Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.89 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SƠN LA
I. Sơ lược về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La
1. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh NHĐT và PT tỉnh Sơn La
1.1. Giới thiệu về đơn vị:
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 177/TTg thành lập
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Một Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng
Việt Nam. Là một Chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La được thành lập năm 1957 với tên
gọi Phòng cấp phát vốn thuộc Ty tài Chính Sơn La. Năm 1976 tách ra thành chi
hàng kiến thiết tỉnh Sơn La. Năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và xây dựng
tỉnh Sơn La. Năm 1990 được thành lập lại theo Quyết định số 105/NH-QĐ ngày
26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên gọi Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La.
1.2. Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La.
Kể từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La đã
thực hiện tốt vai trò quản lý, cấp phát vốn ngân sách cho các công trình xây dựng cơ
bản thời kỳ 1994 trở về trước. Từ năm 1995 lại đây, chi nhánh từng bước chuyển
sang kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chi nhánh đã bám sát các Nghị quyết,
chính sách của đảng và nhà nước, phương hướng nhiệm vụ của ngành và tỉnh, luôn
đổi mới để thích ứng với kinh tế thị trường, cùng với các tổ chức tín dụng trên địa
bàn nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh.
Về công tác huy động nguồn vốn, chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm
thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều
hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn trung ương để đầu tư phát triển kinh tế
XH của tỉnh.
Trong việc phát triển các dịch vụ: Chi nhánh đã tích cực và chủ động đưa ra
thị trượng các sản phẩm tốt nhất, đa dạng và phóng phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng


của khách hàng.
Hiện nay Chi nhánh là Ngân hàng duy nhất trên địa bàn thực hiện giao dịch
một cửa và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La là một đơn vị thành viên của hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam kinh doanh trực tiếp, được quản lý,
sử dụng vốn tài sản, các nguồn lực của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam và
các nguồn lực huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định của pháp luật và hướng
dẫn của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với tư cách là một thành viên thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, sự hình thành và phát triển cũng như chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Sơn La không tách rời khỏi sự đi lên và phát triển chung
của toàn ngành.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn La
2.1. Mô hình tổ chức của Chi nhánh
Ban Giám đốc
Khối Quan hệ
khách hàng
Phòng QHKH
Khối QLRR
Phòng
QLRR
Khối tác nghiệp
Phòng Quản lý
tín dụng
Phòng DVKH
Tổ Tiền tệ - Kho
quỹ
Khối quản lý nội
bộ
Phòng Tài chính

- KT
Phòng
TC-HC
Phòng
KHTH-Điện toán
Khối trực thuộc
P. Giao dịch Mộc
Châu
Phòng giao dịch
Mường La
Được chia làm: 7 Phòng nghiệp vụ, 2 Phòng giao dịch và 1 tổ nghiệp vụ.
- Phòng Quan hệ khách hàng.
- Phòng Quản lý rủi ro.
- Phòng Quản trị tín dụng.
- Phòng Dịch vụ khách hàng.
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Tổ chức Hành chính.
- Phòng Giao dịch Mộc Châu.
- Phòng giao dịch Mường La.
- Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ.
Các khối của chi nhánh được tổ chức sắp xếp, có sự phân định rõ các chức năng
nhiệm vụ của từng khối, phòng, tổ. Từ đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong từng lĩnh
vực hoạt động của chi nhánh.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
a. Chức năng chung của các Phòng
1. Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế
hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức
năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp
vụ được giao.

2. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý,
tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy
trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi
nhánh.
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm
bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo
an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
3. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp
vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng về
nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
4. Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích,
bảo mật, cung cấp…)
5. Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về
phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển.
6. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động. thực hiện
tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của
Chi nhánh.
b. Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng nghiệp vụ
1. Nhiệm vụ chính của phòng quan hệ khách hàng:
* Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng
- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, bán lẻ, tài trợ thương
mại, dịch vụ...):
- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách
hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
* Công tác tín dụng:
- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá
trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi

đúng hạn.
- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện
pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng
theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và
chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.
Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
* Công tác tài trợ dự án
- Trực tiếp thẩm định các chỉ tiêu tài chính, kinh tế, kỹ thuật, hiệu quả dự án của
khách hàng. Chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất tài trợ dự án trình Lãnh đạo,
chuyển Phòng Quản lý rủi ro trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm phát triển nghiệp vụ tài trợ dự án. Tìm kiếm dự án tốt của
các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Tư vấn, giới thiệu cho khách hàng
lựa chọn sản phẩm, phương thức tài trợ, phương án thu xếp tài chính và các điều
kiện cần đáp ứng.
2. Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý rủi ro:
* . Công tác quản lý tín dụng
- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng
hoạt động tín dụng:
- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng
của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý
danh mục.
- Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn
mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp
với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới
hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm.
- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của
khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.
- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân

loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán
theo quy định…
- Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm
bảo theo đúng quy định của BIDV.
- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín
dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm
bảo nợ vay của chi nhánh.
*. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
- Trình lãnh đạo cấp tín dụng, bảo lãnh cho khách hàng
- Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ
có vấn đề.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra,
giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất
lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao.
Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và
trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV .
*. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối
hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản
phẩm hiện có hoặc tiềm ẩn.

×