Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LC VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN LC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.55 KB, 16 trang )

------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
LC VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN LC
I. Hệ thống Swift:
1. Khái niệm:
Một số các phương tiện truyền tin sử dụng trong thanh toán quốc tế:
- Truyền thông tin qua Thư tín: Đây là phương tiện truyền tin từ khi mới hình
thành nghiệp vụ TTQT, đến nay phương tiện này vẫn còn đang được sử dụng.
=> Nhược điểm của phương tiền này là chậm vì phải mất một khoảng thời
gian luân chuyển trên đường mặt khác chi phí cao, không an toàn.
- Truyền thông tin qua Telex: Đặc điểm của phương tiện Telex là chậm (thời
gian truyền một bức điện dài, nếu là L/C phải mất 20-30 phút), chi phí điện tín
cho một giao dịch cao. Telex là phương tiện công cộng nên bản thân nó không
an toàn, chưa có một chuẩn mực chung cho các giao dịch TTQT.
- Truyền thông tin qua SWIFT - SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên Ngân hàng
và các tổ chức tài chính quốc tế (Society for Worldwide Interbank and Finacial
Telecommunication). Đây là một hiệp hội mà thành viên là các Ngân hàng và
các tổ chức tài chính, mỗi Ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT.
Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các Ngân hàng chứ không phải
lợi nhuận. Lý do sử dụng SWIFT của các Ngân hàng trên thế giới là dựa vào ưu
điểm của nó như:
- Nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống Ngân hàng và các tổ
chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn.
- Tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao
dịch.
- Chi phí cho một điện giao dịch thấp.
- Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là
điểm chung của bất cứ Ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với
cộng đồng Ngân hàng trên thế giới.
Tuy nhiên cần phải hiểu rằng SWIFT là một trong các phương tiện truyền tin
TTQT chính, bên cạnh đó vẫn phải sử dụng các phương tiện truyền tin khác.
Ví dụ:


Khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thư tín mà không thể dùng
SWIFT để chuyển được. Hoặc khi chuyển một bức điện tới Ngân hàng ở
Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì các Ngân hàng
ở Myanma chưa tham gia SWIFT.
Như vậy khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi Ngân hàng cần phải có một địa
chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank identifier Code). Thông qua địa chỉ này
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --1--
------------L/C và các loại rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ-------------
mà các Ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ TTQT và các dịch vụ khác do
SWIFT cung cấp.
Địa chỉ BIC có hai loại, loại 8 ký tự dùng cho các Ngân hàng độc lập và loại 11
ký tự dùng cho các chi nhánh. Ngoài ra không có loại nào khác. Kết cấu 2 loại
như sau:
Loại 8 ký tự:
XXXX XX XX
Bank Country Area
Code Code Code
Ví dụ:
VBAA VN VX
Code Code Code
NH Nông nghiệp Việt Nam Hà Nội.
Loại 11 ký tự:
Là địa chỉ SWIFT thường được dành
cho các chi nhánh giống như loại 8
ký tự nhưng có thêm ba ký tự phía
sau để phân biệt chi nhánh:
XXXX XX XX XXX
Bank Country Area Branch
Code Code Code Code
Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh_ NH9 --2--

* 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng
* 2 ký tự kế nhận diện quốc gia
* 2 ký tự nhận diện địa phương
* 3 ký tự chót, nếu có, thì dùng để nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánh chính thì
3 ký tự chót là “XXX
2. Một số Ngân hàng là thành viên của Swift:
Asia Commercial Bank: ASCBVNVX
Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank): BFTVVNVX
Bank for Investment & Development of Vietnam (BIDV): BIDVVNVX
Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHN1
Chinfon Commercial Bank: CFCBVNVXHCM
ChoHung Vina Bank: FIRVVNVN
First Commercial Bank - HCMC: FCBKVNVX
Industrial & Commercial Bank of Vietnam (Incombank): ICBVVNVX
Indovina Bank: IABBVNVX
Saigon Thuong Tin CJS Bank (Sacombank): SGTTVNVX
Southern Commercial Joint Stock Bank (Phuong Nam Bank): PNBKVNVX
Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development (Agribank): VBAAVNVX
Vietnam Export Import CJS Bank (Eximbank): EBVIVNVX
Vietnam Maritime CJS Bank (Maritime Bank): MCOBVNVX002
3. Cách phân chia mẫu điện SWIFT
Tất cả các mẫu điện được phân chia thành 10 nhóm điện, mỗi nhóm điện được sử
dụng cho một phương thức TTQT hoặc một loại giao dịch Ngân hàng quốc tế.
Ví dụ:
Nhóm 3: Sử dụng cho mua bán ngoại tệ
Nhóm 7: Sử dụng cho thư tín dụng và bảo lãnh
Nhóm 1: Sử dụng cho chuyển tiền phục vụ khách hàng
Trong mỗi nhóm điện lại bao gồm nhiều mẫu điện sử dụng cho từng trường hợp
khác nhau:
Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức L/C

Mẫu điện 700,7: Phát hành thư tín dụng
Mẫu điện 707: Sửa đổi một thư tín dụng
Mẫu điện 742: Đòi hỏi trả theo thư tín dụng
Tiểu chuẩn điện SWIFT dùng trong phương thức nhờ thu
Mẫu điện 400: Thông báo thanh toán nhờ thu
Ngoài ra còn một số mẫu điện khác
II. Thư tín dụng ((Letter of Credit-L/C):
1. Khái niệm:
Theo Điều 2, UCP 600, thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc mô
tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và thành một cam kết của ngân
hàng phát hành thư tín dụng
về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ.
Thư tín dụng thương mại là một văn bản do Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của
người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu
(ngưởi hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều
kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong lá thư đó – xuất
trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ.
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý quan trọng của phương pháp tín dụng chứng
từ, nếu thanh toán bằng L/C mà không có L/C thì người xuất khẩu không giao hàng
và như vậy, phương thức này củng không được hình thành.
Tín dụng thư hoạt động theo 2 nguyên tắc:
• Độc lập
• Tuân thủ nghiêm ngặt.
Nội dung L/C :
• Số hiệu, địa chỉ, ngày mở L/C
• Loại L/C
• Số tiền của L/C
• Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
• Những quy định về hàng hóa.
• Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.

• Những chừng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.
• Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C.
• Những điều kiện đặc biệt khác.
• Chữ kí của Ngân hàng mở L/C, nếu mở L/C bằng thư.
2. Phân loại các loại L/C:
Trong thanh toán quốc tế, có nhiều loại L/C được sử dụng. Việc phân loại thư tín
dụng dựa theo những tiêu chuẩn nhất định. Theo Ủy ban Kỹ thuật và nghiệp vụ
ngân hàng thuộc ICC, ấn phẩm số 515, thư tín dụng được phân loại theo các tiêu
chí sau:
2.1. Phân loại theo loại hình (Types):
• Thư tín dụng có thể hủy ngang / có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
• Thư tín dụng không thể hủy ngang / không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C).
2.2. Phân loại theo phương thức sử dụng (Uses): có các loại thư tín dụng
sau:
• Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Straight L/C)
• Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Negotiation L/C)
• Thư tín dụng không hủy ngang và không xác nhận (Uncofirmed L/C)
• Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed L/C)
• Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
• Thư tín dụng có điều khoản đỏ ( Red clause L/c)
• Thư tín dụng dự phòng ( standby L/C)
• Thư tín dụng chuyển nhượng ( transferable L/C)
• Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
2.3. Phân loại theo thời hạn thanh toán:
• Thư tín dụng trả ngay ( L/C at sight)
• Thu tín dụng trả chậm.
2.4. Một số loại thư tín dụng thường được sử dụng trong thực tế:
Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable Letter of Credit): Là loại L/C mà ngân
hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thề hủy bỏ L/C
bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C; loại L/C có thể

hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực
chất chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phài sự cam kết trả tiền chắc chắn.
Thư tín dụng không thể hủy bỏ / không thể hủy ngang (Irrevocable Letter of
Credits) là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu
không được sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ trong thời gian hiệu lực của nó,
trừ khi có thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Thư tín dụng có thể hủy bỏ có xác nhận (Confirmed Irrevocabel Letter of Credit )
là loại L/C có đảm bảo cho việc thanh toán từ một ngân hàng có uy tín nào đó
(ngân hàng thứ ba, ngoái ngân hàng mở L/C) trong trường hợp việc thanh toán có
thể có vấn đề từ phía người mua hoặc ngân hàng mở L/C (theo sự suy đoán chủ
quan người bán hàng). Thư tín dụng có xác nhận được phát hành trong trường hợp
người bán hoặc ngân hàng của người bán nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng
thanh toán của ngân hàng phục vụ người mua (ví dụ: có khả năng phá sản do
khủng hoảng kinh tế…). Các ngân hàng xác nhận (ngân hàng bảo lãnh) sẽ chịu
trách nhiệm thanh toán khi người bán có yêu cầu thanh toán.
Thư tín dụng không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (Irrevocable Without recourse
Letter of Credit) là L/C mà sau khi người nhập khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng
mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp
nào.
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) là loại L/C mà người hưởng
lợi sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ
và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện
hoàn tất.
Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit) là một văn bản do ngân hàng
phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở tín dụng (Applicant hay Account
party) cam kết thanh toán cho người thụ hưởng, trong thời hạn hiệu lực của tín
dụng, khi người thụ hưởng xuất trình những chứng từ sau:
• Chứng từ yêu cầu thanh toán
• Chứng từ chứng minh việc không thực hiện hợp đồng/ nghĩa vụ của
người yêu cầu mở tín dụng.

Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred payment Letter of Credit) là loại L/C
không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng
lợi sẽ thanh toán làm nhiều lần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn hiệu
lực qui định rõ trong L/C đó.
Thư tín dụng ứng trước (Packing Letter of Credit), còn gọi là Anticipatory L/C, là
loại L/C mà trong đó qui định một khoản tiền được ứng trước cho người nhập khẩu
vào một thời điểm xác định trước khi bộ chứng từ hàng hóa được xuất trình. Đối
với khoản tiền ứng trước này, người ta thường qui định trong một điều khoản đặc
biệt (L/C có điều khoản đỏ/ Red clause Letter of Credit), nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các bên liên quan trong L/C.

×