Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

slide bài giảng phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo kỹ năng tách gộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 17 trang )

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO KỸ NĂNG
TÁCH - GỘP


HOẠT ĐỘNG 1
MỤC TIÊU

Mục tiêu của dạy trẻ kỹ năng tách gộp là gì ?
 Để giúp trẻ hiểu được thành phần của tập hợp, tập hợp lớn gồm nhiều tập hợp con,
các tập hợp con gộp lại được một tập hợp lớn (Tổng thể và bộ phận) Từ đó giúp
trẻ hiểu được thành phần của con số từ 2 số nhỏ hơn và là nền tảng của phép cộng
– trừ.
 Mục tiêu của dạy tách – gộp ở lứa tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ là để giúp trẻ
nhận biết mối quan hệ giữa tổng thể và bộ phận, Bộ phận có thể bằng nhau hoặc
không bằng nhau, to hay nhỏ nhưng chúng luôn luôn nhỏ hơn tổng thể,.
 Mục tiêu của dạy tách – gộp ở lứa tuổi mẫu giáo lớn không chỉ dừng lại ở việc
nắm thành phần của tập hợp mà còn giúp trẻ nắm cấu trúc số lượng của chữ sốthành phần con số từ hai số nhỏ hơn là cơ sở của phép cộng, phép trừ sau này.


NỘI DUNG day trẻ tách gộp bao gồm những nội dung nào?
:

 3 Tuổi, 4 Tuổi:
- Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn (trong phạm vi 5)
 5 Tuổi:
 Gộp/ tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm (Trong phạm vi 10)
 Các nội dung cho trẻ làm quen được sắp xếp từ dễ đến khó
 VD đối với 3 tuổi
 Gộp 2 nhóm đối tượng (mỗi nhóm có số lượng ít hơn hoạc bằng 2) và đếm
 Gộp 2 nhóm đối tượng (mỗi nhóm có số lượng bằng 2) và đếm


 Gộp 2 nhóm đối tượng (một nhóm có 2 đối tượng, một nhóm có 3 đối
tượng) và đếm.
.


Tách một nhóm thành 2 nhóm
 Tách một nhóm có 2 đối tượng thành 2 nhóm
 Tách một nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm
 Tách 1 nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm
 Tách một nhóm có 5 đối tượng thành 2 nhóm


HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY TRẺ TÁCH- GỘP ĐỐI VỚI
TRẺ MẪU GIÁO BÉ
 Để dạy nội dung này, giáo viên có thể chuẩn bị những nhóm đồ vật phải giống nhau về tên gọi và
chủng loại nhưng có dấu hiệu khác nhau: ví dụ: 5 quả táo trong đó có 3 quả xanh, 2 quả đỏ hoặc 1
quả to và 4 quả nhỏ… Sau đó hướng dẫn trẻ tách – gộp theo yêu cầu theo trình tự sau:
1. Gộp hai nhóm đối tượng và đếm (gộp 2 nhóm thành 1 nhóm mới có số lượng không quá số
lượng trẻ đã biết)
Hoạt động 1: Ôn đếm..., nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi số đã biết.
Hoạt động 2: Gộp 2 nhóm đối tượng thành 1 nhóm trong phạm vi .... và đếm
 Lấy và đếm số lượng của từng nhóm (Xếp tất cả táo xanh ra đếm xem có bao nhiêu quả táo xanh,tất cả có 2 quả táo xanh, lấy tất cả táo đỏ ra xếp và đếm xem có bao nhiêu quả táo đỏ - Tất cả 2 quả
táo đỏ)


HOẠT ĐỘNG 2:
DẠY GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO BÉ
 Gộp hai nhóm thành 1 nhóm mới (gộp số táo đỏ và táo xanh thành 1 hàng, Cho cùng vào 1
chỗ, để chung hoạc dồn vào 1 chỗ… )


 Đếm số lượng của nhóm mới tạo thành (Hãy đếm xem có tất cả bao nhiêu quả táo cả đỏ và
xanh)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
VD: Cô vỗ tiếng vỗ tay nhất định (1, 2.... Tiếng) yêu cầu trẻ vỗ thêm tiếng vỗ tay sao cho đủ
4... Tiêng vỗ tay
Trò chơi: Hái quả: Hái 4 quả táo gồm cả táo to và táo nhỏ, hoặc táo đỏ và táo xanh…


HOẠT ĐỘNG 2:
DẠY TÁCH ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO BÉ
2. Tách nhóm có số lượng trẻ đã biết thành 2 nhóm.
Hoạt động 1: Ôn gộp... nhóm số lượng .
Hoạt động 2: Tách nhóm có số lượng trẻ đã biết thành 2 nhóm
 Đếm số lượng nhóm ban đầu (Tất cả có 5 quả….)
 Tách nhóm đó thành hai nhóm (Tách theo yêu cầu của cô) VD: Táo có những
màu gì? Hãy xếp tất cả táo xanh sang 1 bên, Xếp tất cả táo đỏ sang một bên
khác.
 Đếm số lượng của từng nhóm vừa tách (Đếm xem có bao nhiêu quả táo
xanh/đỏ)
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố


DẠY KÝ NĂNG TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO BÉ
 Chú ý: Với trẻ mẫu giáo bé do khả năng khái quát hóa còn kém nên giáo
viên là người nêu kết quả, giáo viên cũng không yêu cầu trẻ ghi nhớ kết
quả bằng thẻ số. Nhưng chú ý là các nhóm để tách –gộp có số lượng
không vượt quá 5


DẠY TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU NHỠ

1. Gộp hai nhóm đối tượng và đếm (gộp 2 nhóm thành 1 nhóm mới có số
lượng không quá số lượng trẻ đã biết)
- Đếm riêng số lượng của từng nhóm và ghi nhớ kết quả (có thể dùng thẻ số)
 Gộp hai nhóm thành 1 nhóm mới
 Đếm số lượng của nhóm mới tạo thành.
 Nêu kết quả (Tất cả có 5 bông hoa hay 2 bông hoa và 3 bông hoa là 5 bông
hoa)


HOẠT ĐỘNG 2:
DẠY TÁCH- GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
2. Tách 1 nhóm thành 2 nhóm.
Tách theo ý thích
Đếm số lượng nhóm ban đầu
 Cho trẻ tách nhóm ban đầu thành 2 phần theo ý thích
Đếm số lượng của từng phần vừa tách có thể sử dụng thẻ số để biểu thị kết quả
VD: Trẻ tách 5 cà rốt, một bên có 2 cà rốt – gắn số 2, môt bên có 3 cà rốt - gắn số 3

 Giáo viên gọi đại diện các trẻ có các cách tách khác nhau nêu kết quả của mình,
Hỏi xem ai có cách tách giống bạn?...,
- Giáo viên khái quát để trẻ thấy, có nhiều cách tách một nhóm thành 2 phần, mỗi
cách tách cho một kết quả khác nhau. VD: Có 2 cách tách nhóm có số lượng 5
thành 2 phần cụ thể 5 tách thành 1 với 4, và 2 với 3, cho nhiều trẻ nhắc lại số cách
tách và kết quả từng cách.


HOẠT ĐỘNG 2:
DẠY TRẺ TÁCH- GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO NHỠ
Tách theo yêu cầu
Đếm nhóm ban đầu

Lấy đi 1 đối tượng. Khi trẻ thành thạo có thể lấy đi 2 hay nhiều đối tượng của
nhóm

Đếm số lượng còn lại.
Nhắc lại quá trình và kết quả đếm
VD: 5 bông hoa lấy đi 1 bông hoa còn 4 bông hoa
Để luyện kỹ năng này giáo viên có thể cho trẻ gộp 2 nhóm vừa tách rồi lại tách
theo cách khác


DẠY TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO BÉ VÀ
NHỠ
 Chú ý:
 Ở các lứa tuổi khác nhau, người nêu nhận xét về kết quả hoạt động
sẽ khác nhau: Cụ thể: Với mẫu giáo bé do khả năng khái quát hóa
còn kém nên giáo viên là người nêu kết quả, với trẻ mẫu giáo nhỡ
giáo viên nên để trẻ nhắc lại quá trình và tự nêu kết quả, với trẻ mẫu
giáo bé giáo viên cũng không yêu cầu trẻ ghi nhớ kết quả bằng thẻ
số, tuy nhiên với lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, giáo viên có thể cho trẻ sử
dụng các chữ số để ghi nhớ kết quả.


RÈN KÝ NĂNG TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO NHỠ

 Để củng cố và phát triển kỹ năng tách – gộp cho trẻ, giáo viên có thể tổ chức
cho trẻ thực hiện các bài luyện tập, trò chơi từ đơn giản đến phức tạp. Trong
đó trẻ phải thực hiện nhiệm vụ gộp tách và đếm xác định số lượng hai nhóm
vật đặt gần trẻ hay cách xa trẻ. VD:
 Vẽ 5 bông hoa và tô 2 màu khác nhau cho số hoa đó theo ý thích
 Đưa lên 5 ngón tay bằng cả tay phải và tay trái

 Đếm số táo có sẵn trong rổ xem có bao nhiêu để mua thêm số táo thích hợp
sao cho có tất cả 5 quả.
 Hãy tặng 7 bông hoa cho hai bạn Thỏ theo ý thích
 Trò chơi: kết bạn sao cho số chấm tròn trên lô tô của con với số chấm tròn trên
lô tô của bạn gộp lại là 5
 Chơi hái quả: hái 5 quả táo gồm cả táo to và táo nhỏ


DẠY KỸ NĂNG TÁCH/GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN
1.

Ôn luyện kỹ năng đếm, nhận biết các nhóm có số lượng trọng phạm vi số đã biết.

 Khi tổ chức cho trẻ luyện đếm cần nhớ rằng trẻ mẫu giáo lớn kỹ năng đếm đã rất thành thạo, vì
vậy giáo viên cần lựa chọn các bài tập, trò chơi có các mức độ khó phù hợp với trẻ lứa tuổi này.
VD: Tìm và mang về 9 con vật có 2 chân, đi siêu thị mua về 8 quả có vỏ nhẵn…
2. Sau đó tiến hành hướng dẫn trẻ tách-gộp bằng các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tách- gộp theo ý thích của trẻ (Thực hiện tách trước, gộp sau) hoạt động này
được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Yêu cầu trẻ đếm số lượng của nhóm trước khi tách.
+ Bước 2: Cho trẻ tách nhóm ban đầu thành 2 nhóm theo ý thích, sau đó đếm để xác định số lượng
của từng nhóm, sử dụng thẻ số để biểu thị kết quả VD: Trẻ tách 9 cà rốt, một bên có 3 cà rốt – gắn
số 3, môt bên có 6 cà rốt - gắn số 6


DẠY KÝ NĂNG TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN


Bước 3: Giáo viên gọi đại diện các trẻ có các cách tách khác nhau nêu kết quả của mình, yêu cầu
các trẻ khác đối chiếu với cách của bạn, cô và trẻ gắn cặp thẻ số biểu thị cách tách của trẻ. Lưu ý

gắn đủ kết quả các cách tách khác nhau của trẻ lên bảng



Bước 4: Giáo viên khái quát để trẻ thấy, có nhiều cách tách một nhóm thành 2 phần, mỗi cách tách
cho một kết quả khác nhau. VD: Có 4 cách tách nhóm có số lượng 8 thành 2 phần cụ thể 8 tách
thành 1 với 7, 2 với 6, 3 với 5, và 4 với 4, cho nhiều trẻ nhắc lại số cách tách và kết quả từng cách.



Bước 5: Hướng dẫn các nhóm có cách tách giống nhau gộp 2 nhóm đồ vật của mình lại và nêu kết
quả vì dụ 6 củ cà rốt với 3 củ cà rốt là 9 củ cà rốt



Bước 6: Giáo viên khái quát lại để trẻ thấy rằng có bao nhiêu cách tách một nhóm có số lượng…
thành hai phần thì cũng có bấy nhiêu cách gộp hai nhóm lại để có số lượng nhóm ban đầu. Như vậy
trẻ sẽ hoc cách khái quát toàn bộ các cách tách bằng các cặp thẻ số và qua đó trẻ hiểu thành phần
của con số từ hai số nhỏ hơn: VD 1 với 5 là 6, 2 với 4 cũng là 6, và 3 với 3 là 6.


DẠY KÝ NĂNG TÁCH – GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN

 Hoạt động 2: Tách- gộp theo yêu cầu của cô.
+ Bước 1: Cho trẻ đếm lại nhóm ban đầu trước khi tách
+ Bước 2: Cho trẻ tách nhóm ban đầu thành 2 nhóm theo yêu cầu của cô, sao cho một phần có
số lượng cô cho trước hoặc tương ững với 1 chữ số cô đưa ra trẻ đếm và cho biết số lượng
phần còn lại. Sử dụng thẻ số để biểu thị kết quả của từng nhóm VD: Tách 8 cái kẹo thành 2
phần, một phần là 3 cái, vậy phần kia sẽ là mấy cái? Các yêu cầu có thể được phức tạp dần
cùng với những điều kiện tách nhất định như: Tách hai phần sao cho số lượng đối tượng của

hai phần bằng nhau, sao cho số lượng đối tượng của một phần nhiều hơn số đối tượng của
phần kia là 2….
+ Bước 3: Yêu cầu trẻ gộp hai nhóm đã tách lại, đếm và nêu kết quả VD: 4 bông hoa gộp với
3 bông hoa là 7 bông hoa
Thực hiện với đủ tất cả các cách tách – gộp cho từng nhóm vật có số lượng cụ thể trong phạm
vi 10


DẠY KÝ NĂNG TÁCH/GỘP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO LỚN
3. Các bài luyện tập, trò chơi củng cố VD:
 Chơi: chia 8 hạt vào 2 tay theo ý thích và tìm về ngôi nhà có gắn thẻ số
tương ứng với số hạt ở cả 2 tay.
 Tìm, khoanh tròn nhóm đồ vật có số lượng là 9 và tô hai màu khác nhau
cho từng nhóm và viết chữ số tương ứng với từng màu.
 Chơi xâu hạt vào sợi dây số cho trước với hai màu hạt khác nhau.
 Thả bóng vào hai ống theo số lượng cho trước, đếm tổng số bóng và gắn
thẻ số kết quả tương ứng



×