Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

24388THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.1 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNN
HOÀNG MAI
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo & PTNN– HOÀNG MAI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng
Mai
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp Và phát triển Nông
thôn Việt Nam, ban hành QĐ số 485/QĐ/HĐQT - NHNo của Tổng Giám đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt nam ( nay là Thống đốc NHNN Việt nam ) Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Hoàng Mai tháng12/2004 Với sự ra đời của Quận Hoàng Mai là một
quận mới của thành phố Hà Nội, Việc hình thành chi nhánh NHNo & PTNT Hoàng mai
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nói chung, nhu cầu sản xuất của các hộ kinh
tế mới.
Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hoàng Mai sớm phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều
lợi thế hơn hẳn. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới
đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thôn
ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hoàng Mai đã nhanh chóng
khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho
Nông Nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc
phục điểm yếu nhất, nhờ vậy chi sau gần bốn năm hoạt động, NHNo Hoàng Mai đã có
đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách
hàng.
Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, NHNo&PTNT
Hoàng Mai sẽ phát huy những thành quả và bài học kinh nghiệm bước đầu trong quản
lý điều hành kinh doanh đồng thời được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cùng với
Ban giám đốc
Phòng kế
hoạch
tổng hợp
Phòng tín
dụng


Phòng kế
toán- ngân
quỹ
Phòng
điện toán
Phòng
Hành
chính
Nhân sự
Phòng
ktra,
Kiểm soát
nội bộ
Phòng
kinh
doanh
ngoại hối
Phòng
dịch vụ và
Marketing
sự nỗ lực, đoàn kết phấn đấu của tập thể cán bộ, viên chức NHNo&PTNT Hoàng Mai
sẽ phát triển bền vững và giành được nhiều thành tích to lớn hơn nữa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai
(Nguồn:
Điều lệ hoạt động của Chi nhánh)
Ban giám đốc, gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có nhiệm vụ chịu trách
nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh, quyết định cho vay, bảo lãnh trong
thẩm quyền của mình.
Các phòng ban tuy có trách nhiệm, và chức năng chuyên sâu của mình thể hiện

sự phân rõ trong các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Nhưng giữa các phòng ban
vẫn có sự liên hệ với nhau, phụ trợ cho nhau, vì cùng một mục đích chung là đảm bảo
cho sự hoạt động và phát triển của ngân hàng.
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOÀNG MAI
* Về huy động vốn
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần phải
mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến
hoạt động này.Với tinh thần, thái độ tận tuỵ phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng
khách đến vừa lòng khách đi, giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, khách hàng
gửi tiền vào và rút tiền ra dễ dàng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt
nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm với khách hàng từ đó Ngân hàng đã tạo
thế chủ động đi vay và cho vay. Vì vậy trong những năm qua, công tác huy động vốn
đã đạt được những kết quả khả quan:
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
12/2008
1410
12 /2009
1687
12 /2010
1890
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng Mai)
Qua bảng số liệu có thể thấy rõ lượng huy động vốn của Ngân hàng tăng
trưởng qua từng năm. Năm 2008 đạt 1410 tỷ đồng thì sang năm 2009 tổng huy động
đạt 1687 tỷ đồng (bằng 119.7% so với năm 2008).Đến năm 2010 vốn huy động đạt
1890 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2009. Để phân tích sâu hơn về tình hình huy động
vốn ta hãy nhìn vào bảng số liệu sau :
Bảng 2 : Nguồn vốn huy động theo các chỉ tiêu

Đơn vị :Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng vốn huy động 1410 100 1687 100 1890 100
THEO ĐỐI TƯỢNG
Tiền gửi TCKT,
TCTD, TCXH
750,38 53,2 910,98 54,3 1117 59,1
Tiền gửi dân cư 659.62 46,8 776,02 46,7 773 40,9
THEO CƠ CẤU
Tiền gửi không kỳ hạn 317.25 22,5 406,57 24,1 602,91 31,9
Tiền gửi có kỳ hạn 1092,75 77,5 1280,43 75.9 1287,09 68,1
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng Mai)
Tổng vốn huy động theo đối tượng, năm 2008,số tiền gửi của các
TCKT,TCXH,TCTD đạt 750,38 tỷ đồng chiếm 53,2% tổng vốn huy động.Năm 2009
và 2010 lượng tiền gửi này có tăng lên lần lượt là 910,98 tỷ đồng và 1117 tỷ đồng và
tăng cả tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động (54,3% năm 2009 và 59,1% năm
2010). Do các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu

thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần quay vòng
vốn, cho nên vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn
và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao.
Trong khi đó, lượng tiền gửi dân cư tăng mạnh. Trong khi năm 2008 đạt
659,62 tỷ đồng thì sang năm con số này là 776,02 tỷ đồng năm 2009 ( bằng 117,6%
so với năm 2008) và đạt 773 tỷ đồng năm 2010 ( bằng 99,6% so với năm 2009).
Nguyên nhân của lượng tiền gửi dân cư tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng lớn là do
đời sống kinh tế và thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng.
Mặt khác, đó còn là do trong thời gian qua chúng ta đã kiểm soát được tốc độ lạm
phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên dân người dân đã tin
tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết kiệm vàng sang hình thức
gửi tiết kiệm ngân hàng.
Vốn huy động theo cơ cấu bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Theo nguyên nhân ở trên, tiền gửi không kỳ hạn hầu hết là của các tổ chức kinh tế phục
vụ nhu cầu thanh toán vì vậy mặc dù có tăng nhưng với lượng tăng không đáng kể. Cụ
thể là năm 2008,2009,2010 lượng tiền gửi không kỳ hạn lần lượt là : 317,25 tỷ đồng,
406,57 tỷ đồng và 602,91 tỷ đồng( Tương đương với lần lượt là 22.5%, 24.1%,31.9%
so với tổng vốn huy động).
Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là các bộ phận dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi muốn gửi
tiền để hưởng lãi suất, vì vậy họ thường chọn loại tiền gửi có kỳ hạn. Đó là lý do tại
sao các ngân hàng thường cạnh tranh nhau về mức lãi suất đối với loại tiền gửi này,
qua đó huy động được mức vốn lớn, cần thiết cho các nhu cầu về tín dụng. Tại
Agribank Hoàng Mai, loại tiền gửi có kỳ hạn này có các số liệu cụ thể là : 1092,75 tỷ
đồng, 1280,43 tỷ đồng, 1287,09 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 77.5%, 75.9%, 68.1% tổng
vốn huy động lần lượt qua các năm 2008, 2009, 2010.
Qua 2 bảng số liệu 1 và 2 cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có
sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất
hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách
khách hàng nên nguồn vốn huy động của Agribank Hoàng Mai luôn ở mức cao. Nhờ
lượng vốn huy động dồi dào, Ngân hàng sẽ lấy đó làm cơ sở để thực hiện việc cho vay dễ

dàng và thuận lợi hơn.
* Về sử dụng vốn :
Tình hình sử dụng vốn của Agribank Hoàng Mai được thống kê qua bảng sau:
Bảng 3 : Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng vốn huy động 1410 1687 1890
Dư nợ 1032 1293 1538
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 73,2 76,7 81,4
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng Mai)
Nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là 73,2% đối với năm 2008,
76,7% năm 2009, 81,4% năm 2010. Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là tương
đối cao. Đây là nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận của Agribank Hoàng Mai tăng trưởng
mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với mức tăng trưởng nóng như hiện nay,
ngân hàng cần phải cẩn trọng với những rủi ro luôn tiềm tàng.
*Kết quả kinh doanh tại Agribank Hoàng Mai
Mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam mới vượt qua được khủng
hoảng nhưng dưới sự chỉ đạo của đội ngũ giám đốc cùng sự cố gắng của toàn thể nhân
viên,Agribank Hoàng Mai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
Bảng 4 : Tình hình hoạt động kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng vốn huy động 1410 1894 2432
Tổng dư nợ 1032 1293 1538
Lợi nhuận sau thuế
31,7 37,8 42,4
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng mai)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy lợi nhuận của Agribank Hoàng Mai đang ngày
càng tăng cao.
Năm 2008 2009 2010

Lợi nhuận sau thuế 100% 119,2% 133,8%
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT- CHI
NHÁNH HOÀNG MAI
2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT- chi nhánh Hoàng
Mai:
2.3.1.1- Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Bảng 5: Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ 1032 1293 1538
Ngắn hạn 829,4 879,7 986,5
Trung- dài hạn 202,6 413,3 551,5
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng Mai)
Năm 2009 tổng dư nợ đạt 1293 tỷ đồng bằng 125,3% năm 2008. Năm 2010
tăng 245 tỷ đồng so với năm 2009 và bằng 149% năm 2008. Năm 2008 cả thế giới
chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế mà đỉnh điểm là nửa cuối năm
2008. Tuy nhiên sang năm 2009 nhờ kinh tế thế giới khởi sắc cùng những chính sách
khuyến khích, hỗ trợ kinh tế đúng đắn của nhà nước và sự thay đổi chính sách của
Ngân hàng, tín dụng Agribank Hoàng Mai đã có những bước tiến mạnh mẽ.
Biểu đồ 1: Kết cấu dư nợ tại NHNo & PTNT- Hoàng Mai:
Đơn vị: Tỷ đồng
Có thể thấy tín dụng ngắn hạn vẫn luôn chiếm được tỷ lệ cao trong dư nợ tín dụng.
Như đã nói, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho các nhà đầu tư không dám
mạo hiểm đầu tư dài hạn, lãi suất lúc này cũng đang ở mức cao nên lượng tín dụng trung-
dài hạn chỉ chiếm 19.6% tổng dư nợ tín dụng. Bước sang năm 2009 và 2010 khi mà kinh
tế đã ổn định trở lại, lượng tín dụng tăng mạnh mẽ. Năm 2009 lượng dư nợ tín dụng ngắn
hạn là 879,7 tỷ đồng, còn lượng dư nợ tín dụng trung-dài hạn là 413,3 tỷ đồng (tăng 50,3
tỷ đồng tương đương với mức tăng 106%). Năm 2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng
mạnh từ 879,7 tỷ đồng lên mức 986,5 tỷ đồng ( tăng 21%) còn dư nợ tín dụng trung- dài
hạn tăng mạnh từ 413,3 tỷ xuống còn 551,5 tỷ đồng (tăng 33,4%).

Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về tình hình dư nợ tại NHNo & PTNT- chi nhánh Hoàng
Mai qua bảng số liệu sau:
Bảng 6 : Kết cấu dư nợ theo các thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Số tiền Tỉ trọng
( % )
Dư nợ
1032 100 1293
100 1538 100
DNNN 81,5 7,9 93,1 7,2 133,8 8.7
DNNQD 427,3 41.4 567,6 43,9 530,6 34,5
Hộ Sản
Xuất,HTX
523,2 50,7 632,3 48,9 873,6 56,8
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoàng Mai)
Qua số liệu trên bảng ta thấy
* Đối với doanh nghiệp nhà nước:
Năm 2010 dư nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước tăng 40,7 tỷ đồng so với
năm 2009 và tăng 52,7 tỷ đồng so với năm 2008. Sự tằn trưởng này là do một số các
doanh nghiệp, một số tập đoàn thuộc quản lý của nhà nước đang dần cổ phần hóa. Các
doanh nghiệp nhà nước khi vay cũng luôn muốn hướng đến những Ngân hàng quốc
doanh để được hưởng những ưu đãi khi vay.
* Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh :
Luật doanh nghiệp ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của

các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các công ty cổ phần, công ty TNHH và các
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đa năng trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch
vụ được thành lập ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp luôn nhận được sự quan
tâm,tạo điều kiện thuận lợi từ các cấp, các ngành,trong đó có phần vốn vay từ NHNo
& PTNT- chi nhánh Hoàng Mai để đầu tư sản xuất kinh doanh (điều đó được biểu
hiện ở bảng 6).
Năm 2008 dư nợ tín dụng đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đạt
mức 427,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41,4% trong tổng dư nợ. Năm 2009 đạt mức 567,6
tỷ đồng, tăng 149,3 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 43,9% trong tổng dư nợ. Năm
2010 đạt mức 530,6 tỷ đồng, giảm 37 tỷ so với 2009 và chiếm 34,5% trong tổng dư
nợ của năm 2010. Như vậy dư nợ đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Trong khi
sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ
phát triển.Vì vậy, NHNo & PTNT- chi nhánh Hoàng Mai luôn cần có những chính
sách hợp lý cho đối tượng này.
• Đối với Hộ Sản Xuất & HTX :
Biểu đồ 2 dư nợ tín dụng
Dư nợ đối với Hộ Sản Xuất & HTX luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ
của Agrbank Hoàng Mai.Năm 2009 và năm 2010 dư nợ của ngân hàng đối với Hộ Sản
Xuất & HTX lần lượt là 632,3 tỷ đồng và 873,6 tỷ đồng tăng lần lượt 100.1 tỷ đồng
và 350,4 tỷ đồng .Tỷ trọng dư nợ đối với Hộ Sản Xuất & HTX trong tổng dư nợ cũng
tăng từ 50,7% năm 2009 lên 56,8% năm 2010.Sự tăng trưởng mạnh này là do chủ
trưởng của Agribank là nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp ,nông dân
,nông thôn với mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng này được ổn định ở mức 70%.
2.3.1.2.Chỉ tiêu doanh số cho vay:
Bảng 7: Doanh số cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh số cho vay 1015,2 1292,4 1580,5

Theo thời hạn
-Ngắn hạn
-Trung-dài hạn
645,5
368,7
779,1
513,3
897,7
682,8
Theo TP kinh tế
-Kinh tế quốc doanh
-Kinh tế ngoài quốc doanh
685,3
329,9
854,3
438,1
1006,7
573,8
Theo tiền tệ
-VNĐ
-Ngoại tệ quy đổi
938
77,2
1191,6
100,8
1417,7
162,8
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Hoàng Mai)
Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo thời hạn


Khi xem xét doanh số cho vay theo kỳ hạn, ta thấy chủ yếu là cho vay ngắn
hạn, cho vay trung dài hạn tuy đang tăn và chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Điều này cho
thấy Ngân hàng vẫn còn thiếu các dự án có khả năng hấp thu vốn lớn, thời hạn cho
vay dài. Một nguyên nhân nữa đó là do kinh tế Việt Nam phát triển quá nóng, lãi suất
Ngân hàng vẫn chưa thực sự ổn định, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về giá cả, lãi
suất nên lượng tín dụng trung-dài hạn vẫn còn ở mức thấp.
Biểu đồ 4 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ta thấy doanh số cho vay đối
với thành phần kinh tế quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh trong
những năm gần đây.

×