Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.48 KB, 13 trang )

Một số giải pháp kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro
trong thanh toán tín dụng chứng từ
1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước ngày càng được
khẳng định. Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đem lại một cơ hội lớn
cho sự phát triển của mỗi quốc gia nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối
với khả năng tồn tại và phát triển của quốc gia đó. Các chính sách kinh tế của Nhà
nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức, cá
nhân trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, từ đó tác động mạnh
mẽ đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó,
trong việc thanh toán xuất nhập khẩu nói chung, phương thức thanh toán bằng tín
dụng chứng từ nói riêng rất cần đến những chính sách thích hợp, phù hợp với mục
tiêu của từng thời kỳ để hoạt động ngày càng được mở rộng và ngày càng phát
triển, đồng thời có thể tối thiểu hóa được những rủi ro có thể xảy ra cho các đơn vị
kinh doanh xuất nhập khẩu và ngân hàng.
Thứ nhất, cần tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán tín
dụng chứng từ của toàn Hệ thống NHTM
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong giao dịch tín dụng
chứng từ là sự thiếu vắng các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các bên
trong quy trình thanh toán. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài bộ tập quán quốc tế về tín
dụng chứng từ do ICC phát hành và một số thông lệ quốc tế khác, ta không có một
luật hay văn bản dưới luật nào điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp
đồng ngoại thương của người mua và người bán với giao dịch tín dụng chứng từ
của ngân hàng. Khi có tranh chấp thương mại quốc tế xảy ra, Trọng tài quốc tế có
thể ra phán quyết đối với quan hệ hai bên mua bán mà không đề cập đến quan hệ
thanh toán giữa các ngân hàng. Đối với các ngân hàng Việt Nam khi có phát sinh
tranh chấp thì chỉ áp dụng bộ tập quán là chưa đủ. Chính phủ cần sớm ban hành
những văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa hợp đồng ngoại thương và
hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, nêu lên nghĩa vụ, quyền hạn của các bên
tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ: nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân


hàng trung gian. Trước hết nên đề cập đến một số vấn đề sau:
 Quyền được miễn thanh toán của ngân hàng mở khi quan hệ giao nhận bị
trọng tài tuyên án huỷ bỏ.
 Quyền được nhận hàng của ngân hàng mở khi người thế chấp lô hàng bị
mất khả năng thanh toán.
 Quyền được bảo lưu số tiền chiết khấu của ngân hàng trong quan hệ mua
bán đứt đoạn. Cần phải có quy chế chiết khấu hối phiếu lập theo thư tín dụng cụ
thể hoá luật quốc tế làm cơ sở giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng chiết khấu và
doanh nghiệp xuất khẩu.
 Cần tạo hành lang pháp lý cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng
trong quan hệ tín dụng chứng từ. Cho đến nay, hầu hết các khách hàng đến ngân
hàng yêu cầu mở L/C đều không có văn bản pháp lý có tính chất hợp đồng được
thoả thuận bằng văn bản. Ngay như ở Ngân hàng Ngoại thương chỉ có các loại giấy
tờ như: đơn yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng
và ký hậu vận đơn, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ... Các
chứng từ này chỉ đơn giản là các giao dịch ngân hàng, không thể hiện được tính
pháp lý và ràng buộc giữa hai bên nên gây khó khăn cho toà án khi xét xử tranh
chấp.
Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và kiểm soát hoạt động xuất nhập
khẩu.
Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước cần tăng cường hiệu lực các
văn bản và thủ tục xuất nhập khẩu. Cần có quy chế bắt buộc đối với các doanh
nghiệp phải có đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, phương hướng phát triển
kinh doanh... thì mới cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp (trở thành các bên
tham gia vào quan hệ tín dụng chứng từ). Thực tế cho thấy, thực lực tài chính của
các doanh nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn yếu, hoạt động kinh doanh chủ yếu
bằng vốn vay ngân hàng. Nếu kinh doanh thua lỗ sẽ trực tiếp có ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng, uy tín thanh toán đối với ngân hàng. Do vậy, trước mắt Chính
phủ cần rà soát lại các đơn vị, tổ chức kinh tế không đủ điều kiện tham gia hoạt
động xuất nhập khẩu trực tiếp thì chuyển sang uỷ thác xuất khẩu, tránh những rủi

ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng
giữa khuyến khích và kiểm soát xuất nhập khẩu. Hiện nay một số chủ trương
khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước đang tạo lợi thế cho doanh nghiệp này
nhưng lại bất lợi đối với doanh nghiệp khác làm mất cân đối giữa cung và cầu gây
nên tồn đọng một số loại vật tư gây lãng phí và kém hiệu quả. Tình trạng nhập
khẩu tràn lan làm cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá bị đình trệ, hàng hoá trong
nước sản xuất ra không tiêu thụ được. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
của nền kinh tế nói chung, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng.
Thứ ba, cần tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
Ngân hàng Nhà nước (CIC).
Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời và chính xác các thông tin về tình hình
tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài là vô cùng quan trọng. Để công tác thông tin
phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao, cần tăng cường trang bị các phương tiện thông
tin hiện đại cho trung tâm. Đồng thời cũng nên có cơ chế khuyến khích và bắt buộc
đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về tình
hình dư nợ của doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng...
2. Một số kiến nghị đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu:
Rủi ro trong thanh toán quốc tế một phần là do những nguyên nhân chủ quan
từ phía các đơn vị kinh doanh XNK. Chính những yếu kém về nghiệp vụ đã khiến
họ là người phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Vì vậy, những biện pháp
hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro và đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK không
thể không xuất phát từ phía 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay có rất nhiều
các đơn vị tham gia hoạt động XNK nhưng có không ít các giám đốc của các đơn
vị này lại chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ do vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng
với bạn hàng phải qua phiên dịch. Bên cạnh đó trình độ của cán bộ cũng chưa đáp
ứng được yêu cầu của thương mại quốc tế. Như vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp
vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các đơn vị kinh doanh
XNK hiện nay mang tính cấp thiết. Cụ thể phải chú trọng những vấn đề sau:

(1) Các đơn vị khi tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán
bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong
thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác và đặc
biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.
(2) Kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giựt, lừa đảo. Trong kinh doanh,
trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu
dài với các bạn hàng và do đó nó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
(3) Trong quan hệ thanh toán với Ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ
tín, thực hiện cam kết với Ngân hàng. Phải luôn giữ quan hệ chặt chẽ với Ngân
hàng, thực hiện đúng các chỉ dẫn của về các điều khoản của L/C. Khi có tranh
chấp, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Ngân hàng và phối hợp với Ngân
hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục chứ không nên quy trách
nhiệm cho ngân hàng.
(4) Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán
cần phải chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là những chi
tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh
nghiệp nhập khẩu, khi chấp nhận bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng cần kiểm
tra hàng và/hoặc bộ chứng từ cẩn thận để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hoá
sau này đặc biệt là trong trường hợp do nhu cầu cấp thiết về hàng hoá nên đã
chấp nhận mọi điều kiện của chứng từ để ngân hàng bảo lãnh cho nhận hàng
trước khi chứng từ tới.
(5) Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải lường
trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ở nước ngoài.
Trong trường hợp bị khởi kiện ở nước ngoài, do khả năng về tài chính và
nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên toà quốc tế.
Do vậy, khi được quyền chọn toà xử án khi có tranh chấp nên chọn Trọng tài
xét xử trong nước (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) để tránh những rủi
ro trên.
Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế thực hiện đúng

các điều kiện trên thì công tác thanh toán qua Ngân hàng mới nhanh chóng thuận
tiện và hoạt động XNK của đơn vị mới có hiệu quả.
3. Một số kiến nghị đối với các ngân hàng TM:
3.1. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách
hàng
Biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả cao nhất để phòng ngừa rủi ro trong
nghiệp vụ thanh toán L/C là các Ngân hàng thương mại nên chú trọng nâng cao
chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng. Có thể thấy rằng trong thực tế
những năm gần đây, rủi ro gây thiệt hại nặng nề về tài chính cũng như uy tín của
các Ngân hàng thương mại chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. Và cũng chủ yếu
là do khách hàng không có đủ khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán.
Chính vì vậy, chất lượng công tác thẩm định đánh giá khách hàng có một ý nghĩa
vô cùng to lớn trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại
các ngân hàng thương mại.
Trong công tác thẩm định, đánh giá khách hàng, ngân hàng cần tiến hành phân
tích một cách kỹ lưỡng năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh
của khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Song việc đánh giá khách hàng cũng
không chỉ dừng ở lần đầu tiên khách hàng đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng mà
còn cần được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình ngân
hàng quan hệ với khách hàng.
Bên cạnh đó, ngân hàng không chỉ quan tâm phân tích đánh giá năng lực tài
chính, phương án kinh doanh, mặt hàng nhập của khách hàng, mà còn phải đặc biệt
quan tâm đến tư cách của khách hàng mở L/C cũng như đối tác nước ngoài của
khách hàng nữa. Trên cơ sở đó có quyết định đúng đắn cho mở L/C với những điều
kiện cụ thể phù hợp với từng ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn trong thanh toán,
vừa đảm bảo được chính sách khách hàng.
Tuy nhiên để có thể tiến hành công tác thẩm định, đánh giá khách hàng một
cách có hiệu quả thì cần phối hợp đồng bộ với việc xây dựng đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt. Vì cán bộ ngân hàng
mới chính là những người trực tiếp thẩm định đánh giá khách hàng và cũng là

người có quyền quyết định cuối cùng trong việc đồng ý hay không đồng ý mở L/C
cho khách hàng.
3. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp
Con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực, đặc
biệt là trong quá trình đổi mới đầy khó khăn của ngân hàng. Yêu cầu của giao dịch
thương mại quốc tế đòi hỏi cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ trực tiếp làm công tác
thanh toán L/C không chỉ có trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ
mà còn phải có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm
trong thanh toán quốc tế, họ phải có kỹ năng phân tích, am hiểu tường tận bộ tập
quán quốc tế về tín dụng chứng từ ( UCP 600; ISBP 681, eUCP 1.1, URR 525) và
các văn bản luật liên quan. Đồng thời họ phải am hiểu luật pháp, tập quán và thực
tiễn hoạt động ngân hàng của từng nước, từng vùng, từng khu vực để vừa có khả
năng tư vấn cho khách hàng, đồng thời tránh được rủi ro cho ngân hàng. Để đạt

×