền
+Trong 64 bộ ba, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào là UAA, UAG, UGA, chúng được
gọi là các mã kết thúc, quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
+ Mã AUG gọi là mã mở đầu, mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã, quy định axit amin

metionin
- Bảng mã di truyền
Chữ cái
thứ 2
Chữ cái
thứ 1

U


Axit amin

X


A

Axit amin


12

Axit amin

G


Axit amin

Chữ cái

thứ 3


U

X

A
G

UUU
UUX
UUA
UUG
XUU
XUX
XUA
XUG
AUU
AUX
AUA
AUG
GUU
GUX
GUA
GUG

Phe
Leu


Leu

Ile
Met (MĐ)
Val

UXU
UXX
UXA
UXG
XXU
XXX
XXA
XXG
AXU
AXX
AXA
AXG
GXU
GXX
GXA
GXG

Tên 20 loại axit amin:
Axit amin
STT Tên viết
tắt
1
Phe
2

Leu
3
Ile
4
Met
5
Val
6
Ser
7
Pro
8
Thr
9
Ala
10
Tyr

Ser

Pro

Thr
Ala

UAU
UAX
UAA
UAG
XAU

XAX
XAA
XAG
AAU
AAX
AAA
AAG
GAU
GAX
GAA
GAG

Tyr
KT
KT
His
Gln
Asn
Lys
Asp
Glu

Axit amin
STT Tên viết
Tên đầy đủ
tắt
Phêninalanin 11
His
Lơxin
12

Gln
Izôlơxin
13
Asn
Mêtiônin
14
Lys
Valin
15
Asp
Xêrin
16
Glu
Prôlin
17
Cys
Threônin
18
Trp
Alanin
19
Arg
Tirozin
20
Gly

UGU
UGX
UGA
UGG

XGU
XGX
XGA
XGG
AGU
AGX
AGA
AGG
GGU
GGX
GGA
GGG

Cys
KT
Trp
Arg

Ser
Arg
Gly

U
X
A
G
U
X
A
G

U
X
A
G
U
X
A
G

Tên đầy
đủ
Histidin
Glutamin
Asparagin
Lizin
Aspactic
Glutamic
Xistêin
Triptôphan
Acginin
Glixin

II. Các dạng bài tập về cấu trúc protein và cơ chế dịch mã
1. Dạng 1: Bài toán xác định số bộ ba mật mã (bộ ba mã gốc) số axit amin và số liên kết peptit
trên phân tử Protein
a. Công thức
- 3 Nu kế tiếp trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc (hay còn gọi là bộ ba mật mã),
3 riboNu kế tiếp của mạch mARN hợp thành 1 bộ ba mã sao.
Mà có Nmạch gốc = rN = N/2, nên số bộ ba mã gốc = số bộ ba mã sao
N

rN
Số bộ ba mã gốc = số bộ ba mã sao = Sbộ =
=
2x3
3
- Trong số bộ ba mã gốc của gen, hay trong số bộ ba mã sao của mARN có một bộ ba kết thúc
(mã kết thúc) không mã hoá axit amin (là một trong các bộ ba UAA, UAG, UGA), nên số bộ ba có mã
hoá ra axit amin là:
N
rN
Số bộ ba mã hoá ra axit amin = Sbộ - 1 =
-1=
-1
2x3
3
- Ngoài mã kết thúc không mã hoá axit amin, mã mở đầu (AUG) tuy có mã hoá axit amin
(metionin) nhưng axit amin này không tham gia vào cấu trúc của phân tử Protein (Enzim sẽ cắt tách
13


khỏi chuỗi khi hình thành phân tử Pr hoàn chỉnh). Vì vậy số axit amin của phân tử Pr là: Gọi m là số
axit amin của chuỗi polipeptit
N
rN
m = Saa = Sbộ - 2 =
-2=
-2
2x3
3
Để tính số axit amin của nhiều chuỗi polipeptit (k chuỗi) ta có:

∑ S aa = km
- Hai axit amin nối nhau bằng 1 liên kết peptit, ba axit amin nối nhau bằng 2 liên kết peptit. Vì
vậy chuỗi polipeptit có m axit amin thì chứa số liên kết peptit là:
N
rN
LKPT = m – 1 = Sbộ - 3 =
-3=
-3
2x3
3
Để tính số liên kết peptit trên nhiều chuỗi polipeptit (k chuỗi), ta có : ∑ LK PT = k(m-1)
b. Bài tập
Bài tập 1: Một gen có chiều dài là 0,408μm.
a. Tính số bộ ba mã gốc của gen?
b. Gen nói trên là gen cấu trúc, sao mã tổng hợp protein có chức năng sinh học. Biết rằng mỗi
phân tử Protein này gồm 1 chuỗi polipeptit. Xác định số axit amin có chứa trong loại Protein này?
Hướng dẫn giải
- Tổng số nucleotit trên gen là:
N = 2L/3,4 = 4080x2/3,4 = 2400Nu
- Số bộ ba mã gốc của gen là:
Sbộ = N/6 = 2400/6 = 400 bộ
- Số axit amin có chứa trong Protein này là:
Saa = Sbộ - 2 = 400 – 2 = 398 axit amin
Bài tập 2: Một phân tử Protein gồm 1 chuỗi polipeptit có chiều dài 1500Å
a. Biết rằng 1 axit amin có độ dài trung bình là 3Å, xác định số liên kết peptit có trong Protein
đó?
b. Tính tổng số ribonucleotit của mARN đã tổng hợp ra Protein nói trên?
c. Nếu phân tử gồm 5 loại axit amin theo tỉ lệ: Lizin = 25%, Valin = 15%, Leuxin = 10%, Prolin
= 30%, số còn lại là axit amin loại Histidin. Tính số axit amin mỗi loại?
Hướng dẫn giải

a. Số axit amin có trong chuỗi polipeptit là
Saa = 1500/3 = 500 axit amin
Số liên kết peptit có trong phân tử Protein là
LKPT = Saa – 1 = 500 – 1 = 499 liên kết
b. Tính rN
rN
Ta có: m = Saa =
-2 → rN = (Saa + 2)3 = (500 + 2)3 = 1506 Nu
3
c. Tính số axit amin mỗi loại
Lizin = 25x500/100 = 125 aa
Valin = 15x500/100 = 75 aa
Leuxin = 10x500/100 = 50 aa
Prolin = 30x500/100 = 150 aa
Histidin = 20x500/100 = 100 aa
Bài tập 3: Tổng số axit tạo thành các phân tử Protein là 14880 axit amin. Trong các phân tử Protein đó
người ta biết có tất cả là 14820 liên kết peptit. Biết rằng số axit amin của mỗi polipeptit đều bằng nhau
và mỗi phân tử protein gồm 2 chuỗi polipeptit.
a. Tính số axitamin của mỗi chuỗi polipeptit?
b. Tính số phân tử Protein của mỗi chuỗi polipeptit?
14


Bài tập 4: Một chuỗi polipeptit có khối lượng phân tử là 27500 đvC, gồm 5 loại axit amin là glixin,
glutamic, triptophan, tirozin và leuxin theo thứ tự số lượng lần lượt hơn nhau là 20 axit amin. Biết rằng
phân tử lượng của 1 axit amin là 100đvC, của 1 Nucleotit là 300đvC.
a. Xác định chiều dài của mARN?
b. Tính số lượng mỗi loại axit amin của chuỗi polipeptit?
c. Tính khối lượng phân tử của gen đã điều khiển sự tổng hợp chuỗi polipeptit nói trên?
2. Dạng 2: Bài toán xác định số cách sắp xếp các axit amin và số cách mã hoá dãy axit amin trong

chuỗi polipeptit
a. Công thức
*Cách sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit
+Về mặt sinh học, một chuỗi polipeptit chỉ có một trình tự axit amin nhất định, do thứ tự bộ ba
mật mã trên gen quy định
+Về mặt toán học, các axit amin có khả năng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau
Gọi m là tổng số axit amin trong mạch polipeptit
m1 axit amin thuộc loại 1, m2 axit amin thuộc loại 2, mk axit amin thuộc loại k
Khi đó số cách sắp xếp axit amin trong mạch polipeptit là
m!
Pm (m1, m2, …mk) =
m1!m2!...mk!
*Số cách mã hoá dãy axit amin
+Cùng 1 loại axit amin thường được mã hoá bởi nhiều bộ ba khác nhau. Vì vậy chuỗi polipeptit
có thứ tự axit amin nhất định được mã hoá bởi 1 dãy bộ ba nhất định.
+Nhưng về mặt toán học thì có thể được mã hoá bởi nhiều cách khác nhau
Có m axit amin
Trong đó có m1 axit amin thuộc loại 1 và có A1 bộ ba mã hoá ra axit amin thuộc loại 1
Trong đó có m2 axit amin thuộc loại 2 và có A2 bộ ba mã hoá ra axit amin thuộc loại 2
Trong đó có mk axit amin thuộc loại k và có Ak bộ ba mã hoá ra axit amin thuộc loại k
Ta có, số cách mã hoá dãy axit amin: A = A1m1 A2m2…Akmk
b. Bài tập
Bài tập 1: Một đoạn polipeptit gồm có trình tự axit amin như sau:
…alanin – Lizin – Xistein – Lizin…
a. Biết rằng các axit amin được mã hoá bởi bộ ba trên mARN như sau:
Xistein : UGX, Lizin : AAA, Alanin : GXA
Xác định trình tự đoạn ARN thông tin tương ứng mã hoá ra đoạn polipeptit trên?
b. Đoạn polipeptit nói trên có thể có bao nhiêu cách sắp xếp axit amin khác nhau?
c. Biết rằng Alanin được mã hoá bởi 4 bộ ba, Lizin và Xistein được mã hoá bởi 2 bộ ba. Xác
định số cách mã hoá trên đoạn mARN đối với đoạn polipeptit nói trên?

Bài tập 2: Phân tử Protein gồm 1 chuỗi polipeptit có chiều dài là 1500Å. mARN tổng hợp ra phân tử
protêin nói trên chứa số RN là bao nhiêu?
Bài tập 3: Một phân tử protein dài 1494.10 -7 mm. Xác định chiều dài của gen đã tổng hợp ra phân tử
protein?
Bài tập 4: Một phân tử ADN dài 0,72012 μm mang 3 gen xếp kế tiếp nhau, cùng tổng hợp 3 loại phân
tử protein xếp kế tiếp nhau. Cho biết số axit amin có trong P 1 nhiều gấp đôi số axit amin có trong P2, số
axit amin có trong P2 nhiều gấp đôi số axit amin có trong P 3. Xác định số axit amin cấu trúc của 1 phân
tử P1?
Bài tập 5: Một phân tử ADN có 12.104 Nu chứa các gen đơn vị có chiều dài bằng nhau. Mỗi gen đơn vị
tổng hợp được một loại P đơn vị có số axit amin cấu trúc là 798. Xác định số gen đơn vị có trong phân
tử ADN trên?
Bài tập 6: Một gen dài 18380,4Å, điều khiển sự tổng hợp 1 loại protein. Xác định số axit amin cấu trúc
nên 1 phân tử protein?
15


3. Dạng 3: Bài toán xác định số axit amin tự do cần dùng, số phân tử nước giải phóng trong quá
trình giải mã
a. Công thức
*Số axit amin tự do cần dùng trong quá trình giải mã
- Số axit amin tự do cần dùng để tổng hợp nên 1 chuỗi polipeptit là:
N
rN
aatd =
-1=
- 1 = Sbộ - 1
2x3
3
(Do bộ ba kết thúc không mã hoá cho axit amin)
- Số axit amin tự do tham gia vào cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học là

N
rN
aapr = aatd – 1 = =
-2=
- 2 = Sbộ - 2
2x3
3
*Số phân tử nước giải phóng trong quá trình giải mã
- Trong quá trình giải mã, khi chuỗi polipeptit đang hình thành thì
+cứ 2 axit amin kế tiếp nỗi nhau bằng 1 liên kết peptit, đồng thời giải phóng 1 phân tử nước
+ 3 axit amin kế tiếp nỗi nhau bằng 2 liên kết peptit, đồng thời giải phóng 2 phân tử nước
- Vì vậy, số phân tử nước được giải phóng = số liên kết peptit hình thành trong quá trình giải mã
tạo 1 chuỗi polipeptit là:
N
rN
Số phân tử nước giải phóng = Số lk peptit hình thành =
-2=
-2=m
2x3
3
b. Bài tập
Bài tập 1: Khối lượng của 1 phân tử ADN bằng bao nhiêu, biết rằng để tổng hợp 10 phân tử Protein do
ADN quy định, đã cần môi trường cung cấp 71980 axit amin?
Hướng dẫn giải
Gọi N là số Nu của ADN, khi đó để tổng hợp 10 phân tử Protein từ gen này, cần môi trường
cung cấp số axit amin tự do là
N
aatd = 10(
- 1) = 71980 → N = 43 194 Nu
2x3

Vậy khối lượng của gen là: M = 43194 x 300 = 12 958 200 đvC
Bài tập 2: Một gen có chiều dài là 0,255μm sao mã 5 lần. Các phân tử ARN thông tin đều cho 6 lượt
riboxom trượt qua, mỗi phân tử protein hình thành gồm 1 chuỗi polipeptit.
a. Tính số axit amin tự do cần dùng để tổng hợp nên 1 chuỗi polipeptit?
b. Tính số axit amin của 1 phân tử protein?
c. Tính số phân tử protein được sinh ra?
d. Tính tổng số axit amin tự do cần thiết cho quá trình giải mã?
e. Tổng số axit amin tự do tham gia vào cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học?
Hướng dẫn giải
a. Tính số axit amin tự do cần dùng để tổng hợp nên 1 chuỗi polipeptit?
N = 2L/3,4 = 1500Nu
N
aatd =
- 1 = 249 axit amin
2x3
b. Tính số axit amin của 1 phân tử protein?
aapr = 249 – 1 = 248 axit amin
c. Tính số phân tử protein được sinh ra?
- Gen sao mã 5 lần tạo ra 5 mARN
- Mỗi mARN lại cho 6 lượt riboxom trượt qua để tổng hợp nên 6 phân tử Pr
Vậy tổng số phân tử Pr được sinh ra là: 5x6 = 30 phân tử
d. Tính tổng số axit amin tự do cần thiết cho quá trình giải mã?
N
aatd = 30(
- 1 ) = 30 x 249 = 7470 axit amin
2x3
16


e. Tổng số axit amin tự do tham gia vào cấu trúc protein để thực hiện chức năng sinh học?

aapr = 30 x 248 = 7440 axit amin
Bài tập 3: Quá trình tổng hợp protein của 1 gen làm giải phóng vào môi trường tế bào 8940 phân tử
nước. Có tất cả 8910 liên kết peptit được tạo lập trong các phân tử protein. Biết rằng mỗi phân tử
protein là 1 chuỗi polipeptit.
a. Tính số axit amin của mỗi phân tử protein và số phân tử protein hình thành?
b. Tính chiều dài của gen?
Hướng dẫn giải
a. Gọi m là số axit amin trong 1 phân tử pr, x là số phân tử Pr được hình thành
Khi đó, theo đề bài ta có số phân tử nước giải phóng là: xm = 8940 (1)
Mặt khác, có số liên kết peptit hình thành là: x(m-1) = 8910 (2)
Giải (1) và (2) ta có: x = 30, m = 298
Vậy số axit amin của mỗi phân tử protein là 298 axit amin, và có 30 phân tử protein được hình
thành
b. Số Nu của gen là
N = 6(m + 2) = 1800 Nu
- Chiều dài của gen là
L = 3,4 x N/2= 3060 Å
Bài tập 4: Một gen dài 4080Å, sao mã 8 lần, mỗi mARN để cho 25 riboxom trượt qua 1 lần và không
trở lại để tổng hợp protein. Tổng số axit amin do môi trường cung cấp cho quá trình giải mã là bao
nhiêu?
Bài tập 5: Gen tổng hợp 1 phân tử protein có 498aa. Khi gen bị đột biến mất đoạn gồm 6Nu. Khi tổng
hợp mARN từ gen bị đột biến, môi trường nội bào đã cung cấp 22500 rN tự do. Tính số lần sao mã của
gen?
Bài tập 6: Một phân tử AND dài 0,69564 μm điều khiển tổng hợp 1 loại protein. Số axit amin do môi
trường cung cấp để tổng hợp 5 phân tử protein nói trên là bao nhiêu?
4. Dạng 4: Tính số lượng ribonucleotit trên các bộ ba đối mã từ các bộ ba mã sao và ngược lại
a. Phương pháp
*Khi phân tử mARN tổng hợp một chuỗi polipeptit
-Khi một riboxom chuyển dịch xong 1 lần trên phân tử mARN thì phân tử mARN hoàn thành
một lần giải mã và tổng hợp được một chuỗi polipeptit

-Trong quá trình trên, các bộ ba đối mã trên các phân tử tARN theo nguyên tắc bổ sung (gọi là
sự khớp mã) để lắp ghép axit amin vào chuỗi polipeptit. Do bộ ba ribonucleotit của mã sao kết thúc
không mã hóa axit amin nên số bộ ba đối mã vào khớp mã luôn ít hơn số bộ ba mã sao trên phân tử
mARN một bộ ba, tương ứng với 3 ribonucleotit.
-Để xác định số lượng từng loại RN trên các bộ ba đối mã đã sử dụng: ta lấy số lượng từng loại
RN của phân tử mARN trừ đi 3 RN của mã kết thúc rồi đổi thành số RN của các bộ ba đối mã theo
NTBX
-Ngược lại, để tìm số lượng từng loại RN của phân tử mARN từ các bộ ba đối mã, ta lấy số
lượng từng loại RN trên các bộ ba đối mã đã sử dụng, chuyển đổi ra theo NTBX rồi cộng với bộ ba mã
sao kết thúc trên phân tử mARN
*Khi phân tử mARN tổng hợp x chuỗi polipeptit
-Tính số lượng từng loại riboNu trên các bộ ba đối mã đã sử dụng: ta lấy số lượng từng loại RN
trên các bộ ba đối mã đã tính được bằng cách chuyển đổi trên rồi nhân với x
-Tính số lượng từng loại RN của phân tử mARN: ta lấy số lượng từng loại RN trên các bộ ba
đối mã đã sử dụng để tổng hợp x chuỗi polipeptit rồi chia đều cho x, sau đó tính ra số lượng từng loại
RN của phân tử mARN theo cách đã nêu ở trên
b. Bài tập
Bài 1: Cho biết các phân tử tARN mang các bộ ba đối mã tương ứng với các axit amin như sau:
Đối mã AGA → axit amin Xerin
17


Đối mã GGG → axit amin Prolin
Đối mã AXX → axit amin Triptophan
Đối mã AXA → axit amin Xistein
Đối mã AUA → axit amin Tirozin
Đối mã AAX → axit amin Lơxin
Trong quá trình tổng hợp một phân tử Pr gồm 1 chuỗi polipeptit, phân tử mARN đã mã hoá
được 50 Xerin, 70 prolin, 80 triptophan, 90 xistein, 100 tirozin và 105 loxin. Xác định:
a. Chiều dài của phân tử mARN?

b. Số lượng từng loại RN của mARN, số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch đơn và của cả gen đã điều
hành quá trình trên?
c. Số lượng từng loại RN trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đã được sử dụng cho biết mã kết
thúc trên phân tử mARn là UAG.
Hướng dẫn giải
a. Chiều dài của phân tử mARN
-tổng số axit amin của chuỗi polipeptit đã mã hoá: 50 + 70 + 80 + 90 + 100 + 105 = 495 (aa)
-Vì bộ ba cuối không mã hoá aa nên số bộ ba mã sao trên phân tử mARN là
495 + 1 = 496 bộ ba
-Số riboNu của phân tử mARN là 496 x 3 = 1488 RiNu
-Chiều dài của phân tử mARN là 1488 x 3,4 = 5059,2 Å
b. Số lượng từng loại RN trên các bộ ba đối mã đã sử dụng
Số RN từng loại trên các đối mã
Loại aa
Bộ ba đối mã tương ứng Số lượng aa tương ứng
rA
rU
rG
rX
Xerin
AGA
50
100
50
Prolin
GGG
70
210
Triptophan
AXX

80
80
160
Xistein
AXA
90
180
90
Tirozin
AUA
100
200
100
Lơxin
AAX
105
210
105
Tổng số RN từng loại
770
100
260
355
Vậy số lượng từng loại RN trên các bộ ba đối mã của các phân tử tARN đã được sử dụng cho quá trình
giải mã là:
rA = 770 RN
rU = 100 RN
rG = 260 RN
rX = 355 RN
c. -Số lượng từng loại RN của phân tử mARN

Mã kết thúc trên phân tử mARN là UAG nên số lượng từng loại RN của phân tử mARN là
mARN
tARN
Số lượng
rA =
rU + 1 =
100 + 1 = 101 RN
rU =
RA + 1 =
770 + 1 = 771 RN
rG =
rX + 1 =
355 + 1 = 356 RN
rX =
rG + 1 =
260
-Số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch đơn của gen
Mạch gốc Mạch bổ xung mARN Số lượng
A=
T=
rU=
771
T=
A=
rA=
101
G=
X=
rX=
260

X=
G=
rG=
356
Bài 2: Một phân tử mARN đã để cho 5 RB trượt qua 1 lần và trong quá trình đó, tổng số aa đã được mã
hoá là 1495 gồm 5 loại: Xerin, triptophan, xistein, tirozin, leuxin chiến tỉ lệ lần lượt là 1 :3 :2 :3 :4.
Cho biết bộ ba đối mã tương ứng với mỗi loại aa như sau: xerin có đối mã AGA, triptophan có
đối mã AXX, xistein có đối mã AXA, tirozin có đối mã AUA, leuxin có đối mã AAX.
18


a. Xác định số lượng từng loại riboNu trên các bộ ba đối mã đã sử dụng cho quá trình trên?
b. Giả sử rằng gen tạo ra phân tử mARN nói trên nhân đôi 4 lần thì môi trường phải cung cấp
từng loại Nu là bao nhiêu? Biết mã sao kết thúc là UAG.
5. Dạng 5: Bài toán xác định số ARN vận chuyển (tARN)
a. Công thức
- Trong quá trình tổng hợp Pr, tARN mang axit amin đến giải mã. Mỗi lượt giải mã, tARN cung
cấp 1 axit amin nên 1 phân tử ARn giải mã bao nhiêu lượt thì cung cấp bấy nhiêu axit amin
- Sự giải mã của tARn có thể không giống nhau: có loại giải mã 3 lần, có loại 2 lần, có loại 1
lần
- Nếu có x phân tử tARN giải mã 3 lần, thì số aa do chúng cung cấp là 3x
y phân tử tARN giải mã 2 lần, thì số aa do chúng cung cấp là 2y
z phân tử tARN giải mã 1 lần, thì số aa do chúng cung cấp là z
- Vậy tổng số axit amin cần dùng là do 3 loại tARN đó cung cấp, từ đó ta có:
∑ aa tự do cần dùng = 3x + 2y + z
b. Bài tập
Bài tập 2: Trong quá trình tổng hợp Pr, môi trường nội bào đã cung cấp 2080 axit amin tự do. Đến các
riboxom để giải mã có 1% số phân tử tARn giải mã 3 lần, 2% số phân tử tARN giải mã 2 lần, số phân
tử tARN còn lại giải mã 1 lần. Xác định số phân tử tARN mỗi loại nói trên?
Hướng dẫn giải:

Gọi x là số phân tử tARN giải mã 3 lần
Gọi y là số phân tử tARN giải mã 2 lần
Gọi z là số phân tử tARN giải mã 1 lần
Khi đó, số aa do các tARN giải mã 3 lần cung cấp là 3x
số aa do các tARN giải mã 2 lần cung cấp là 2y
số aa do các tARN giải mã 1 lần cung cấp là z
Theo đề bài ta có, tổng số axit amin tự do cung cấp là: 3x + 2y + z = 2080 (1)
Mặt khác theo đề bài lại có: x = 1%, y = 2%, z = 100% - (1% + 2%) = 97%
→ Phương trình: y = 2x, z = 97x (2)
Kết hợp (1) và (2), giải được: x = 20, y = 40, z = 1940
6. Dạng 6: Bài toán xác định chuyển dịch của Riboxom trên mARN và xác định thời gian tổng
hợp các phân tử protein
a. Công thức
- Xác định vận tốc trượt của Riboxom trên ARN (là độ dài mARN mà RB chuyển dịch được
trong 1 giây)
Gọi LARN là chiều dài của mARN
t là thời gian RB trượt từ đầu này đến đầu kia (trượt hết mARN)
v là vận tốc trượt của RB
L
Ta có:
v=
(Å/s)
t
- Xác định tốc độ giải mã của RB (là số aa của chuỗi polipeptit được kéo dài trong 1 giây hay là
số bộ ba được giải trong 1 giây hay là số bộ ba mà RB trượt trong 1 giây)
Tốc độ giải mã = Số bộ ba của mARN/t
- Thời gian tổng hợp 1 phân tử protein
L
t=
(giây)

v
- Thời gian tổng hợp nhiều phân tử protein từ 1 mARN
Gọi t là thời gian để RB1 trượt từ đầu nọ đến đầu kia của mARN
Δt là khoảng thời gian RB sau trượt chậm hơn RB trước, ΔL là khoảng cách giữa RB sau với
RB trước (coi các RB cách đều nhau trên mARN)
19


Gọi k là số phân tử Pr được tổng hợp (chính là số lượt RB trượt qua mARN)
Khi đó thời gian để tổng hợp nên k phân tử Pr là
L
tk = t + (k – 1)Δt =
+ (k – 1)ΔL/v
v
- Nếu có nhiều mARN được sinh ra từ 1 gen có cùng số RB nhất định trượt qua không trở lại
+Nếu thời gian chuyển tiếp từ mARN này sang mARN kế tiếp không đáng kể thì thời gian tổng
hợp các phân tử Pr của x phân tử mARN là
∑ T = xt + (k – 1)Δt
+Nếu thời gian chuyển tiếp từ mARN này sang mARN kế tiếp là đáng kể, là ΔT thì thời gian
tổng hợp các phân tử Pr của x phân tử mARN là
∑ T = xt + (k – 1)Δt + (x – 1)ΔT
b. Bài tập
Bài tập 1: Trên 1 phân tử mARN có chiều dài 0,255μm có 1 RB qua giải mã. Thời gian để tổng hợp
xong phân tử Pr là 125 giây.
a. Xác định vận tốc trượt của RB trên ARN?
b. Xác định số bộ ba và tốc độ giải mã của RB?
Hướng dẫn giải
rN = L/3,4 = 750Nu
a. L = 2550Å, t = 125 giây
v = L/125 = 20,4Å/s

b. Số bộ ba: Sbộ = rN/3 = 750/3 = 250 bộ
Tốc độ giải mã = Sbộ/t = 250/125 = 2aa/s
Bài tập 2: Trên 1 phân tử mARN có chiều dài 5100Å có 5 riboxom trượt qua 1 lần với tốc độ giải mã
trung bình là 10 aa/s, khoảng cách thời gian giữa 2 RB đều bằng nhau là 0,6 giây. Tính từ lúc RB thứ
nhất bắt đầu tiếp xúc mARN thì thời gian để mỗi RB trượt qua hết phân tử mARN lần lượt là bao
nhiêu?
Hướng dẫn giải
- Số bộ ba trên mARN là: Sbộ = 5100/3,4x3 = 500 bộ
- Thời gian để mỗi RB trượt hết chiều dài của mARN là
tốc độ giải mã = Sbộ/t → t = 500/10 = 50 giây
Thời gian để RB1 trượt hết chiều dài của mARN là 50 giây
Thời gian để RB2 trượt hết chiều dài của mARN là 50,6 giây
Thời gian để RB3 trượt hết chiều dài của mARN là 51,2 giây
Thời gian để RB4 trượt hết chiều dài của mARN là 51,8 giây
Thời gian để RB5 trượt hết chiều dài của mARN là 52,4 giây
(Cách 2: Vận tốc trượt của RB: v = 3,4Å x 3 x 10 = 102Å/s
Thời gian để mỗi RB trượt hết mARN là: t = L/v = 5100/102 = 50 giây)
Bài tập 3: Một phân tử mARN dài 0,255μm có 10 RB chuyển dịch qua không trở lại. Mỗi phân tử Pr
được hình thành từ mARN đó mất 125giây. Thời gian tiếp xúc của mARN với các RB là 2 phút 32
giây. Biết rằng các RB luôn cách đều nhau trên mARN. Khoảng cách giữa 2 RB kế cận là bao nhiêu?
Bài tập 4: Có 5 phân tử mARN sinh ra từ 1 gen đều cho 8 RB trượt qua không trở lại. Các RB luôn
cách đều nhau 81,6Å và trượt với vận tốc trung bình là 51Å/s. Biết rằng mARN có chiều dài là 5100Å
và thời gian chuyển tiếp của RB giữa 2 mARN liên tiếp là 1,2 giây. Tính thời gian tổng hợp Pr của các
mARN nói trên?
Bài tập 5: Gen có khối lượng phân tử là 9.10 5 đvC. Trên phân tử mARN sinh ra từ gen đó có 450U và
150A
a. Tính số liên kết hidro và liên kết hoá trị giữa đường và axit photphoric của gen?

20



b. Giả thiết trên phân tử mARN có 5 riboxom cách đều nhau trượt 1 lần. Khoảng cách về thời gian giữa
2 RB kế tiếp nhau là 0,8 giây. Thời gian để RB thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN là 50 giây. Hãy xác
định:
-Số lượng axit amin do môi trường nội bào cung cấp và số phân tử nước được giải phóng trong
cả quá trình giải mã nói trên?
-Thời gian từ lúc RB1 bắt đầu tiếp xúc đến khi RB cuối cùng trượt qua hết phân tử mARN?
7. Dạng 7: Bài toán xác định số axit amin tự do cần dùng đối với các RB còn tiếp xúc với ARN
thông tin
a. Công thức
- Tổng số axit amin tự do cần dùng đối với các RB có tiếp xúc với 1 mARN là tổng của các dãy
polipeptit mà mỗi RB đó giải mã được
∑ aatd = a1 + a2 +…+ak
Với k là số RB
a1, a2…ak = số aa của chuỗi polipeptit của RB1, RB2,…RBk
- Nếu các RB cách đều nhau thì số axit amin trong chuỗi Polipeptit của mỗi RB đó lần lượt hơn
nhau là 1 hằng số. Vậy số aa của từng RB hợp thành 1 dãy cấp số cộng
+Số hạng đầu a1 = số axit amin của RB1
+Công sai d = số aa ở Rb sau kém hơn số aa trước đó
+Số hạng của dãy k = số RB có tiếp xúc mARN (đang trượt trên mARN)
Khi đó tổng số aa tự do cần dùng là tổng của dãy cấp số cộng được xđ như sau:
k
Sk =
[2a1 + (k – 1)d]
2
b. Bài tập
Bài tập 1: Trên cùng 1 phân tử mARN có 1 số RB trượt qua. Chúng cách đều nhau trên mARN một
khoảng cách là 81,6Å. Khi RB đầu tiên giải mã được 230 aa thì RB cuối cùng đã tiếp xúc với mARN
và môi trường nội bào đã cung cấp được 1070aa. Xác định số RB trượt qua mARN đó?
Hướng dẫn giải

- Số bộ ba mà RB sau trượt chậm hơn RB trước cũng là số axit amin của chuỗi polipeptit sau ít
hơn số axit amin của chuỗi polipeptit trước
d = 81,6/3,4x3 = 8 axit amin
k
- Gọi k là số RB tham gia giải mã, vậy tổng số axit amin của các chuỗi polipeptit là: [2a1 +(k – 1)d]
2
k
Ta có phương trình: [2x230 +(k – 1)(-8)] = 1070
2
-2k2 + 117k – 535 = 0
Giải PT có k1 = 5, k2 = 53,5 (nghiệm x2 không phù hợp với bài ra)
Vậy số RB k = 5
Bài tập 2: Chiều dài 1 phân tử mARN là 5100Å. Trên mARN có 5 RB trượt qua không quay trở lại.
Khoảng cách thời gian giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng là 7,2 giây. Các RB kế tiếp đều có khoảng
cách bằng nhau. RB thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN mất 50 giây.
a. Xác định vận tốc trượt của mỗi RB?
b. Xđ khoảng cách giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng bằng bao nhiêu Å?
c. Xác định khoảng cách giữa 2 RB kế tiếp nhau?
d. Xác định thời gian của cả quá trình tổng hợp Protein?
Hướng dẫn giải
a. Vận tốc trượt:
v = L/t = 5100/50 = 102Å/s
b. Khoảng cách giữa RB thứ nhất với RB cuối cùng
D = 102 x 7,2 = 734,4Å
c. Khoảng cách giữa 2RB liền kề
21


Δl = D/(k-1) = 734,4/4 = 183,6Å
d. Thời gian của cả quá trình tổng hợp Pr là

∑ t = t + (k-1)Δt = t + (k-1)Δl/v = 50 + (5-1)183,6/102 = 57,2 giây
8. Dạng 8: Ôn tập lại các dạng bài tập về cơ chế dịch mã
Bài tập 1: Mạch đơn thứ nhất của gen có A = 120, T=240, mạch đơn thứ hai là mạch khuôn mẫu, có
G=360, X=480. Gen tổng hợp Pr. Tính số rN mỗi loại trên các bộ ba đối mã của các tARN?
Bài tập 2: Một đoạn gen sao mã, tổng hợp được 1 đoạn polipeptit gồm 150 Lizin, 120 Asparagin, 120
Lơxin, 60 Isoloxin. Cho biết bộ ba mã sao trên mARN tương ứng với axit amin như sau: Lizin (UUU),
Asparagin (AAU), Lơxin (UUA), Isoloxin (AUA). Tính số Nu mỗi loại trên mạch khuôn mẫu đã tổng
hợp ra mARN đó?
Bài tập 3: Một phân tử Pr được tổng hợp đã cần đến 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN
có A = 447 rN, 3 loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAG. Tính số rN mỗi loại trên
phân tử mARN điều khiển sự tổng hợp phân tử Pr?
Bài tập 4: Trên phân tử mARN có 1 số RB trượt qua, giữ khoảng cách đều nhau và vận tốc không đổi,
để tổng hợp Pr. Khoảng cách của RB1 và RB cuối là 1220,6Å. Tính số RB tham gia giải mã?
Bài tập 5: Một mARN có 1500 rN để cho 20 RB trượt qua tổng hợp Pr. Các RB giữ khoảng cách đều
nhau trên mARN. Thời gian để giải mã 1 axit amin là 0,1 giây. Thời gian tiếp xúc của các RB với 1
mARN là 67,1 gây. Xác định khoảng cách giữa 2RB kế tiếp nhau?
Bài tập 6: Chiều dài của 1 phân tử mARN là 2703Å. Quá trình giải mã trên mARN này có 5 RB trượt
cách đều nhau 61,2Å. Vận tốc giải mã của các RB đều là 10 axit amin/1 giây.
a. Tính thời gian tổng hợp 1 Pr?
b. Xđ thời gian tính từ lúc RB đầu tiếp xúc đến lúc RB cuối tiếp xúc với mARN?
c. Xđ thời gian của cả quá trình giải mã?
d. Nếu mỗi RB đều trượt 1 lượt thì cả quá trình cần được môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin?
e. Khi RB thứ nhất vừa trượt hết chiều dài mARN, số axit amin chứa trong mỗi chuỗi polipeptit
của RB đầu đến RB cuối lần lượt là bao nhiêu?
f. Tổng số axit amin môi trường cần cung cấp cho quá trình tại thời điểm nói trên là bao nhiêu?
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Sau khi dạy học theo nội dung đã xây dựng trong chuyên đề tôi nhận thấy có những kết quả sau:
- Học sinh tìm hiểu các dạng bài tập riêng rồi ứng dụng giải nhiều bài tập trong từng dạng giúp học
sinh nắm vững kiến thức, khả năng ghi nhớ cao.
- Sau các dạng bài tập học sinh được làm các bài tập tổng hợp giúp học sinh hệ thống các kiến thức

trong từng dạng để giải quyết.
- Học sinh học tập hứng thú và đạt kết quả cao trong kiểm tra.
---------------------------Hết---------------------------

22



×