Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.2 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
CỦA NGÂN HÀNG

1.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong
đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan
hệ này được thể hiện qua nội dung sau:
- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có
thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.
- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian
nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người
cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản đổi ra gọi là lợi tức tín
dụng .
Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn
tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho
vay”.
1.1.2 Tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho
vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển
giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới trạng thái tiền) trong một thời
gian nhất dịnh theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận (thời gian, phương thức
thanh toán lãi- gốc, thế chấp...)
Tín dụng NH thực chất là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn từ NH
sang khách hàng, sự chuyển nhượng này có thời hạn và chi phí theo sự thoả thuận giữa NH
và khách hàng.
1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
1.1.3.1 Cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương thức vay vốn mà đại bộ phận các khách hàng vay đều
sử dụng để trang trải các nhu cầu kinh doanh của họ.
1
Các khoản vay đều có mục đích cụ thể như: tài trợ cho việc mua hàng dự trữ và trả


lương nếu là các doanh nghiệp. Mua giống cây con, nếu là nông dân;…,vv, nói chung cho
vay từng lần là để tài trợ vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong kinh doanh.
Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng
lần. mỗi lần vay vốn, khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy
định và ký kết hợp đồng tín dụng.
1.1.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn
thường xuyên, kinh doanh ổn định.
 Xác định hạn mức tín dụng
NHTM nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định
hạn mức tín dụng.
Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phưong án sản xuất, kinh
doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo
đó Ngân hàng nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh
doanh tổng hợp.
 Phát tiền vay
Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần
rút vốn vay khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ
phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
 Lãi suất cho vay
Căn cứ vào quy định của tổng giám đốc Ngân hàng, Ngân hàng nơi cho vay ghi vào
hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng.
 Quản lý hạn mức tín dụng
Ngân hàng nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ
không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách
hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn
mức tín dụng; Ngân hàng nơi cho vay xem xét, nếu thấy hợp lý thì cùng khách hàng thoả
thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng.
2

 Ký kết hạn mức tín dụng mới
Trước mười ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi cho Ngân
hàng nơi cho vay phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, Ngân hàng nơi cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời
hạn của hạn mức tín dụng mới.
 Xác định thời gian cho vay
Thời gian cho vay được thực hiện trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận
nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn
của Ngân hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì
lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định
thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời
hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng.
1.1.3.3 Cho vay theo dự án đầu tư
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án tư phục vụ đời sống.
Ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức
vốn đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ.
Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.
Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy tờ nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn
đầu tư đã thoả thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn
trong hợp đồng tín dụng.
Trưòng hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho
dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì Ngân hàng nơi cho vay
có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.
1.1.3.4 Cho vay hợp vốn
Một nhóm TCTD ( có NHPN tham gia cho vay) cùng cho vay đối với một dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó , có một TCTD làm đầu mối giàn
xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy
chế này và Quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành, Quy chế
đồng tài trợ của NHPN.

3
1.1.3.5 Cho vay trả góp
Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng xác định thoả thuận số lãi tiền vay phải trả
cộng với số nợ gốc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay.
1.1.3.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
Căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức
dự phòng; Ngân hàng nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng
Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử
dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam
kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thoả thuận giữa
khách hàng và Ngân hàng nơi cho vay.
1.1.3.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Ngân hàng nơi cho vay chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy
rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng. Khi cho vay phát hành và
sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định
của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng phát hành và sử dụng thẻ
tín dụng.
Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực
hiện theo hưóng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng.
1.1.3.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi
Là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng
chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với cácquy định của
Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hưóng dẫn của Tổng
giám đốc Ngân hàng.
1.1.3.9 Cho vay theo uỷ thác
Là việc cho vay và khách hàng vay từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của tổ

chức kinh tế , các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín
dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng . việc cho vay theo uỷ
thác phải thực hiện theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và của Ngân hàng.
4
1.1.4 Phân loại tín dụng
Có nhiều căn cứ để phân loại tín dụng nhưng nhìn chung có cách phân loại tín dụng
theo:
1.1.4.1 Phân loại tín dụng theo thời hạn
Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay, có thể chia tín dụng ra làm tín dụng ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưói một năm. Ngân hàng cho vay ngắn
hạn nhằm tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ
và tiêu dùng cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ một đến dưới 5 năm. Ngân hàng cho
vay trung hạn nhằm tài trợ vốn cố định của doanh nghiệp.
- Cho vay dài hạn: là cho vay có thời hạn từ 5 năm trở lên. Ngân hàng cho vay dài hạn
nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn cố định cuả doanh nghiệp và tài trợ cho các dự án đầu tư và
tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải.
1.1.4.2 Phân loại tín dụng theo mục đích
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, có thể chia tín dụng làm tín dụng sản
xuất, tín dụng lưu thông và tín dụng tiêu dùng:
- Tín dụng sản xuất: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay sản xuất ra sản phẩm
hàng hoá. Tín dụng sản xuất gồm có: cho vay nông nghiệp; cho vay công nghiệp; cho vay
lâm – ngư nghiệp.
- Tín dụng lưu thông: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ. Tín dụng lưu thông gồm có: cho vay thương mại (mua – bán kinh
doanh hàng hoá nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng tiêu dùng gồm có: cho vay tiêu dùng cá nhân, cho
vay chi tiêu khác.

-Tín dụng thuê mua hay còn gọi là hoạt động cho thuê. Cho thuê bao gồm có 2 loại là cho
thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm cả ĐS và BĐS, mà chủ yếu
là máy móc thiết bị.
1.1.4.3 Phân loại tín dụng theo mức độ tín nhiệm
5
Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm cuả ngân hàng với khách hàng, chia tín dụng ra
làm cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi là đảm bảo tiền vay bằng tài sản: là loại cho
vay của ngân hàng trên cơ sở cho vay có các tài sản đảm bảo dưới các hình thức cầm cố,
thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ 3.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi là bảo đảm tiền vay không bằng tài
sản: là loại cho vay của ngân hàng trên cơ sở không có bất kỳ tài sản nào làm đảm bảo, chỉ
căn cứ vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng hoặc chỉ đạo của các cấp
có thẩm quyền để cho vay.
1.1.4.4 Phân loại tín dụng theo tính chất hoàn trả
Nếu căn cứ vào tính chất hoàn trả, có thể chia tín dụng ra làm cho vay hoàn trả trực
tiếp và cho vay không hoàn trả trực tiếp.
- Cho vay hoàn trả trực tiếp: là loại cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay chính
là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.
- Cho vay hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay không
phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có gía trị còn thời hạn thanh toán hoặc thực hiện nghiệp vụ bao thanh
toán.
1.1.4.5 Phân loại tín dụng theo phương thức hoàn trả
Nếu căn cứ vào phương thức hoàn trả chia tín dụng ra làm cho vay hoàn trả góp, cho
vay hoàn trả một lần, và cho vay hoàn trả theo yêu cầu.
- Cho vay hoàn trả góp: vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và
lãi thì hợp đồng tín dụng được kết thúc.
- Cho vay hoàn trả một lần: vốn vay và lãi được trả một lần khi đáo hạn.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: vốn vay được trả theo yêu cầu của bên cho vay hoặc bên

đi vay.
1.1.4.6 Phân loại tín dụng theo phương thức cho vay
Nếu căn cứ vào phương thức cho vay, có thể chia tín dụng ra làm: cho vay theo món;
cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay thấu chi; cho vay đồng tài trợ.
6

×