Tải bản đầy đủ (.pptx) (47 trang)

slide bài giảng hướng dẫn chơi cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 47 trang )

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CHƠI
CHO TRẺ MẪU GIÁO


I. Hoạt động Chơi
trong Chương trình Giáo dục mầm non

Thời gian chơi của trẻ ở trường MN phân bổ

như sau:
80-90 phút:
30-40 phút:
40-50 phút:
30-40 phút:
70-80 phút:

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng
Học
Chơi, hoạt động ở các góc
Chơi ngoài trời
Chơi, hoạt động theo ý thích


1. Chế độ sinh hoạt
Giáo viên cần bố trí thời gian cho trẻ Chơi đủ

theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn
và linh hoạt trong tổ chức thực hiện.
 Không cắt xén thời gian chơi ở các không
gian chơi khác nhau của trẻ.




2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động Chơi
Tính tự nguyện: trẻ phải được tự do trong

các việc:
(1) lựa chọn trò chơi,
(2) triển khai nội dung chơi theo cách của mình,
(3) tự nguyện chọn bạn chơi,
(4) quyết định chọn đồ chơi.


2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động Chơi
Tính phát triển: trẻ phải được phát triển

khả năng chơi bằng cách trợ giúp trẻ phát
triển về:
(1) nội dung chơi,
(2) kĩ năng chơi,
(3) khả năng thiết lập mối quan hệ với bạn
chơi,
(4) khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy
sinh khi chơi.


2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động Chơi
Tính giáo dục: trẻ phải được cung cấp và thể

hiện giá trị giáo dục của các trò chơi và hoạt
động bằng cách:

(1) được mở rộng hiểu biết và ấn tượng tốt đẹp
về cuộc sống thông qua các mẫu hình về
mối quan hệ con người, về các sự việc lành
mạnh,
(2) được cung cấp các đồ dùng, đồ chơi mang
tính giáo dục và sáng tạo...


3. Môi trường chơi
3.1. Xây dựng môi trường vật chất

Môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng,
phong phú, hấp dẫn trẻ.
Sắp xếp và bố trí hợp lí, an toàn
Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt
(có thể cố định hoặc di chuyển),
Mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự
lựa chọn và sử dụng ; thuận lợi cho quan sát
của giáo viên.


3.2. Xây dựng môi trường vật chất
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời

Sân chơi và sắp xếp thiết bị chơi ngoài trời.
Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây và khu vực
nuôi các con vật.
Mô đất, hỗ cát, gốc cây to, các khúc gỗ...



3.2. Môi trường xã hội
Đảm bảo an toàn về tâm lí, tạo thuận lợi giáo
dục các kĩ năng xã hội cho trẻ.
Trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối
quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ
với những người xung quanh.
Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối
với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để
trẻ noi theo.


II. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi
1. Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
- Đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú, phát huy
tính sáng tạo của trẻ, không áp đặt trẻ chơi
theo ý thích của người lớn.
- Luôn phát huy trò chơi theo hướng tích cực,
mở rộng, liên kết các chủ đề chơi.
- Tác động nhằm phát triển kỹ năng chơi trong
trò chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ vận
dụng những kinh nghiệm và hiểu biết đã có
trong cuộc sống hằng ngày vào trò chơi.


II. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi (tiếp)

1. Yêu cầu tổ chức hoạt động chơi
- Luôn chú ý tới mối quan hệ của trẻ trong khi chơi.

Sử dụng các biện pháp tích cực để giúp trẻ thương
thảo khi tham gia góc chơi, vai chơi mà nhiều trẻ
cùng thích chơi. Luân phiên góc chơi, vai chơi của
trẻ, không để một số trẻ chỉ chơi ở một, hai góc
chơi cố định trong thời gian diễn ra chủ đề hoặc
luôn đóng vai chính trong trò chơi.
- Trẻ chủ động, tích cực, tự tin, tự lực trong quá trình
chơi và giải quyết các mẫu thuẫn trong khi chơi
dưới sự giám sát, giáo viên chỉ hỗ trợ khi cần thiết


2. Cách tổ chức các hoạt động chơi theo lịch sinh hoạt
2.1. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng (80-90’)
Mục đích giúp trẻ có tâm trạng thoải mái sau khi tạm biệt cha mẹ
và bắt đầu ngày mới.
Có thể cho trẻ chơi ở các góc các trò chơi nhẹ nhàng như: ghép
hình, xâu hạt, loto, đọc sách, tô màu, đất nặn…hoặc một số trò
chơi dân gian. Cho phép trẻ được tự do sử dụng đồ chơi, góc
chơi theo ý thích và có hiệu lệnh nhắc trẻ cất đồ chơi trước giờ
thể dục sáng 5’.
Có thể bố trí một số trẻ tham gia chuẩn bị lớp học - thực hiện
hoạt động lao động cùng cô như: chuẩn bị đồ dùng hoạt động
học, phơi khăn, lau đồ chơi, cây xanh…
Giáo viên cần gợi ý, tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động
phù hợp, không để trẻ chỉ ngồi trên ghế hoặc dưới sàn đợi đến
giờ tập thể dục.


2. Cách tổ chức các hoạt động chơi theo lịch sinh hoạt


2.2. Chơi, hoạt động ở các góc (40-50’)
Trò chơi đóng vai theo chủ đề như gia đình, bác
sĩ, bán hàng... là nơi phản ánh những trải
nghiệm gần gũi, quen thuộc của trẻ.
Trẻ bắt chước hành động của những người quen
thuộc hoặc yêu thích, thông qua đó trẻ thể
hiện những suy nghĩ và tình cảm của mình,
học cách hiểu thế giới và luyện tập kĩ năng
cho cuộc sống khi trưởng thành, giúp trẻ cách
ứng phó với các tình huống...


2. Cách tổ chức các hoạt động chơi theo lịch sinh hoạt

2.2. Chơi, hoạt động ở các góc (40-50’)
Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng là hoạt
động có sản phẩm - sản phẩm để chơi, mang
tính tự do, tự lực và sáng tạo.
Sự hấp dẫn của đồ chơi, của vật liệu xây dựng
thúc đẩy trẻ muốn tạo ra sản phẩm phản ánh
hiện thực cuộc sống xung quanh trẻ
Sản phẩm là kết quả sáng tạo của trẻ, không áp
đặt trẻ xây mô hình theo một khuôn mẫu của
người lớn.


2. Cách tổ chức các hoạt động chơi theo lịch sinh hoạt

2.2. Chơi, hoạt động ở các góc (40-50’)
Không nên gán tên, nội dung chủ đề giáo dục

với tên trò chơi của trẻ một cách gượng ép,
khiên cưỡng vào trò chơi ghép hình, lắp ráp,
xây dựng, phân vai.
Việc gán ghép này sẽ làm cho trò chơi của trẻ
mất tính tự do và xa rời vốn sống của nó NẾU
chủ đề giáo dục không gần gũi, không xuất
phát từ trẻ hoặc trẻ không được cung cấp
những hiểu biết, gợi ý cần thiết về chủ đề.


Hoạt động ở các góc chơi khác như:
+ Chơi với các loại hột hạt, vỏ sò, nắp chai nhiều kích cỡ, màu
sắc khác nhau để trẻ chơi ghép cặp, phân loại, xếp xen kẽ…
Đặt thêm giấy và bút để cho phép trẻ viết số lượng hoặc
chép lại những gì trẻ tạo ra.
+ Khám phá khoa học với nam châm, cân đĩa có nhiều loại quả
cân khác nhau, kính lúp, chai lọ trong có chia vạch, phễu, ca,
cốc…mẫu vật rễ cây, lá, côn trùng…phẩm màu nhuộm nước
+ Nghệ thuật: Trẻ được tự do sử dụng sơn, màu sáp, bút lông,
đất nặn… để tạo ra những tác phẩm về những gì trẻ cảm
nhận về thế giới xung quanh.
+ Sách truyện: Trẻ được lật giở, xem tranh, đọc văn bản các
bài thơ, câu đố, ca dao… Việc chuẩn bị các văn bản viết/in
bằng chữ in thường cỡ to của các tác phẩm trẻ đã thuộc rất
quan trọng, nó giúp trẻ làm quen chữ cái, học cách đọc…
+ Múa hát, biểu diễn… với các loại quần áo, mảnh vải dài, mặt
nạ, tai, đuôi của một số con vật,…


2.3. Chơi ngoài trời (30-40’)

Khi tiến hành cho trẻ chơi ngoài trời, cần xem
xét hoạt động trong thời điểm chuyển tiếp
trước đó để đảm bảo nguyên tắc động - tĩnh.
Vì vậy, nội dung các hoạt động trong buổi chơi
ngoài trời cần được thực hiện linh hoạt theo
hứng thú của trẻ, theo thời tiết, theo các sự
việc diễn ra bên ngoài lớp học…, không nhất
thiết phải thực hiện theo trật tự nhất định
hoặc theo kế hoạch đã định sẵn.


2.3. Chơi ngoài trời (30-40’)
Cần xem xét hoạt động trong thời điểm chuyển

tiếp trước đó để đảm bảo nguyên tắc động - tĩnh.
Nội dung các hoạt động trong buổi chơi ngoài trời cần được
thực hiện linh hoạt theo hứng thú của trẻ, theo thời tiết, theo
các sự việc diễn ra bên ngoài lớp học…, không nhất thiết phải
thực hiện theo trật tự nhất định hoặc theo kế hoạch đã định
sẵn.
Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian dành cho
việc tự do chơi của trẻ ở ngoài lớp học. Trẻ có cơ
hội thực hiện các hoạt động yêu thích: (a) quan
sát sự việc, hiện tượng xung quanh, (b) tiến hành
các thử nghiệm khám phá với cát, nước...mà
không sợ bị rớt, đổ (c) chơi vận động, leo trèo,
đạp xe..., (d) lao động chăm sóc thiên nhiên…


2.4. Chơi, hoạt động theo ý thích (70-80’)

Ở thời điểm này, có thể cho trẻ chơi (các loại
trò chơi) hoặc các hoạt động (chơi, lao động tự
phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập
thể…) thực hiện theo ý thích.
Giáo viên cũng có thể củng cố nội dung của
hoạt động học cho trẻ, nhóm trẻ cần có tác
động thêm hoặc chuẩn bị nội dung cho hoạt
động ngày hôm sau.


2.4. Chơi, hoạt động theo ý thích (70-80’)
Trẻ được tự do chọn bạn chơi, góc chơi, cách
chơi… theo ý thích, giáo viên cần quan sát để
luân chuyển trẻ trong các góc, các hoạt động
giúp cho hoạt động của trẻ trong ngày linh
hoạt hơn.
Giáo viên có thể linh hoạt tổ chức xen kẽ trò
chơi động – tĩnh với các trò chơi dân gian, trò
chơi vận động…có động tác đơn giản, phù hợp
nhóm chơi nhỏ, không gian trong lớp. Nên
khuyến khích trẻ khởi xướng và tự chơi với
nhau.


3. Lưu ý khi tổ chức thực hiện:

Khi bắt đầu giờ chơi, giáo viên cho trẻ tự lựa chọn phương tiện, đồ
dùng, đặt tên trò chơi…
Trong khi trẻ chơi, giáo viên quan sát các biểu hiện của trẻ về khả
năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi, khả năng tự lực giải quyết

các vấn đề nảy sinh khi chơi, việc thực hiện các kỹ năng và sáng
tạo ý tưởng chơi mới… Cần khen ngợi ngay khi trẻ có các biểu hiện
này.
Giáo viên cần linh hoạt thay đổi và điều chỉnh kế hoạch để đáp ứng
nhu cầu của trẻ và những gì diễn ra trong thực tiễn, đặc biệt là linh
hoạt thực hiện về mặt nội dung và thời gian. Nếu trẻ quá chăm chú
và say sưa vào nội dung nào, có thể dành thêm thời gian và thông
báo với trẻ về khoảng thời gian đó. Hoặc có thể bỏ qua nội dung
tiếp theo nếu cả lớp thực sự đang chơi sôi nổi, hứng thú.


3. Lưu ý khi tổ chức thực hiện:
Khi nhận xét, giáo viên nên lại gần trẻ, nói tên
trẻ...để trẻ biết ai là người được khen. Khi nói
nên nhìn vào mắt trẻ, nói rõ, chính xác về việc
giáo viên khen về điều gì ở trẻ. Sử dụng lời
khen miêu tả hơn kiểu lời khen đánh giá
“Cô rất thích những chi tiết con vẽ trong bức
tranh này, màu sắc rất sống động” hoặc “Bạn
Mai đã xếp cốc lên giá rất gọn và nhanh, thế là
rất tốt đấy”...hơn là: “Con vẽ đẹp quá. Rất
đáng khen!”.
Tuyệt đối tránh câu khen ngợi để trẻ hô to, hét
đồng loạt..., không nên khen những hoạt động
đã trở thành nền nếp.


III. Nhiệm vụ của giáo viên
3.1. Nhiệm vụ của giáo viên
Thời gian trẻ chơi = Thời gian quan sát của giáo

viên.
Đảm bảo an toàn và các điều kiện đảm bảo sức
khoẻ cho trẻ.
- Đảm bảo nguyên tắc tổ chức cho trẻ chơi: tính
tự nguyện, tính phát triển, tính giáo dục. Hoạt
động chơi của trẻ mang tính tự do, tự nguyện,
tự lập.


Chấp nhận mọi kết quả chơi của trẻ, chấp nhận sự bừa bộn và dành
thời gian cho trẻ chơi và thu dọn sau chơi.
Phân công quan sát, hỗ trợ trẻ. Trẻ cần rất nhiều cơ hội và sự
khuyến khích cho việc quan sát, khám phá và thử nghiệm các ý
tưởng. Khi trẻ được khích lệ, có các hoạt động phù hợp để thành
công... trẻ sẽ cảm thấy ấm lòng, có tâm lí tin tưởng và biết mình
thuộc về nhóm, lớp, về “nơi này”.
Giáo viên có thể tham gia bằng giao tiếp phi ngôn ngữ (mỉm cười,
gật đầu tán thưởng, xoa đầu trẻ, chạm vào người trẻ...) hoặc giao
tiếp bằng ngôn ngữ (nhận xét, gợi ý, câu hỏi...) hoặc chơi cùng trẻ
như một thành viên.
Xây dựng các nguyên tắc ứng xử giữa trẻ với trẻ, giáo viên với trẻ,
giáo viên với giáo viên...
Cần chuẩn bị kế hoạch cho những ngày mưa hoặc quá lạnh khi trẻ
không ra chơi ngoài trời được.


Phối hợp với các lớp để sử dụng không gian sảnh,

sân trường, trao đổi ĐD-ĐC
- Trao đổi với cha mẹ trẻ về loại trang phục thuận lợi cho trẻ hoạt

động ngoài trời, các loại hoạt động ngoài trời và ý nghĩa của chúng
đối với sự phát triển của trẻ, một số hệ quả liên quan có thể xảy ra như
quần áo bị lem, rách, nhiều mồ hôi, giày dép tung đứt... Tuyên truyền
về việc trẻ cần được tham gia các hoạt động vui chơi cả ở lớp cũng
như ở nhà.
- Phối hợp với cha mẹ hỗ trợ bổ sung các ĐD-ĐC, đề nghị cha mẹ
cùng hỗ trợ nếu có những chuyến đi chơi ngoài trời, đi dạo... không
trong phạm vi sân trường.
Cần chuẩn bị một môi trường thật tốt và an toàn để mọi trẻ có cơ hội
tham gia hoạt động như nhau, kể cả trẻ khuyết tật.
- Cải tạo sân trường: tạo ra các mô đất, hố cát, các lối đi có các bề mặt
khác nhau như trải sỏi, đất nện...; xếp các tảng đá hoặc viên gạch,
mảnh bê tông nhỏ cách nhau...; lối đi rộng, hẹp, cao...


×