Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG PGBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.2 KB, 16 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
XẾP HẠNG PGBANK
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Định hướng chung:
- Nâng cao năng lực tài chính đưa NH hoạt động theo chuẩn
mực quốc tế, kinh doanh có hiệu quả. Đến năm 2010, các
chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và hiệu quả kinh doanh được
phản ánh theo các chỉ tiêu phù hợp với thông lệ quốc tế và
đạt mức chung của các NH tiên tiến trong khu vực và thế
giới.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức, quản trị điều hành và hoạt động
theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Cơ bản hoàn thành sắp
xếp lại cơ cấu bộ máy tổ chức theo thông lệ quốc tế của
một ngân hàng hiện đại, nâng cao năng lực quản trị điều
hành và hoạch định chính sách; phát triển hệ thống thông
tin quản lý tập trung dựa trên một nền tảng công nghệ thông
tin hiện đại và quản lý rủi ro độc lập.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh về mọi mặt đáp ứng tiến
trình hội nhập ngày càng sâu rộng, xác định rõ chiến lược
khách hàng và thị trường; nâng cao năng lực tài chính, phát
triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với
chất lượng cao dựa trên nền công nghệ hiện đại và linh
hoạt với mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm đáp ứng đầy
đủ nhu cầu của nền kinh tế; chú trọng thu hút và giữ chân
nhân tài nhắm đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Triển khai thành công chương trình cổ phần hóa và cận
hành ngân hàng cổ phần theo thông lệ quốc tế.
- Xây dựng lộ trình cho các chương trình hành động để chủ
động kịp thời hội nhập quốc tế thành công.
Lộ trình phát triển hội nhập của PGBANK
Giai đoạn từ 2009-2010: tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực chiến


lược, xây dựng và phát triển thương hiệu NH mạnh trong khu vực, cơ bản
hoàn thành đầu tư công nghệ thông tin hiện đại nhất, đáp ứng các chuẩn
mực hoạt động theo tiêu chuẩn Basel 1 và từng bước chuẩn bị điều kiện
để áp dụng Basel 2.
- Giai đoạn từ 2011-2015: tiếp tục phát triển thương hiệu, mở
rộng sự hiện diện của PGBANK trong khu vực và trên
trường quốc tế; trở thành Ngân hàng hoạt động theo chuẩn
mực quốc tế, đáp ứng theo yêu cầu của Basel 2.
3.1.2. Định hướng phát triển của PGBANK đến năm 2015
Định hướng chung của PGBANK trong những năm tới là: tiếp tục nâng
cao năng lực cạnh tranh của CN, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý,
coi trọng phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng
chi nhánh TL là một trong những chi nhánh đi đầu trong hệ thống chi nhánh
của PGBANK với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tâm.
Các định hướng phát triển của chi nhánh:
- Đảm bảo kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng hàng năm
của chi nhánh ở mức hợp lý : 20-30 %/năm
- Xác định các danh mục ngành nghề ưu tiên cấp tín dụng,
trong đó đặc biệt ưu tiên lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt
hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân như
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bênh, nước sạch, các
hàng hóa đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế như điện, vật
liệu xây dựng, xăng dầu…
- Chi nhánh ưu tiên cấp tín dụng cho những khách hàng có
xếp loại tín dụng tốt, các DN tư nhân, các DN tạo tăng
trưởng GDP đồng thời xác định xác định các lĩnh vực hạn
chế cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng có điều kiện.
- Tập trung quyết liệt giải quyết nợ xấu và ngoại bảng; thực
hiện phân loại nợ chính xác, trích lập dự phòng rủi ro.
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại PGBANK

3.2.1. Cải thiện chất lượng và tăng tính phong phú của nguồn thông tin sử
dụng để xếp hạng tín dụng.
NH cần phải xác định lại sự cần thiệt hoặc bỏ hẳn mục nhập liệu từ
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cần xác định rõ có cần thiết phải sử dụng
nguồn thông tin này hay không, nếu có thì sử dụng như thế nào; các chỉ
tiêu nào cần hoặc không cần, và khi đó các chỉ tiêu của hệ thống sẽ xây
dựng cơ cấu thế nào, tỷ trọng điểm của các chỉ tiêu mới thế nào để phản
ánh đúng thực chất của hoạt động tài chính của DN. Trên thực tế, hệ thống
báo cáo tài chính của đa số các DN Việt Nam ít quan tâm đến báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và thường bỏ qua báo cáo này. Do vậy, trong trường hợp
nhận thấy không cần thiết phải sử dụng báo cáo này để nhập liệu thì có thể
bỏ qua hẳn, không sử dụng nguồn số liệu này để nhập liệu cho hệ thống
xếp hạng để hạn chế tính hình thức. Ngoài ra, CN nên có chính sách ưu
đãi đối với những tổ chức mà báo cáo có kiểm toán, để khuyến khích các
DN cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy cho NH. Các chính sách ưu đãi
như ưu đãi về thời hạn và lãi suất cấp tín dụng trong lần sau.
Bên cạnh nguồn thông tin do bản thân khách hàng cung cấp, CN nên
khuyến khích các cán bộ tích cực thu thập thông tin từ các nguồn khác,
đặc biệt là nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng – CIC của
NHNN. Hiện nay CIC đã thu thập được hơn 800 nghìn hồ sơ khách hàng
có quan hệ tín dụng với ccs tổ chức tín dụng, tỏng đó 85 nghìn hồ sơ KH là
DN, với dư nợ khoảng 400 nghìn tỷ. tuy nhiên chất lượng thông tin còn hạn
chế chưa đảm bảo tính chính xác kịp thời mà chỉ mang tính chất tham
khảo. ngoài ra CN nên khuyến khích cán bộ thực hiện việc xếp hạng thu
thập nguồn thông tin tứ bản thân hệ thống thông tin của PGBANK các Chi
nhánh khác.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng.
Trong quy trình XHTD, công tác thu thập, xử lý rà soát thông tin có vai
trò rất quan trọng, có thể quyết định tính chính xác của mức xếp hạng
khách hàng, từ đó ảnh hưởng đến việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và

thực hiện chính sách KH của NH. Do đó thông tin tín dụng đóng vai trò
quan trọng, CN cần tiến hành các biện pháp hoàn thiện công tác thu thập,
xử lý thông tin như:
- Khuyến khích khách hàng cung cấp thông tin nhanh chóng
và chính xác bằng các chính sách ưu đãi
- Tiến hành chuyên môn hóa quá trình thu thập thông tin: CN
có thể giao cho một cán bộ tín dụng các KH thuộc một lĩnh
vực ngành nghề hoặc cùng mục đích vay vốn.
- Xây dựng một bộ phận chuyên thu thập, xử lý thông tin từ
khách hàng và cá nguồn bên ngoài như từ CIC
- Xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất tại CN, thống nhất
với hội sở chính cũng như các CN khác để có thể tiếp cận
được nguồn thông tin đa dạng hơn
Bên cạnh việc thu thập xử lý thông tin CN cần tăng cường công tác
cập nhật thông tin, để từ đó cập nhật được hệ thống XHTD của mình, CN
cần tiến hành định kỳ đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động XHTD của
mình. CN có thể tiến hành rút ngắn tần suất cập nhật thông tin về khách
hàng. Hiện tại, PGBANK quy định cứ sau một năm tài chính số liệu của KH
mới được cập nhật nên tình hình tài chính của KH sau một năm hoạt động
mới được phản ánh, do đó kết quả xếp hạng chưa lường được những rủi
ro tài chính xảy ra tại các thời điểm hoạt động trong năm của KH, nhất là
KH doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập
thường xuyên thay đổi biến động. vì vậy để nâng cao tính chính xác, hiệu
quả trong việc phân loại xếp hạng của KH để có những chính sách KH phù
hợp. tuy nhiên để làm được điều này CN không thể không tính toán đến
các vấn đề nhân lực của mình và mức độ hợp tác cung cấp thông tin của
khách hàng.
Chi nhánh cần thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy
trình XHTD, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy trình. Để có thể
thực hiện như vậy, chi nhánh cần quy định rõ nội dung, trách nhiệm của

các cán bộ trong từng khâu quy định của quy trình XHTD.
Khi thực hiện xếp hạng, chi nhánh cần có giải pháp mở rộng đối tượng
khách hàng được xếp hạng trong thực tế. Cụ thể là trong thực tế, CN
thường không thực hiện xếp hạng khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó do
không nắm bắt được đầy đủ các quy định của PGBANK, CN không thực
hiện xếp hạng các KH có dư nợ dưới 5 tỷ đồng. Do đó, để hệ thống XHTD
nội bộ thực sự phản ánh hoạt động tín dụng của NH, PGBANK cần thực
hiện nhập số liệu và tiến hành xếp hạng dối với tất cả các KH đặc biệt cần
chú trọng đưa hệ thống XHTD cá nhân vào thực tế.

×