Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CP VIETBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.95 KB, 34 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM CP VIETBANK
– PGD VẠN HẠNH
2.1. Giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển về NHTM CP Vietbank
– PGD Vạn Hạnh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín (Viết tắt: Vietbank) được
thành lập theo quyết định số 2399/QĐ_NHNN ngày 15/12/2006
 Tên giao dịch tiếng anh: Vietnam Thương tin Commercial Joint Stock Bank
 Chính thức đi vào hoạt động: 02/02/2007.
 Trụ sở chính tại: 35 Trần Hưng Đạo, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
 Email: - Website:
 Fax: 84-79-3621858
 Mã số thuế: 84-79-3621008
 Vốn điều lệ: 1000 tỷ đồng và tăng lên 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010
 Mạng lưới giao dịch: 91 điểm giao dịch
 Tổng tài sản của Vietbank đạt: 9000 tỷ đồng
 Tổng số khách hàng giao dịch: gần 40000 người
 Tổng số nhân viên trên: 1000 người
 Logo của Ngân hàng:
 Ngày 09/10/2009 PGD Vạn Hạnh khai trương và bắt đầu đi vào hoạt động.
 Tên giao dịch: NHTM CP Việt Nam thương tín - Phòng giao dịch Vạn Hạnh.
 Tên viết tắt: Vietbank Vạn Hạnh.
 Trụ sở chi nhánh: Số 716 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh.
 Khách hàng chiến lược: Cá nhân, công ty và doanh nghiệp.
2.1.2. Những hoạt động cụ thể của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh
2.1.2.1. Huy động vốn
 Đối với KH cá nhân
 Tiền gửi tiết kiệm: Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNĐ; Tiết kiệm lãi suất cộng 24 tháng –
plus; Tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNĐ; Tiết kiệm bậc thang; Tiết kiệm lãnh lãi trước; Tiết
kiệm linh hoạt vốn.
 Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn bằng VNĐ; Tiền gửi thanh toán không


kỳ hạn bằng VNĐ.
 Đối với KH DN
 Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn của KH DN; Tiền gửi thanh toán KH
DN.
2.1.2.2. Nghiệp vụ cho vay
 Đối với KH cá nhân: Cho vay ưu đãi thầy thuốc tận tâm; Cho vay xây dựng sửa chữa nhà;
Cho vay mua nhà đất; Cho vay sinh hoạt tiêu dùng; Cho vay du học; Cho vay tiêu dùng tín
chấp; Cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng chính xe mua; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy
tờ có giá, số dư tài khoản; Cho vay SXKD trả góp; Cho vay SXKD; Cho vay thấu chi tài
khoản tiền gửi thanh toán; Cho vay kinh doanh chứng khoán.
 Đối với KH DN: Cho vay vốn bổ sung vốn lưu động; Cho vay đầu tư dự án / Tài sản cố
định; Cho vay mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua; Cho vay bổ sung vốn lưu động tài trợ
xuất khẩu; Dịch vụ bảo lãnh trong nước; Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán; Chiết khấu
hối phiếu kèm theo bộ chứng từ xuất khẩu; Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng
nhập; Cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
 Giám đốc CN
 Chỉ đạo, hoạch định và triển khai các chính sách, mục tiêu kinh doanh phù hợp với
chiến lược mà mục tiêu kinh doanh của CN.
 Tham dự các cuộc họp do Hội sở chủ trì, cuộc họp của các Hội đồng chuyên môn
khi được chỉ định.
 Xúc tiến thương hiệu Vietbank giữa các đối tác, cơ quan Nhà nước.
 Phòng kinh doanh
 Thực hiện nghiệp vụ cho vay đối với các thành phần KT theo quy định của NH Việt Nam
thương tín, luật NH và các tổ chức tín dụng mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng tín
dụng và tính lãi theo qui định

 Thông tin tín dụng - báo cáo thống kê.
 Điều hòa vốn trong hệ thống sở giao dịch, phân phối các phòng xây dựng kế hoạch vốn
năm, quý, tháng.
 Phòng giao dịch - Ngân quỹ
 Thực hiện công tác kế toán tài vụ, quản lý việc chi tiêu mua sắm và xây dựng cơ bản cho
sở giao dịch. Quản lý toàn bộ tài sản của sở giao dịch, hàng tháng hàng quý trình kế hoạch
theo quy định.
 Thực hiện kết toán thông qua việc quản lý tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng.
 Quản lý và phân tích các mặt hoạt động của sở giao dịch thông qua bảng tổng kết tài sản và
các báo cáo khác để tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo các mặt nghiệp vụ NH.
 Tổ chức thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH cho KH là cá nhân và pháp
nhân.
 Giám định tiền thật, giả.
 Quản lý kho tiền, quỹ ngoại tệ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá.
 Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi tiền mặt và các phương tiện thanh toán
khác cho ban giám đốc sở giao dịch
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG GIAO DỊCH
 Thực hiện điều chuyển tiền mặt, đảm bảo định mức tồn quỹ
 Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh (2009 - 2010)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (2009 - 2010)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
So sánh 2010 / 2009
Chênh lệch %
Tổng thu 87,630 103,227 15,597 17.80
Thu HĐV 42,500 49,250 6,750 15.88
Thu hoạt động tín dụng 44,190 52,327 8,137 18.41

Thu DVTT-NQ 420 400 (20) (4.76)
Thu khác 520 1,250 730 140.3
8
Tổng chi 77,430 92,660 15,230 19.67
Chi HĐV 30,450 33,892 3,442 11.30
Chi hoạt động tín dụng 29,420 36,980 7,560 26.70
Chi DVTT-NQ 6,200 7,720 1,520 24.52
Chi điều chuyển vốn 5,800 6,906 1,106 19.07
Chi phí CB-CNV 4,450 4,620 170 3.82
Nộp thuế, lệ phí 412 460 48 11.65
Chi khác 698 2,082 1,384 198.2
8
Lợi nhuận 10,200 10,567 367 3.60
(Nguồn: Báo cáo thường niên NH Vietbank – PGD Vạn Hạnh (2009 - 2010))
2.2.1.1. Thu nhập
Tổng thu nhập của CN không ngừng tăng trưởng. Cụ thể: Tổng thu năm 2009 là
87,630 triệu đồng, năm 2010 là 103,227 triệu đồng, tăng 15,597 triệu đồng so với năm
2009, tương đương 17.80%.
Nguyên nhân có sự gia tăng này là do trong thời gian qua nguồn vốn của NH không ngừng
tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho CN đẩy mạnh cho vay đối với
các thành phần KT.
Bên cạnh đó, NH luôn có chính sách phù hợp với cơ chế thị trường, nhưng vẫn đảm
bảo phù hợp với quy định của NHNN. Về phía CN, nhằm thu hút thêm nhiều KH trong
HĐV, CN đã tăng lãi suất và thực hiện thêm nhiều hình thức huy động khác. Điều này
cũng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần KT. Ngoài ra, để phục vụ
KH luôn nhanh chóng, thuận tiện, CN đã nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị về
kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn.
2.2.1.2. Chi phí
Nhằm thu hút thêm nhiều KH trong lĩnh vực HĐV, CN đã tăng lãi suất và thực hiện
thêm nhiều hình thức huy động khác, điều này cũng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn tín

dụng cho các thành phần KT. Ngoài ra, việc nâng cấp, tăng cường thêm các trang thiết bị
về kỹ thuật, huấn luyện cán bộ nhân viên, nên trong những năm qua chi phí hoạt động của
CN tăng dần. Chi phí năm 2009 là 77,430 triệu đồng, năm 2010 là 92,660 triệu đồng, tăng
15,230 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 19.67%.
2.2.1.3. Lợi nhuận
Qua số liệu của CN, cho ta thấy được lợi nhuận trong hai năm qua đều tăng trưởng.
Năm 2009, lợi nhuận đạt 10,200 triệu đồng, năm 2010 đạt 10,567 triệu đồng, tăng 367
triệu đồng so với năm 2009, tương đương 3.60%.
Kết quả trên cho thấy được sự nỗ lực lớn của tập thể cán bộ NH. Đặc biệt là năng
lực điều hành của Ban quản trị đã góp phần đạt được kết quả này. Mặt khác trong công tác
tín dụng, lợi nhuận luôn là mục tiêu phấn đấu của CN, vì xét trên phương diện nào thì nó
vẫn là một trong những nhân tố chứng tỏ hiệu quả hoạt động của NH. Chính vì thế trong
thời gian tới, NH cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động cấp
tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.
2.2.2. Thuận lợi và khó khăn của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh
2.2.2.1. Thuận lợi
Nền KT của cả nước và địa phương trong những năm qua phát triển ổn định và tiếp
tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ KT quốc tế được củng cố và phát triển.
NH Vietbank – PGD Vạn Hạnh luôn được sự quan tâm và hỗ trợ của NH Vietbank
Hội sở. Được sự chỉ đạo, điều hòa vốn trực tiếp của Hội sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho
CN đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của KH. Đồng thời trên cơ sở các chương trình tín
dụng đã được xây dựng và các chính sách phù hợp với KH, đã góp phần cho CN phát huy
được lợi thế về hình thức phục vụ cũng như về uy tín NH trong xu thế cạnh tranh gay gắt
hiện nay của các NHTM trên địa bàn TP.HCM.
Tuy CN được thành lập và hoạt động không lâu, nhưng CN đã nỗ lực vươn lên
trong những ngày đầu thành lập, luôn thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Trong những
năm qua, hoạt động kinh doanh của CN đã chứng minh được điều này. Cụ thể, Vietbank
Vạn Hạnh đã được tuyên dương là đơn vị xuất sắc sau hơn 1 năm hoạt động.
Thêm vào đó, để chiếm được ưu thế KH, NH luôn chú trọng trang bị các phương
tiện công nghệ hiện đại, đổi mới liên tục, đa dạng về sản phẩm dịch vụ, tạo ấn tượng về

phong cách phục vụ...nhằm phục vụ KH một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đặc biệt, CN
đã đào tạo được một đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, nhiệt tình, luôn có tinh thần trách
nhiệm cao, và điều quan trọng hơn hết là có trình độ chuyên môn giỏi, nên đã tạo cho CN
một lợi thế lớn về nhân sự.
Nhìn chung, nhờ sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ CN và Hội sở cùng với sự hỗ trợ
nhiệt tình của các cấp chính quyền địa phương, đã giúp cho CN Vietbank Vạn Hạnh thuận
lợi hơn trong quá trình hoạt động tiếp cận, phục vụ KH. Mặt khác cũng nhờ vào các loại
hình dịch vụ của CN đều đảm bảo được chất lượng nên luôn đáp ứng được nhu cầu KH
một cách tốt nhất và có hiệu quả.
2.2.2.2. Khó khăn
Hiện nay, nhiều tổ chức tín dụng mới, chưa kể những NH có thâm niên hoạt động
lâu năm, đã tạo được lòng tin của KH. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức của NH
Vietbank – PGD Vạn Hạnh trong quá trình cạnh tranh giữa các NHTM CP. Vì vậy muốn
duy trì và giữ vững được thương hiệu thì NH phải nỗ lực nhiều hơn nữa trên mọi phương
diện hoạt động.
Khó khăn tiếp theo là do nguồn vốn huy động của NH chưa cao so với nguồn vốn
kinh doanh. Vì phần lớn nguồn vốn kinh doanh của CN đều do vốn điều chuyển từ Hội sở
chuyển về. Vì vậy CN cần khắc phục hạn chế này bằng cách đa dạng nhiều hình thức HĐV
khác nhau, tăng lãi suất huy động linh hoạt, để KH dễ dàng lựa chọn những hình thức phù
hợp với thu nhập của mình, thu hút khách hàng đến với NH thường xuyên hơn.
Ngoài ra, hiện nay phần lớn người dân vẫn chưa biết đến loại thẻ của NH Vietbank
và đa phần họ còn nhầm lẫn giữa NH Vietbank và NH Vietinbank. Bởi vậy, NH phải tăng
cường quảng bá, mở rộng phạm vi để tiếp cận người dân nhiều hơn.
2.3. Định hướng hoạt động của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh
Năm 2011, nền KT thế giới được dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng, song khả năng
tăng chậm và sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Lạm phát và lãi suất quốc tế sẽ có xu hướng
tăng, luồng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào các thị trường mới nổi. Không nằm ngoài xu thế của
KT thế giới, KT Việt Nam nói chung và ngành NH nói riêng sẽ tiếp tục phải đối diện với
nhiều khó khăn, thách thức lạm phát tăng cao, tình hình lãi suất, tỷ giá biến động phức tạp.
Chính phủ đặt mục tiêu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định KT vĩ mô, bảo đảm an sinh

xã hội là mục tiêu cho cả năm. Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN năm 2011 sẽ
theo hướng thận trọng, thắt chặt, kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng
cho nền KT; Kiềm chế lạm phát nhằm giữ ổn định KT vĩ mô.
Năm 2011 cũng sẽ là năm quan trọng để các NH Việt Nam hoạt động theo các quy
định của luật TCTD mới. Việc giám sát của NHNN đối với các TCTD thông qua luật mới
sẽ theo xu hướng chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn.
Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều
hành nền KT của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, CN Vietbank Vạn
Hạnh đã xác định kế hoạch kinh doanh năm 2011 cụ thể:
 Nguồn vốn huy động tăng 20% so với năm 2010.
 Lợi nhuận tăng 13,843 triệu đồng, tương đương tăng 3.1% so với năm 2010.
 Tổng dư nợ cho vay KH tăng < 20% so với năm 2010.
 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cuối năm 2011 là < 2.8%.
Để đạt được các chỉ tiêu kinh doanh năm 2011 và mục tiêu duy trì tăng trưởng thị
phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh Vietbank Vạn Hạnh sẽ tập trung thực hiện nghiêm túc
các giải pháp sau:
 Tăng trưởng HĐV là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm 2011. Tích
cực chủ động, vận dụng sáng tạo mọi giải pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Cải tiến
phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nhiều tiện ích đi kèm lãi suất hợp lí.
 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng tối ưu hóa hiệu quả sử dụng
vốn.
 Tăng cường công tác quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo an toàn trong hoạt
động.
 Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở phát triển hệ thống đào tạo trong nội bộ nhằm nâng
cao năng lực chuyên môn.
 Đẩy mạnh các hoạt động khác: Nâng cao công tác điều hành, phối hợp giữa Hội sở và CN.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ nhằm đưa hình ảnh
CN Vietbank Vạn Hạnh trở nên thân thuộc với công chúng.
2.4. Phân tích tình hình hoạt động TD của NHTM CP Vietbank – PGD Vạn Hạnh
2.4.1. Phân tích tình hình HĐV của NHTM CP Vietbank – Vạn Hạnh

2.4.1.1. Tình hình nguồn vốn
2.4.1.1.1. Vốn huy động
HĐV là một nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NH. Mặc dù
dưới tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trong những năm qua nhưng
Vietbank Vạn Hạnh đã luôn thực thi tốt những chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN cũng
như ban lãnh đạo của Vietbank Vạn Hạnh nhằm giữ mức tăng trưởng về vốn. Các hình
thức huy động đã được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của KH. Do đó đã
góp phần tăng trưởng nguồn vốn tạo được cơ cấu đầu vào hợp lí.
2.4.1.1.2. Vốn điều chuyển
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ cho hoạt động của CN nên
CN vẫn phải nhận vốn điều chuyển của Hội sở, điều này cũng dẫn đến lợi nhuận hàng năm
của CN sẽ giảm do lãi suất điều chuyển vốn từ Hội sở chính luôn cao hơn với lãi suất HĐV
bình quân của CN.
Nếu Vietbank Vạn Hạnh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần
chênh lệch sẽ được chuyển về Hội sở chính theo quy định, ngược lại nếu CN huy động
không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Hội sở chính sẽ hỗ trợ vốn cho Vietbank Vạn Hạnh,
do đó nguồn vốn để CN kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển
của Hội sở.
2.4.1.1.3. Cơ cấu nguồn vốn (2009 - 2010)
Trong 2 năm qua, nguồn vốn của Vietbank Vạn Hạnh cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn (2009 - 2010)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 So sánh 2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Chênh
lệch
%
VHĐ 220,964 27.33 433,195 35.11 212,231 96.05
VĐC 587,567 72.67 800,476 64.89 212,909 36.24

Tổng NV 808,531 100 1,233,671 100 425,140 52.58
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 – 2010))
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn (2009 - 2010)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn tăng qua 2 năm. Nhưng xét riêng từng nguồn vốn
thì vốn huy động tăng ít và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, còn vốn điều chuyển
thì tăng qua 2 năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của CN, để hiểu rõ hơn ta
đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể:
 Vốn huy động:
Năm 2009 nguồn vốn huy động chiếm 220,964 triệu đồng tương đương 27.33 % cơ
cấu nguồn vốn. Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 433,195 triệu đồng tương đương
35.11% cơ cấu nguốn vốn, tăng 212,221 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 96.05% so với
năm 2009. Như vậy, nguồn vốn huy động của Vietbank Vạn Hạnh tuy tăng qua 2 năm
nhưng cũng chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của CN. Mặc dù được sự điều
chuyển vốn từ Hội sở thì CN nói chung và Vietbank Vạn Hạnh nói riêng không nên lơ là
khâu HĐV, trong thời gian qua nguồn vốn huy động của CN không đủ đáp ứng nhu cầu
vay vốn. Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có những thuận lợi:
 Việc cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn.
 Thu nhập cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Hội sở.
Để đạt được hiệu quả như vậy, hàng năm NH thường xuyên đưa ra nhiều đợt HĐV
với những kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn, những dự thưởng, khuyến mãi vào các ngày lễ, tết,
kỷ niệm…Những chính sách thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, các TCKT đã đảm bảo
hoạt động cho CN, giảm bớt sự phụ thuộc vào Hội sở về nguồn vốn kinh doanh.
 Vốn điều chuyển:
Nguồn vốn điều chuyển tăng qua 2 năm. Năm 2010 vốn điều chuyển là 800,476
triệu đồng chiếm 64.89%, năm 2009 nhận điều chuyển 587,567 triệu đồng chiếm 72.67%.
Vốn điều chuyển năm 2010 tăng 212,909 triệu đồng tương ứng 36.24% so với năm 2009.
Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển tăng vì doanh số cho vay liên tục tăng và nguồn vốn
huy động của Vietbank Vạn Hạnh có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ vốn cho KH, vì
vậy phải nhận vốn từ Hội sở để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt của người dân.
Như vậy, vốn điều chuyển của CN chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn cả

2 năm liền. Do thực hiện song song 2 chức năng “vừa phục vụ vừa kinh doanh” do đó sự
hỗ trợ nguồn vốn từ Hội sở là không thể thiếu, Hội sở hỗ trợ vốn càng nhiều thì càng có lợi
cho CN mở rộng hoạt động tín dụng và chi phí sử dụng vốn trả cho Hội sở từ bằng đến
dưới so với lãi suất huy động, nhưng sẽ tốt hơn cho CN nếu có thể tự cân đối vốn tại chỗ
bằng cách tăng cường khả năng HĐV của đơn vị.
2.4.1.2. Phân tích tình hình HĐV
Do Vietbank là một NH trẻ và CN Vietbank Vạn Hạnh mới hoạt động từ tháng
10/2009, nên CN chưa phát hành kỳ phiếu và trái phiếu để huy động.
Mới đây, tháng 12/2010 thì Thống đốc NHNN vừa có QĐ số 2611/QĐ NHNN cho phép
Vietbank được phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu này từ 2 – 10 năm,
loại tiền phát hành VNĐ, mệnh giá 1 tỷ đồng, lãi suất thông báo tại thời điểm phát hành.
Do vậy, nguồn huy động chủ yếu của CN Vietbank Vạn Hạnh là Tiền gửi TCKT và tiền
gửi tiết kiệm.
Bảng 2.3: Tình hình HĐV tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
2010/2009
Chênh lệch %
Tiền gửi TCKT 31,566 86,639 55,073 174.47
Tiền gửi tiết kiệm 189,398 346,556 157,158 82.98
Tổng cộng 220,964 433,195 212,231 96.05
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010))
Biểu đồ 2.2: Tình hình HĐV tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)
Nhìn chung, trong năm 2009, tổng nguồn vốn huy động cả năm đạt 220,964 triệu đồng.
Năm 2010 đạt 433,195 triệu đồng, tăng 212,231 triệu đồng so với năm 2009, tương đương
96.05%. Trong đó, năm 2009, tiền gửi TCKT đạt 31,566 triệu đồng. Năm 2010 đạt 86,639
triệu đồng, tăng 55,073 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 174.47%. Năm 2010,
tiền gửi tiết kiệm đạt 189,398 triệu đồng. Năm 2010 đạt 346,556 triệu đồng, tăng 157,158
triệu đồng, tương đương 82.98%.
Đây là một điều kiện tốt cho NH chủ động trong việc đầu tư vốn cho nền KT. Như đã nêu

trên, nguồn vốn huy động của CN gồm 2 loại, ta lần lượt nghiên cứu cụ thể các loại để hiểu
rõ hơn về nguồn vốn huy động của CN.
2.4.1.2.1. Tiền gửi TCKT
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn của các DN, loại tiền gửi này không nhằm mục
đích sinh lời mà để thanh toán, chi trả trong kinh doanh. Tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ
trong nguồn vốn huy động. Năm 2009 đạt 31,566 triệu đồng, năm 2010 đạt 86,639 triệu
đồng, tăng 55,073 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 174.47%. Nguyên nhân loại
tiền gửi này tăng là do NH mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của KH
như thuận tiện cho việc chi trả tiền hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút
nhiều DN mở tài khoản thanh toán qua NH.
Năm qua, công tác HĐV gặp nhiều khó khăn trong đó phương tiện và kỹ thuật
thanh toán quy trình công nghệ của NH còn hạn chế do chưa phát huy hết các phương tiện
thanh toán phù hợp với cơ chế thị trường, bên cạnh đó mạng lưới vi tính cũng hạn chế trình
độ ứng dụng công nghệ còn thấp do nguồn nhân lực từ nội bộ của NH, mặt khác hệ thống
máy còn lạc hậu chưa đủ phục vụ nhu cầu giao dịch của NH với KH, điều đó trở ngại cho
NH như tốn chi phí và thời gian, mặt khác các thông tin về dịch vụ thanh toán chưa được
tuyên truyền rộng khắp tới người dân.
2.4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm
Hiện tại CN Vietbank Vạn Hạnh đang nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại
tệ mạnh (Dollars Mỹ). Người gửi tiền tự do lựa chọn phương thức trả lãi phù hợp với hình
thức HĐV của NH trong từng thời kỳ. Đến hạn, KH không đến rút vốn và lãi thì tiền lãi
được nhập vào gốc và NH sẽ chuyển tiếp kỳ hạn sau. Nguồn vốn rút trước hạn thì được
hưởng lãi theo quy định của Vietbank theo từng thời kỳ.
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn. Nhìn
chung loại tiền gửi này đều tăng quá các năm, chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ
cấu nguồn vốn huy động của NH.
Bảng 2.4: Tình hình tiền gửi tiết kiệm tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010
2010 / 2009

Chênh lệch %
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 63,132 120,518 57,386 90.89
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 126,266 226,038 99,772 79.02
Tổng cộng 189,398 346,556 157,158 82.98
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010))
Biểu đồ 2.3: Tình hình tiền gửi tiết kiệm tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 – 2010)
Qua số liệu, ta thấy tổng tiền gửi tiết kiệm năm 2009 đạt 189,398 triệu đồng. Năm
2010 đạt 346,556 triệu đồng, tăng 157,158 triệu đồng, tương đương 82.98%.
 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Năm 2009 đạt 63,132 triệu đồng, năm 2010 đạt
120,518 triệu đồng, tăng 57,386 triệu đồng, tương đương 90.89%.
 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Năm 2009 đạt 126,266 triệu đồng, năm 2010 đạt
226,038 triệu đồng, tăng 99,772 triệu đồng, tương đương 79.02%.
Trong năm 2010 công tác huy động TGTK đã thực sự tăng so với năm trước, đó là nhờ sự
quan tâm của Ban lãnh đạo, đặc biệt là thái độ phục vụ tận tình của nhân viên phòng nguồn
vốn. Điều này chứng tỏ được NH đã tạo được lòng tin đối với KH. Như vậy, kết quả tăng
cao trong năm 2010 đã đánh dấu sự phát triển mạnh của một NH trẻ - PGD Vietbank Vạn
Hạnh. Điều này phần nào đã chứng tỏ được khả năng quản lý, cũng như sự nỗ lực của toàn
thể cán bộ công nhân viên Vietbank Vạn Hạnh.
Với tình hình KT ổn định hơn cùng với nỗ lực của toàn hệ thống, Vietbank Vạn Hạnh đã
dần khẳng định vị trí, uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Thể hiện qua kết quả
kinh doanh của CN, lợi nhuận liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đó cũng chính là
nguyên nhân làm cho lượng tiền gửi năm 2010 này cao hơn năm 2009.
2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn của NHTM CP Vietbank – Vạn Hạnh
2.4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay trong năm tài chính,
không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định
theo tháng, quý, năm.
2.4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần KT
Tình hình doanh số cho vay của CN trong 2 năm qua như sau:
Bảng 2.5: DSCV theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009
Tỷ lệ
%
2010
Tỷ lệ
%
2010 / 2009
Chênh lệch %
Quốc doanh 140,174 37.00 200,458 29.72 60,284 43.00
Ngoài quốc doanh 238,676 63.00 473,948 70.28 235,272 98.57
Tổng doanh số cho vay 378,850 100 674,406 100 295,556 78.01
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010))
Biểu đồ 2.4: DSCV theo thành phần KT tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)
Hầu hết cho vay ngoài quốc doanh thường chiếm tỷ lệ lớn hơn so với cho vay quốc
doanh. Năm 2009, cho vay quốc doanh đạt 37%, cho vay ngoài quốc doanh đạt 63%. Năm
2010, cho vay quốc doanh đạt 29.72%, cho vay ngoài quốc doanh đạt 70.28%.
Sở dĩ có điều này là vì DN quốc doanh không khát vốn bằng các DN ngoài quốc doanh
(DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần). Và đặc biệt NH lại thích cho DNTN vay hơn.
Qua số liệu cho thấy doanh số cho vay theo thành phần KT của CN tiếp tục tăng qua 2
năm. Cụ thể:
 Quốc doanh
Năm 2009 đạt 140,174 triệu đồng. Năm 2010 đạt 200,458 triệu đồng, tăng 60,284
triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 43%. Cho vay quốc doanh có tăng nhưng tăng nhẹ

×