Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

chuyên đề tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém lớp 9 ôn thi THPT môn anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.61 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
TRƯỜNG THCS THANH VÂN

CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU,
KÉM LỚP 9 ÔN THI THPT MÔN ANH

Người viết: Nguyễn Thanh Phương
Tổ: KHXH
Trường THCS Thanh Vân

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Nhiệm vụ trọng tâm của các trường học là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản
hàng đầu, là mối qua tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Có thể nói vấn đề học
sinh yếu kém hiện nay đang được các nhà trường quan tâm và tìm giải pháp để
khắc phục tình trạng này. Muốn vậy giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải
biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ
lệ học sinh yếu kém.
- Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn mình phụ trách là nhiệm vụ rất quan
trọng và cấp bách , cần thiết nhất là môn tiếng anh lớp 9. Các em đã mất căn bản
từ các lớp dưới. Để giúp các em phần nào nhớ lại những kiến thức cũ và ôn tập
chuẩn bị cho kỳ thi PTTH.Vì vậy trong phạm vi chuyên đề : “ Tổ chức phụ đạo
học sinh yếu kém lớp 9 ôn thi THPT môn Anh ” tôi xin phân tích một số nguyên
nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém để từ những nguyên nhân đó có thể
tìm ra hướng khắc phục khó khăn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng vấn đề


a) Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của BGH nhà trường.
- Giáo viên nhiệt tình, tận tụy với học sinh.
- Có đủ phòng học, có thời gian để bồi dưỡng và phụ đạo cho các em học sinh.
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.
b) Khó khăn:
* Đối với phụ huynh
- Hầu hết các em ở khu vực nông thôn, 90% hộ gia đình sản xuất nông nghiệp,
điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên điều kiện học tập của con em chưa tốt
- Đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, Còn
khoán trắng cho nhà trường
* Đối với giáo viên
- Do mặt bằng số tiết của giáo viên cao ảnh hưởng phần nào đến chất lượng giờ
dạy
- Sĩ số lớp đông, giáo viên không thể bao quát hết từng đối tượng họ sinh
- Nội dung chương trình sách giáo khoa một số bài kiến thức quá tải nên để
truyền tải hết nội dung của một bài học theo PPCT thì không thể đi sâu kĩ cũng
như không có nhiều thời gian nhắc lại kiến thức cũ HS mà đã quên.
* Đối với học sinh:
- Hiện nay, đa số HS chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn, chưa có ý
thức học tập như:
+ Thường xuyên không mang sách vở khi đến lớp.
+ Không tập trung trong giờ học, nói chuyện với bạn gây ồn.
+ Đa số HS không học bài cũ, không nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. làm
giảm khả năng tư duy.
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém
- Để nâng dần chất lượng học sinh không phải một sớm một chiều mà nó đòi hỏi
phải có lòng kiên nhẫn và quyết tâm của người giáo viên.
2



- Phụ đào yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập
hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng
là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải không ngừng tìm hiểu
2.1 Về phía học sinh
- Học sinh là người học, là người lĩnh hội tri thức thì nguyên nhân học sinh yếu
kém là do:
+ Học sinh lười học:
+ Kiến thức cũ yếu, các em không theo kịp bài học nên các em thiếu tự tin tham
gia xây dựng bài dần dần các em quên đi việc phát biểu xây dựng bài hoặc đôi
lúc hiểu bài muốn phát biểu nhưng cứ ngại nói rồi các em bỏ qua việc phát biểu
luôn. Điều này kiềm hãm tính thích thú đối với việc học của các em.
+ Thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè trong kiểm tra, thi cử.
+ Nhiều học sinh không biết cách phân chia thời gian biểu học bài tại nhà cho
hợp lí thường tập trung môn này thì bỏ học môn kia…Thầy cô yêu cầu học gì thì
học nấy, không chủ động tìm tòi học thêm.
+ Suy nghĩ chủ quan: thầy cô dò bài rồi nên không cần học nữa, vô tình từng
ngày các em tạo ra lỗ hổng kiến thức rất lớn.
2.2 Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một
phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu. Chưa theo
dõi sát sao và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh.
- Giáo viên chưa gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để động viên, khuyến khích các
em kịp thời. Từ đó các em dần chấp nhận sự yếu kém của mình và nhụt trí
không tự vươn lên…
2.3. Về phía phụ huynh
- Một số phụ huynh HS chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em
do hoàn cảnh, do suy nghĩ lệch lạc…. Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh HS rất
quan tâm đến việc học tập của con em nhưng kiến thức bậc THCS khó hơn

nhiều, nên cha mẹ khó giám sát cách học của con em tại nhà, mà chỉ quan tâm ở
mức độ bảo ban, nhắc nhở qua loa như con cố gắng nhé; con thuộc bài
chưa?.....Đôi lúc các em chưa thuộc bài nhưng trả lời con học thuộc rồi thì cha
mẹ đâu biết được vì không biết kiểm tra ra sao.
Trên đay chỉ là một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh
yếu mà bản thân trong quá trình giảng dạy nhận thấy.
Qua việc phân tích những nguyên nhân đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra một
số giải phápđể giáo dục, phụ đạo học sinh yếu kém như sau:
3. Một số giải pháp phụ đạo học sinh yếu,kém
3.1 Giải pháp chung
+ Nắm đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh.
Lứa tuổi học sinh lớp 9 THCS là lứa tuổi hết sức nhạy cảm thuộc vào giai
đoạn giữa trẻ em và người lớn, không còn là trẻ em nhưng cũng chưa phải là
người lớn. Tôi nắm bắt được điểm này ở các em đặc biệt là những em yếu kém. Do đó tôi đã thay đổi phương pháp học cho các em,vừa học vừa chơi, tạo
cho các em không khí nhẹ nhàng thoải mái trong giờ học. Khuyến khích và động
3


viên các em vươn lên trong học tập. Thực sự cảm thông, chia sẻ với các em,
luôn sẵn lòng giúp đỡ “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.
+ Dạy phụ đạo theo lịch của nhà trường:
*các nguyên tắc mà tôi đó áp dụng để có tiết dạy phụ đạo tốt
-Giáo viên luôn soạn giáo án chu đáo, chuẩn bị đồ dùng kỹ lưỡng và phù hợp
với nội dung bài soạn.
- Tạo sự tự do, thoải mái cho học sinh.
(Đây là những buổi học mà học sinh yếu kém cảm thấy tự do trong khuôn phép,
thoải mái nhất bởi xung quanh không còn đối tượng để mặc cảm. Do đó tôi đã
vận dụng điểm này để cho các em luyện tập nội dung bài học một cách nhẹ
nhàng).
- Củng cố kiến thức cơ bản các em đã được học ở các tiết trước hoặc kiến thức

của lớp dưới mà các em bị hổng.
- Đơn giản hoá đưa ra những dấu hiệu nhận biết trong bài tập và nâng độ khó từ
từ một cách phù hợp với trình độ của các em.
- Luôn kiểm tra để chắc chắn về kiến thức mà các em còn nhớ được.
- Bầu một cán sự bộ môn của lớp học phụ đạo (HS này là trợ lý đắc lực giúp tôi
thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc làm bài tập ở nhà của các em, kiểm tra
những nhiệm vụ mà giáo viên đã giao ở tiết trước. Kiểm tra việc chuẩn bị bài
vở, SGK, SBT và cả việc ghi chép ở trên lớp).
- Khôn khéo, mềm dẻo nhưng cứng rắn.
+Giáo dục ý thức cho học sinh
- Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh, tạo sự hứng thú trong học
tập giúp các em có ý thức vươn lên
- Liên hệ thực tế giúp học sinh hiểu được tầm qua trong của bộ môn trong thực
tiễn cuộc sống
- Tìm hiểu hoàn cảnh, khuyên nhủ về thái độ học hành, phối hợp với gia đình
cùng giáo dục con em mình tiến bộ.
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Lập danh sách học sinh yếu kém
- Thông qua bài khảo sát đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu
kém để nắm rõ đói tượng học sinh để chú ý đến đối tượng này trong từng tiết
dạy
- Thường xuyên gọi các em trả lời những câu hỏi phù hợp giúp các em tự tin
hơn khi minh có thể trả lời.
3.2.2 Điểm danh học sinh mỗi buổi học
- Ghi nhận và báo cho giáo viên chủ nhiệm những trường hợp học sinh bỏ học
phụ đào để có biện pháp khắc phục
3.2.3. Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm và các dấu hiệu nhận biết
- Nhằm củng cố, bổ sung, hệ thống kiến thức bị “hổng ”cho một số học sinh có
nhận thức chậm và lực học Yếu, Kém của bộ môn.
- Giáo viên phụ đạo học sinh Yếu, Kém cần xây dựng bài soạn đầy đủ với kiến

thức cơ bản, cần thiết theo nhu cầu của học sinh. Đảm bảo yêu cầu và phù hợp
với nhận thức của học sinh.

4


- Cần đảm bảo tính hệ thống, chú trọng phát triển tư duy và kỹ năng học tập,
phương pháp nhận thức của môn học.
- Phụ đạo bình thường thực hiện song song vừa bổ xung kiến thức cơ sở dùng
để phục vụ ngay bài học của chương trình cũng như chương trình thi THPT.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chất lượng khảo sát đầu năm bộ môn Anhkhối 9 năm học 2019-2020
* Sau khi có chất lượng khảo sát bộ môn, chất lượng tương đối thấp vì thế tổ có
kế hoạch phụ đạo học sinhyếu kém để cuối học kì, cuối năm học chất lượng
được nâng lên, và đặc biệt là học sinh lớp 9 ôn thi vào THPT.
+ Phân loại học sinh.
2.Giáo viên lên kế hoạch cụ thể phụ đạo
+ Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch phụ đạo đã được thống nhất ở
tổ chuyên môn và kế hoạchcủa nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt
tình giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ, giúp các em đạt chuẩnkiến thức, kỹ năng
môn học.
+ Thông báo thường xuyên về tình hình phấn đấu, học tập của học sinh cho
GVCN để có biện pháp giáodục, duy trì sĩ số học phụ đạo.
- Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém bộ
môn,và đạt chất lượng tốt hơn trong kì thi THPT
IV. PHẦN NỘI DUNG
IV.1. Thực trạng chất lượng giáo dục của đơn vi năm học 2018-2019.
* Sơ lược về trường
a. Kết quả năm học trước2018-2019:
*)VềchấtlượngGDtoàndiện:

- Hạnh kiểm:
- Học lực:
+ Tốt: đạt 91,7%
+ Giỏi: đạt 7,3 %
+ Khá: đạt 7,91%
+ Khá: 37,82%
+ Trung bình: 0,29%
+ Trung bình: là 51,31%
+ Yếu: còn 2,51%

b. Chất lượng bộ môn thi THPT năm học 2018-2019
TS HS dự thi
Điểm thi trung bình
Huyện
118
4,2
4

Tỉnh
93

c. Khảo sát đầu năm
Lớp
9

TS
159

Giỏi
6


Khá
32

TB
84

Yếu
22

Kém
15

- Sau khi cho thấy kết quả như trên tôi đã quyết định thực hiện các dự kiến của
mình vào các trường hợp cụ thể, đặc biệt giành thời gian trong các phần luyện
tập, đặc biệt là các giờ học phụ đạo
5


d. Dự kiến số buổi phụ đạo
- Kỳ 1: 10 buổi
- Kỳ 2 : 10 buổi
IV. ÁP DỤNG TRONG GIẢNG DẠY
IV.1Áp dụng trong các bài giảng
IV.2.1. Vocabulary and phonetics :
Trong quá trình phụ đạo học sinh yếu kém lỗ hổng từ vựng của các em là một
vấn đề khó khăn lớn trong quá trình dạy và học. Vậy nên để khắc phục được
phần nào khó khăn này chúng tôi có một số giải pháp như sau :
Sau mỗi một tiết học giao cho các em học 5 từ, nhớ cách viết, nhớ cách phát âm
và nghĩa của từ. Chúng tôi kiểm tra vào tiết kế tiếp. Do đó vốn từ vựng của các

em dần được cải thiện. Nếu vốn từ vựng của các em được cải thiện thì quá trình
làm bài tập vận dụng ngữ pháp của các em cũng được khắc phục phần nào. Để
áp dụng vào việc ôn thi THPT ngoài việc đưa ra từ để yêu cầu các em học tôi chỉ
chú trọng vào dạng bài phát âm đuôi s/es/ed sau khi đưa ra cách phát âm
1. Cách đọc đuôi (s/es )
- Phát âm là /s/ Khi từ có tận cùng bằng các phụ âm vô thanh: /θ/, /p/, /k/, /f/, /t/.
Chúng ta cứ tạm dịch là “Thời phong kiến phương Tây” cho dễ nhớ...
Eg: books, wants, …
- Phát âm là /iz/ – Khi từ có tận cùng là các âm: /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /dʒ/. ...
Eg: watches, classes…
- Phát âm là /z/ Khi các từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm hữu thanh
còn lại.
Eg: plays, knows
1. A. books
B. clubs
C. hats
D. stamps
2. A. kids
B. roofs
C. banks
D. hats
Câu 1 chọn đáp án B vì 3 từ còn lại có tận cùng là các âm:/k/, /t/, /p/.
Câu 2 chọn đáp án A vì 3 từ còn lại có tận cùng là các âm:/f/,/k/, /t/.
2. Cách đọc đuôi (ed )
* Cách đọc động từ quá khứ đơn với “ed”.
-“ed” được đọc là /t/ khi những động từ nguyên mẫu có âm tận cùng là /f/, /k/,
/p/, /∫ /, /s/, /t∫/ /.
Ví dụ: laughed, asked, helped, washed, pushed, dressed……….
-“ed” được đọc là /Id/ khi những động từ nguyên mẫu có âm tận cùng là /d/ và
/t/.

Ví dụ: needed, wanted, waited, added………….
-“ed” được đọc là /d/ khi những động từ nguyên mẫu tận cùng là các âm còn lại.
Ví dụ: enjoyed, saved, arrived, filled………….
 Mẹo nhỏ ghi nhớ: Giống như cách ghi nhớ các trường hợp phát âm
của s và es, để ghi nhớ dễ dàng quy tắc phát âm ed – /t/ ta nên ghép các
âm thành một câu hoặc một cụm từ hài hước, quen thuộcnhư gợi ý tham
khảo như sau:
Thôi không (k) phì (p) phò (f) sợ (/s) sẽ (/∫/) chết (/t∫/).
6


1. A. looked
B. moved
C. gained
Dprepared
2. A. talked
B. watched
C. lived
D. stopped
Câu 1 chọn đáp án A vì 3 từ còn lại có tận cùng là các âm:/v/, /n/, /r/.
Câu 2 chọn đáp án C vì 3 từ còn lại có tận cùng là các âm:/k/,/t∫ /, /p/.
Với lực học của các e tôi chỉ đưa 2 phần này vào dạng ôn luyện chủ yếu còn
trong đề thi có các loại âm khác thì hướng dẫn cho các em.
IV.2.2. Tenses
* Học sinh phải nắm vững 7 đại từ nhân xưng, đại từ tân ngữ và tính từ sở hữu
tương ứng.
Đại từ chủ từ
I
He
She

We
You
They
It

Đại từ túc từ
Me
Him
Her
Us
You
Them
It

Tính từ sở hữu
My
His
Her
Our
Your
Their
Its

* Nắm vững Tobe: Hiện tại: am/is/are.
Quá khứ: was / were.
Quá khứ phân từ: been
* Với học sinh yếu kém GV ngoài việc phải đưa ra công thức rõ ràng thì việc
đưa ra những dấu hiệu nhận biết giúp học sinh phân biệt từng thì là rất quan
trọng.
Ví dụ:

1. Simple present (Thì hiện tại đơn)
* Cách dùng:
Diễn tả việc thường xuyên xảy ra, diễn tả thói quen, sở thích, sự thật hiển nhiên,
thời gian biều…
Form
* to be:
S + is/am/are +...
* Ordinary verbs: (+) S + V/ Vs/es +...
(-) S + don’t/ doesn’t + V + ……
(?) Do/ Does + s + V+…..?
* Trong câu thường có Adverbs: everyday, every morning ..., always, usually,
often, sometimes, never…..
2.Past simple tense:
* Cấu tạo:
a. Động từ có quy tắc: S + V(ed)
b. Động từ bất quy tắc: S + V (cột II)
* Cách dùng:

7


Thì quá khứ đơn diễn tả một hành động đó xảy ra và kết thúc tại một điểm thời
gian hoặc khoảng thời gian xác định trong quá khứ.
Ví dụ: He arrived here yesterday.
My father worked in Ha Noi from 1995 to 1998
* Lưu ý: -Động từ chia ở thì quá khứ đơn có 2 dạng: Nếu là động từ có quy tắc
ta thêm “ed” vào động từ nguyên mẫu. Nếu là động từ bất quy tắc phải xem và
học thuộc lòng ở cột thứ 2 của bảng động từ bất quy tắc.
Ví dụ: learned
studied

went
sent
* Cách thêm “ed ” sau động từ:
- Các động từ kết thúc bằng đuôi “e”,ta chỉ việc thêm “d”
e.g: live - lived
-Khi động từ được kết thúc bằng một phụ âm + “y”, ta phải chuyển “y” thành “i”
rồi thêm “ed”
e.g: study – studied
try - tried
-Nhưng trước “y” là nguyên âm thì không đổi.
e.g: play – played
obey - obeyed
* Cấu trúc:
Khẳng định: S + V(ed/ cột II)
Phủ định: S + didn’t + bare –infi
Nghi vấn:
Did + S + bare –infi?
* Thì quá khứ đơn thường được dùng với các cụm từ chỉ thời gian xác định ở
quá khứ như: last week/ month/ year…………,a week/ two days/ five months/
three years ago, yesterday, yesterday morning/ evening, in + năm, from 1945 to
1950, for + two days/ months…………, sau When và Since.
Ví dụ: I was born in 1990.
She visited Da Lat last summer.
- Trợ động từ “do” chia ở quá khứ là “did”.
3.Present progressive tense (Thì Hiện tại tiếp diễn)
* Form
(+) S + am/ is/ are + V-ing ………
Eg: Mai is reading a book.
(-) S + am/ is/ are NOT + V-ing ………
Eg: Mai is not reading a book.

(?) Am/ Is/ Are + S + V-ing ……. ?
Eg: Is Mai reading a book?
* Use: Diễn tả hành động đang diễn ra ở hiện tại
*Trong câu thường có các trạng từ sau: now, at the moment, at present, at once,
at this time, Mệnh đề sau Look !, Listen …
4 . Past continuous
a. Use:
Thì quá khứ tiếp diễn được dùng để:
- chỉ một hành động đang xảy ra ở một thời điểm trong quá khứ
Ex: They were watching TV at 7p.m last night.
8


- Chỉ 1 hành động đang xảy ra trong quá khứ thì 1 hành động khác đan xen vào
làm gián đoạn
Ex: I was listening to music when she came.
- Chỉ hai hay nhiều hành động xảy ra đồng thời trong quá khứ.
Ex: I was watching TV while my mother was cooking.
- Chỉ 1 việc hoặc 1 hành động ttiếp diễn trong quá khứ vào thời gian không xác
định
Ex: They were doing exercises
b. Form
(+) S +was/ were + V-ing
Ex: She was playing the piano at 10 o’clock yesterday.
(-) S + wasn’t/ weren’t + V-ing
Ex: They weren’t watching TV at 8 o’clck yesterday
(?) Was/ were + S + V-ing…?
Ex: Was she eating?
Yes, S + was / were
No, S + wasn’t /weren’t

(?) Wh-Q + was/ were + S + V-ing?
5. Present perfect tense:
* Form
(+) S + has / have (just) + PP + O
(-) S+ hasn’t/ haven’t + PP+ O.
(?) Has/ have + S + PP+ O?
* Có các trạng từ: Just, recently, lately,already,before,never, since, for(dùng
trong câu khẳng định). Yet, Ever (dùng trong câu hỏi và câu phủ định).
Since ( từ) chỉ mốc thời gian
For: ( khoảng) chỉ khoảng thời gian.
Eg.+ I have bought a new bike.
He has just gone to Ha Noi.
They have planted that tree.
- I have not bought a new bike.
He hasn’t just gone to Ha Noi.
They haven’t planted that tree.
? Have you bought a new bike ?
Yes, I have.
No, I haven’t.
6. Thì Tương lai ( Simple future)
* Form
(+) S + will + V-inf
(-) S + won’t + V-inf
( ?) Will + S + V …?
*Usage
- Diễn tả hành động , sự việc sẽ xảy ra trong tương lai
* Trong câu thường có các dấu hiệu thường gặp: tomorrow, next, in the future…
9



Áp dụng vào các dạng bài
*Chọn đáp án đúng nhất
1. We ………..him since we left school.
A. saw
B. haven’t seen
C. see
D. seen
2. They ………….a football match last night
A. watch
B. watched
C. to watch
D. watching
Câu 1 có dấu hiệu nhận biết là since đó là dấu hiệu thì hiện tại hoàn thành
Nên ta chọn đáp án B
Câu 2 có dấu hiệu là last night đó là dấu hiệu của thì quá khứ đơn nên đáp án là
B
*Dạng bài tập chia động từ trong ngoặc
1. He (go) ……. to the zoo yesterday.
2. Lan (go) …… to school every day.
3. They (have) ….. a party tonight.
4. The students (visit) …… their old teacher next week?
5. She (not eat) …….. bread for breakfast now.
6. My mother (read) …… books after dinner.
? Thời động từ nào được dùng ở câu 1 - hiện tại đơn, quá khứ đơn
-Các câu trả lời trên các em suy nghĩ và xác định bằng kiến thức mà các em nhớ
được. Tuy nhiên giáo viên có thể khẳng định “quá khứ đơn” để tiếp tục gợi mở
hướng các em tới câu trả lời đúng
? Tại sao em biết dó là thì quá khứ đơn.
-HS nhận ra được là có dấu hiệu nhận biết “yesterday” ở trong câu.
? Thế thì hiện tại đơn có đúng không?”. (GV vừa đưa ra các dấu hiệu cụm thời

gian của hiện tại đơn: always, often, … every day, every time …)
-HS sẽ thấy được đáp án đúng là quá khứ đơn.
? Em hãy chia động từ “go”
-went
-He went to the zoo yesterday.
IV.2.3. Dạng động từ theo sau V-ing
- Vì đối tượng là học sinh chưa đạt chuẩn lớp 9 đang ôn thi THPT nên tôi chỉ
đưa ra những dạng cơ bản thường gặp trong cấu trúc đề các năm gần đây ví dụ
như:
Sau các giới từ như: in, on, at, of, before, after… là V-ing
Sau 1 số động từ: suggest, practice, …
Verb of liking + V–ING
We often use the –ING form after verbs of liking and not liking. These verbs are
adore, love, like, enjoy, fancy, don’t mind, dislike, don't like, hate, detest,
Example:
- I like swimming.
- My grandpa loves reading newspaper.
- My brother enjoys playing football.
Verbs of liking +to-infinitives / V-ing
- love, like, prefer , hate …..
Ví dụ
Dạng bài chọn đáp án đúng nhất
10


1. My parents are interested in ……………football match on TV
A. watching
B. to watch
C. watched
D. watch

2. I suggest ................garbage in the garbage bin
A .put
B. to put
C. puts
D. putting
3. Do you enjoy................... E?
A. learn
B. learning
C. to learn
D. learnt
Câu 1 chon đáp án A vì sau giới từ in
Câu 2 chọn đáp án D vì sau động từ suggest
Câu 3 chọn đáp án B vì sau động từ enjoy
Dạng bài tìm lỗi
4. My brother lovesto read detective stories in his free time
A
B
C
D
5. We suggest to plant more trees along the streets to have more sheds and
fresh air
A
B
C
D
Câu 4 chọn đáp án B vì sau động từ loves
Câu 5 chọn đáp án A vì sau suggest và sửa là planting
IV.2.4. Dạng động từ theo sau to- V
Theo sau các động từ như: would like, want, ask, advise, …
1. She asked me ……..her some money

A.lend
B.lent
C.lending
D.to lend
2. I advised Tom …………..too much about the result of the test
A. not to worrying
B. don’t worry
C. not to worry
D.not worry
Câu1 chọn đáp án D vì sau động từ asked
Câu 2 chọn đáp án B vì sau advised
IV.2.5 –ed or –ing adjactives:
+) V-ing: được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa thực hiện hoặc chịu trách
nhiệm về hành động
Eg: The baby was crying. This woke me up
->The crying baby woke me up
-ing adjective được dùng với chủ ngữ chỉ vật.
Eg: This film is very interesting.
+) V3: được dùng khi danh từ mà nó bổ nghĩa là đối tượng nhận sự tác động của
hành động (thường là bị động)
Eg: The food has been frozen. This kind of food is often easy to prepare
->The frozen food is often easy to prepare
-ed adjective được dùng với chủ ngữ chỉ người.
Eg: I am interested in this film.
EX 2: A-ing or A-ed
1. It’s a …………….book and I’m ………….every time I start reading it
(bore)

11



2. I was very …….in the lesson because our teacher is very ….in history
(interest)
3. We were all very ….about the school trip but it wasn’t an …….trip at all
(excite)
4. Studying for exams is very……..I get ……….when I open my school books
(tire)
5. My friend is a very ….sort of person but he hates doing ………activities
(relax)
IV.2.6. Dạng động từ theo sau “wish”
- Bình thường theo sau wish thì động từ ở quá khứ đơn thì đồng từ thường ta
thêm đuôi ed hoặc cột 2 động từ bất qui tắc ( tobe: were)
1. I wish I.............. E well
A. learn
B. learnt
C. can learn
D. will learn
2. I wish we …………….shopping here together
A. will go
B. would go
C. go
D. to go
3. I wish I can go with you to the countrysidenext week
A
B
C
D
Câu1 chọn đáp án B vì sau động từ wish động từ ở quá khứ
Câu2 chọn đáp án B vì sau động từ wish động từ ở quá khứ nên go/ to go loại và
will phải lùi thành would

Câu3 chọn đáp án B vì sau động từ wish động từ ở quá khứ nên can phải lùi
thành could
IV.2.7. Câu điều kiện
Ngoài việc cung cấp công thức cho học sinh dễ hiểu, chúng ta phải đưa ra nhiều
dạng bài tập có những dấu hiệu để học sinh dễ nhận thấy và luyện nhiều thành
kỹ năng làm bài
Ví dụ:
Câu điều kiện loại 1
Mệnh đề If( Mệnh đề điều kiện)
Mệnh đề chính
- Thì hiện tại
- Thì tương lai: Will + V
Tobe: am/is/are
Verbs: V(s/es)
Câu điều kiện loại 2
Mệnh đề If( Mệnh đề điều kiện)
Mệnh đề chính
- Thì quá khứ
- Thì tương lai giả định: Would +V
Tobe: were
Could+ V
Verbs: Ved/ cột 2( ĐT bất quy tắc)
Áp dụng vào bài tập
Chọn đáp án đúng nhất
1. If you get up early, you_________late.
A. weren't
B. wouldn't be
C. aren't
2. If I were a flower, I_________a sunflower.
12


D. won't be


A. was
B. were
C. will be
D. would be
3. If we_________enough time, we will study this exercise more carefully.
A. will have
B. have
C. had
D. would have
4. If I were you, I didn’t buy that expensive car.
A
B
C
D
Đáp án là:
Câu 1 chọn đáp án D vì dấu hiệu nhận biết căn cứ vào từ get ở hiện tại là câu
điều kiện loại 1
Câu 2 chọn đáp án D vì dấu hiệu nhận biết căn cứ vào từ were ở quá khứ là câu
điều kiện loại 2
Câu3 chọn đáp án B vì dấu hiệu nhận biết căn cứ vào từ will là câu điều kiện
loại 1
Câu4 là dạng bài tập tìm lỗi chọn đáp án C vì dấu hiệu nhận biết căn cứ vào từ
were là câu điều kiện loại 2 mệnh đề sau phải có would not
IV.2.8.Reported speech
*Những thay đổi khi chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp
-Đổi ngôi, đổi thì, từ chỉ thời gian và nơi chốn theo quy tắc

1/ Đổi ngôi: Tuỳ thuộc vào chủ ngữ 1 hoặc tân ngữ.
I, we: theo người nói.
You: theo người nghe.
She, he, it, they: không đổi
Đại từ nhân xưng
Tính từ sở hữu
Tân ngữ
Trực tiếp Gián tiếp
Trực tiếp Gián tiếp
Trực
Gián tiếp
tiếp
I
He/ she
My
His/ her
me
Her/ him
we
They
Our
their
us
them
you
they/ he/ she Your
His/
her/ you
Her/
him/

their
them
they
they
Their
Their
them
them
She/ he
She/ he
Her/ his Her/ his
Her/ him Her/ him
it
it
its
its
it
it
2/ Quy tắc lùi một thì:
T Trực tiếp
Gián tiếp
T
Hiện tại
Quá khứ
1
Vnt/ Vs,es
Vqk
don’t/doesn’t + Vnt
didn’t + Vnt
Hiện tại tiếp diễn

Quá khứ tiếp diễn
2
Am/is/ are +(not)+ Ving
Was/ were +(not)+ Ving
Hiện tại hoàn thành
Quá khứ hoàn thành
3
Has/ have + PII
Had + PII
4
Can
Could
Must/ have to/ has to
had to
13


May
Will/ shall
3. Đổi từ chỉ thời gian, nơi chốn

might
Would/ should

Trực tiếp
Gián tiếp
This
That
These
Those

Here
There
Now
Then/ at one/ immediately.
Ago
Before
Today
That day
Tonight
That night
Tomorrow
The next/ following day.
Yesterday
The day before/ the previous day
Last night/ week/ month/ The night/ week/ month/ year before or the
year
previous night….
Next week/ month/ year
The following week/ month/ year.
4/ Công thức:
Câu tường thuật ở dạng câu kể
S + say(s)/said + (that) + S + V
 says/say to + O -> tells/tell + O
 said to + O ->told+O
Eg: He said to me “I haven’t finished my work”
-> He told me he hadn’t finished his work.
2. Câu tường thuật ở dạng câu hỏi
a.Yes/No questions:
S+asked/wanted to know/wondered+if/wether+S+V
Ex: ”Are you angry?”he asked -> He asked if/whether I was angry.

b.Wh-questions:
S + asked(+O)/wanted to know/wondered + Wh-words + S + V.
* says/say to + O -> asks/ask + O
* said to + O -> asked + O.
Ex: “What are you talking about?”said the teacher.
-> The teacher asked us what we were talking about.
3. Câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh
*Khẳng định: S + told / asked + O + to-infinitive.
Ex: “Please wait for me here, Mary.”Tom said
-> Tom told Mary to wait for him there.
*Phủ định: : S + told/ asked + O + not to-infinitive.
Ex: ”Don’t talk in class”,the teacher said to us. –>The teacher told us not to talk
in class.
Bài Tập áp dụng
14


1. My father asked us _________too much time playing computer games.
Because it does harm to my eyes
A. not to spending B. did not spend C. not to spend
D. to not spent
2. Mr. Long said that he________in Ho Chi Minh City.
A. lived
B. is living
C. has lived
D. will live
3. He asked me if I_________to school by bicycle every day.
A. am going
B. go
C. was going

D. went
4. He asked me_________.
A. what my phone number
B. what my phone number were
C. what my phone number was
D. what was my phone number
Đáp án
Câu 1 chọn C vì cấu trúc Ask + O + not to -inf
Câu2 chọn A vì cấu trúc sau said luôn phải lùi thì
Câu 3 chọn D vì sau asked luôn phải lùi thì
Câu4 chọn C vì sau asked luôn phải lùi thì và đây không còn là câu hỏi
V. KẾT LUẬN
- Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém giáo viên vừa phải cố gắng nâng cao
hiệu quả giảng dạy trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ các học sinh
yếu theo thời khóa biểu.
- Dạy học là công việc đòi hỏi sự kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến
của học sinh. Do vậy GV ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức phải tìm cách thu
hút sự tập trung chú ý của HS trong giờ học làm cho giờ học có hiệu quả, phải
biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em dù là rất nhỏ để kịp thời động viên
khuyến khích tạo niềm tin cho các em cầu tiến.
- Quan tâm đồng đều HS trong lớp. Trong mỗi tiết dạy cần nắm bắt tâm lí, tính
tình của mỗi học sinh để GV có thể tìm ra thủ thuật phù hợp với từng đối tượng
HS. Tạo mọi điều kiện cho các em phát triển điểm mạnh chính là tạo hứng thú
cho các em học tốt .
Trên đây là một số biện pháp nhằm đưa ra và cố gắng thực hiện để góp
phần nâng cao chất lượng dạy học. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để
chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Thanh Vân, Ngày 25 tháng 10 năm 2019
Người viết


Nguyễn Thanh Phương

15



×