Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

chuyên đề một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.04 KB, 15 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: HÓA HỌC.

Tên chuyên đề: MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN HÓA PHẦN KIM LOẠI KIỀM,
KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT

Người viết: Nguyễn Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên Hóa học
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Thị Giang
Đối tượng HS: Lớp 12


A. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Trong giảng dạy giáo viên thường tiến hành dạy học đồng loạt các em
cùng một lứa tuổi cùng trong một lớp được truyền đạt một vấn đề và thời
gian như nhau, đôi khi quá dễ với những học sinh khá giỏi, đôi khi lại quá
khó đối với những học sinh yếu kém khiến học sinh mất đi hứng thú học tập.
Trong dạy học để phát huy vai trò chủ thể của tất cả các học sinh trong lớp
phải đảm bảo nguyên tắc đó là sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa, khi
đó tất cả học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với bản thân gọi là tính vừa sức,
sự phát triển của mỗi con người ở cùng lứa tuổi là không giống nhau nên khả
năng nhận thức của các em cũng khác nhau. Chính vì vậy tôi đã xây dựng
chuyên đề :
‘‘Một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất’’
2.

Mục đích của chuyên đề

- Chia thành từng dạng bài tập phân hóa theo các mức độ nhận thức.


- Đối tượng của đề tài là học sinh thi THPT Quốc gia, không phải thi học sinh
giỏi nên các bài tập ở mức độ không quá phức tạp.
3. Cấu trúc của chuyên đề
I. Cơ sở lí luận về dạy học phân hóa ở trường THPT
II. Một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất
III. Thực nghiệm sư phạm.
IV. Kết luận và kiến nghị

2


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về dạy học phân hóa ở trường THPT
1. Dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa không chỉ đơn thuần là phân loại người học theo năng
lực nhận thức mà ở đây là PPDH phù hợp với từng đối tượng người học trên cơ
sở am hiểu từng cá nhân, giáo viên tiếp cận người học ở nhiều phương diện khác
nhau, như về năng lực nhận thức, hoàn cảnh sống, tâm lí, năng khiếu, mơ ước về
cuộc sống,…có thể nói trong PPDH phân hóa giáo viên phải “tìm để giảng dạy
và hiểu để giáo dục”.
Dạy học phân hóa là phương pháp dạy học hướng đến mọi đối tượng HS
ở mọi góc độ: Năng lực nhận thức, hứng thú học tập, năng khiếu học tập… Dạy
học phân hóa ngược lại với dạy học đồng loạt, khắc phục những nhược điểm của
dạy học đồng loạt.
Dạy học phân hóa cách thức dạy học đòi hỏi phải tổ chức, tiến hành các
hoạt động dạy học dựa trên những khác biệt của người học về năng lực, nhu
cầu, nhận thức, các điều kiện học tập nhằm tạo ra những kết quả học tập và sự
phát triển tốt nhất cho từng người học, đảm bảo công bằng trong giáo dục, tức
là đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội học tập cho người học.
2. Đặc điểm cơ bản của dạy học phân hóa là:

- Phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập.
- Biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập.
- Dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học
đồng loạt.
3. Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa
Mục đích chủ yếu của dạy học phân hóa là phát huy tối đa sự trưởng
thành của học sinh bằng cách đáp ứng nhu cầu của HS và giúp họ tiến bộ
4. Các hình thức cơ bản của dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa
Phân hóa theo hứng thú của người học
Phân hóa theo nhận thức của người học
Phân hóa theo sức học của người học
3


Phân hóa theo động cơ, lợi ích của người học
5. Những nguyên tắc tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa
-

Giáo viên thừa nhận người học là những thực thể khác nhau.
Chất lượng hơn số lượng.
Tập trung vào người học. Học tập là sự phù hợp và hứng thú.
Hợp nhất dạy học toàn lớp, nhóm và cá nhân…

6. Bài tập phân hóa
6.1. Khái niệm bài tập phân hoá
Như đã nói ở trên, dạy học phân hóa là phương pháp dạy học tiếp cận đối
tượng và có tính vừa sức. Nhiệm vụ mà GV đặt ra là phù hợp và có tính khả thi
đối với các đối tượng HS. Bài tập là một phần không thể thiếu được trong quá
trình học tập các môn học nói chung và đối với môn hóa nói riêng. Bài tập giống
như thước đo mức độ phát triển tư duy của HS trong quá trình nhận thức. Với

môn hóa học, bài tập hóa học không chỉ là thước đo mức độ phát triển tư duy mà
còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xão, rèn tư duy, rèn trí thông minh. Để phát huy ưu
điểm của bài tập người thầy giáo phải biết lựa chọn hệ thống bài tập mang tính
vừa sức với khả năng của HS để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của
các em.
Vậy bài tập phân hóa là loại bài tập mang tính khả thi với mọi đối tượng
HS đồng thời phát huy được hết khả năng hiện có của HS trong khi các em giải
bài tập.
Ví dụ: Khi ra bài tập về khả năng tác dụng của Clo với kim loại, tùy vào
năng lực của mỗi HS mà GV có thể ra các dạng bài tập như sau:
Đối với HS yếu: Bài tập ra ở dạng áp dụng, chất và số liệu rõ ràng. Ví dụ:
Cho 5,4g nhôm tác dụng hết với Clo. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính
khối lượng muối thu được?
Đối với HS trung bình: Mức độ yêu cầu của bài tập là biết và vận dụng.
Ví dụ: Cho 5,4g một kim loại tác dụng hết với Clo thu được 26,7g muối. Biết
rằng trong công thức muối kim loại có hóa trị 3, hãy xác định kim loại?

4


Đối với HS khá, giỏi: Bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo. Ví
dụ: Cho 5,4g một kim loại hóa trị n tác dụng hết với Clo được 26,7g muối
clorua. Xác định kim loại?
6.2. Sự phân loại bài tập phân hoá
Sự phân loại bài tập phân hóa cũng dựa trên cơ sở sự phân loại bài tập hóa
học nói chung tuy nhiên theo quan điểm dạy học phân hóa có thể chú ý thêm
một số cách phân loại như:
- Dựa theo mức độ nhận thức
- Dựa vào trình độ học lực của HS
6.3. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hoá

 Bài tập hoá học đáp ứng phong cách học của HS
 Bài tập hoá học theo mức độ tư duy của thang Bloom
 Bài tập hoá học theo yêu cầu HS làm việc độc lập và bài tập có
sự trợ giúp HS ở các mức độ khác nhau.
 Bài tập theo nội dung
II. Một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất
1. Cơ sở sắp xếp bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất
Để thuận tiện cho mục đích của đề tài và việc sử dụng, một số bài tập hóa
học đã được tuyển chọn, xây dựng và sắp xếp theo cấu trúc sau:
- Sắp xếp theo cấu trúc nội dung: trong giới hạn của chuyên đề tôi chia
theo 7 dạng bài gồm:
+ Dạng 1: Bài tập lý thuyết
+ Dạng 2: Bài tập về hoàn thành sơ đồ phản ứng
+ Dạng 3: Bài tập về nhận biết, điều chế, tinh chế
+ Dạng 4: Bài tập giải thích, chứng minh
+ Dạng 5: Bài tập về hóa trị, xác định tên nguyên tố
+ Dạng 6: Bài tập thành phần hỗn hợp
+ Dạng 7: Bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm
Trong mỗi dạng bài tôi:
5


- Sắp xếp theo mức độ nhận thức và tư duy của thang Bloom: Trên cơ sở
sắp xếp bài tập theo các mức độ: Biết – Hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao phù
hợp với trình độ học lực của HS. Cụ thể:
+ Mức độ 1: Kiến thức ở mức độ biết
+ Mức độ 2: Kiến thức ở mức độ hiểu
+ Mức độ 3: Kiến thức ở mức độ vận dụng – vận dụng cao
2. Một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất
2.1. Bài tập phân hóa theo mức độ nhận thức

Dạng 1: Bài tập lý thuyết, tính chất của chất
MỨC ĐỘ 1
Bài 1: Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp do liên kết
kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm bền vững.
B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ do nguyên tử kim loại kiềm có
bán kính lớn và cấu trúc tinh thể kém đặc khít.
C. Kim loại kiềm có độ cứng cao do liên kết kim loại trong mạng tinh thể
kim loại kiềm bền vững.
D. Kim loại kiềm có tỉ khối lớn và thuộc loại kim loại nặng
Bài 2: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ
nóng chảy thấp nhất là:
A. Na

B. K

C. Rb

D. Cs

Bài 3: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Li

B. Ca

C. K

D. Be

Bài 4: Các ion nào dưới đây đều có cấu hình electron 1s22s22p6 ?

A. Na+, Ca2+, Al3+
B. K+, Ca2+, Mg2+
C. Na+, Mg2+, Al3+
D. Ca2+, Mg2+ , Al3+
Bài 5: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra ?
A. HCl + NaOH  NaCl + H2O
B. Na2S + HCl  NaCl + H2S
6


C. FeSO4 + HCl  FeCl2 + H2SO4
D. FeSO4 + 2KOH  Fe(OH)2 + K2SO4
MỨC ĐỘ 2
Bài 6: Hiện tượng nào xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4?
A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.
B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.
C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu.
D. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.
Bài 7: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất
trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là:
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Bài 8: Có các chất khí : CO2; Cl2; NH3; H2S; đều có lẫn hơi nước. Dùng NaOH
khan có thể làm khô các khí sau :
A. NH3
B. CO2
C. Cl2
D. H2S

Bài 9(Khối A-2013): Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO 3)2
là:
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4.
D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Bài 10: Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng?
A. Số e hoá trị bằng nhau
B. Đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
C. Oxit đều có tính chất oxit bazơ
D. Đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy
MỨC ĐỘ 3
Bài 11: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch
NaAlO 2 ?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan.
C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó
kết tủa tan dần.
D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan.
Bài 12: Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng,
sau đó kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các dung dịch sau ?
A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch Ba(OH)2

C. Dung dịch Ca(HCO3)2.

D. Dung dịch H2S.

Dạng 2: Bài tập về hoàn thành sơ đồ phản ứng, viết phương trình hóa học

MỨC ĐỘ 1
7


Bài 13: Trong số các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai?
A. NaHCO3 + NaOH  Na2CO3 + H2O
B. 2 KNO3

��

t0

2K + 2NO2 + O2

C. Ca(HCO3)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaHCO3
D. HCl

+ NaOH  NaCl + H2O

MỨC ĐỘ 2
Bài 14: Cho phản ứng : Mg + H2SO4đặc -> MgSO4 + H2S + H2O
Hệ số cân bằng của phản ứng là
A. 4, 4, 5, 1, 4

B. 5, 4, 4, 4, 1

C. 4, 5, 4, 1, 4

D. 1, 4, 4, 4, 5.


MỨC ĐỘ 3
Bài 15: Cho sơ đồ biến hoá: Na X  Y  Z  T  Na. Hãy chọn thứ tự đúng
của các chất X,Y,Z,T ?
A. Na2CO3 ; NaOH ; Na2SO4 ; NaCl
B. NaOH ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaCl
C. NaOH ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; NaCl
D. Na2SO4 ; Na2CO3 ; NaOH ; NaCl
Bài 16: Cho sơ đồ phản ứng:
X
Y
Z
CaO ��
� CaCl2 ��
� Ca(NO3 )2 ��
� CaCO3

Công thức của X, Y, Z lần lượt là
A. Cl2, AgNO3, MgCO3
B. Cl2, HNO3, CO2
C. HCl, HNO3, Na2NO3
D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3
Bài 17: Khí X được điều chế từ Cu và HNO 3 đặc, có thể tác dụng với H2O, khí
Y được điều chế từ MnO2 và HCl, có thể tác dụng với bột sắt, khí Z được điều
chế từ NaHSO3 và H2SO4, có thể tác dụng với dung dịch KMnO4, còn khí T được
điều chế từ Ba(HCO3)2 với HNO3, có thể tác dụng với nước vôi trong. X, Y, Z, T
lần lượt là:
A.Cl2, NO2, SO2, CO2
C. CO2 , Cl2, SO2, NO2,

B. NO, Cl 2, SO2, CO2

D. NO2, Cl2, SO2, CO2

Bài 18: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. X và
Y có thể là
A. NaOH và NaClO.
B. Na2CO3 và NaClO.
C. NaClO3 và Na2CO3.
D. NaOH và Na2CO3.
Dạng 3: Bài tập về nhận biết, điều chế, tinh chế
8


MỨC ĐỘ 1
Bài 19: Nước Javen được điều chế bằng cách:
A. Cho Clo tác dụng với nước
B. Cho Clo tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
C. Cho Clo sục vào dung dịch NaOH
D. Cho Clo vào dung dịch Ba(OH)2
MỨC ĐỘ 2
Bài 20: Chọn thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đã bị mất nhãn:
NaCl, NaBr, KI, HCl, H2SO4, KOH . Trình bày nhận biết theo thứ tự?
A. Quỳ tím, dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
B. Phenolphtalêin, dung dịch AgNO3, quỳ tím
C. Quỳ tím, khí Cl2, dung dịch Ba (OH)2
D. dung dịch AgNO3, quỳ tím
Bài 21: Để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: HCl, HNO 3, Ca(OH)2, CaCl2 thứ tự
thuốc thử nào sau đây là đúng?
A. Quỳ tím - dung dịch Na2CO3

B. Quỳ tím - dung dịch AgNO3


C. CaCO3 - quỳ tím

D. Quỳ tím - CO2

Bài 22: Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí
nghiệm, người ta dùng hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH loãng.

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch NH3 loãng

D. Dung dịch NaCl.

Bài 23: Để tách khí H2S ra khỏi hỗn hợp với khí HCl, người ta dẫn hỗn hợp qua
dung dịch A lấy dư. Dung dịch đó là
A. Dung dịch Pb(NO3)2

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch NaHS

MỨC ĐỘ 3
Bài 24: Có 4 dung dịch để riêng biệt là: KOH, H2SO4, NaCl, BaCl2. Chỉ dùng thêm
một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên:
A. Quỳ tím.
9


B. Dung dịch Na2CO3.

C. Dung dịch HCl.

D. Fe.


Bài 25: Chỉ dùng một hoá chất có thể nhận biết được các dung dịch không màu
sau : Na2SO4, NaCl, HCl. Hoá chất đó là chất nào trong các chất sau ?
A. Quỳ tím

B. Dung dịch BaCl2

C. AgNO3

D. BaCO3

Bài 26: Cho các dung dịch riêng biệt bị mất nhãn gồm: Na2SO4, HCl, Na2CO3,
Ba(NO3)2, NaOH, H2SO4. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết chúng là:
A. Quỳ tím

B. Dung dịch HCl

C. Bột Fe

D. Dung dịch NaOH

Bài 27: Để phân biệt các dung dịch Na 2S, dung dịch Na2SO3, dung dịch Na2SO4
bằng 1 thuốc thử duy nhất, thuốc thử nên chọn là:

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch BaCl2

D. Dung dịch Pb(NO3)2

Dạng 4: Bài tập giải thích, chứng minh.
MỨC ĐỘ 1
Bài 28: Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ
trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi ?
A. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca( HCO3)2
B. Ca( HCO3)2 ↔ CaCO3 + H2O + CO2
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
D. CaCO3

��

t0

CaO + CO2

Dạng 5: Bài tập về hóa trị, xác định tên nguyên tố
MỨC ĐỘ 1
Bài 29: Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì oxit của nó có công thức là:
A. MO2

B. M2O3


C. MO

D. M2O

Bài 30: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là:
A. R2O

B. RO

C. R2O3

D. RO2

Bài 31: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị bằng:
A. 1e

B. 2e

C. 3e

D. 3e

Bài 32: Cho 1,03g muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì
thu được 1,88g kết tủa. Xác định tên của muối A.
10


A. NaBr

B. KCl


C. NaCl

D. BaBr2

Bài 33: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu được 5,6 lít khí
(đktc). Kim loại kiềm thổ đó là:
A. Ca

B. Sr

C. Mg

D. Ba.

MỨC ĐỘ 2
Bài 34: Đun nóng 6,96 gam MnO 2 với dung dịch HCl đặc dư. Khí thu được cho
tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. Kim loại M là:
A. Ba

B. Mg

C. Ca

D. Fe

Bài 35: Cho Na tác dụng vừa đủ với một halogen thu được 11,7 gam natri
halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng vừa đủ với nhôm tạo ra 8,9 gam
nhôm halogennua. Halogen đó là:
A. Flo


B. Brom

C. Clo

D. Iot

Bài 36: Hòa tan hết 7,6 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên
tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít khí (đktc). Hai kim loại đó
là:
A. Mg và Ca

B. Ba và Ca

C. Mg và Ba

D. Na và Mg

Bài 37: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% đủ.
Thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là:
A. Fe

B. Zn

C. Mg

D. Ca.

Bài 38: Cho 26,8g hỗn hợp 2 muối ACO 3 và BCO3 tan trong dung dịch HCl vừa
đủ. Sau phản ứng thu được 6,72l khí (ĐKTC). Biết A, B là 2 kim loại thuộc

cùng 1 phân nhóm chính và 2 chu kỳ liên tiếp nhau. A, B có thể là:
A. Be, Mg

B. Ca, Ba

C. Mg, Ca

D. Ba, Sr

MỨC ĐỘ 3
Bài 39: Cho 5,4g một kim loại hóa trị n tác dụng hết với clo được 26,7g muối
clorua. Kim loại đó là:
A. Fe

B. Al

C. Zn

D. Mg

Bài 40: Hòa tan 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại R (có khối lượng lớn hơn của Mg)
hóa trị III vào 300ml dung dịch HCl 2M để trung hòa hết axit dư cần 180ml dung
dịch NaOH 1M. Kim loại R và % khối lượng của nó trong hỗn hợp là:
11


A. Al; 78,7%

B. Cr; 80,25%


C. Al; 81,82%

D. Cr; 79,76%

Bài 41: Hòa tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim
loại hóa trị I và một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II trong axit HCl dư
thi tạo thành 4,48 lit khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được
bao nhiêu gam muối khan?
A. 38,0g.

B. 26,0g.

C. 2,60g.

D. 3,8g.

Bài 42: Một dung dịch chứa 3,82gam hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm
và kim loại hoá trị 2, biết khối lượng nguyên tử của kim loại hoá trị 2 hơn kim
loại kiềm là 1đvC. Thêm vào dung dịch 1 lượng BaCl2 vừa đủ thì thu được 6,99g
kết tủa, khi cô cạn dung dịch thu được m gam muối. 2 kim loại và m là:
A. Na, Mg; 3,07gam

B. Na, Ca; 4,32gam

C. K, Ca ; 2,64gam

D. K, Mg; 3,91gam

Dạng 6: Bài tập thành phần hỗn hợp
MỨC ĐỘ 1

Bài 43: Nung nóng 47 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 cho đến
khối lượng không thay đổi thì thoát ra 6,72 lít khí CO 2 (đktc). Thành phần %
khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:
A.61,06% và 38,94%

B. 68,94% và 31,06%

C.42% và 58%

D. 21% và 79%

Bài 44: Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl hòa tan vào nước để được 50g dung dịch.
Cho dung dịch trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 57,4g kết tủa. %
Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp KCl, NaCl lần lượt là:
A. 45%; 55%

B. 58%; 42%

C. 56%; 44%

D. 60%; 40%

Bài 45: Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư
thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu
được bao nhiêu gam muối khan
A. 55,5g.

B. 91,0g.

C. 90,0g.


D. 71,0g.

Bài 46: Nung nóng đến hoàn toàn 20 gam quặng đôlômit (CaCO 3.MgCO3) thu
được 5,6 lít khí ( ở 0 0C và 0,8atm). Hàm lượng % CaCO 3.MgCO3 trong quặng
là:
12


A. 80%

B. 75%

C. 90%

D. 92%

MỨC ĐỘ 2
Bài 47: Cho 100g dung dịch gồm NaCl và NaBr có nồng độ bằng nhau tác dụng
vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 8% (D = 1,0625g/ml). Nồng độ % của hai
muối NaCl và NaBr là :
A. 1,865%

B. 1,685%

C. 1,879%

D. 1,978%

Bài 48: Hỗn hợp gồm NaCl và NaBr. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch

AgNO3 dư thì tạo ra kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của AgNO 3 đã tham
gia phản ứng. Thành phần % theo khối lượng của NaCl trong hỗn hợp đầu là:
A. 27,84%

B. 15,2%

C. 13,4%

D. 24,5%

MỨC ĐỘ 3
Bài 49: Cho 5 gam hỗn hợp Na, Na2O và tạp chất trơ tác dụng hết với nước thu
được 1,875 lít khí (đktc). Để trung hòa dung dịch sau phản ứng cần 100ml dung
dịch HCl 2M. Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 77% Na, 20,2% Na2O và 2,8% tạp chất
B. 27% Na, 13% Na2O và 60% tạp chất
C. 30% Na, 40% Na2O và 30% tạp chất
D. 77% Na, 20,1% Na2O và 2,9% tạp chất
Dạng 7: Bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm
MỨC ĐỘ 2
Bài 50: Sục 2,24 lít SO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch NaOH 0,2M. Số mol
Na2SO3 và NaHSO3 là:
A. 0,05 và 0,05

B. 0,06 và 0,06

C. 0,05 và 0,06

D. 0,07 và 0,05


Bài 51: Sục V lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau phản ứng
thu được 21,7 gam kết tủa. Giá trị của V là :
A. 2,24 và 4,48

B. 2,24 và 3,36

C. 3,36 và 2,24

D. 22,4 và 3,36

Bài 52: Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ
hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 10,85g
13

B. 16,725g

C.21,7g

D.32,55g


Bài 53: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2
nồng độ a mol/l được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 0,032

B. 0,048

C. 0,06


D. 0,04

Bài 54: Cho 112 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 400 ml dung dịch
nước vôi trong, ta thu được 0,1 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch nước
vôi trong là:
A. 0,0075M

B. 0,075M

C.0,025M

D.0,0025M

MỨC ĐỘ 3
Bài 55: Có 2 thí nghiệm :
- Hấp thụ hết a mol CO 2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH) 2 được 20 gam kết
tủa.
- Hấp thụ hết 2a mol CO 2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 được 30 gam kết
tủa
Tìm các giá trị a và b
A. 0,2 và 0,3

B. 0,2 và 0,5

C. 0,2 và 0,6

D. 0,2 và 0,35

Bài 56: Hấp thụ hết 6,72 lít CO 2 (đktc) vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,6M. Tính khối lượng kết tủa thu được

A. 17,73 gam

B. 16,69 gam

C. 22,15 gam

D. 1,779 gam

Bài 57: Dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH) 2 1M. Sục 22,4 lít khí CO 2 vào
400 ml dung dịch A ta thu được một kết tủa có khối lượng là bao nhiêu?
A. 80 g

B. 10 g

C.40 g

D. 20 g

Bài 58: Hấp thụ hoàn toàn V lít SO 2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 12
gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi nung nóng phần còn lại thu được 6 gam kết tủa.
Tính V?
A. 3,36

B. 4,48

C.2,24

D.1,12

Bài 59: Nung m gam hỗn hợp A gồm 2 muối MgSO 3 và CaSO3 cho đến khi

không còn khí thoát ra, thu được 3,52 gam chất rắn B và khí C. Cho toàn bộ khí
C hấp thụ hết bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 thu được 6,86 gam kết tủa. Đun nóng
tiếp dung dịch lại thấy tạo thành thêm 4,34 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Tính khối lượng m và nồng độ mol/l của Ba(OH)2?
14


A. 7.04g và 0,03M

B. 8,64g và 0,03M

C. 4,7g và 0,05M

D. 0,42g và 0,762
III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Sau khi tiến hành sử dụng một số bài tập phân hóa phần kim loại kiềm,
kiềm thổ và hợp chất vào trong giảng dạy tôi thấy học sinh có hứng thú học tập
tốt hơn và cho kết quả học tập tốt hơn so với dạy học đồng loạt trước kia. Cụ thể
tôi cho hai lớp có số học sinh tương đương nhau nhưng một lớp học theo
phương pháp dạy học đồng loạt (lớp đối chứng) và một lớp dạy học theo phương
pháp phân hóa (lớp thực nghiệm) thì lớp được áp dụng dạy học theo phương
pháp phân hóa cho kết quả bài kiểm tra tốt hơn.

Lớp

TN
ĐC

Điể


Số

34
34

m

Điểm Xi

HS

TB
0
0
0

1
0
0

2
0
1

3
2
6

4

4
6

5
8
10

6
10
8

7
5
2

8
3
1

9
1
0

10
1
0

5.88
4.82


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để thực hiện dạy học phân hóa GV cần giành nhiều thời gian để tiếp cận
học sinh trên nhiều phương diện khác nhau nhằm nắm bắt được khả năng, trình
độ học tập của từng học sinh, từ đó có kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với từng
đối tượng. Trong quá trình giảng dạy GV cần hướng các em tới các mục đích tốt
đẹp, động viên khích lệ kịp thời, tạo ra động lực cho các em tham gia học tập,
xây dựng mối qua hệ thân thiện của từng học sinh trong lớp học để các em giúp
đỡ nhau trong học tập. Đặc biệt Hóa học là môn vừa thực nghiệm vừa là môn
khoa học gắn liền với thực tế vì vậy giáo viên cần tạo ra mối liên hệ giữa lí
thuyết và thực tiễn để các em thêm hiểu biết và yêu thích.

15



×